So sánh động vật duioiws nước và trên cạn năm 2024

Một nhóm nhà nghiên cứu môi trường ước tính sinh khối của tất cả động vật có vú hoang dã và phát hiện con người nặng hơn nhiều so với chúng.

So sánh động vật duioiws nước và trên cạn năm 2024

Hươu đuôi trắng phổ biến ở Bắc Mỹ có sinh khối lớn nhất trong số các động vật có vú hoang dã trên cạn. Ảnh: Scientific American

Nhóm nghiên cứu đứng đầu là Ron Milo ở Viện Khoa học Weizmann tại Rehovot, Israel, cố gắng xác định một chỉ số có thể dùng để theo dõi nỗ lực bảo tồn trên quy mô toàn cầu, IFL Science hôm 10/3 đưa tin. “Ước tính số lượng cá thể rất khó khăn thậm chí với một loài do những vấn đề như tính dễ phát hiện, biến động giữa các năm và theo mùa, thiếu tiêu chuẩn hóa trong phương pháp đo, đặc biệt với loài có cơ thể nhỏ”, nhóm nghiên cứu cho biết.

Định lượng sinh khối của tất cả động vật có vú cho phép các nhà nghiên cứu so sánh những loài với kích thước cơ thể chênh lệch nhiều. Do đó, sinh khối là yếu tố bổ sung đối với chỉ số về độ đa dạng và phong phú của loài, có thể đóng vai trò như chỉ báo về sự dồi dào của động vật có vú hoang dã trên quy mô toàn cầu, nguồn dữ liệu trực quan cho nỗ lực bảo tồn.

Ban đầu, Milo và cộng sự thu thập ước tính số lượng sẵn có của các loài cụ thể. Họ tìm thấy ước tính đối với 392 động vật có vú trên cạn, chỉ chiếm khoảng 6% tổng số loài có vú hoang dã sống ở đất liền. Để ước tính cho những loài khác, nhóm nghiên cứu sử dụng học máy. Với mỗi động vật có vú hoang dã trên cạn, họ cũng tìm hiểu sự kết hợp đặc điểm ảnh hưởng tới mức độ dồi dào của động vật. Dựa vào đó, Milo và cộng sự xây dựng mô hình học máy có thể suy ra số lượng trên toàn cầu của 94% số loài còn lại.

Phương pháp trên cung cấp ước tính cho 4.805 loài động vật có vú, dù con số vẫn thấp hơn 6.400 loài động vật có vú trên cạn còn sống ngày nay, nhóm nghiên cứu không bao gồm những động vật quá khan hiếm dữ liệu. Do tính hiếm hoi của chúng, họ cho rằng tác động đối với tổng sinh khối không đáng kể. Nhóm của Milo tính toán sinh khối của tất cả động vật có vú hoang dã vào khoảng 22 triệu tấn và phân bố không đều, 40% tổng sinh khối tập trung vào chỉ 10 loài.

Hươu đuôi trắng chiếm nhiều sinh khối nhất so với bất kỳ loài nào (trừ con người) với 2,7 triệu tấn phân bố trên 45 triệu cá thể. Xếp thứ hai là lợn rừng (1,9 triệu tấn) và voi đồng cỏ châu Phi (1,3 triệu tấn). Trong khi đó, con người nặng khoảng 390 triệu tấn và trọng lượng của tất cả gia súc chăn nuôi thậm chí còn lớn hơn (420 triệu tấn).

“Trong khi sinh khối không phải chỉ báo trực tiếp về tình trạng bảo tồn hoặc áp lực do con người gây ra, chúng tôi cho rằng tỷ lệ giữa sinh khối của động vật hoang dã và vật nuôi cung cấp hiểu biết sâu hơn về sự gia tăng tác động của con người lên hành tinh”, Milo cho biết.

Nhóm nghiên cứu hy vọng có thể tạo ra ước tính số lượng toàn cầu đối với những loài khác, giúp kết quả tính toán sinh khối trở nên chính xác hơn. Họ công bố kết quả nghiên cứu trên tạp chí Proceedings of the National Academy of Sciences.

Ở hệ sinh thái dưới nước thường có chuỗi thức ăn dài hơn chuỗi thức ăn của hệ sinh thái trên cạn. Điều giải thích nào sa?

Ở hệ sinh thái dưới nước thường có chuỗi thức ăn dài hơn chuỗi thức ăn của hệ sinh thái trên cạn. Điều giải thích nào sau đây là đúng?

  1. Hệ sinh thái dưới nước có nhiều loài sinh vật nên có chuỗi thức ăn dài.
  1. Hệ sinh thái dưới nước có nhiều loài động vật hằng nhiệt nên năng lượng bị thất thoát ít hơn hệ trên cạn.
  1. Động vật của hệ sinh thái dưới nước có hiệu suất sinh thái cao hơn động vật của hệ sinh thái trên cạn.
  1. Hệ sinh thái dưới nước ăn triệt để nguồn thức ăn và có hiệu suất tiêu hóa cao hơn động vật trên cạn.

Theo trang Live Science, các loài như mực ống, nhện biển, sâu biển và nhiều động vật khác ở những vùng nước sâu có khi đạt được kích thước gấp nhiều lần so với những động vật sống tại biển nông hay động vật trên cạn.

Chẳng hạn, mực khổng lồ Mesonychoteuthis hamiltoni ở vùng biển cận Bắc Cực dài hơn khoảng 14 lần so với loài mực vùng nước nông Nototodarus sloanii phổ biến ở New Zealand.

Hay ở đáy sâu trong vùng biển Thái Bình Dương xa xôi, một loài bọt biển dư sức phát triển đến độ lớn bằng một chiếc xe tải nhỏ.

Theo một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Địa lý Sinh học (Journal of Biogeography), càng sâu dưới đại dương, tài nguyên càng bị hạn chế nghiêm trọng. Điều này cũng giống như trên các đảo, nguồn thức ăn cho các động vật thường không bằng trên đất liền.

Tại những khu vực nước sâu, thức ăn cho các động vật sống ở đây được chảy đến từ những vùng nước nông hơn. Thường thì chỉ một phần rất nhỏ mới xuống được đến những tầng nước sâu nhất.

Trong nghiên cứu này, các nhà khoa học lý giải rằng khi thức ăn khan hiếm, động vật sở hữu cơ thể lớn hơn có thể có lợi thế vượt trội hơn. Khi đó, chúng có thể di chuyển nhanh hơn và xa hơn để tìm thức ăn hoặc bạn tình.

Cơ thể lớn cũng giúp chúng tiêu hóa hiệu quả hơn, lưu trữ thức ăn tốt hơn. Những sinh vật biển "to xác" có thể ăn nhiều hơn và tích trữ năng lượng trong cơ thể suốt một khoảng thời gian dài hơn.

So sánh động vật duioiws nước và trên cạn năm 2024

Một loài bọt biển khổng lồ ở vùng nước sâu - Ảnh: OCEANA

Ở những biển sâu, quá trình trao đổi chất của động vật cũng sẽ được làm chậm đáng kể do nhiệt độ lạnh. Điều này cũng góp phần thúc đẩy việc xuất hiện các sinh vật biển khổng lồ.

Cụ thể, các động vật nước sâu thường phát triển và trưởng thành rất chậm, chẳng hạn như cá mập Greenland (Somniosus microcephalus). Loài cá mập di chuyển chậm này có thể dài tới 7,3m và nặng tới 1,5 tấn.

Để có thể phát triển đến kích thước này, cá có thể sống đến cả thế kỷ. Nói cách khác, do "sống lâu", cá mập Greenland có thể "ung dung" gia tăng kích thước của nó đến mức khổng lồ.

Ngoại lệ ở Nam Cực

Ở gần Nam Cực cũng có hiện tượng xuất hiện động vật khổng lồ nhưng có ở vùng nước nông hơn. Từ những loài sên, bọt biển, nhện biển… đều có thể phát triển đến mức khổng lồ ngay ở vùng nước gần bờ.

Giáo sư Art Woods - một nhà sinh lý học sinh thái học tại Đại học Montana (Mỹ) - cho rằng sự hình thành các động vật khổng lồ ở Nam Cực có lẽ liên quan đến khả năng cung cấp oxy trong vùng nước lạnh giá gần bờ.

Giáo sư Woods giải thích, theo Cơ quan Khảo sát địa chất Mỹ (USGS), ở những vùng nước xung quanh lục địa Nam Cực, nồng độ oxy thường cao. Tuy nhiên, động vật trong những môi trường này lại sử dụng oxy rất chậm vì nhiệt độ nước lạnh làm giảm tỉ lệ trao đổi chất của chúng.

"Nguồn cung cấp oxy sẵn có dồi dào vượt xa nhu cầu của động vật, có thể vì vậy đã vô tình dỡ bỏ những rào cản về kích thước cho chúng, giúp động vật dễ dàng tăng thêm kích thước", giáo sư Woods nói.

So sánh động vật duioiws nước và trên cạn năm 2024

Ở Nam Cực, một số động vật biển "khổng lồ" lại thường sống ở vùng nước nông - Ảnh: INSIDE CLIMATE NEWS

Một nghiên cứu trên tạp chí Proceedings of the Royal Society B cho thấy dù phát triển khổng lồ nhưng chúng vẫn có thể giới hạn.

Chẳng hạn với loài nhện biển Bắc Cực khổng lồ, có thể dài tới 30,5cm, nhưng ít khi dài hơn nữa. Nhóm nghiên cứu phát hiện ra rằng những con nhện biển vượt quá kích thước này thường có lượng oxy trong cơ thể khá thấp.

Quá trình trao đổi chất hiếm khi phụ thuộc vào việc cung cấp oxy nên nếu xuống quá thấp, các mô sẽ bị thiếu oxy. Vì vậy, cơ thể dù có "to xác" nhưng sẽ giữ ở mức cân bằng.