So sánh các phương pháp kiểm toán chứng từ và các phương pháp kiểm toán ngoài chứng từ

Phương pháp kiểm toán cơ bản là phương pháp thu thập những bằng chứng, thông tin liên quan đến số liệu do hệ thống kế toán cung cấp cũng như quản lí. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp đầy đủ, chi tiết nhất về phương pháp kiểm toán là gì, có những loại phương pháp kiểm toán nào.

1. Phương pháp kiểm toán là gì?

Theo chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 330, phương pháp kiểm toán cơ bản hay còn gọi là thử nghiệm cơ bản được định nghĩa: “Là thủ tục kiểm toán được thiết kế nhằm phát hiện các sai sót trọng yếu ở cấp độ cơ sở dẫn liệu”. Mọi phân tích, đánh giá của ứng viên sẽ đều phải dựa vào thông tin, số liệu trong báo cáo cũng như hệ thống kế toán cung cấp. Phân loại phương pháp thử nghiệm cơ bản gồm phương pháp thử nghiệm chi tiết nghiệp vụ cùng phương pháp phân tích đánh giá tổng quát.

2. Các phương pháp kiểm toán

2.1. Phân tích đánh giá tổng quát

Phân tích đánh giá tổng quát là việc thông qua mối quan hệ, tỉ lệ giữa các số liệu trên báo cáo tài chính để xem xét báo cáo tài chính. Có 2 phương pháp là phân tích tỷ suất và phân tích xu hướng. Phân tích đánh giá tổng quát sẽ giúp kiểm toán viên có thể nhanh chóng khai thác bằng chứng thông qua việc xác định thông tin sai lệch hay báo cáo tài chính có những bất thường nào. Qua đó, kiểm toán viên có thể xác định được mục tiêu, quy mô, khối lượng, phạm vi của công việc kiểm toán cần làm. Đây cũng là bước đầu để kiểm toán viên có thể đi sâu hơn vào nghiên cứu, kiểm toán những vấn đề cần thiết. Các loại phân tích đánh giá tổng quát như:

Phương pháp kiểm toán cơ bản nhằm phát hiện sai sót ở cấp độ cơ sở dẫn liệu.
  • Phân tích xu hướng: Đây là phương pháp có thể so sánh về lượng trên cùng 1 chỉ tiêu. Kiểm toán viên có thể dựa vào kỹ thuật này để thấy được những biến động trên cùng 1 chỉ tiêu để qua đó định hướng nội dung kiểm toán hay xác định cần đi sâu vào vấn đề nào.
  • Phân tích tỷ suất: Phương pháp này so sánh, đánh giá bằng cách dựa vào tỉ lệ tương qua giữa khoản mục, chỉ tiêu. Kế toán viên có thể phân tích một số hoặc tất cả nhóm tỷ suất tùy thuộc vào từng doanh nghiệp, phạm vi tiền bậc, thời gian cũng như trình độ chuyên môn. Những món tỉ suất có thể phân tích như:
  • Tỷ suất khả năng sinh lời.
  • Tỷ suất khả năng thanh toán
  • Tỷ suất về cấu trúc tài chính.

2.2. Thử nghiệm chi tiết các nghiệp vụ và số dư tài khoản

Là kĩ thuật kiểm tra chi tiết quá trình ghi chép, thanh toán từng nghiệp vụ kinh tế từ chứng từ vào sổ sách kế toán có liên quan, kiểm tra tính toán, tổng hợp số dư từng tài khoản. Đây là phương pháp kiểm toán ra đời sớm nhất, mất nhiều công sức, thời gian, chi phí, nhưng lại mang lại bằng chứng kiểm toán có giá trị và sức thuyết phục cao nhất.Thích hợp để thực hiện tại các lĩnh vực như tiền mặt, ngoại tệ, đá quý.

3. Đối tượng của kiểm toán

Dựa vào thực tế cũng như các quy định có thể thấy đối tượng kiểm toán gồm nhiều vấn đề cần được kiểm toán mà đầu tiên và thủ yếu nhất đó chính là thực trạng hoạt động tài chính trong đơn vị. Như vậy, đối tượng kiểm toán đầu tiên đó chính là tài liệu kiểm toán vì đây là đối tượng mà các nhà quản lý cũng như những người khác luôn quan tâm. Các tài liệu kế toán sẽ gồm: Bảng kết quả kinh doanh, bảng cân đối kế toán, chứng từ kế toán, sổ sách…

Với mọi người quan tâm, nếu không gắn với thực trạng của doanh nghiệp thì con số cũng như tài liệu kế toán không có ý nghĩa. Điều này là do tính phức tạp của quan hệ tài chính cũng như giới hạn về phương tiện xử lý thông tin, giới hạn trình độ nên không thể thu nhập được tất cả thông tin tài chính. Vì vậy, kiểm toán ngoài giới hạn đối tượng còn bao gồm cả hoạt động tài chính dù đã hay chưa được phản ánh trong tài liệu kế toán. Ngoài ra, để phù hợp với sự phát triển của nhu cầu quản lý cũng như sự phát triển của kế toán, kiểm toán còn quan tâm tới nhiều lĩnh vực khác như hiệu năng chương trình, hiệu quả sử dụng nguồn lực, mục tiêu của từng dự án cụ thể… Các đối tượng chính của kiểm toán có thể kể đến như:

3.1. Đối tượng chung của kiểm toán – thực trạng hoạt động tài chính

Hoạt động tài chính là dùng tiền để giải quyết những mối quan hệ trong kinh doanh, đầu tư, phân phối hay thanh toán với mục đích đạt lợi ích kinh tế xác định. Các mối quan hệ tài chính ở đây là tiền c

Hoạt động tài chính là dùng tiền để giải quyết các mối quan hệ kinh tế trong đầu tư, trong kinh doanh, trong phân phối và thanh toán nhằm đạt tới lợi ích kinh tế xác định. Ở đây, các mối quan hệ tài chính là nội dung bên trong của hoạt động tài chính và tiền chỉ là hình thức biểu hiện, là phương tiện để giải quyết các mối quan hệ kinh tế đó.

Có nhiều phương pháp kiểm toán khác nhau.

3.2. Tài liệu kế toán – đối tượng cụ thể của kiểm toán

Tài liệu kế toán là hệ thống các chứng từ, sổ sách, các bảng biểu và báo cáo tài chính kế toán. Theo Luật kế toán: Tài liệu kế toán là chứng từ, sổ kế toán, báo cáo tài chính, báo cáo kế toán quản trị, báo cáo kiểm toán, báo cáo kiểm tra kế toán và các tài liệu khác có liên quan đến kế toán.

3.3. Thực trạng tài sản và các nghiệp vụ tài chính – đối tượng cụ thể của kiểm toán

  • Trong một đơn vị kinh doanh hay sự nghiệp, tài sản dược biểu hiện dưới nhiều hình thái vật chất khác nhau với yêu cầu về qui cách, phẩm chất, bảo quản, bảo dưỡng… khác nhau, lại được lưu trữ trên nhiều kho, bãi khác nhau với những người quản lí khác nhau.

Mối liên hệ giữa những người quản lí với nhau cũng như giữa người quản lí với người sở hữu tài sản được thực hiện theo những xu hướng và phương thức khác nhau song có xu hướng ngày càng tăng dần sự cách biệt giữa người sở hữu với người bảo quản và sử dụng tài sản. Mặt khác, khi sản xuất phát triển, qui mô tài sản cũng tăng lên, qui mô kinh doanh mở rộng, các mối liên kết kinh tế ngày càng đa dạng, phức tạp… dẫn đến khả năng cách biệt giữa tài sản với sự phản ánh của nó trong thông tin kế toán…

Thực tế đó đã thúc đẩy sự ra đời của kiểm toán cùng tính tất yếu phải đặt thực trạng của tài sản vào đối tượng kiểm toán.

  • Tài sản trong kinh doanh có dạng vật chất và nguồn hình thành đa dạng, chúng luôn vận động và được thể hiện bởi các nghiệp vụ cụ thể. Dựa trên quá trình vận động này, đặc tính riêng của từng loại tài sản, mối quan hệ kinh tế của mỗi loại và sự đa dạng của các nghiệp vụ nên kiểm toán được chia thành các phần hành kiểm toán cụ thể phù hợp với đối tượng của mình.

Qua bài viết này, anh/chị đã phần nào có cái nhìn tổng quát nhất về phương pháp kiểm toán trên thực tế. Thông qua phương pháp này, anh/chị có thể ứng dụng để kiểm toán dễ dàng, thuận lợi hơn. 

MISA ASP là nền tảng kết nối giữa doanh nghiệp và kế toán dịch vụ. Thông qua nền tảng, anh/chị kế toán dịch vụ có thể tìm kiếm thêm nhiều khách hàng mới, gia tăng thu nhập. Đồng thời, doanh nghiệp cũng có thể tìm được đối tác phù hợp với mức phí vừa phải. Truy cập ngay MISA ASP để được trải nghiệm nền tảng:

So sánh các phương pháp kiểm toán chứng từ và các phương pháp kiểm toán ngoài chứng từ

Tóm tắt nội dung tài liệu

  1. Các phương pháp kiểm toán đối chiếu trực tiếp kiểm toán ngoài chứng từ kiểm toán thực nghiệm
  2. PHƯƠNG PHÁP KIỂM TOÁN CHỨNG TỪ ĐỐI CHIẾU TRỰC TIẾP Khái niệm: Đối chiếu trực tiếp là so sánh (về mặt lượng) trị số của cùng một chỉ số hay cùng một chỉ tiêu trên các chứng từ kiểm toán. Cơ sở : Một chỉ tiêu hay một nội dung được biểu hiện dưới nhiều hình thức khác nhau, được thể hiện ở nhiều tài liệu khác nhau, bảo quản ở nhiều nơi khác nhau. Nội dung: Đối chiếu một chỉ tiêu nào đó của kỳ này với chỉ tiêu đó nhưng ở kỳ trước (đối chiếu ngang) để đánh giá, nghiên cứu mức độ biến động hoặc so sánh giữa các bộ phận tổng thể (đối chi ếu dọc)để xem xét cơ cấu, phân bố từng quần thể. Đối chiếu giữa số dự toán, định mức, kế hoạch với số thực tế để đánh giá mức độ phấn đấu thực hiện các mục tiêu thể hiện trên các chỉ tiêu tương ứng. Đối chiếu trị số của cùng một chỉ tiêu trong cùng một thời kỳ nhưng trên các chứng từ khác nhau: Ví dụ như đối chiếu trị số của các chỉ tiêu trên bảng cân đối hay trên các báo cáo với trị số của chính các chỉ tiêu đó nhưng trên các sổ kế toán chi tiết và sổ kế toán tổng hợp…, hay các chỉ tiêu chứng từ kế toán với chỉ tiêu đó trên các sổ kế toán chi tiết…
  3. Đối chiếu các con số của cùng một chứng từ nhưng được bảo quản, lưu trữ ở các địa điểm khác nhau. Loại đối chiếu này được thực hiện phổ biến trong kiểm toán các giao dịch với ngân hàng, các khoản thu về bán hàng, các khoản chi về mua hàng. Ví dụ: Đối chiếu giữa hoá đơn GTGT mà đơn vị được kiểm toán giữ với hoá đơn GTGT tại cơ quan thuế giữ và hoá đơn GTGT của khách hàng giữ. Đối chiếu trị số của các chỉ tiêu với trị số của các yếu tố cấu thành chỉ tiêu đó. Ví dụ: Đối chiếu các yếu tố số lượng, đơn giá với thành tiền trong các chứng từ gốc. Đối chiếu các khoản mục cấu thành các loại tài sản hoặc nguồn vốn trong bảng cân đối tài sản … Đối chiếu trị số của các chỉ tiêu của đơn vị được kiểm toán với trị số của các chỉ tiêu tương ứng bình quân trong nghành. Ưu điểm: Dễ làm nên là phương pháp được sử dụng rộng rãi Nhược điểm : Chỉ sử dụng được trong trường hợp: các chỉ tiêu được hạch toán theo cùng một chuẩn mực, cụ thể là cùng nội dung, cùng phương pháp tính, cùng đơn vị, cùng lãnh thổ, cùng quy mô … và trong khoảng thời gian có điều kiện tương tự nhau.
  4. PHƯƠNG PHÁP KIỂM TOÁN NGOÀI CHỨNG TỪ Đây là phương pháp kểi m toán mà kiểm toán viên chỉ có cơ sở dữ liệu: kiểm toán viên phải sử dụng các phương pháp để tìm kiếm nguồn bằng chứng kiểm toán trên cơ sở phương pháp luận và phương pháp kỹ thuật. Các phương pháp kiểm toán ngoài chứng từ bao gồm: Kiểm kê, thực nghiệm và điều tra. Kiểm kê Khái niệm : Là phương pháp kiểm tra, kiểm kê lại chỗ các loại tài sản. Đây là phương pháp kểi m tra đơn giản phù hợp với chức năng của kiểm toán. Do vậy , trong nhận thức phải luôn gắn ch ặt kiểm kê vào quy trình chung của kiểm toán đặc biệt là ngoại kiểm. Cơ sở hình thành: Dựa vào phương pháp luận mối quan hệ giữa các sự vật hiện tượng. Phương pháp kĩ thuật: Áp dụng là cân, đo, đong, đếm (phương pháp đo lường). Đặc điểm đối tượng: Phương pháp này áp d ụng đối với tài sản vật chất. Trình tự: Trong mọi trường hợp kiểm kê cần thực hiện theo quy trình
  5. chung với ba bước cơ bản: Chuẩn bị, thực hành và kết thúc kiểm kê. Bước 1: Chuẩn bị kiểm kê: Là khâu đầu tiên và có ảnh hưởng quan trọng tới kết quả của quá trình kiểm kê, căn cứ vào quá trình kiểm kê, căn cứ vào mục tiêu, quy mô, thời hạn kiểm kê để chuẩn bị các điều kiện về nhân lực và vật lực cho quá trình kiểm kê. Bước 2: Thực hành kiểm kê: Phải dược tiến hành theo trình tự xác định và phải lập bảng kê cho từng loại, trong đó các bảng kê sẽ trở thành chứng từ kiểm toán. Bước 3: Kết thúc kiểm kê: Phải lập biên bản kiểm kê trong đó ghi rõ mục tiêu, nội dung và trình tự tiến hành, nêu rõ chênh lệch đã được phát hiện và kiến nghị cách xử lý chênh lệch. Biên bản kiểm kê cần được đính kèm phiếu kiểm kê (mã cân) và bảng kê chênh lệch về kết quả kiểm kê Điều kiện để áp dụng phương pháp kiểm kê: Phương pháp này áp dụng đối với những tài sản có hình thái vật chất cụ thể.
  6. PHƯƠNG PHÁP KIỂM TOÁN THỰC NGHIỆM Khái niệm Thực nghiệm là phương pháp kiểm toán nhằm xác minh cho đối tượng kiểm toán bằng cách nghiên cứu, phân tích từng yếu tố cấu thành của một tài sản, một quá trình đã có, đã diễn ra và cần xác minh lại. Ví dụ: Để xác minh lại hao phí hoặc kết quả sản xuấn có thể phải làm thử lại một mẻ hàng để khẳng định rõ những điều nghi vấn như mức hao phí nguyên vật liệu… Cơ sở hình thành: Dựa vào mối quan hệ giữa cái chung và cái riêng Phương pháp kỹ thuật áp dụng: Phương pháp dự báo, dự đoán Đối tượng kiểm toán: là thực trạng tài sản tài liệu Điều tra Khái niệm: Điều tra là phương pháp xác định lại một tài liệu hoặc một thực trạng để đi đến những quyết định hay kết luận kiểm toán. Điều tra được sử dụng rất rộng rãi trong kiểm toán. Điều tra được sử dụng để:
  7. Tìm hiểu khách thể kiểm toán (nói chung) hay làm quen với khách hàng (của kiểm toán độc lập). Có thể tìm hiểu trực tiếp hoặc qua các kiểm toán viên tiền nhiệm hoặc gửi phiếu điều tra phỏng vấn. Đây là bước điều tra sơ bộ nhằm đưa ra quyết định chấp nhận hoặc không chấp nhận thư mời kiểm toán của khách hàng (đối với kiểm toán độc lập) hoặc lập kế hoạch kiểm toán (đối với kiểm toán nhà nước). Tiếp cận với các bên có liên quan, dò hỏi, phỏng vẫn, thu lượm và tích luỹ dữ liệu, loại dần và thu gọn đối tượng xác minh cho những vấn đề kiểm toán. Xác minh bằng văn bản qua thư xác nhận của các bên có liên quan. Chọn mẫu hoặc chọn điển hình các đối tượng kiểm toán, xác minh làm rõ các vấn đề cần kiểm toán. Các phương pháp: Quan sát, phỏng vấn, và xác nhận. Quan sát: Sử dụng để điều tra sự vận hành của hệ thống nội bộ, phương pháp này phụ thuộc nhiều vào trình độ của người thực hiện. Quan sát chỉ sử dụng khi mới tiếp cận với đối tượng kiểm toán, chỉ cho kết quả khái quát. Phỏng vấn: Là đưa ra những câu hỏi và thu thập các câu trả lời. Yêu cầu các câu hỏi phải phù hợp với người được hỏi và phù hợp với nội dung kiểm toán.
  8. Có hai loại câu hỏi: Đóng và mở, nên sử dụng câu hỏi đóng. Câu hỏi phải ngắn gọn, xúc tích, dễ hiểu. Một câu hỏi phải hỏi 2 người trở lên, nếu có mâu thuẫn phải mở rộng phạm vi phỏng vấn. Xác nhận: + Xác nhận mở: Yêu cầu cung cấp thông tin mà không cần minh chứng cho thông tin đó. + Xác nhận đóng: Yêu cầu minh chứng cho thông tin đó là đúng hay sai. Có hai loại: Xác nhận đóng khẳng định: Thông tin dù đúng hay sai đều phải phúc đáp lại; Xác nhận đóng phủ định: Thông tin gửi đi sai mới cần phúc đáp lại (phải có độ tin cậy với người được hỏi).


Page 2

YOMEDIA

Khái niệm: Đối chiếu trực tiếp là so sánh (về mặt lượng) trị số của cùng một chỉ số hay cùng một chỉ tiêu trên các chứng từ kiểm toán. Cơ sở : Một chỉ tiêu hay một nội dung được biểu hiện dưới nhiều hình thức khác nhau, được thể hiện ở nhiều tài liệu khác nhau, bảo quản ở nhiều nơi khác nhau.

22-11-2013 387 13

Download

So sánh các phương pháp kiểm toán chứng từ và các phương pháp kiểm toán ngoài chứng từ

Giấy phép Mạng Xã Hội số: 670/GP-BTTTT cấp ngày 30/11/2015 Copyright © 2009-2019 TaiLieu.VN. All rights reserved.