Số liệu so sánh là gì năm 2024

- Phương pháp so sánh là phương pháp thẩm định giá dựa trên cơ sở phân tích mức giá của các tài sản tương tự với tài sản thẩm định đã giao dịch thành công hoặc đang mua, bán trên thị trường vào thời điểm cần thẩm định giá hoặc gần với thời điểm cần thẩm định giá để ước tính và xác định giá trị thị trường của tài sản.

- Phương pháp so sánh đòi hỏi phải tìm kiếm các tài sản đã được giao dịch trên thị trường hiện hành, và tương đối giống so với tài sản, đối tượng cần TĐG. Tiến hành phân tích giá bán/giá cho thuê của các tài sản có thể so sánh được, và làm những điều chỉnh thích hợp để phản ánh bất kì sự khác nhau nào giữa chúng và tài sản mục tiêu, từ đó xác định giá trị của tài sản mục tiêu cần TĐG.

- Phương pháp này có thể sử dụng thẩm định hầu hết các loại tài sản nhưng thông thường được sử dụng thẩm định giá đất hoặc giá nhà đất cho các yêu cầu: mua, bán, thế chấp, góp vốn, phân chia quyền lợi tài sản,…Nó có thể áp dụng cho hầu hết các loại bất động sản ngoại trừ các bất động sản đặc biệt như trạm xăng dầu, khách sạn, hay cao ốc thương mại.

Số liệu so sánh là gì năm 2024

2/ Nguyên tắc áp dụng:

2 Nguyên tắc quan trọng:

- Nguyên tắc thay thế: Một nhà đầu tư có lí trí sẽ không trả giá cao hơn cho một tài sản tương tự tài sản cũ và có cùng lợi ích.

- Nguyên tắc đóng góp; Quá trình điều chỉnh để ước tính giá trị tài sản phải dựa trên cơ sở có sự tham gia đóng góp của các yếu tố hình thành nên giá trị tài sản.

3/ Các bước tiến hành phương pháp:

Bước 1: Nghiên cứu thị trường để có thông tin và giá giao dịch, giá niêm yết hoặc giá chào bán và các yếu tố so sánh của những tài sản tương tự với tài sản cần thẩm định giá, đã giao dịch thành công hoặc đang mua bán trên thị trường.

Bước 2: Thu thập kiểm tra thông tin, số liệu về các yếu tố so sánh từ các tài sản cùng loại hoặc tương tự có thể so sánh được với tài sản cần thẩm định.

Bước 3: Lựa chọn đơn vị so sánh chuẩn và xây dựng bảng phân tích, so sánh đối với mỗi đơn vị so sánh chuẩn.

Bước 4: Phân tích, xác định các yếu tố khác biệt giữa tài sản so sánh và tài sản cần thẩm định giá từ đó điều chỉnh mức giá của tài sản so sánh theo sự khác biệt về các yếu tố so sánh sơ với tài sản cần thẩm định giá, tìm ra mức giá chỉ dẫn cho mỗi tài sản so sánh.

Bước 5: Phân tích tổng hợp các mức giá chỉ dẫn của các tài sản so sánh, rút ra mức giá chỉ dẫn đại diện để ước tính và xác định mức giá của tài sản thẩm định.

4/ Ưu, nhược điểm của phương pháp:

+ Ưu điểm:

- Phương pháp này có sự đánh giá về giá trị thị trường giao dịch thực tế nên dễ dàng thuyết phục khách hàng.

- Ít khó khăn về mặt kĩ thuật vì nó không cần thiết phải xây dựng các công thức hay mô hình toán phức tạp mà nó dựa vào điều kiện thực tế của thị trường.

+ Nhược điểm:

- Cần phải có nhiều thông tin rõ ràng chính xác.

- Các thông tin giao dịch thường khó đồng nhất với tài sản thẩm định. Đặc biệt trong thị trường biến động các thông tin trở nên lạc hậu trong thời gian ngắn.

Căn cứ Hệ thống chuẩn mực kiểm toán Việt Nam Chuẩn mực kiểm toán số 710: Thông tin so sánh – Dữ liệu tương ứng và báo cáo tài chính so sánh (gọi tắt là Chuẩn mực kiểm toán số 710) (ban hành kèm theo Thông tư 214/2012/TT-BTC ngày 06 tháng 12 năm 2012 của Bộ Tài chính), Chuẩn mực kiểm toán số 710 tiếp tục được quy định như sau:

1. Quy định chung của Chuẩn mực kiểm toán số 710

1.4. Giải thích thuật ngữ trong Chuẩn mực kiểm toán số 710

1.4.2. Thông tin so sánh - Dữ liệu tương ứng

Là thông tin so sánh mà trong đó các số liệu và thuyết minh của kỳ trước được trình bày như một phần không thể tách rời của báo cáo tài chính kỳ hiện tại, và phải được xem xét trong mối liên hệ với các số liệu và thuyết minh liên quan đến kỳ hiện tại (gọi là "dữ liệu kỳ hiện tại"). Mức độ chi tiết của các thông tin được trình bày trong các số liệu và thuyết minh tương ứng phụ thuộc vào yêu cầu trình bày và mức độ liên quan đến dữ liệu kỳ hiện tại. Trường hợp này, kiểm toán viên chỉ đưa ra ý kiến về báo cáo tài chính của kỳ hiện tại mà không đề cập đến dữ liệu tương ứng.

Số liệu so sánh là gì năm 2024
Toàn văn File Word Thông tư hướng dẫn chế độ kế toán năm 2023

Số liệu so sánh là gì năm 2024

Chuẩn mực kiểm toán số 710: Thông tin so sánh – Dữ liệu tương ứng và BCTC so sánh (Phần 2)

(Ảnh minh họa - Nguồn từ Internet)

1.4.3. Thông tin so sánh - Báo cáo tài chính so sánh

Là thông tin so sánh mà trong đó các số liệu và thuyết minh của kỳ trước được trình bày nhằm mục đích so sánh với báo cáo tài chính của kỳ hiện tại mà không nhất thiết là một phần của báo cáo tài chính kỳ hiện tại. Mức độ chi tiết của các thông tin được trình bày trong các số liệu và thuyết minh của báo cáo tài chính so sánh này phải tương ứng với mức độ chi tiết của các thông tin trong báo cáo tài chính kỳ hiện tại. Nếu báo cáo tài chính so sánh đã được kiểm toán thì kiểm toán viên phải đề cập đến ý kiến kiểm toán về báo cáo tài chính so sánh khi đưa ra ý kiến về báo cáo tài chính kỳ hiện tại.

Trong Chuẩn mực kiểm toán số 710, cụm từ “kỳ trước” có trường hợp được hiểu là “các kỳ trước” khi thông tin so sánh bao gồm số liệu và thuyết minh của nhiều hơn một kỳ kế toán.

2. Nội dung Chuẩn mực kiểm toán số 710

2.1. Thủ tục kiểm toán

- Kiểm toán viên phải xác định xem báo cáo tài chính có bao gồm các thông tin so sánh theo quy định của khuôn khổ về lập và trình bày báo cáo tài chính được áp dụng và các thông tin đó có được phân loại phù hợp hay không. Cho mục đích này, kiểm toán viên phải đánh giá xem:

+ Thông tin so sánh có nhất quán với các số liệu và thuyết minh được trình bày trong kỳ trước hay không, hay đã được trình bày lại (nếu thích hợp);

+ Chính sách kế toán được phản ánh trong thông tin so sánh có nhất quán với chính sách kế toán được áp dụng trong kỳ hiện tại hay không, hoặc nếu có thay đổi trong chính sách kế toán thì những thay đổi đó đã được hạch toán, trình bày và thuyết minh thỏa đáng hay chưa.

- Khi thực hiện cuộc kiểm toán kỳ hiện tại, nếu kiểm toán viên nhận thấy có thể có sai sót trọng yếu trong thông tin so sánh, kiểm toán viên phải thực hiện các thủ tục kiểm toán bổ sung cần thiết cho từng trường hợp cụ thể để thu thập đầy đủ bằng chứng kiểm toán thích hợp nhằm xác định xem sai sót trọng yếu có tồn tại hay không. Nếu kiểm toán viên đã kiểm toán báo cáo tài chính kỳ trước thì kiểm toán viên phải tuân thủ các quy định có liên quan tại đoạn 14 - 17 Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 560 (ban hành kèm theo Thông tư 214/2012/TT-BTC). Nếu báo cáo tài chính kỳ trước được sửa đổi, kiểm toán viên phải xác định xem thông tin so sánh trong báo cáo tài chính kỳ hiện tại có phù hợp với báo cáo tài chính được sửa đổi hay không.

- Theo quy định tại đoạn 14 Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 580 (ban hành kèm theo Thông tư 214/2012/TT-BTC), kiểm toán viên phải yêu cầu Ban Giám đốc đơn vị được kiểm toán cung cấp giải trình bằng văn bản về các kỳ được đề cập trong ý kiến kiểm toán. Kiểm toán viên cũng phải thu thập giải trình bằng văn bản liên quan đến bất kỳ vấn đề cụ thể nào được trình bày lại nhằm sửa chữa sai sót trọng yếu trong báo cáo tài chính kỳ trước có ảnh hưởng tới thông tin so sánh trong báo cáo tài chính kỳ hiện tại (xem hướng dẫn tại đoạn A1 Chuẩn mực kiểm toán số 710 ban hành kèm theo Thông tư 214/2012/TT-BTC).