Sáng kiến kinh nghiệm một số biện pháp giáo dục trẻ 3 4 tuổi bảo vệ môi trường trong trường mầm non

skkn một số kinh nghiệm giúp trẻ 3 4 tuổi bảo vệ môi trường trong trường mầm non

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (121.31 KB, 15 trang )

I . MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Như chúng ta đã biết bảo vệ môi trường là vấn đề cấp bách trong xã hội
hiện nay. Trong những năm gần đây ý thức bảo vệ môi trường của 1 số người
xuống cấp. Con người hủy hoại môi trường khiến cho môi trường bị ô nhiễm.
Hiện tượng thời tiết khắc nghiệt, thiên tai đe dọa, thường xuyên ảnh hưởng lớn
đến cuộc sống sinh hoạt sức khỏe con người. Chính vì vậy: Nhà nước ta đã có
“Luật quốc gia” về bảo vệ môi trường năm 1993. Trong luật đã nhấn mạnh “
Bảo vệ môi trường là sự nghiệp của toàn dân”. Hiểu biết về môi trường những
hành vi thái độ của con người đối với môi trường, phải được xem là một trong
những giá trị nhân cách trong toàn bộ hệ thống nhân cách của con người. Nhân
loại muốn tồn tại và phát triển thì cần phải bảo vệ được nguồn tài nguyên và môi
trường.
Trong thời đại hiện nay, khi đất nước ta đang ở thời kỳ công nghiệp hóa,
hiện đại hóa, cùng với sự hội nhập quốc tế, với sự đầu tư của nước ngoài những
nhà máy chế tạo công nghiệp ngày càng phát triển, kinh tế của đất nước ổn định
hơn nhưng cũng từ đó nguồn chất thải của các nhà máy, khu công nghiệp đã gây
ô nhiễm và phá hoại nghiêm trọng môi trường sinh thái. Không khí, nguồn nước
bị ô nhiễm, rừng rậm bị phá huỷ, diện tích đất trồng giảm đi, chất phế thải tiêu
diệt màu xanh. Chính những nhân tố đó đang đe dọa trực tiếp cuộc sống của con
người đặc biệt là đối với trẻ mầm non. Cho nên vấn đề bảo vệ môi trường tự
nhiên đang là vấn đề cấp bách nhất trên thế giới nói chung và trong nước nói
riêng hiện nay.
Môi trường là nguồn sống của con người, con người thông qua quá trình
trao đổi chất, tiếp nhận ô xi và thải khí các bon níc. Vì vậy, nguồn không khí
trong sạch sẽ cung cấp dưỡng khí nuôi cơ thể. Uống nước sạch và ăn các loại
thức ăn không bị ô nhiễm sẽ giúp con người tiếp tục phát triển và sinh trưởng.
Loài người và môi trường có sự trao đổi về vật chất để giữ được sự cân bằng về
hoàn cảnh sinh thái, mà một khi hoàn cảnh sinh thái bị phá vỡ thì sẽ ảnh hưởng
nghiêm trọng đến sức khoẻ con người
Môi trường sống là ngôi nhà chung của con người và tất cả các loài động


thực vật khác, bảo vệ môi trường chính là bảo vệ nguồn sống của chính chúng
ta, có thể nói nếu loài người muốn sinh tồn và phát triển thì chỉ có cách duy nhất
là bảo vệ môi trường.
Như chúng ta đã biết, trẻ ở lúa tuổi mầm non cơ thể trẻ đang non nớt, sức
đề kháng kém nên dễ hấp thụ và nhiễm các loại bệnh do môi trường gây nên, để
trẻ phát triển toàn diện thì trẻ phải được sống trong môi trường lành mạnh,
không chứa các tác nhân gây bệnh, ô nhiễm như: Bụi bẩn, không khí và nguồn
nước ô nhiễm. Như vậy, người lớn mà đặc biệt là cô giáo phải tạo thói quen cho
trẻ có ý thức tôn trọng về việc bảo vệ môi trường ngay từ khi trẻ còn ở trong môi
trường mầm non.
Trong thực tế việc giáo dục trẻ ý thức giữ gìn và bảo vệ môi trường ở các
trường mầm non hiện nay là một vấn đề còn nhiều hạn chế, giáo viên mới chỉ
1


chú ý đến dạy trẻ biết giữ gìn và bảo vệ môi trường trong một số hoạt đông: Vệ
sinh, qua hoạt động ngoài trời, hoạt động góc mới chỉ mang tính hình thức, chưa
có kế hoạch cụ thể cho từng thời điểm, nội dung giáo dục môi trường được lồng
ghép trong các tiết học chưa được giáo viên quan tâm và chưa làm thường
xuyên. Từ nhận thức tầm quan trọng của vấn đề giáo dục môi trường ở lứa tuổi
mẫu giáo. Liệu trẻ 3 - 4 tuổi có đủ khả năng để lĩnh hội những mối liên hệ qua
lại trong thiên nhiên được không? Làm thế nào để giáo dục trẻ mẫu giáo 3 - 4
tuổi biết giữ gìn và bảo vệ môi trường một cách nhẹ nhàng, có hiệu quả nhất?
Là một giáo viên mầm non, được đứng chính ở lớp mẫu giáo 3 – 4 tuổi
nhiều năm, trước những thực tế về những biến động của việc biến đổi khí hậu
ngày càng khắc nghiệt của môi trường, khi mà không khí của chúng ta đang dần
dần nóng lên và cả thế giói đang chung tay cam kết bảo vệ môi trường tôi thấy
ngoài việc chăm sóc giáo dục để trẻ phát triển một cách toàn diện thì việc giáo
dục cho trẻ có ý thức bảo vệ môi trường ngay từ khi còn trong trường mầm non
là rất cần thiết và thiết thực. Từ thực tế trên tôi đã lựa chọn chọn đề tài" Một số

kinh nghiệm giáo dục trẻ 3 – 4 tuổi bảo vệ môi trường trong trường mầm
non’’ để nghiên cứu và viết sáng kiến kinh nghiệm cho năm học 2015 – 2016.
2. Mục đích nghiên cứu:
Tìm ra một số kinh nghiệm nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ 3 –
4 tuổi trong trường mầm non. Giúp cho trẻ có những hiểu biết ban đầu trong
việc giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ từ đó hình thành cho trẻ ý thức
tốt trong việc bảo vệ môi trường.
3. Đối tượng nghiên cứu:
Đối với đề tài “Một số kinh nghiệm giáo dục trẻ 3 - 4 tuổi bảo vệ môi
trường trong trường Mầm Non’’ tôi đã áp dụng cho trẻ mẫu giáo 3 – 4 tuổi lớp
Hoa Huệ 3 trường mầm non thị trấn Ngọc Lặc.
4. Phương pháp nghiên cứu:
Trong quá trình nghiên cứu tôi đã sử dụng các phương pháp sau:
4.1. Phương pháp quan sát trẻ.
4.2. Phương pháp trò chuyện đàm thoại.
4.3. Phương pháp thực hành, trải nghiệm, thử nghiệm.
4.4. Phương pháp thống kê toán học

2


II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
1.Cơ sở lý luận
Giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ mầm non là cung cấp cho trẻ những
hiểu biết ban đầu về môi trường có ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống con người
và sự vật hiện tượng xung quanh trẻ, dạy trẻ biết cách sống tích cực, thân thiện
với môi trường, hình thành những nề nếp, thói quen trong việc bảo vệ môi
trường. Việc giáo dục bảo vệ môi trường trong trường mầm non, được xác định
là một trong các nhiệm vụ quan trọng, được tiến hành trong quá trình hình thành
và phát triển toàn diện nhân cách trẻ.

Đối với trẻ mẫu giáo 3 - 4 tuổi, đây là lứa tuổi trẻ phát triển mạnh mẽ
nhất, nhất là về ngôn ngữ, lúc này, trẻ có thể nói được nhiều hơn và làm nhiều
hành động phức tạp hơn. Bên cạnh đó, trẻ cũng trở nên tò mò, dễ gần, trẻ thích
các hoạt động chân tay và khám phá bằng các giác quan.
Có thể nắm các thông tin thông qua giao tiếp và các cách đơn giản, dễ
hiểu. Trẻ hay đặt câu hỏi nhưng không phải lúc nào cũng hiểu câu trả lời,
trẻ bắt đầu nhận ra các mối quan hệ nhân quả đơn giản dưới dạng các câu hỏi
đơn giản: tại sao? Để làm gì? Như thế nào? Trẻ có thể móc nối các sự kiện khi
thảo luận nhưng có thể gặp khó khăn trong phát âm, diễn đạt bằng lời nói. Trẻ
cần được người lớn chú ý nghe và nói lại rõ ràng hơn những gì trẻ nói. Chính vì
thế mà việc giáo dục trẻ có một số thói quen ban đầu trong việc bảo vệ môi
trường ở giai đoạn này là vô cùng cần thiết. Chính vì lẽ đó nên tôi đã đi sâu
nghiên cứu nhằm tìm ra “Một số kinh nghiệm giáo dục trẻ 3 – 4 tuổi bảo vệ
môi trường trong trường mầm non”.
2. Thực trạng vấn đề:
Trong quá trình nghiên cứu một số kinh nghiệm giáo dục trẻ 3 - 4 tuổi bảo
vệ môi trường ở lớp Hoa Huệ 3 bản thân tôi đã gặp những thuận lợi và khó khăn
như sau:
2.1. Thuận lợi:
Trường mầm non Thị Trấn Ngọc Lặc là trường Mầm non đạt chuẩn Quốc
gia mức độ 1, trường có bề dày thành tích trong nhiều năm qua, được xây dựng
kiên cố nhà 2 tầng khang trang sạch đẹp nằm ngay trung tâm thị trấn, có phòng
học đầy đủ, thoáng mát, rộng rãi, đầy đủ bàn ghế, có sân chơi thoáng mát sạch
sẽ, có nhiều cây xanh, an toàn, khuôn viên được trang trí đẹp, gần gũi, thân thiện
phù hợp với trẻ.
Ban Giám hiệu Nhà trường có bề dày kinh nghiệm trong công tác quản lý
và có đội ngũ giáo viên nhiệt tình, tâm huyết với nghề nghiệp.
Đông đảo phụ huynh học sinh tin tưởng tín nhiệm và ủng hộ lớp trong
quá trình chăm sóc và giáo dục các cháu.
Đa số cháu đều là sống tại khu trung tâm nên tỷ lệ đi học chuyên cần

chiếm tỷ lệ cao. Các cháu đều khỏe mạnh, hoạt bát và nhanh nhẹn.
Trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi để phục vụ cho các môn học tương đối
đầy đủ.
3


Các cô được phân công ở nhóm lớp Hoa Huệ 3 đều có trình độ đạt chuẩn trở
lên, nắm vững phương pháp, sớm được tiếp cận với chương trình giáo dục mầm
non mới, công nghệ thông tin, được tham gia các lớp học chuyên đề, dự giờ dạy
mẫu do trường tổ chức, các cô tâm huyết với nghề, coi các cháu như con đẻ của
mình, biết phối hợp nhịp nhàng trong công việc.
Từ những thuận lợi trên đã tạo điều kiện tốt cho tôi thực hiện việc giáo
dục trẻ bảo vệ môi trường.
2.2. Khó khăn:
Bên cạnh những thuận lợi trên thì lớp cũng gặp một số khó khăn sau:
Lớp học với số trẻ đông (40 cháu) so với quy định. Trong quá trình giảng
dạy, tôi nhận thấy quá trình trẻ tham gia vào các hoạt động nhiều cháu hiếu
động, nhận thức của các cháu không đồng đều, nên tôi gặp không ít khó khăn
trong quá trình truyền đạt kiến thức cho trẻ.
Số cháu nam nhiều hơn so với cháu nữ trong lớp nên sự tập chung chú ý
trong các hoạt động không được lâu.
Đa số trẻ chưa có thói quen gọn gàng, ngăn nắp và biết vệ sinh cá nhân
cho bản thân.
Kiến thức về việc bảo vệ môi trường đối với trẻ còn nghèo nàn
Tài liệu liên quan đến giáo dục bảo vệ môi trường còn ít nên cũng ảnh
hưởng trong quá trình nghiên cứu và tổ chức các hoạt động cho trẻ
Nhận thức của một số phụ huynh học sinh còn chưa đồng đều, chưa ý
thức được tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường nên họ chưa chú trọng
việc phối hợp với nhà trường cùng giáo viên để dạy dỗ các cháu trong hoạt
động.

2.3. Kết quả, thực trạng:
Từ thực trạng trên cho thấy, một số kỹ năng và kiến thức của trẻ về môi
trường còn ít. Ý thức bảo vệ môi trường và bản thân chưa cao. Ngay từ đầu năm
học tôi đã tiến hành khảo sát, phân loại chất lượng trên trẻ. Qua khảo sát, kết quả
cụ thể như sau:
Kết quả
TT

1

2

Nội dung
Trẻ có thói quen sống gọn gàng,
ngăn nắp, vệ sinh cá nhân, vệ sinh
môi trường trong nhóm lớp.
Trẻ có ý thức tham gia các hoạt
động giữ gìn và bảo vệ môi trường,
chăm sóc vật nuôi, cây trồng,
không vứt rác bừa bãi, lau chùi,
sắp xếp đồ dùng, đồ chơi gọn gàng
ngăn nắp.

Số
trẻ

Đạt

%


Chưa
đạt

%

40

30

75

10

25

40

25

62,5

15

37,5

4


3


Yêu thiên nhiên, không ngắt lá bẻ
cành, hắt hủi các động vật.

40

30

75

10

25

4

Biết mối quan hệ giữa động vật –
thực vật – con người và môi
trương.

40

23

57,5

17

42,5

5


Biết lợi ích và tác hại của hiện
tượng tự nhiên như: Mưa, gió, bão,
lũ ảnh hưởng đối với đời sống con
người.

40

25

62,5

15

37,5

Qua kết quả khảo sát ban đầu cho thấy kết quả đạt được trên trẻ chưa cao
so với yêu cầu đối với trẻ 3 - 4 tuổi. Từ kết quả thực trạng trên, bản thân tôi rất
băn khoăn, lo lắng, làm thế nào để giúp trẻ tích cực tham gia vào các hoạt động
giữ gìn và bảo vệ môi trường một cách tích cực, biết tự mình tránh được một số
tác hại của môi trường…. Chính vì thế tôi đã mạnh dạn đưa ra “Một số kinh
nghiệm giáo dục trẻ 3 – 4 tuổi bảo vệ môi trường trong trường mầm non”,
nhằm giúp trẻ tiếp thu và tham gia hoạt động bảo vệ môi trường trong trường
mầm non một cách tích cực hơn.
3. Giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
3.1. Kinh nghiệm 1: Rèn nền nếp – thói quen
Rèn nền nếp và thói quen cho trẻ là giúp trẻ tự phục vụ cho bản thân, có
những thói quen tốt trong sinh hoạt hàng ngày. Nếu chúng ta không đưa trẻ vào
nền nếp thì giờ học không đạt kết quả cao.
Trẻ mầm non, nhất là lứa tuổi 3 – 4 tuổi với đặc thù là rất dễ nhớ và chóng

quên, vì vậy tôi luôn trú trọng nhắc nhở trẻ về việc thực hiện các nền nếp, thói
quen trong sinh hoạt hằng ngày như khi đến lớp thực hiện theo các quy định của
lớp ngồi vào đúng chỗ của mình, biết lấy và cất đồ chơi vào đúng giá nơi quy
định… và đặc biệt là chú ý đến giáo dục lễ giáo và thói quen tự phục vụ như đến
lớp biết chào cô, chào bố mẹ, ông bà, biết thay dép của mình và bỏ vào đúng nơi
quy định, nhớ được tủ cá nhân của mình qua các ký hiệu, khi ăn quà biết bỏ rác
vào thùng…. Đây là nền tảng quan trọng để giáo dục trẻ bảo vệ môi trường.
Ví dụ: Để rèn giáo dục lễ giáo cho trẻ, ở giờ đón trẻ tôi tập cho trẻ đến
lớp khoanh tay chào cô giáo, chào bố mẹ, ông bà và thay dép vào lớp, hay khi
bố mẹ đến đón trẻ tôi lại nhắc nhở trẻ chào bố mẹ, cô giáo và các bạn để ra
về…
Khi rèn nền nếp thói quen không thể thiếu việc rèn luyện cho trẻ thói quen
vệ sinh cá nhân, thói quen tự phục vụ, hằng ngày tôi nhắc nhở trẻ biết thực hiện
vệ sinh cá nhân như: Rửa mặt, đánh răng, chải đầu, biết quan sát, ăn quà bỏ giấy,
rác vào thùng rác, biết rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh,
biết ăn mặc quần áo gọn gàng, sạch sẽ, sắp xếp đồ dùng, đồ chơi đúng nơi quy
định, biết nhắc nhở bạn khi thấy bạn vứt rác bừa bãi…
5


Ví dụ: Trong giờ chăm sóc. Ngoài việc hướng dẫn trẻ biết tự mình xúc
cơm ăn, biết ăn nhiều thực phẩm để cho cơ thể khỏe mạnh, cân đối, biết nhặt
cơm rơi vào đĩa đựng cơm rơi, khi ăn không nói chuyện, cười đùa sẽ làm mất vệ
sinh đối với những người xung quanh… tôi còn hướng dẫn tập cho trẻ ăn xong
biết tự rót nước xúc miệng, rửa tay, lau miệng... đồng thời cũng nhắc nhỡ trẻ biết
tiết kiệm nguồn nước như khi uống nước rót vừa phải, đủ uống, khi rửa tay cần
vặn vòi vừa phải để không làm lãng phí nguồn nước…
Có thể nói với việc rèn nền nếp thói quen cho trẻ thường xuyên, liên tục
sẽ tạo được cho trẻ thói quen và trở thành việc làm hằng ngày đối với trẻ từ đó
tạo tiền đề cho trẻ có ý thức giữ gìn bản thân, giữ gìn môi trường xung quanh

mình, từ đó trẻ sẽ hình thành ở trẻ thái độ đồng tình hoặc không đồng tình với
những hành vi của con người đối với môi trường xung quanh trẻ.
3.2. Kinh nghiệm 2: Xây dựng môi trường giáo dục phong phú
“Xây dựng môi trường giáo dục” là một trong những yếu tố quan trọng
góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả trong việc dạy trẻ có một số hiểu biết
ban đầu về giáo dục bảo vệ môi trường. Trang trí môi trường giáo dục phong
phú sẽ tạo cho trẻ cảm giác gần gũi, chủ động trong việc tìm tòi, khám phá
những điều mới lạ về môi trường xung quanh trẻ. Đây là động cơ để trẻ phát huy
tính tích cực, chủ động, sáng tạo, từ đó lôi cuốn trẻ đến với bài học một cách tự
tin và hứng thú.
Để giúp trẻ mở rộng sự hiểu biết và hứng thú khi tham gia các hoạt động
tại nhóm lớp, việc cần thiết của cô giáo là phải tạo môi trường giáo dục xung
quanh trẻ.
Ngay từ đầu năm học tôi đã tham mưu với nhà trường vận động phụ
huynh mua sắm và làm một số đồ dùng dạy học phục vụ công tác bảo vệ môi
trường, tạo điều kiện để trẻ phát huy tính tích cực hoạt động trãi nghiệm như:
Mua sắm đầy đủ đồ dùng vệ sinh cá nhân như: Ca, cốc, xô, chậu, giá đựng cốc,
khăn mặt … một số dụng cụ vệ sinh bảo vệ môi trường như: Chổi, bình tưới, đồ
chơi, một số tranh ảnh, áp phích có nội dung bảo vệ môi trường.
Đặc biệt ở các góc được trang trí theo chủ đề và có lồng ghép nội dung
cho trẻ hoạt động. Các ký hiệu được sử dụng bằng các hình ảnh như: Cây, hoa,
lá, quả, các con vật ngộ nghĩnh, qua đó giới thiệu cho trẻ sự đa dạng phong phú
của môi trường thiên nhiên.
Từ môi trường trên đã giúp trẻ hứng thú tìm hiểu, nhận biết các ký hiệu
của mình và của bạn, thích được quan sát và tìm hiểu những sự vật, hiện tượng
xung quanh.
Đối với lứa tuổi mẫu giáo, nhận thức của trẻ thông qua tư duy trực quan,
Vì vậy vấn đề tạo ra môi trường giúp trẻ tiếp nhận những kiến thức về môi
trường là việc vô cùng cần thiết. Vào đầu năm học, tôi đã lên kế hoạch tạo môi
trường để trẻ hoạt động.

Ví dụ: Xây dựng góc thiên nhiên: Trồng nhiều loại cây, cây hoa. Cây
cảnh, cây thân leo … bên cạnh đó để giáo dục trẻ biết chăm sóc cây xanh tôi đã
chuẩn bị thêm bình nước tưới, có xẻng làm đất, kéo cắt tỉa cây.
6


Để giúp trẻ hiểu rõ hơn về mối quan hệ giữa cây xanh và môi trường sống
có mối quan hệ chặt chẽ với nhau tôi đã cùng trẻ làm thí nghiệm, tôi đã ươm một
số hạt đỗ để trẻ quan sát sự nảy mầm của hạt đỗ. Trẻ biết cây sống được là nhờ
có đất, nước và ánh nắng. Trẻ được chăm sóc cây, được sới đất, tưới cây, tỉa cây.
Từ đó trẻ biết nếu thiếu đất và nước cây sẽ chết.
Hay đối với động vật cũng vậy, giáo dục trẻ khi gia đình nuôi chim cảnh,
nuôi cá vàng. Trẻ có thể cùng bố mẹ cho chim ăn, cho cá ăn, nhận biết được
nguồn nước bẩn, nguồn nước sạch. Từ đó trẻ sẽ biết nếu để nước bẩn cá sẽ
chết ... Qua đó giúp trẻ nắm được nội dung giáo dục môi trường thông qua hình
ảnh trực quan sinh động, cụ thể.
Để tạo điều kiện cho trẻ biết phân loại rác thải, những loại rác có lợi và
không có lợi với môi trường tôi đã chuẩn bị một số đồ dùng sau để giúp trẻ hiểu
được có một số thứ tan trong nước. Có một số thứ không tan. Tôi chuẩn bị: 3
mảnh giấy; 3 cái lá; 3 cái túi mi lông. Tôi chôn xuống đất 3 vật liệu trên sau 2
tuần sau tổ chức cho trẻ đào lên trẻ nhận xét:
- Lá cây chuyển sang màu nâu có lỗ thủng
- Giấy mủn ra
- Ni lông không thay đổi.
Từ đó giúp cho trẻ hiểu là: Lá cây, giấy chôn dưới đất mủn ra lẫn vào đất,
cây cối có thể sống được. Ni lông, mảnh nhựa không tan trong đất, cây cối
không có chỗ mọc, môi trường bị hủy hoại … thông qua đó giáo dục trẻ biết
phân loại rác và biết bỏ rác vào đúng nơi qui định.
Qua việc tạo môi trường cho trẻ hoạt động, trẻ thích và tích cực hoạt
động, trẻ tự khám phá. Qua đó trẻ làm quen với các yếu tố môi trường, hiểu

được mối quan hệ giữa chúng.
Trong lớp tôi sắp xếp đặt đồ dùng, đồ chơi gọn gàng ngăn nắp, luôn giữ vệ
sinh trong và ngoài phòng học, chuẩn bị thùng đựng rác, khăn, nước đầy đủ. Từ
đó giúp cho trẻ có nề nếp thói quen giữ vệ sinh sạch sẽ, gọn gàng, ngăn nắp. Bản
thân tôi cũng luôn cố gắng là tấm gương sáng về việc bảo vệ môi trường cho trẻ
noi theo.
3.3. Kinh nghiệm 3: Sử dụng đồ dùng trực quan trong việc dạy trẻ bảo vệ
môi trường
Việc lựa chọn và sử dụng đồ dùng trực quan trong việc giáo dục trẻ bảo
vệ môi trường có tác dụng rất lớn tới sự phát triển nhân cách toàn diện cho trẻ.
Việc sử dụng đồ dùng trực quan sẽ kích thích các giác quan và tư duy của trẻ
hoạt động một cách tích cực, khơi dậy niềm đam mê thích khám phá trong thế
giới của những sự vật hiện tượng và giúp trẻ tham gia hoạt động một cách tự tin,
thoải mái. Chính vì vậy trong quá trình thực hiện bản thân tôi đã cố gắng phát
huy tối đa các hình thức, vận dụng đồ dùng trực quan vào tiết dạy một cách khoa
học và hợp lý nhằm giúp trẻ hứng thú hoạt động trong việc bảo vệ môi trường
trong trường mầm non, tiếp thu kiến thức một cách nhanh nhất và hiệu quả nhất.
Tuỳ theo từng nội dung chủ đề, từng đề tài cụ thể tôi đã lựa chọn sưu tầm
đồ dùng trực quan vào việc giảng dạy sao cho phù hợp với trẻ khích lệ trẻ hoạt
7


động sáng tạo để phát huy tối đa sự tư duy tưởng tượng của trẻ, tôi đã lần lượt
vận dụng những đồ dùng trực quan như: “Sử dụng tranh minh hoạ”, “Sử dụng
mô hình”. “Sử dụng vật thật” trong mỗi tiết học khác nhau nhằm gây được hứng
thú cho trẻ, giúp trẻ hứng thú khi tham gia hoạt động bảo vệ môi trường.
Ví dụ : Ở chủ đề” thế giới động vật” với đề tài ‘’Một số con vật sống dưới
nước’’ tôi đã sử dụng vật thật, tôi cho trẻ quan sát 2 bể cá, 1 bể nước sạch có cá
đang bơi và bên cạnh là bể cá nước đục.
+ Các con thấy 2 bể cá này như thế nào ?

+ Nếu không thay nước cho cá thì cá sẽ bị làm sao ?
+ Chúng mình phải làm sao để cá không bị chết ?
Qua đó giúp trẻ hiểu: Biết cho cá ăn hàng ngày, và không được vứt rác và
những đồ bẩn vào nước làm ô nhiễm nguồn nước, mà phải thay nước cho cá để
môi trường sạch sẽ không bị ô nhiễm và cá sẽ không bị chết. Tôi còn mở rộng
cho trẻ về một số động vật đang sống trong lòng đại dương như: tôm,cá thu,…
đây là những con vật đang có nguy cơ tuyệt chủng do ý thức của con người.
Trong tự nhiên còn có rất nhiều con vật nhưng chúng có tên gọi, đặc điểm, hình
dáng và môi trường sống khác nhau chúng đều cần được chăm sóc và bảo vệ.
Ví dụ : Ở chủ đề “Nước và hiện tượng tự nhiên”, để giúp trẻ tìm hiểu về
ích lợi của nước, để thu hút trẻ vào hoạt động tôi đã sử dụng máy chiếu tôi cho
trẻ xem 1 đoạn vi deo về mưa và hỏi trẻ ?
+ Đây là hiện tượng gì ?
+ Mưa xuống giúp cho cây cối và con vật như thế nào ?
+ Còn đối với con người thì sao ?
Giúp trẻ hiểu: Đặc điểm của nước, nước sạch, nước bẩn, nước có nhu cầu
rất cần thiết đối với con người, cây cối, động vật, qua đó giáo dục trẻ biết bảo vệ
nguồn nước, biết tiết kiệm nước sạch… Tránh xa những nguồn nước bẩn gây ô
nhiễm bệnh tật cho con người.
Cũng là việc cho trẻ tìm hiểu về ích lợi của cây xanh đối với môi trường
sống, tôi đã sử dụng bằng tranh minh họa đó là: Cho trẻ quan sát hình ảnh về 2
khu rừng, 1 khu rừng nhiều cây xanh và 1 khu rừng đã bị tàn phá và cho trẻ so
sánh về 2 bức tranh trên từ đó giúp trẻ hiểu được khu rừng bị tàn phá là do đâu?
Khi bị tàn phá như vậy thì môi trường sẽ như thế nào? Cần làm gì để bảo vệ
rừng….
Với việc lựa chọn và sử dụng đồ dùng trực quan hợp lý, hấp dẫn trẻ tôi đã
tạo ra các tình huống liên tục trong suốt quá trình trẻ tham gia các hoạt động
giúp trẻ tiếp thu kiến thức về môi trường một cách chính xác, sâu sắc và bền
vững để bảo vệ môi trường.
3.4. Kinh nghiệm 4: Lồng ghép tích hợp các nội dung hoạt động giáo dục

cho trẻ thông qua các môn học khác
Giáo dục bảo vệ môi trường không phải là một môn học riêng biệt mà nó
được lồng ghép, tích hợp vào tất cả các hoạt động trong ngày của trẻ theo các
chủ đề. Vì thế việc lựa chọn nội dung giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ theo
từng chủ đề khác nhau sao cho phù hợp với nội dung của chủ đề đó là việc làm
8


rất quan trọng, nhằm tạo ra mối quan hệ chặt chẽ giữa nội dung tích hợp với nội
dung chính của từng hoạt động. Việc lồng ghép nội dung giáo dục bảo vệ môi
trường cho trẻ ở trường mầm non đòi hỏi ở giáo viên sự sáng tạo linh hoạt và
khéo léo khi vận dụng, quá trình vận dụng tích hợp, cần lựa chọn nội dung phù
hợp, logic, tránh quá trình hoạt động trở lên rời rạc, chắp vá, trong quá trình tổ
chức các hoạt động, cụ thể như:
Bản thân tôi cần tích hợp nội dung như sau:
Với môn tạo hình ở chủ đề “ Thực vật” để giáo dục trẻ về lợi ích của cây
xanh đối với môi trường sống tôi cho trẻ vẽ cây xanh, và trước khi trẻ vẽ tôi đã
lồng ghép việc giáo dục bảo vệ môi trường tôi đã xây dựng hệ thống câu hỏi và
hỏi trẻ ? Cây xanh có ích lợi gì? Chúng mình có được bẻ cành cây không? Có
được giẫm lên cỏ, hoa không? Trồng nhiều cây xanh sẽ giúp chúng ta tránh được
bảo lũ nữa đấy các con ạ.
Với môn âm nhạc: Để giáo dục trẻ biết được lợi ích của mưa đối với cây
xanh và môi trường sống khi dạy trẻ bài ‘’ Cho tôi đi làm mưa với’’, tôi đã giới
thiệu với trẻ về mưa, mưa giúp cho cây cối đâm chồi nảy lộc, mưa còn giúp cho
con người có đủ nước để sinh hoạt đấy, và mưa còn giúp cho khống khí trong
lành, mát mẻ không bị ô nhiễm môi trường nữa đấy
Hay đối với các tác phẩm làm quen với văn học: Tôi đã lựa chọn cho trẻ
được nghe nhiều câu chuyện về môi trường, những việc làm có lợi, có hại tới
môi trường, tác hại của môi trường ô nhiễm đến sức khỏe con người. Ví dụ: Tôi
cho trẻ đọc bài thơ ‘’Bé quét rác’’và hỏi trẻ bé đang làm gì? Bé quét rác giúp

cho môi trường như thế nào?.
Qua giờ khám phá khoa học : Chủ đề thực vật: “ cây xanh và môi trường
sống” tôi đã xây dựng hệ thống câu hỏi đàm thoại: Cây xanh để làm gì? cây
xanh có ích lợi như thế nào? Qua lợi ích của cây xanh, tôi giáo dục trẻ không
ngắt lá bẻ cành, mà phải bảo vệ chăm sóc cây xanh để cây cho ta nhiều lợi ích.
Đồng thời cung cấp cho trẻ những nội dung giáo dục bảo vệ môi trường như:
Trẻ biết được cây cần ánh sáng, nước, không khí, đất…
+ Trẻ biết được cây cần có sự chăm sóc của con người.
+ Trẻ biết cây làm cảnh, cho ta bóng mát, cây có tác dụng điều hoà và làm
sạch không khí, cây còn giữ cho đất khỏi trôi khi mùa mưa bảo.
+ Cây còn là nơi ở của động vật.
+ Cây cối còn làm giảm ô nhiễm môi trường: giảm bụi, tiếng ồn, chất độc
hại, giảm nhiệt độ ngày hè…
+ Trẻ biết được những nguy hiểm xảy ra khi rừng cây bị tàn phá: Con vật
không có nơi ở, không có thức ăn, nhiều động vật quý hiếm bị diệt chủng, lũ lụt
xảy ra thường xuyên,không còn những cây thuốc quý…
+ Giáo dục trẻ cần phải bảo vệ rừng và cây xanh.
Với Chủ đề “ giao thông” - Trẻ biết được nguyên nhân của các phương tiện giao
thông làm ô nhiễm môi trường.
+ Tiếng ồn của động cơ, tiếng còi xe máy, ô tô, tàu hoả, máy bay.

9


+ Các phương tiện chở hàng cồng kềnh cũng gây cản trở, gây tắc nghẽn
giao thông, gây ra tai nạn…
+ Trẻ chơi không đúng chỗ cũng làm cản trở giao thông. Biện pháp giảm
bớt ô nhiễm môi trường do phương tiện giao thông gây ra.
+ Không vứt rác xuống đường, xuống sông khi đi trên các phương tiện
giao thông. Các hành vi văn minh khi tham gia giao thông.

Với chủ đề: “Nước và các hiện tượng thiên nhiên” tôi đã lồng các nội
dung tích hợp bảo vệ môi trường là: Nước là nguồn tài nguyên quý giá của con
người. Hiện nay nguồn nước bị ô nhiễm do chất thải nhà máy ra sông, kênh rạch
không được xử lý. Con người vứt rác bừa bãi…, Dạy trẻ biết nước không màu,
không mùi, không vị, nhưng khi bị ô nhiễm nước chuyển thành các màu vàng,
xanh hoặc đen, có mùi, có vị. Cần xử lý nước thải công nghiệp và nước thải sinh
hoạt hợp lý. Trẻ biết tiết kiệm nước trong nhà trường và ở nhà, không mở vòi
nước chảy bừa bãi. Biết khóa vòi nước khi xử dung xong... Không ngồi lâu chỗ
có gió lùa, mặc ấm khi có gió rét. Khi có giông bão không được chạy ra ngoài
mà phải tìm nơi an toàn để trú… dạy trẻ khi đi dưới trời nắng phải đội mũ, đeo
khẩu trang, đi gang tay, không ở ngoài trời lâu. Đi dưới trời mưa phải che ô, đội
mũ nón hoặc mặc áo mưa, không chơi đùa dưới trời mưa, để bảo vệ sức khỏe.
Khi trời mưa to sấm sét không đứng dưới gốc cây to, không cầm những vật bằng
sắt… Dạy trẻ biết trời nắng nóng lâu ngày không có mưa sẽ dẫn đến hạn hán.
Con người, con vật thiếu nước sinh hoạt thiếu nước để sản xuất và cây cối thiếu
nước khô héo cằn cổi, và có thể sẽ chết… Từ đó giáo dục trẻ có ý thức bảo vệ
cây xanh, giữ vệ sinh môi trường và biết tỏ thái độ không đồng tình đối với
những hành vi phá hoại môi trường…
3.5. Kinh nghiệm 5 : Phối kết hợp với phụ huynh
Công tác phối kết hợp giữa gia đình và nhà trường là một việc làm vô
cùng quan trọng và nó là nhiệm vụ thiết thực đối với lớp. Phối kết hợp giữa gia
đình và nhóm lớp tạo nên sự liên kết giữa giáo viên và cha mẹ trẻ, nhằm hổ trợ
lẫn nhau trong quá trình chăm sóc giáo dục trẻ nói chung và giáo dục trẻ 3-4 tuổi
bảo vệ môi trường nói riêng.
Trao đổi thông tin cần thiết với phụ huynh trong giờ đón trả trẻ nên trao
đổi trực tiếp với phụ huynh về những hành vi tốt và chưa tốt với môi trường của
trẻ khi ở lớp cũng như ở nhà, từ đó giáo viên có kế hoạch điều chỉnh, giáo dục
cho phù hợp.
Ví dụ: Ở lớp tôi đã làm góc tuyên truyền ‘’phụ huynh cần biết’’ trong đó
tôi đã ghi mọi thông tin của trẻ, các chuyên đề cần trao đổi, thay đổi các chủ đề

để phụ huynh tiện nắm được. Hàng ngày thông qua các giờ đón trả trẻ tôi cũng
thường xuyên trao đổi với phụ huynh về tình hình của trẻ, tuyên truyền về viêc
bảo vệ môi trường ở trẻ, về sự ô nhiễm môi trường của địa phương hiện nay
bằng cách: Trưng bày các góc chơi, sản phẩm của trẻ để giới thiệu với phụ
huynh, qua buổi đón trả trẻ nhắc nhở phụ huynh thường xuyên giáo dục trẻ bảo
vệ môi trường. Lồng vào các buổi họp phụ huynh trao đổi về tầm quan trọng của
việc giáo dục bảo vệ môi trường. Tuyên truyền phụ huynh rèn nền nếp cho trẻ ở
10


nhà như nhắc trẻ biết chào hỏi người lớn, mời bố mẹ ăn cơm, ăn cơm biết nhặt
cơm rơi vãi bỏ vào mâm… cùng bố mẹ tham gia chăm sóc bảo vệ cây trong gia
đình, giữ gìn vệ sinh nhà cửa sạch sẽ... Tuyên truyền bằng góc tranh ảnh ngoài
cửa lớp học về các khu ô nhiễm môi trường, khu rác thải chưa được xử lý,
những cánh đồng lạm dụng thuốc trừ sâu, …
Vận động phụ huynh sưu tầm cây xanh, xây dựng góc thiên nhiên để tạo
điều kiện cho trẻ được trãi nghiệm, biết cùng người lớn chăm sóc bảo vệ cây
xanh chính là bảo vệ môi trường sống, biết nhắc nhở trẻ ở nhà cũng phải biết
gọn gàng ngăn nắp không vứt rác bừa bãi… Từ đó phụ huynh nhìn thấy rõ trách
nhiệm của mình với việc bảo vệ môi trường và còn thấy trách nhiệm của mình
trong công tác giáo dục con cái là những chủ nhân tương lai của đất nước.
Tôi nhận thấy sự phối hợp này rất là tốt, phụ huynh cũng rất sẵn sàng giúp
đỡ và tạo điều kiện giúp con em mình học tập ngày một phát triển.
4. Hiệu quả:
Qua quá trình thực hiện hoạt động giáo dục bảo vệ môi trường ở nhóm
lớp, sử dụng nhiều kinh nghiệm nêu trên, tôi thấy khả năng hoạt động bảo vệ
môi trường của trẻ tiến triển từng bước rõ rệt. Đặc biệt, tôi thấy ở trẻ đó là sự tư
duy sáng tạo độc đáo cũng như có những kiến thức nhận biết vững chắc về cuộc
sống, về sự vật hiện tượng trong thế giới tự nhiên.
Chính vì vậy để đánh giá chính xác về khả năng của trẻ, tôi đã khảo sát

chất lượng trẻ sau quá trình thực hiện các biện pháp và kết quả thu được như
sau:
Kết quả
Số
TT
Nội dung
trẻ
Chưa
Đạt
%
%
đạt
Trẻ có thói quen sống gọn gàng,
1 ngăn nắp, vệ sinh cá nhân, vệ sinh 40
2.5
39
97.5
1
môi trường trong nhóm lớp.
Trẻ có ý thức tham gia các hoạt
động giữ gìn và bảo vệ môi trường,
2 chăm sóc vật nuôi, cây trồng, không 40
38
95
2
5
vứt rác bừa bãi, lau chùi, sắp xếp đồ
dùng, đồ chơi gọn gàng ngăn nắp.
3


Yêu thiên nhiên, không ngắt lá bẻ
cành, bắt giết các động vật.

40

40

100

0

0

4

Biết mối quan hệ giữa động vật –
thực vật – con người và môi trương.

40

40

100

0

0

11



5

Biết lợi ích và tác hại của hiện
tượng tự nhiên như: Mưa, gió, bão,
lũ ảnh hưởng đối với đời sống con
người.

40

38

95

2

5

Nhìn vào bảng so sánh trên tôi thấy trẻ ở lớp tôi đã có sự tiến bộ rõ rệt về ý
thức bảo vệ môi trường, trẻ đã có thói quen gọn gàng ngăn nắp, tích cực tham
gia các hoạt động bảo vệ môi trường, yêu thiên nhiên không bẻ cành, biết mối
quan hệ giữa đông vật, thực vật, con người, biết mối quan hệ con người với các
hiện tượng tự nhiên.

12


III. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
Qua quá trình nghiên cứu, tìm tòi và vận dụng một số kinh nghiệm giáo

dục trẻ bảo vệ môi trường cho trẻ tại lớp Hoa Huệ 3 ( 3 - 4 tuổi ) tôi thấy:
Điều quan trọng đầu tiên đối với trẻ là chuẩn bị tri thức cho trẻ, kết hợp
với việc soạn giáo án đầy đủ, sáng tạo và có thủ thuật lên lớp. Say mê không
chưa đủ mà đòi hỏi giáo viên phải phát huy hết khả năng của mình để dẫn dắt
gợi mở. Nghiên cứu tham khảo tài liệu, không ngừng bồi dưỡng nâng cao trình
độ chuyên môn. Bản thân phải là tấm gương sáng về giữ gìn và bảo vệ môi
trường để trẻ noi theo.
Với vai trò là người giáo viên, người hướng dẫn trẻ, tôi luôn tìm hiểu kỹ
và sâu sắc vai trò của môi trường trong cuộc sống con người. Để từ đó tôi tìm ra
những phương pháp, kinh nghiệm hay để lôi cuốn hướng trẻ vào hoạt động giáo
dục trẻ bảo vệ môi trường đạt hiệu quả tốt nhất.
Luôn nhận thức được bảo vệ môi trường và hướng người khác bảo vệ môi
trường là vấn đề cấp bách.
Lập kế hoạch về công việc giáo dục trẻ bảo vệ môi trường, vệ sinh cá
nhân cho trẻ phải được tiến hành thường xuyên.
Tích cực cho trẻ được thực hành trãi nghiệm các hoạt động có nội dung
bảo vệ môi trường như: trồng, chăm sóc cây xanh, nhặt lá cây khô, rác thải và tổ
chức các hoạt động tạo hình như: làm các bức tranh ảnh về bảo vệ môi trường
nội dung gần gũi với trẻ.
Luôn tìm tòi và và khám phá các cách sử dụng và tái chế các nguyên vật
liệu cũ để làm thành các công cụ dạy học và các đồ dùng đồ chơi.
Kết hợp với phụ huynh rèn cho trẻ có ý thức bảo vệ môi trường ở mọi lúc
mọi nơi.
Bản thân thường xuyên trao đổi với phụ huynh về những sản phẩm mà trẻ
làm được, vận động phụ huynh đóng góp những nguyên vật liệu cũ để cho trẻ
được phát huy sự sáng tạo của mình.
Sử dụng biện pháp nêu gương một cách đúng lúc, đúng đối tượng.
2. Kiến nghị
Để đạt được kết quả cao hơn nữa trong quá trình giáo dục trẻ biết bảo vệ
môi trường ở trường mầm non, bản thân tôi xin có một số kiến nghị sau:

Đối với nhà trường: Cần tạo điều kiện cho giáo viên được đi học hỏi môi
trường mở ở các trường bạn để có thêm kiến thức trong công tác chăm sóc giáo
dục trẻ tại trường được tốt hơn. Đồng thời, tổ chức các hoạt động hưởng ứng
ngày Môi trường Thế giới, hưởng ứng Giờ Trái đất hàng năm…
Đối với Phòng GD&ĐT: Cần tăng cường tổ chức chuyên đề về bảo vệ
môi trường cho giáo viên để nâng cao kiến thức, kĩ năng về tổ chức các hoạt
động lồng ghép bảo vệ môi trường cho trẻ phù hợp với từng lứa tuổi của trẻ và
phù hợp với điều kiện địa phương.
Trên đây là ý kiến đề xuất của bản thân trong quá trình vận dụng một số
kinh nghiệm giáo dục trẻ 3-4 tuổi bảo vệ môi trường tại nhóm lớp Hoa Huệ 3
13


trường Mầm non Thị trấn. Kính mong được sự quan tâm và xét duyệt của Hội
đồng đánh giá Sáng kiến kinh nghiệm để bản thân thực hiện nhiệm vụ chăm sóc
giáo dục các cháu đạt kết quả cao hơn trong những năm tới.
Tôi xin chân thành cảm ơn.
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Ngọc Lặc, ngày 15 tháng 3 năm
………………………………………... 2016
………………………………………...
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của
………………………………………...
mình viết, không sao chép nội dung
…………………………………………
của người khác.
…………………………………………
Người viết
…………………………………………

…………………………………………
…………………………………………
Phùng Thị Thu

14


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Chương trình chăm sóc giáo dục trẻ 3 – 4 tuổi.
2. Tài liệu giáo dục bảo vệ môi trường dành cho giáo viên.
3. Tài liệu hướng dẫn thực hiện nội dung giáo dục bảo vệ môi trường
trong trường Mầm non..
4. Tài liệu hướng dẫn thực hiện các chuyên đề giáo dục bảo vệ môi
trường do Phòng giáo dục mở.
5. Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên.

15



SKKN Một số biện pháp giáo dục trẻ 3 4 tuổi bảo vệ môi trường trong trường mầm non.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (464.31 KB, 23 trang )

CẤU TRÚC CỦA SÁNG KIẾN
PHẦN 1: MỞ ĐẦU
1.Mục đích của sáng kiến
2.Đóng góp của sáng kiến
PHẦN 2: NỘI DUNG
Chương 1; Cơ sở khoa học của sáng kiến
1: Cơ sở lý luận
2: Cơ sở thực tiễn
Chương 2: Thực trạng vấn đề mà sáng kiến đề cập đến
Chương 3: Những giải pháp(Biện pháp) mang tính khả thi
Giải pháp 1
Giải pháp 2
Giải pháp 3
Giải pháp 4
Giải pháp 5
Giải pháp 6
Giải pháp 7
Giải pháp 8
Giải pháp 9
Giải pháp 10
Giải pháp 11
Giải pháp 12
Chương 4: Kiểm chứng các giải pháp đã triển khai của sáng kiến
PHẦN 3: KẾT LUẬN
1. Những vấn đề quan trọng nhất
2:Hiệu quả thiết thực của sáng kiến
3:Kiến nghị với các cấp quản lý

1



PHẦN 1: MỞ ĐẦU
1.Mục đích của sáng kiến.

Trẻ em hôm nay thế giới ngày mai!
Trẻ em không chỉ là niêm vui, niềm hạnh phúc của gia đình mà còn là tương lai
của đất nước, là lớp người kế tục sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
Việc chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ là một sự nghiệp cách mạng vô cùng
quan trọng, là trách nhiệm vẻ vang của toàn Đảng, toàn dân ta, bởi nó là tiền đề nền
móng cho sự hình thành và phát triển nhân cách của trẻ em sau này.
Giáo dục mầm non là mắt xích đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân.
Trong sự nghiệp giáo dục Mầm non, việc cho trẻ làm quen với môi trường xung
quanh có ý nghĩa rất quan trọng, nó cung cấp cho trẻ vốn tri thức đầu tiên về xã hội,
con người thiên nhiên và là nguồn gốc để hình thành ở trẻ tâm hồn và tình cảm của
con người. Nó dẫn dắt trẻ vào một cuộc sống, một cộng đồng, một nền văn hoá cụ
thể, một thế giới khác. Đặc biệt nó tạo điều kiện cho trẻ gần gũi với môi trường xung
quanh trẻ.
Hiện nay môi trường sống của chúng ta đang bị huỷ hoại nghiêm trọng, gây nên
sự mất cân bằng sinh thái, sự can thiệp các nguồn tài nguyên, ảnh hưởng đến chất
lượng cuộc sống. Mỗi năm trên thế giới có hơn 22 vạn người chết vì các loài bệnh
tật do nguồn nước bị ô nhiễm và môi trường mất vệ sinh gây ra thức của con người.
Một trong những nguyên nhân cơ bản hiểu biết về môi trường và giáo dục bảo vệ
môi trường trở thành một vấn đề cấp bách, có tính chiến lược toàn cầu.
*Tính mới của sáng kiến
Ngày nay, giáo dục bảo vệ môi trường đã trở thành nhiệm vụ quan trọng trong
việc đào tạo thế hệ trẻ ở các trường học và được quan tâm ngay từ bậc học đầu tiên:
Giáo dục Mầm non. Trên thực tế, trẻ em có khoẻ mạnh hay không là do tác động của
môi trường. Môi trường có tốt, có trong lành thì sức khoẻ của trẻ mới được đảm bảo.
Vì vậy, ngay từ khi còn nhỏ, trẻ phải có ý thức bảo vệ môi trường xã hội và môi
trường cho bản thân. Muốn trẻ có được ý thức đó thì chúng ta phải cung cấp cho trẻ
2



những hiểu biết về môi trường. Trong quá trình giảng dạy người giáo viên phải
thường xuyên tìm ra phương pháp giáo dục phù hợp với từng bài dạy, từng chủ đề có
được một hoạt động giáo dục bảo vệ môi trường đạt kết quả cao và phát huy được
tính tích cực của trẻ.
- Mục đích của sáng kiến là nhằm vận dụng những kiến thức và kỹ năng vào giữ gìn,
bảo tồn, sử dụng môi trường đảm bảo bền vững cho cả hiện tại và tương lai
2.Đóng góp của sáng kiến
-Cung cấp cho trẻ những hiểu biết ban đầu về môi trường sống của con người
-Trẻ có những kiến thức cơ bản về cơ thể, cách chăm sóc giữ gìn sức khoẻ cho
bản thân, trẻ có những kiến thức ban đầu về mối quan hệ giữa thiên nhiên với con
người,
-Biết chăm sóc bảo vệ cây cối, bảo vệ con vật quanh nơi mình ở.
- Là nguồn gốc để hình thành ở trẻ một tâm hồn trong sáng, một nền văn hoá xã
hội trong sáng văn minh và hiện đại.
- Tạo điều kiện củng cố, mở rộng thêm những hiểu biết của trẻ về môi trường
sống xung quanh ta.
Thông qua đề đề này nhằm giúp cho trẻ có những kiến thức sơ đẳng ban đầu về tầm
quan trọng của môi trường từ đó hình thành cho trẻ có thói quen giữ gìn và bảo vệ
môi trường để sau này các cháu lớn nên góp sức nhỏ bé của mình vào bảo vệ môI
trường thân yêu của chúng ta.
Những vấn đề nghiên cứu trong đề tài này sẽ giúp ích rất nhiều cho tôi trong
công tác giảng dạy của người giáo viên mầm non. Là giáo viên trực tiếp tham gia
giảng dạy lớp 3- 4 tuổi trong năm học 2014-2015 tôi xin mạnh dạn đóng góp một số
kinh nghiệm nhỏ bé của mình vào việc nâng cao chất lượng trong giáo dục trẻ bảo
vệ môi trường nên tôi đã mạnh dạn đi sâu vào đề tài “Một số biện pháp giáo dục trẻ
3 4 tuổi bảo vệ môi trường trong trường mầm non.
PHẦN II: NỘI DUNG
Chương 1: Cơ sở khoa học của sáng kiến

3


1. Cơ sở lý luận
Trong chương trình giáo dục mầm non mới hiện nay. Môn Môi trường xung quanh
cho trẻ ở lứa tuổi Mẫu giáo nói chung và ở lớp Mẫu giáo 3 tuổi nói riêng đóng một
vai trò hết sức quan trọng. Nó cung cấp những hiểu biết ban đầu về môi trường sống
của con người, thế giới xung quanh.
Môi trường có vai trò hết sức quan trọng đối với con người. Môi trường là nơi
chứa đựng tài nguyên cần thiết cho đời sống sản xuất của con người. Là nơi chứa
đựng các phế thải do con người tác động.
Vì vậy việc giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ 3 -4 tuổi trong trường mầm non
là rất cần thiết. Thông qua việc giáo dục bảo vệ môi trường là cung cấp cho trẻ
những hiểu biết ban đầu môi trường sống của bản thân nói riêng và của con người
nói chung.
2. Cơ sở thực tiễn
Trên cơ sở nhận thức được tầm quan trọng của việc giáo dục bảo vệ môi trường
cho trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi trong trường Mầm non. Là một giáo viên để có những kiến
thức sâu rộng ngành học mầm non, đặc biệt là về đề tài “Giáo dục trẻ 3 -4 tuổi bảo
vệ môi trường trong trường mầm non” nhằm tìm ra những biện pháp tốt nhất để
truyền tải cho trẻ biết cách bảo vệ môi trường. Qua đó góp phần nâng cao trình độ
nghiệp vụ sư phạm cho bản thân, từ đó góp phần tích cực vào việc chăm sóc giáo
dục trẻ.
Chính vì vậy yêu cầu người giáo viên mầm non cần đi sâu nghiên cứu tìm tòi,
hiểu về đề tài này để đi sâu nghiên cứu, phục vụ tốt nhất cho công tác chăm sóc giáo
dục trẻ đúng theo hướng giáo dục mầm non trong nước
Qua điều tra, khảo sát, hầu hết giáo viên mầm non đều cho rằng giáo dục bảo vệ
môi trường cho trẻ là một nội dung quan trọng và có ảnh hưởng lớn đến việc hình
thành và phát triển nhân cách trẻ em.
Chương 2: Thực trạng vấn đề mà sáng kiến đề cập đến

* Trên thực tế:
- Mặt thuận lợi:
4


+ Người dân trong vùng đều có ý thức giữ gìn và bảo vệ môi trường và xây
dựng đội bảo vệ môi trường như đội thanh niên tự quản, đội phụ nữ tự quản…hàng
tuần thay phiên nhau thu gom rác thải và trồng bổ xung cây xanh tại những nơi công
cộng . + Đội ngũ giáo viên nhà trường nhiệt tình, năng nổ, có trình độ chuyên môn
cao.
+ Hầu hết các cháu trong trường được các bậc cha mẹ rất quan tâm đến việc
chăm sóc, dạy dỗ của con em mình ý thức giữ gìn vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi
trường.
+ ở trường các cháu được học tập theo đúng độ tuổi nên rất thuận lợi cho quá
trình chăm sóc - giáo dục trẻ.
- Mặt khó khăn, hạn chế:
+ Cơ sở vật chất:Các cụm, lớp còn nằm rải rác trong thôn. Phòng học còn chật
hẹp. Đồ dùng đồ chơi phục vụ cho việc giảng dạy chưa nhiều, chưa phong phú, đa
dạng. Chất lượng đồ chơi chưa cao, một số đồ chơi tự tạo chưa bền, mức độ thẩm
mỹ thấp.
+ Nhận thức của trẻ: Nội dung về giáo dục bảo vệ môi trường quá rộng, trẻ
chưa có điều kiện thể hiện các thái độ, hành vi của mình nên nhận thức của trẻ bị hạn
chế. Bản thân giáo việ chưa khai thác, đi sâu vào nội dung giáo dục trẻ bảo vệ môi
trường.
Chương 3: Những giải pháp, biện pháp mang tính khả thi
Giải pháp 1:Xây dựng nếp sống lành mạnh cho trẻ
- Giáo dục trẻ có ý thức giữ vệ sinh chung như: không vứt rác bừa bãi, không
nhổ bậy, không bẻ cành, hái hoa, đi tiểu tiện đúng nơi quy định
- Tiết kiệm trong tiêu dùng: Tiết kiệm điện, nước, tích cực tham gia cùng cô làm
đồ dùng đồ chơi từ nguyên vật liệu từ thiên nhiên

- Giáo dục trẻ có ý thức bảo vệ môi trường theo gương Bác Hồ

5


6


Giải pháp 2: Thực hiện nội dung giáo dục bảo vệ môi trường đầy đủ nghiêm
túc.
- Tích hợp nội dung giáo dục bảo vệ môi trường vào các hoạt động chăm sóc giáo
dục trẻ hàng ngày.
- Tận dụng các cơ hội để giáo dục trẻ bảo vệ mô trường.
- Giáo viên phải là tấm gương cho trẻ noi theo trong việc thực hành bảo vệ môi
trường
Giải pháp 3: Bồi dưỡng nâng cao nhận thức
- Bồi dưỡng, nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường cho tất cả các lứa tuổi,
trong các hoạt động hàng ngày và ở mọi thời điểm, thực hiện giáo dục bảo vệ môi
trường bằng phương pháp hiện đại, đặt trọng tâm ở trẻ và cách tiếp cận học bằng
việc làm cụ thể: Lúc nào cũng chú ý tạo ra thái độ đúng và tinh thần trách nhiệm cao
đối với việc bảo vệ môi trường.
- Mỗi cá nhân phải nhận thức môi trường là vấn đề của mỗi người cho cuộc
sống hạnh phúc giống như bữa ăn hằng ngày chứ môi trường không phải là cái gì đó
có tính “kỹ thuật”, “khoa học thuần tuý” của những người khác.
- Nhận thức được những quan điểm “xanh đậm” nghĩa là xem thiên nhiên làm
tâm hay con người và thiên nhiên đều phụ thuộc lẫn nhau và là những bộ phận của
một thể thống nhất.
Giải phỏp 4. Luyện kỹ năng thực hành:
- Môi trường là tài sản chung, cùng nhau chia sẻ một cách bình đẳng các lợi ích
và trách nhiệm. Do đó, cần xây dựng mối quan hệ lành mạnh giữa con người với con

người, giữa cộng đồng này với cộng đồng khác, giữa thế hệ này với thế hệ khác,
theo phương châm suy nghĩ có tính toàn cầu, hành động có tính địa phương.
- Giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ màm non cần được tiến hành qua các hoạt
động giáo dục.
* Hoạt động vui chơi
- Hoạt động vui chơi được coi là hoạt động chủ đạo của trẻ mẫu giáo. Nội dung giáo
dục bảo vệ môi trường có thể được thực hiện qua các trò chơi sau của trẻ:
7


+ Trò chơi đóng vai theo chủ đề: Trẻ đóng vai và thể hiện các công việc của
người làm công tác bảo vệ môi trường.
+ Trò chơi học tập: Phân nhóm, phân loại, tìm hiểu về các hiện tượng trong môi
trường (các hành vi tốt hay xấu đối với môi trường sạch và môi trường bẩn, động vật
và điều kiện sống).
+ Trò chơi ngôn ngữ: Đặt và giải các câu đố về môi trường (các loài động vật
khác nhau, các loại cây)
+ Trò chơi ngôn ngữ: Đặt và giải các câu đố về môi trường (Các loài động vật
khác nhau, các loại cây)
+ Trò chơi vận động: Về giữ gìn, bảo vệ môi trường, hành vi của các con vật
(tiếng kêu, vận động)
* Hoạt động học tập
+ Qua các môn học:
- Tạo hình
Tổ chức cho trẻ vẽ, nặn, cắt dán các sản phẩm tạo hình ca hát và vận động thể
hiện các ấn tượng về môi trường.

8



- Văn học
Tổ chức cho trẻ đàm thoại, thảo luận, trao đổi, trò chuyện các kinh nghiệm về
môi trường như các nhu cầu sống của con người, cây cối, con vật, các nguyên nhân
gây ô nhiễm môi trường đối với sức khỏe của con người, sự sống của động vật và
cây cối
Tổ chức cho trẻ kể chuyện, nghe cô kể chuyện, đọc thơ, hát các bài hát về môi
trường và bảo vệ môi trường.
- Âm nhạc
Dạy trẻ hát máu về những bài hát có nội dung về môi trường như: Em yêu cây xanh
- Toán: Thông qua chủ điểm thế giới thực vật dạy trẻ xếp tương ứng 1:1 bằng
cách cho trẻ trồng các cây xanh do cô tự làm
- Môi trường xung quanh
Cho trẻ nhận biết về thế giới môi trường xung quanh trẻ như: Quan sát cây cối,
sự biến đổi của khí hậu, các loài động thực vật quý hiếm sắp có nguy cơ bị tuyệt
chủng do ô nhiễm môi trường.
9


* Hoạt động lao động
- Tổ chức cho trẻ tham gia vào các hoạt động thực tiễn như vệ sinh, bảo vệ môi
trường học, chăm sóc cây, con vật trong góc thiên nhiên cũng như các hành động tiết
kiệm trong tiêu dùng, sinh hoạt.
- Tổ chức hoạt động lao động vừa sức cho trẻ nhằm hình thành ở trẻ lòng tự hào
và thái độ tốt khi đóng góp công sức của mình vào việc làm cho môi trường xanh,
sạch, đẹp (trồng cây và chăm sóc cây cảnh ở trong lớp, chăm sóc các con vật nuôi ở
trong trường, tham gia vệ sinh lớp, vệ sinh trường, đồ dùng, đồ chơi, thu gom rác ở
sân trường.)

10



- Tổ chức cho trẻ làm đồ chơi từ các vật liệu thiên nhiên và các vật liệu đã qua
sử dụng, từ đó giáo dục cho trẻ ý thức tiết kiệm và ý thức lao động.
* Hoạt động chăm sóc

11


Giáo dục trẻ biết giữ gìn vệ sinh trong giờ ăn như: Biết nhặt cơm rơi, cơm vãi vào
đĩa, biết lau tay và rửa tay khi tay bẩn. Biết cùng cô lau chùi bàn ăn và xếp gọn bàn
ghế cùng các bạn.
* Hoạt động lễ hội
* Hoạt động quan sát:
Giáo viên hướng dẫn trẻ quan sát môi trường bằng các giác quan khác nhau,
giúp trẻ tiếp nhận các thông tin về thiên nhiên, môi trường và các hoạt động của con
người trong môi trường , có thể tổ chức các hoạt động quan sát sau:
- Tổ chức cho trẻ quan sát các hiện tượng tự nhiên và các hiện tượng xã hội gần
gũi đối với trẻ như: quan sát môi trường lới học, khu vực trường mầm non, quan sát
nguồn nước, bụi khói trong không khí
- Quan sát các hiện tượng thiên nhiên, động thực vật và điều kiện sống của các
con vật nuôi, cây trồng.
- Quan sát các hiện tượng lao động bảo vệ môi trường của người lớn như trồng
cây và chăm sóc cây, chăm sóc vật nuôi, vệ sinh làm sạch môi trường xung quanh.

12


* Thí nghiệm và thực hiện nhỏ:
- Tổ chức cho trẻ làm các thí nghiệm, thực nghiệm đơn giản như thí nghiệm về cây
trồng cần nước và ánh sáng, thí nghiệm lọc nước và ô nhiễm nước bằng rác, không

khí bị ô nhiễm do bụi, khói
* Thông qua các chủ đề:
+ Bản thân
+ Trường mầm non
+ Gia đình
+ Nghề nghiệp
13


+ Tết và mùa xuân
+ Các hiện tượng tự nhiên
+ Thế giới động vật và thực vật
+ Phương tiện và luật giao thông
+ Quê hương - đất nước -Bác hồ
* Vào các thời điểm trong một ngày ở trường mầm non:
+ Đón trẻ - chơi tự chọn
+ Trò chuyện sáng
+ Dạo chơi
+ Vệ sinh
+ Hoạt động góc
+ Giờ ăn
+ Hoạt động chiều
+ Lao động, chăm sóc vườn rau
+ Nêu gương, trả trẻ.
Giải pháp 5:Tăng cường cơ sở vật chất:
* Để phục vụ cho việc giáo dục trẻ bảo vệ môi trường trong trường Mầm non đạt
được hiệu quả nhà trường cần đảm bảo đầy đủ các điều kiện sau:
- Xây dựng môi trường thiên nhiên phong phú:
-+ Trông nhiều loại cây khác nhau: Cây ăn quả, cây bóng mát, cây rau, hoa, cỏ…


14


+ Có khu nuôi một số con vật để trẻ quan sát, chăm sóc con vật.
- Tiết kiệm trong tiêu dùng:
+ Làm đồ dùng, đồ chơi từ nguyên vật liệu sẵn có, rẻ tiền (lớp xe cũ, dây thừng, tấm
ván, gạch).
+ Có thùng, hộp để bảo quản đồ dùng, đồ chơi sau khi sử dụng.
+ Có bể chứa nước, có van khoá vòi.
+ Có nội quy sử dụng tiết kiệm điện nước.
- Vệ sinh trường lớp ngăn lắp:
+ Đặt thùng rác ở nhiều nơi để trẻ và phụ huynh vứt rác thuận tiện. Thùng rác phải
có nắp đậy, rác được đổ vào thùng đựng phải được rửa sạch hàng ngày.
+ Cống phải có nắp đậy, thường xuyên khơi thông cống rãnh.
15


+ Mở cửa thông thoáng lớp học.
+ Vệ sinh lớp học, trường theo định kỳ.
- Xây dựng nếp sống lành mạnh cho trẻ:
+ Có nước sạch, có đầy đủ phòng học cho trẻ vui chơi học tập.
+ Có nhà vệ sinh cho trẻ trai, trẻ gái.
- Thu hút trẻ tham gia bảo vệ môi trường của trường, lớp học.
+ Tổ chức cho trẻ tham gia lao động thu gom rác ở sân trường, tưới cây.
+ Trẻ tham gia phân loại rác.
* Trong nhóm, lớp cần phải đảm bảo các điều kiện sau:
- Có góc thiên nhiên để trẻ gieo trồng cây làm thử nghiệm và chăm sóc cây.
- Có đầy đủ các đồ dùng phục vụ cho việc chăm sóc trẻ (chậu, khăn mặt, giá
phơi khăn, ca, cốc, lược, bình đựng nước uống).
- Đồ đùng đồ chơi được làm từ nguyên vật liệu sẵn có của địa phương, được sắp

xếp gọn gàng, dễ lấy.
- Có thùng đựng rác, có các dụng cụ để trẻ tham gia các buổi lao động: Chơi,
bình tưới cây, khăn lau, xô, chậu…
- Có lịch vệ sinh phòng nhóm hàng ngày, hàng tuần.
Giải pháp 6: Kiểm tra, đánh giá:
- Thông qua các hình thức quan sát các hành động của trẻ hoạt động thực tiễn
(hoạt động lao động vừa sức với trẻ), xem tranh ảnh, băng hình có nội dung về môi
trường và các hành động của con người ảnh hưởng giữa giả định khác nhau, có thể
xảy ra trong thực tiễn hoặc tận dụng các tình huống thực đang xảy ra, yêu cầu trẻ
giải quyết… để kiểm tra, đánh giá hiệu quả công việc giáo dục trẻ bảo vệ môi trường
ở trường mầm non.
Giải pháp 7: Phê phán, rút kinh nghiệm:
- Giáo viên thường xuyên có những ghi chép, đánh giá việc lĩnh hội kiến thức
về bảo vệ môi trường của trẻ, qua đó thấy được những điều còn tồn tại, những việc
chưa làm được để đúc rút cho bản thân những bài học kinh nghiệm qúy báu sao cho

16


việc giáo dục bảo vệ môi trường trong trường mầm non đạt được những hiệu qủa tốt
nhất, thiết thực nhất.
Giải pháp 8: Biểu dương, tuyên truyền:
Giáo viên yêu cầu lợi dụng các tình huống có thật trong thực tế để tuyên truyền,
giáo dục trẻ như:
+ Giờ dạo chơi: Bạn A biết nhặt vỏ hộp sữa ở sân trường bỏ vào thùng rác.
+ Trong giờ tạo hình: Bạn biết nhặt giấy vụn rơi xuống lớp vứt vào thùng rác.
+ Giờ hoạt động góc: Bạn C tự lấy giẻ lau các đồ dùng, đồ chơi có bụi bẩn.
+ Trong khi ăn: Nhiều bạn ăn hết suất, không để cơm rơi vãi, không nói chuyện
riêng trong giờ ăn
Một trong những đặc điểm của trẻ mẫu giáo là rất thích được cô khen ngợi, nêu

việc lấy hành động của mình, của bạn để làm gương cho bạn khác sẽ làm cho trẻ
phấn khích hơn, nhớ lâu hơn.
Giải pháp 9: Tham quan dã ngoại:
- Tổ chức cho trẻ đi tham quan các danh lam thắng cảnh nơi trẻ sống, các cơ sở
sản xuất, nguồn nước, trang trại, vườn cây… nhằm làm phong phú thêm kinh
nghiệm của trẻ về môi trường và hình thành ở trẻ thái độ đối với môi trường
Giải pháp 10: Xử lý tình huống:
Đây là một dạng của hoạt động thực hành: Bao gồm:
- Xử lý các tình huống thực: Giáo viên tận dụng các tình huống xảy ra trong
thực tiễn cuộc sống của trẻ để giáo dục bảo vệ môi trường như xử lý giấy vụn sau
khi hoạt động tạo hình, khi thấy cây bị héo, khi trên bề mặt đồ dùng có bụi khi còn
thức ăn thừa.
- Xử lý tình huống giả định: Giáo viên đử ra các tình huống giả định và trẻ đưa
ra các phương án giải quyết như: “Cháu sẽ làm gì khi thấy nước chảy tràn ra ngoài?
khi cháu muốn vứt vỏ mà không thấy có thùng rác”.
Giải pháp 11: Sử dụng các phương pháp giáo dục bảo vệ môi trường trong
trường mầm non:
17


- Đàm thoại, trò chuyện
- Đọc sách, nghe kể chuyện
- Diễn tả
- Tổ chức môi trường sinh thái phù hợp trong trường mầm non như là một
phương pháp giáo dục thái độ nhân văn của trẻ đối với môi trường.
- Quan sát
- Duy trì những điều kiện sống cần thiết cho các đối tượng phương pháp chủ
yếu để giáo dục thái độ nhân văn của trẻ đói với môi trường.
- Lao động của trẻ.
- Sử dụng những phương tiện hình ảnh để giáo dục hứng thú, tình yêu của trẻ

đối với môi trường.
- Thảo luận về các tình huống giả định và tình huống trong thực tế.
- Tấm gương của cô giáo.
Chương 4: Kiểm chứng các giải pháp đã triển khai của sáng kiến
4.1 Sự cần thiết giáo dục trẻ bảo vệ môi trường trong trường mầm non:
* Lĩnh vực 1: Con người và môi trường
- Vệ sinh môi trường phòng, nhóm, lớp học, gia đình và làng xóm, lau chùi, sắp
xếp đồ dùng, đồ chơi gọn gàng ngăn nắp…
- Sống tiết kiệm: Giữ gìn đồ dùng, đồ chơi, tiết kiệm trong sinh hoạt.
- Quan tâm bảo vệ môi trường: Môi trường là nơi sinh sống của con người,
phân biệt môi trường tốt – xấu, các hành động bảo vệ môi trường.
* Lĩnh vực 2: Con người và thế giới động – thực vật:
- Đặc điểm của cây, con, hoa, quả: có nhiều cây cối, con vật khác nhau, chúng
sống ở các môi trường khác nhau và ăn các loại thức ăn khác nhau.
- Sự thích nghi của các cây cối, con vật với môi trường sống: Cây cối, con vật
cung cấp cho con người thức ăn, thuốc chữa bệnh, quần áo để mặc, làm nhà, làm
trong sạch không khí, giảm chất độc hại.
- Chăm sóc bảo vệ cây cối, con vật: Tác hại chặt cây phá rừng, giết các con thú
quý hiếm, trẻ tham gia chăm sóc bảo vệ cây cối và các con vật.
18


* Lĩnh vực 3: Con người và các hiện tượng thiên nhiên:
- Gió: Các loại gió khác nhau: ích lợi và tác hại của gió, biện pháp tránh gió
(đội mũ, bịt khăn, đóng cửa.)
- Nắng và mặt trời: Phân biệt mặt trời và mặt trăng: Khi nào xuất hiện mặt trời
và mặt trăng, ích lợi và tác hại của nắng, biện pháp tránh nắng.
- Hạn hán: Hiện tượng, nguyên nhân và tác hại của hạn hán.
- Mưa: Hiện tượng, nguyên nhân và tác hại của bão lũ.
* Lĩnh vực 4: Con người và tài nguyên

- Tài nguyên đất: Tác dụng của đất: Biện pháp bảo vệ đất
- Tài nguyên nước: Các loại nước, tác dụng của nước, nguyên nhân gây ô nhiễm
nước, biện pháp bảo vệ nguồn nước sạch.
- Danh lam thắng cảnh: Mục đích sử dụng danh lam thắng cảnh, biện pháp giữ
gìn bảo vệ danh lam thắng cảnh.
* KẾT QUẢ CHUNG
* Với trẻ:
- 100% số trẻ tham gia tích cực vào việc bảo vệ môi trường trong trường mầm
non, luôn có ý thức và mong muốn tạo nên môi trường xanh – sạch - đẹp trong tất cả
các hoạt động của trẻ ở trường.
* Với cô:
- Trong quá trình chăm sóc, giáo dục trẻ 3 - 4 tuổi ở trường, tôi đã tìm được cho
mình những phương pháp và kinh nghiệm khá thành công trong việc giáo dục trẻ
bảo vệ môi trường, được các cấp lãnh đạo, Ban giám hiệu nhà trường, đồng nghiệp
và các bậc phụ huynh đánh giá cao. Điều quan trọng nhất là tôi đã thành công trong
việc hình thành cho trẻ ý thức bảo vệ môi trường ngay từ bậc học đầu tiên, góp phần
Nội dung đánh giá
Năm học 2013-2014 Năm học 2014-2015
vào
việc
hình
thành
nhân
cách
toàn
diện
cho trẻ - những chủ nhân tương lai của đất
- Hiểu biết của trẻ về môi trường
75%
95%

xanh
sạch
đẹp
nước – những con người của thời đại mới luôn biết giữ gìn và tạo nên một hành tinh
- Ý thức giữ gìn và bảo vệ môi
80%
100%
giàu
đẹp trong
hoà bình
và xanh
trường
trường
mầmtươi.
non
Tiết
kiệm
nguyên
*-So
sánh
kết các
quảnguồn
giữa năm
học vật
2013-2014 với70%
năm học 2014 2015 trên
trẻ:
100%
liệu
- Giữ gìn đồ dùng, đồ chơi

85%
100%
- Biết yêu thương chăm sóc loài
vật

19

80%

100%


PHẦN 3: KẾT LUẬN
1 . Những vấn đề quan trọng nhất:
Việc đưa giáo dục môi trường vào trường mầm non là hết sức cần thiết và quan
trọng vì:
- Tuổi mầm non là giai đoạn rất nhạy cảm để phát triển ý thức về việc tôn trọng
và chăm sóc môi trường thiên nhiên xung quanh. Những kinh nghiệm trong hoạt
động với môi trường ở giai đoạn này có ý nghĩa lớn đến sự phát triển tiếp theo của
con người về ý thức bảo vệ môi trường.
- Sự tác động qua lại với môi trường thiên nhiên một cách tích cực trong tuổi
mầm non sẽ góp phần quan trọng cho sự phát triển sức khỏe. Sự hợp tác này sẽ tăng
cường chất lượng cuộc sống cũng như chất lượng học tập trong giai đoạn đầu tiên
của cuộc đời mỗi con người.
Trong thực tế, các nước trên thế giới đều coi giáo dục là công cụ thay đổi xã hội
và giáo dục môi trường đã sử dụng các nguyên lý là:
+ Tiếp cận với thực tế.
+ Tăng cường tri thức và hiểu biết
+ Kiểm nghiệm cách ứng xử và các giá trị
+ Cung cấp những kỹ năng và kinh nghiệm

+ Khuyến khích các hoạt động
2: Hiệu quả thiết thực của sáng kiến

20


+ Hiểu biết về bản chất các vấn đề của môi trường: Tính phức tạp, quan hệ
nhiều mặt, nhiều chiều, tính hữu hạn của tài nguyên thiên nhiên và khả năng chịu tải
của môi trường, quan hệ chặt chẽ giữa môi trường và phát triển, giữa môi trường và
địa phương, vùng, quốc gia với môi trường khu vực và toàn cầu.
+ Nhận thức được ý nghĩa, tầm quan trọng của các vấn đề môi trường như một
nguồn lực để sinh sống, lao động và phát triển với bản thân họ cũng như đối với
cộng đồng quốc gia của mình và quốc tế. Từ đó có thái độ, cách ứng xử đúng đắn
trước các vấn đề môi trường, xây dựng cho mình quan niệm đúng đắn về ý thức
trách nhiệm, về giá trị nhân cách để dần hình thành các kỹ năng thu thập số liệu và
phát triển sự đánh giá thẩm mỹ.
+ Có tri thức, kỹ năng, phương pháp hành động để nâng cao năng lực trong việc
lựa chọn phong cách sống hợp lý và khôn ngoan các nguồn tài nguyên thiên nhiên để
họ có thể tham gia có hiệu quả vào việc phòng ngừa và giải quyết các vấn đề môi
trườn cụ thể nơi họ ở và làm việc.
+ Các giáo viên phải luôn tận dụng các cơ hội, phương pháp lồng ghép sao cho
phù hợp và gây hứng thú cho trẻ ngay từ đầu hoạt động.
+ Luôn trao đổi, học hỏi, đúc rút kinh nghiệm của đồng nghiệp cũng như của
những người đi trước. Không ngừng tự học hỏi, tự bồi dưỡng, tự rèn luyện mình về
trình độ chuyê môn.
+ Làm các đồ dùng đồ chơi, sưu tầm các tư liệu băng hình phù hợp với nội dung
giáo dục trẻ bảo vệ môi trường trong trường mầm non, nhất là việc ứng dụng công
nghệ thông tin trong việc giáo dục trẻ.
3.Kiến nghị:
Qua quá trình nghiên cứu thực nghiệm tìm ra biện pháp giáo dục trẻ 4-5 tuổi

bảo vệ môi trường trong trường mầm non đạt hiệu quả tốt nhất, tôi có một số kiến
nghị như sau:
* Về phía giáo viên:

21


- Cần học hỏi thêm nhiều kinh nghiệm về phương thức thực hiện các biện pháp
hướng dẫn trẻ bảo vệ môi trường trong trường mầm non sao cho phù hợp với từng
lứa tuổi, ở từng giai đoạn khác nhau.
- Khi hướng dẫn trẻ cần phát huy tính tích cực, sự tò mò, ham hiểu biết của trẻ.
- Tạo cho trẻ môi trường hoạt động có quan sát, khám phá, tìm tòi, phát hiện
những biểu tượng mới lạ để vận dụng linh hoạt, sáng tạo vào hoạt động hàng ngày
Nội dung
Trang
để giáo dục của trẻ.
Phần I: Phần mở đầu
* Về
phía
1.Lý
do trường
chọn đềmầm
tài non:
Mụccực
đíchlàm
nghiên
- -Tích
côngcứu
tác tham mưu với các cấp lãnh đạo làm công tác tuyên
- Thời gian địa điểm

truyền -tới
mọi góp
tầngmới
lớpvề
trong
hộitiễn
bằng cách tổ chức các hội thi trong đó có nội
Đóng
mặt xã
thực
Phần là
II:chủ
Thực
trường
dung chính
đềtrạng
môi của
trường
để từng bước củng cố cơ sở vật chất đầu tư cho
hoạt động này và nâng dần chất lượng trong trường mầm non để việc giáo dục
trẻthứcggìn
PHỤ LỤC

22


23




Top 7 Sáng Kiến Kinh Nghiệm Bảo Vệ Môi Trường Mầm Non Ấn Tượng Nhất

Trang chủ » Tài Liệu Sáng Kiến Kinh Nghiệm » Top 7 Sáng Kiến Kinh Nghiệm Bảo Vệ Môi Trường Mầm Non Ấn Tượng Nhất

  • 15/10/2021
  • Sáng kiến kinh nghiệm một số biện pháp giáo dục trẻ 3 4 tuổi bảo vệ môi trường trong trường mầm non
    Trần Khánh Ngân
5 / 5 ( 2 bình chọn )

Sáng kiến kinh nghiệm bảo vệ môi trường mầm non là một phần trong phát triển chuyên môn của giáo viên mầm non. Sáng kiến kinh nghiệm giúp các thầy cô giáo nuôi dưỡng và hình thành cho trẻ ý thức bảo vệ môi trường tự nhiên – vấn đề đang được quan tâm trên toàn cầu. Cùng Best4Team điểm qua những đề tài sáng kiến mới nhất cho lĩnh vực này qua bài viết sau.

Sáng kiến kinh nghiệm một số biện pháp giáo dục trẻ 3 4 tuổi bảo vệ môi trường trong trường mầm non
Chia Sẻ 7 Sáng Kiến Kinh Nghiệm Bảo Vệ Môi Trường Mầm Non Ấn Tượng Nhất

SKKN: Một số biện pháp giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ trong trường mầm non

Bảo vệ môi trường là những hoạt động giữ cho môi trường trong lành, sạch đẹp, đảm bảo cân bằng sinh thái, ngăn chặn và khắc phục hậu quả mà con người hay thiên nhiên gây cho môi trường. » Xem thêm

Tóm tắt nội dung tài liệu

  1. SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỂ TÀI: MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÁO DỤC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CHO TRẺ TRONG TRƯỜNG MẦM NON
  2. Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo bao quanh con người. Môi trường có tầm quan trọng đặc biệt đối với đời sống con người và sự phát triển kinh tế văn hoá của đất nước, của nhân loại. Bảo vệ môi trường là những hoạt động giữ cho môi trường trong lành, sạch đẹp, đảm bảo cân bằng sinh thái, ngăn chặn và khắc phục hậu quả mà con người hay thiên nhiên gây cho môi trường. Giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ mầm non là quá trình giáo dục có mục đích nhằm phát triển ở trẻ những hiểu biết sơ đẳng về môi trường, có sự quan tâm đến vấn đề môi trường phù hợp với lứa tuổi, được thể hiện qua những kiến thức, thái độ hành vi của trẻ đối với môi trường xung quanh. Vấn đề ô nhiễm môi trường đang diễn ra liên tục ở tất cả các nước trên thế giới, ô nhiễm môi trường ảnh hưởng tới toàn cầu như tình trạng ô nhiễm không khí, nguồn nước, hạn hán lũ lụt ... xảy ra liên tục mà gần đây nhất như Trung Quốc đang trả giá cho tình trạng ô nhiễm làm ảnh hưởng tới sức khoẻ. Nhân tố con người là yếu tố chính làm cho tình trạng ô nhiễm càng ra tăng trầm trọng nhưng chính con người cũng là nhân tố bảo vệ môi trường và cải thiện môi trường sống. Môi trường sống của con người là vũ trụ bao la,
  3. trong đó hệ mặt trời và trái đất là bộ phận có ảnh hưởng trực tiếp rõ nét nhất. Môi trường thiên nhiên bao gồm các nhân tố thiên nhiên: đất, nước, không khí, ánh sáng ...tồn tại khách quan ngoài ý muốn của con người. Môi trường nhân tạo gồm những nhân tố vật lý, sinh học, xã hội do con người tạo nên, chịu sự chi phối của con người. Môi trường xã hội bao gồm mối quan hệ giữa người với người. Những vấn đề môi trường này nó cùng nhau tồn tại, xen lẫn và tương tác chặt chẽ vào nhau. Đặc biệt hơn hiện nay sự bùng nổ dân số cùng với quá trình đô thị hóa nhà máy, xí nghiệp đã tạo ra nhiều khí thải ... đang xâm nhập và làm ảnh hưởng đến sức khỏe và cuộc sống của con người. Trẻ biết môi trường xung quanh trẻ bao gồm những gì? Trẻ biết phân biệt được môi trường xung quanh trẻ, những việc làm tốt - xấu đối với môi trường và làm gì để bảo vệ môi trường? Hay cũng có thể giáo dục trẻ cách chăm sóc giữ gìn sức khỏe cho bản thân trẻ, biết chăm sóc và bảo vệ cây cối, bảo vệ con vật nơi mình ở. Biết về một số ngành nghề, văn hóa, phong tục tập quán của địa phương, xây dựng cho trẻ niềm tự hào và ý thức gìn giữ bảo tồn văn hoá dân tộc.
  4. Vì vậy việc giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ trong trường mầm non là nhiệm vụ vô cùng quan trọng. Số này xin giới thiệu cùng các đồng nghiệp “Một số biện pháp giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ trong trường mầm non” như sau: 1. Tích hợp, lồng ghép nội dung GDBVMT trong các chủ đề: 1.1 Thông qua hoạt động học: Trẻ được tham gia nhiều vào các hoạt động khác nhau: Phát triển thể chất, khám phá khoa học, âm nhạc, làm quen tác phẩm văn học, tạo hình...Mỗi hoạt động trên đều có những đặc trưng riêng và có ưu thế khác nhau như: trẻ quan sát, đàm thoại, thực hành trải nghiệm, thí nghiệm, chơi các trò chơi... với trẻ để trẻ nhận ra được những việc làm tốt, không tốt, những hành động đúng, hành động không đúng kích thích trẻ suy nghĩ, bộc lộ tình cảm, có thái độ phù hợp với môi trường trong và ngoài lớp học. Ví dụ:
  5. 1.1.1 Chủ đề “Trường mầm non thân yêu của bé”: Ngoài việc cung cấp cho trẻ kiến thức về chủ đề, cô giáo dục trẻ có ý thức giữ gìn vệ sinh trường lớp sạch sẽ, không hái hoa bẻ cành cây xung quanh trường lớp... Tổ chức cho trẻ chơi trò chơi “ chọn những hành vi đúng - sai”. Cô làm tranh vẽ về việc giữ gìn bảo vệ môi trường của một bạn nhỏ như: bé vứt rác vào thùng, vứt rác bừa bãi, bé quét nhà, giẫm lên cỏ, bé đu cành cây, bé ngồi lên bàn, bé tranh giành đồ chơi...Sau đó chia trẻ làm hai đội, mỗi đội có một bức tranh yêu cầu trẻ phải bật qua các vòng và yêu cầu đội khoanh tròn các hành vi đúng và một đội khoanh vào những hành vi sai. Thời gian sau một bản nhạc đội nào khoanh được đúng theo yêu cầu là chiến thắng. 1.1.2 Chủ đề “ Bản thân bé”: Giáo dục trẻ biết ích lợi của việc giữ gìn vệ sinh thân thể, vệ sinh môi trường đối với sức khoẻ con người. Trẻ có hành vi và thói quen tốt trong ăn uống: mời cô, mời bạn, không ăn quà vặt ngoài đường... Nhận biết ký hiệu thông thường: nhà vệ sinh nam, nữ, thùng đựng rác... và nhận biết một số vật dụng, nơi nguy hiểm đối với bản thân: dao, kéo, ổ cắm điện, ao, hồ... Giờ khám phá khoa học: “Năm giác quan của bé”. Cho trẻ khám phá thực hành trải nghiệm các giác quan và qua đó giáo dục trẻ biết chăm sóc giữ gìn đôi mắt (không dụi tay bẩn lên mắt, rửa mặt hàng ngày bằng nước và khăn sạch). Giáo dục trẻ biết giúp đỡ những bạn bị khiếm thị, bị cận... không cho tay bẩn vào tai, không dùng que ngoáy tai của mình và của bạn, khi tắm gội chú ý không để nước chui vào tai... biết đội mũ, ô khi ra nắng và đeo khẩu trang, thường xuyên đánh răng và không ăn những thức ăn quá nóng, quá lạnh, phải giữ vệ sinh răng miệng hàng ngày, tiết kiệm nước khi rửa tay và đánh răng... Hay giờ hoạt động âm nhạc bài hát “ Cùng nhau bảo vệ môi trường” nhạc và lời nước ngoài: (Jang Young Song) cô GDBVMT cho trẻ bằng cách giáo dục trẻ qua bài hát: Cô hỏi: Trong bài hát, rác trước khi vứt vào thùng phải làm gì? (Phải phân loại rác). Bài hát nên khuyên chúng ta nên phân loại rác trước khi cho vào thùng rác, phải luôn ý thức sử dụng lại các đồ vật có thể dùng được. 1.1.3 Chủ đề “ Gia đình thân yêu của bé” : Trẻ thấy được sự thay đổi của môi trường xung quanh nhà của trẻ, nhận biết được môi trường sạch, môi trường bẩn trong gia đình. Biết quý trọng giữ gìn đồ dùng trong gia đình, cất đồ dùng, đồ chơi đúng chỗ, bỏ rác đúng nơi quy định, không khạc nhổ bừa bãi...có ý thức về những điều nên làm như: khoá vòi nước khi không sử dụng, tắt điện khi ra khỏi phòng....
  6. Tiết KPKH “ Đồ dùng sử dụng bằng điện trong gia đình bé”: Trẻ biết một số đồ dùng sử dụng bằng điện trong gia đình như: bóng điện để thắp sáng, quạt, tivi, đài, tủ lạnh, ấm điện... Cô giáo dục trẻ những kỹ năng sử dụng đồ dùng bằng điện đúng cách vừa tiết kiệm lại có thể bảo quản đồ dùng, tránh được những vấn đề gây cháy nổ hay nguy hiểm khác. Cô đưa ra các tình huống nhằm lồng ghép nội dung “sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả” như khi ra khỏi phòng các con phải làm gì? (Tắt đèn, tắt tivi, quạt...). 1.1.4 Chủ đề “Thế giới thực vật” : Giáo dục trẻ biết quá trình phát triển của cây, ích lợi của cây xanh với môi trường sống và biết chặt phá rừng bừa bãi làm cho môi trường ô nhiễm, thiên tai xẩy ra nhiều và nghiêm trọng ảnh hưởng tới đời sống của con người. Đề tài : Cây xanh quanh bé: cô giáo dùng biện pháp sau: Cho trẻ chuẩn bị đồ dùng bằng vỏ hộp sữa chua hay vỏ mì tôm cho trẻ làm thí nghiệm “ Trồng cây’’ Trẻ được tự tay gieo trồng và mục đích là trẻ được thực hành, tìm hiểu và hàng ngày quan sát chăm sóc để trẻ biết thứ tự phát triển của cây. Sưu tầm bài hát, bài thơ, câu đố, hò vè... về các loài cây để trẻ biết được ích lợi của cây đối với con người từ đó trẻ có thái độ yêu quí biết chăm sóc bảo vệ cây xanh (không bứt lá, bẻ cành, lá, hoa, không giẫm lên cỏ, hoa...). Bên cạnh đó cô mở rộng tìm những video về những cây thực vật sống trong lòng Đại dương, biển, đảo cho trẻ tìm hiểu và cung cấp cho trẻ thấy được môi trường biển đang bị ô nhiễm do khai thác chặt phá cây trồng ven biển và các loại tảo, rong biển quá mức. 1.1.5 Chủ đề “Thế giới động vật”: Ngoài việc cung cấp cho trẻ kiến thức về đặc điểm, ích lợi cũng như tác hại của một số con vật với đời sống con người, cô còn giáo dục trẻ yêu quí các con vật nuôi, mong muốn và thực hiện những hành động tốt để chăm sóc bảo vệ những con vật gần gũi. VD: Trong chủ đề nhánh : Bé biết gì về một số động vật sống dưới nước” cô cho trẻ cùng quan sát thí nghiệm với 2 con cá ở 2 bình nước khác nhau (bình nước sạch và bình nước bẩn) cho trẻ nhận xét về sự tồn tại của hai con cá đó. Cô còn mở rộng về một số động vật đang sống trong lòng Đại dương như cá thu, tôm, cua... để trẻ biết thêm về thế giới động vật nhưng chúng đang có nguy cơ tuyệt chủng do ý thức con người. Cô nhấn mạnh trong tự nhiên có rất nhiều con vật nhưng chúng có tên gọi, đặc điểm, hình dáng và môi trường sống khác nhau chúng đều cần được chăm sóc và bảo vệ.
  7. 1.1.6 Chủ đề “giao thông”: Cô giúp trẻ hiểu được: - Một số đồ dùng nguy hiểm, một số quy định đơn giản để đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông - Các hành vi văn minh khi tham gia giao thông. Trẻ phải nắm được phương tiện giao thông thải ra khói bụi: ô tô, xe máy, tàu hỏa… thải khói vào không khí. Biện pháp: Cho trẻ xem những video hình ảnh của các phương tiện giao thông gây ô nhiễm môi trường Người đi xe máy không đội mũ bảo hiểm, ngồi trên xe thò đầu qua cửa sổ, người ngồi sau đứng lên xe đạp, xe máy, đi xe không đeo kính khẩu trang, người đi bộ đi trên vỉa hè, đi đúng luật giao thông, trẻ em đá bóng dưới lòng đường hình ảnh người đi xe máy đeo khẩu trang, đeo kính đội mũ bảo hiểm... Sau đó cho trẻ gạch nối những hành động đúng - sai khi tham gia giao thông, tô tranh những phương tiện giao thông bảo vệ môi trường, lựa chọn những lô tô phương tiện giao thông không gây ô nhiễm môi trường... Giáo dục trẻ đi đường biết bịt khẩu trang, đội mũ bảo hiểm tránh tai nạn, bố mẹ đưa đến trường phải để xe đúng quy định, không cho xe đi vào sân trường khói bụi làm ô nhiễm môi trường. Trẻ biết nhận ra cái đẹp trong việc giữ gìn các đồ dùng, phương tiện đi lại của gia đình sạch sẽ, gọn gàng, ngăn lắp. 1.1.7 Một số hiện tượng tự nhiên: Giúp trẻ biết về các hiện tượng tự nhiên: gió, mây,mưa, sấm chớp, sét, lũ lụt,… Qua đó trẻ biết phân biệt đặc điểm của nước, nguồn nước sạch, nước bẩn, ích lợi của nước sạch, biết tiết kiệm nước sạch, tránh xa những nguồn nước bẩn gây ô nhiễm bệnh tật cho con người...tác hại do một số hiện tượng tự nhiên mang lại. Trong đề tài “ Sự kỳ diệu của không khí”: Cô cung cấp cho trẻ biết được đặc điểm không khí như không màu, không mùi, không vị, biết được không khí có ở đâu, một số tác dụng đơn giản của không khí cũng như một số yếu tố gây ô nhiễm không khí và giáo dục cho trẻ có ý thức trong bảo vệ môi trường không khí. Như vậy việc lồng ghép GDBVMT cho trẻ thông qua các chủ đề khác rất phong phú, đa dạng. Chúng ta cần lồng ghép tích hợp để giúp trẻ có những kiến thức hiểu biết về chăm
  8. sóc cho bản thân, về môi trường xung quanh gần gũi với bản thân, biết sử dụng và giữ gìn đồ dùng luôn sạch sẽ gọn gàng, ngăn nắp... biết sống vì môi trường, bảo vệ và giữ gìn môi trường, có thái độ đúng với môi trường một cách tích cực và hiệu quả. 2.Giáo dục bảo vệ môi trường thông qua các hoạt động khác 2.1 Giáo dục bảo vệ môi trường thông qua hoạt động vui chơi Hoạt động chơi mang tính tích hợp cao trong giáo dục trẻ, thông qua các trò chơi phân vai, trẻ đóng vai và thể hiện các công việc của người làm công tác bảo vệ môi trường như: Trồng cây, chăm sóc cây, nhặt rác xung quanh khu vực của lớp mình, hướng cho trẻ đóng vai bác sĩ phòng khám đa khoa (khám chữa bệnh cho mọi người, chú ý giữ gìn vệ sinh phòng khám, xử lý rác thải y tế...) Rồi cho trẻ đóng vai cảnh sát giao thông đi bắt những người vi phạm lấn chiếm vỉa hè, gây mất trật tự công cộng, đi sai đường, bán hàng
  9. rong... giáo dục trẻ luật lệ an toàn giao thông và bảo vệ môi trường - Trò chơi gia đình: Phải dọn dẹp nhà cửa, lau chùi nền nhà sạch sẽ, quét màng nhện trong nhà; quần áo gấp gọn gàng, ngăn nắp; đi mua đồ dùng gia đình giữ gìn không rơi vỡ, nhắc nhở mọi người phải sống tiết kiệm; trước khi ăn phải rửa tay. - Trò chơi nấu ăn: tập làm món ăn đơn giản, chú ý vệ sinh dụng cụ nhà bếp. - Góc xây dựng: Xây dựng công viên cây xanh, sắp xếp đồ dùng ngăn lắp hợp lý. - Góc nghệ thuật: Múa hát những bài hát theo chủ đề, tạo một số đồ dùng từ những nguyên vật liệu thiên nhiên và phế liệu, dùng xong cất đúng nơi qui định... - Góc thiên nhiên: Bác làm vườn chăm sóc vườn cây, lau lá, nhổ cỏ, tưới cây, nhặt lá khô, trồng cây, gieo hạt, chơi với cát nước (chơi xong phải rửa tay, chân bằng xà phòng). 2.2 Thông qua tổ chức giờ ăn, ngủ cho trẻ Đây là hoạt động nhằm hình thành các nề nếp thói quen trong sinh hoạt, đáp ứng sinh lí, trẻ được vui vẻ và thoải mái như : Cô thường xuyên nhắc trẻ phải biết kê bàn ngay ngắn, biết lấy khay (đựng cơm thừa, cơm rơi vãi và 1 khay để khăn ướt lau miệng). Sau đó ra xếp hàng rửa tay bằng xà phòng theo quy trình 7 bước (cô bao quát nhắc nhở trẻ thực hiện). Trong khi ăn cô nhắc trẻ nhai kỹ, ăn hết xuất, khi ho phải lấy tay che miệng, không nói chuyện trong khi ăn tạo những thói quen văn minh lịch sự trong khi ăn. Ăn xong biết xếp bát, thìa vào nơi quy định một cách gọn gàng, sau đó trẻ đi đánh răng, lau miệng, nhắc nhở trẻ tiết kiệm nước bằng cách lấy cốc hứng nước, không vặn vòi nước chảy liên tục khi đánh răng. Nhắc trẻ giữ gìn vệ sinh phòng, nhóm sạch sẽ, đi vệ sinh phải đúng nơi quy định, đi xong để dép lên giá xếp ngay ngắn theo tổ, sau đó biết lấy gối đi ngủ, biết gấp quần áo và để đúng nơi quy định. 2.3 Thông qua hoạt động đi dạo đi thăm Trẻ được quan sát trực tiếp với môi trường tự nhiên, các địa danh xung quanh trường, lớp để trẻ cảm nhận về vẻ đẹp của môi trường quanh trẻ và có ý thức giữ gìn và bảo vệ.
  10. Cô cho trẻ được đi thăm quan môi trường trong lớp học của những lớp học khác, khu vực quanh trường và thăm quan nghĩa trang liệt sĩ, uỷ ban nhân dân (UBND)xã, phường...Yêu cầu trẻ nhận xét về vệ sinh môi trường ở tại nơi đó và tìm ra cách khắc phục bảo vệ môi trường. Cô cho trẻ quan sát hoạt động lao động của người lớn đang trồng và chăm sóc cây cối, con vật, làm sạch môi trường xung quanh. 2.4 Thông qua hoạt động lao động (ngoại khoá) Cô hướng dẫn trẻ làm một số đồ dùng, đồ chơi từ nguyên vật liệu thiên nhiên và vật liệu đã qua sử dụng: Lấy lá chuối bện con vật, bện kèn, nhặt hoa cỏ dại tập gói hoa tặng cô, tặng mẹ....Lấy hột hạt, vỏ hến, sỏi… để xếp hoa, quả. Thông qua đó giáo dục trẻ ý thức tiết kiệm và ý thức lao động sáng tạo. Thường vào các buổi thứ 6 cuối tuần cô cho trẻ lao động vệ sinh môi trường xunh quanh trường lớp như : - Tổ 1: Thu gom rác xung quanh trường (nhặt giấy vun, vỏ bimbim, vỏ hộp sữa, thu gom lá bỏ vào thùng rác). - Tổ 2: Lau đồ dùng, đồ chơi, các giá để đồ chơi của lớp. - Tổ 3: Sắp xếp đồ chơi đúng nơi quy định Qua đó hình thành cho trẻ ý thức tự lập, tự giác và tinh thần đoàn kết cùng nhau bảo vệ môi trường. 2.5 Thông qua hoạt động nêu gương Hoạt động nêu gương cũng là một trong những hoạt động để thực hiện nhiệm vụ GDBVMT cho trẻ một cách có chiều sâu, giúp cho trẻ có ý thức bảo vệ môi trường một cách hiệu quả nhất. Vào những buổi nêu gương cô cho trẻ nêu kể những việc làm tốt giúp cô giáo và các bạn như: biết kê bàn ăn, biết gấp khăn, biết đổ khay thức ăn thừa vào nồi, biết nhặt rác để vào thùng, xếp ghế, có kỹ năng sống như biết chào hỏi, khi mắc lỗi với cô hoặc bạn thì biết xin lỗi, khi có người khác giúp đỡ hay cho quà thì biết cảm ơn... Qua những buổi nêu gương như vậy đã giúp trẻ làm tốt hơn những công việc hàng ngày trẻ lao động giúp cô. 2.6 Thông qua hoạt động lễ hội và giáo dục mọi lúc mọi nơi
  11. Hoạt động lễ hội có một vị trí rất quan trọng trong việc giáo dục trẻ bảo vệ môi trường. Thông qua việc tổ chức lễ hội, hình thành ở trẻ các kỹ năng, thái độ, hành vi tích cực về các địa danh và môi trường, biết bảo vệ ,giữ gìn môi trường và các địa danh nơi diễn ra lễ hội. Nội dung được tích hợp trong các hoạt động giáo dục dưới nhiêu hình thức như theo ý thích của trẻ hoặc trong thời gian dạo chơi ngoài trời hay thăm quan. Ví dụ ngày lễ, ngày tết Nguyên Đán cô phát động phong trào “Tết trồng cây”, cô cùng trẻ sưu tầm cây xanh, cây cảnh về trồng... và cùng tổ chức tưới và chăm sóc cây. Ngoài ra cô giáo vận dụng mọi lúc mọi nơi để giáo dục trẻ: Giờ ngủ dậy, giờ chơi tự do, thậm chí cả những lúc trẻ làm vệ sinh cá nhân cũng cần hướng dẫn trẻ. 3. Ứng dụng công nghệ thông tin Trong giai đoạn hiện nay, việc ứng dụng và sử dụng công nghệ thông tin vào công tác giảng dạy là vô cùng quan trọng, sử dụng công nghệ thông tin giúp cho trẻ có tư duy trực tiếp để phát huy tính tích cực của trẻ, trẻ hứng thú bao nhiêu thì kết quả đạt được càng tốt bấy nhiêu. Nếu lựa chọn đề tài để dạy trẻ trên mọi tiết học mà chỉ có tranh ảnh không thì trẻ rất dễ bị nhàm chán, chất lượng chắc chắn sẽ không cao. Chính vì vậy mà cô giáo phải luôn tìm tòi học hỏi cách làm các hiệu ứng PowerPoint và cài phần mềm giáo án điện tử trong đó là kho tàng những tư liệu, tài liệu có hình ảnh âm thanh hiệu ứng rất đẹp về các tất cả các chủ đề, các lĩnh vực giải trí... trong đó có cả tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường. Nhờ có các trò chơi trên máy vi tính như vậy trẻ của lớp sẽ hứng thú, đồng thời các thao tác trên máy của trẻ được thiết lập, tư duy phát triển mạnh, sự ghi nhớ các hình ảnh đúng - sai được dễ dàng. Ngoài những biện pháp trên cô giáo luôn sưu tầm những tài liệu nói về môi trường và sử dụng trên đĩa hình đưa vào máy vi tính và vào những giờ đón, trả trẻ thường mở trên máy vi tính cho trẻ xem như những hình ảnh như : Tệ nạn chặt phá rừng, lũ lụt, thiên tai, dịch cúm gia cầm, đốt rừng lấy củi. Rồi những hình ảnh trẻ em tắm nước bẩn, phóng uế bừa bãi, tắm cùng với trâu…bên cạnh đó cô giáo cần sưu tầm những hình ảnh mang tính giáo dục treo ở góc tuyên truyền như : Trẻ tích cực diệt ruồi muỗi, rửa tay đúng dưới vòi nước, rửa mặt sạch sẽ... hình ảnh bé tắt quạt, ti vi để tiết kiệm điện, quét rác đổ vào thùng, bé tưới cây xanh cùng cô, bé ngồi xe máy bịt khẩu trang và đội mũ bảo hiểm. Qua những hình ảnh đó có thể tiến hành ứng dụng dạy trẻ trên tiết học hoặc trong các hoạt động để khắc sâu kiến thức giáo dục môi trường cho trẻ.
  12. 4. Công tác phối kết hợp cùng phụ huynh Phụ huynh là nguồn động viên khích lệ và luôn sát cánh bên nhà trường bởi vì không những phụ huynh rèn nề nếp cho trẻ của mình mà còn tuyên truyền cho các bậc phụ huynh khác cùng ý thức để bảo vệ môi trường và nhiệt tình ủng hộ các phong trào của trường lớp. Cô giáo cần tuyên truyền với phụ huynh về sự ô nhiễm môi trường của địa phương hiện nay bằng cách: - Trưng bày các góc chơi, sản phẩm của trẻ để giới thiệu với phụ huynh. - Qua buổi đón trả trẻ nhắc nhở phụ huynh thường xuyên giáo dục trẻ bảo vệ môi trường. Nhắc nhở phụ huynh để xe đúng khu vực cho phép. - Lồng vào các buổi họp phụ huynh trao đổi về tầm quan trọng của việc giáo dục bảo vệ môi trường. Tuyên truyền phụ huynh rèn nề nếp cho trẻ ở nhà như nhắc trẻ biết chào hỏi người lớn, mời bố mẹ ăn cơm, ăn cơm xong biết lấy tăm, lấy nước... gấp quần áo để vào tủ của mình, cùng bố mẹ tham gia chăm sóc bảo vệ cây trong gia đình, giữ gìn vệ sinh nhà cửa sạch sẽ, tích cực diệt ruồi, muỗi... - Tuyên truyền bằng góc tranh ảnh ngoài cửa lớp học về các khu ô nhiễm môi trường, khu rác thải chưa được xử lý, những cánh đồng lạm dụng thuốc trừ sâu,… Hy vọng một số kinh nghiệm này sẽ giúp các đồng nghiệp đem lại hiệu quả khi giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ mầm non. Mong muốn nhận được những chia sẻ, trao đổi của các đồng nghiệp./. Tác giả: Nguyễn Thị Huệ Nguồn: Phòng Giáo dục mầm non

Skkn một số biện pháp giáo dục bảo vệ môi trường trong trường mầm non

  • doc
  • 18 trang
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

ĐỀ TÀI:
“MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÁO DỤC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
TRONG TRƯỜNG MẦM NON”

I- LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

1. Đặt vấn đề:
Từ xưa ông cha ta đã quan tâm đến vấn đề môi trường sống qua các câu tục ngữ,
thơ ca: “Nhà sạch thì mát, bát sạch ngon cơm”.
Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo bao quanh con người.
Môi trường có tầm quan trọng đặc biệt đối với đời sống con người và sự phát triển kinh tế
văn hoá của đất nước, của nhân loại .
Nhằm bảo vệ sức khoẻ nhân dân, bảo đảm cho con người được sống trong môi
trường trong lành góp phần bảo vệ môi trường khu vực và toàn cầu Ngày 27 /12 / 1993
Quốc hội đã thông qua “Luật bảo vệ môi trường”. Đồng thời Thủ tướng Chính phủ cũng
đã phê duyệt đề án “Đưa các nội dung bảo vệ môi trường vào hệ thống giáo dục quốc
dân”. Đối với giáo dục Mầm Non cung cấp cho trẻ em hiểu biết ban đầu về môi trường
sống của bản thân nói riêng và con người nói chung biết cách sống tích cực với môi
trường nhằm đảm bảo sự phát triển lành mạnh về cơ thể và trí tuệ.
Thực hiện sự chỉ đạo của Bộ Giáo dục-Đào tạo. Vụ giáo dục Mầm Non về giáo dục
bảo vệ môi trường cho Giáo viên Mầm Non .

Dựa vào tình hình thực tế của trường và địa phương. Trường chúng tôi đã có những
biện pháp cụ thể đối với giáo viên, đối với trẻ, đối với các bậc cha mẹ trong việc Giáo
dục bảo vệ môi trường cho trẻ Mầm Non.
Cùng với các nội dung giáo dục khác, giáo dục môi trường là một trong những nội
dung giáo dục quan trọng trong nhà trường chúng tôi.
2. Mục đích đề tài:
Việc giáo dục môi trường không những chỉ “Cho hôm nay và cho cả ngày mai”.
Nhằm xây dựng một trường học “xanh-sạch-đẹp” và một xã hội trong lành.
Giáo dục bảo vệ môi trường nhằm giúp cho giáo viên có kiến thức về môi trường, ô
nhiểm môi trường. Giáo viên phải là người làm gương cho trẻ, luôn có ý thức hướng dẫn
và nhắc nhở trẻ kiên trì thực hiện những việc làm hằng ngày có ý nghĩa bảo vệ môi
trường và giáo dục trẻ biết yêu quý gần gủi với môi trường. Mỗi giáo viên là một tuyên
truyền viên về giáo dục bảo vệ môi trường trong nhà trường, các bậc Phụ huynh và cộng
đồng.
Trên cơ sở đó hình thành cho trẻ kỹ năng thói quen tốt biết sắp xếp đồ dùng đồ chơi
trong lớp và ngoài trời gọn gàng ngăn nắp, biết bỏ rác đúng nơi quy định, biết chăm sóc
cây xanh và chăm sóc các con vật nuôi … Hình thành cho trẻ thái độ thiện cảm bảo vệ

môi trường, đồng thời có phản ứng đối với các hành vi xấu như: Vứt rác bừa bãi nơi công
cộng, dẫm đạp cây xanh …
Bên cạnh giúp cho các bậc cha mẹ và cộng đồng có kiến thức cơ bản về giáo dục bảo
vệ môi trường và tích cực tham gia các hoạt động làm “xanh-sạch-đẹp” môi trường và làm
gương cho trẻ, giáo dục trẻ có ý thức bảo vệ môi trường. Đó là mục tiêu của đề tài này.
3. Lịch sử đề tài:
Đề tài được nghiên cứu áp dụng năm học (2007-2008) cho giáo viên, các bậc phụ
huynh và cho trẻ Mầm non.
Từ khi áp dụng đội ngũ giáo viên được nâng cao kiến thức về môi trường , giáo dục
bảo vệ môi trường .Biết được thực trạng môi trường hiện nay trên thế giới, ở Việt Nam
và đặc biệt ở địa phương. Đa số giáo viên vận dụng các phương pháp giáo dục môi
trường một cách linh hoạt, được tích hợp vào các chủ đề theo chương trình giáo dục
Mầm non mới của Bộ Giáo dục –Đào tạo , vào việc thông qua các hoạt động giáo dục,
hoạt động vui chơi, làm quen môi trường xung quanh … thông qua chế độ sinh hoạt một
ngày của trẻ ở trường. Giáo viên luôn gương mẫu thực hiện các hành vi bảo vệ môi
trường, luôn tận dụng mọi cơ hội để giáo dục trẻ bảo vệ môi trường. Tuyên truyền cho
các bậc Phụ huynh và cộng đồng các nội dung giáo dục bảo vệ môi trường.

Ở trẻ thông qua chuyên đề trẻ có kiến thức và kỹ năng giáo dục bảo vệ môi trường,
luôn có thói quen và nhận thức tốt trong việc bảo vệ môi trường.
4. Phạm vi đề tài:
Đối với đề tài “Một số biện pháp giáo dục bảo vệ môi trường trong trường Mầm
Non ” trường chúng tôi đã áp dụng cho 3 khối: khối Mầm, khối Chồi, khối Lá năm học
(2007-2008).



II- NỘI DUNG CÔNG VIỆC ĐÃ LÀM


1.

Thực trạng đề tài:

Trước thực trạng ô nhiểm môi trường ngày càng cao, nên để bảo vệ môi trường con
người phải thực hiện nhiều biện pháp khác nhau trong đó biện pháp giáo dục bảo vệ môi
trường được xem là có hiệu quả, nhất là giáo dục bảo vệ môi trường ở lứa tuổi Mầm non.
Vì lứa tuổi này dễ hình thành những nề nếp, thói quen tạo cơ sở cho việc hình thành nhân
cách tốt đẹp.
Việc giáo dục bảo vệ môi trường trong trường chúng tôi được xác định là một trong
các nhiệm vụ quan trọng, được tiến hành trong quá trình hình thành và phát triển toàn
diện nhân cách trẻ.
Giáo dục bảo vệ môi trường được đưa vào các hoạt động hằng ngày nhằm củng cố
và hệ thống hoá các kinh nghiệm mà trẻ đã tích luỹ được trong cuộc sống hằng ngày, trong
lúc trẻ quan sát, học tập, vui chơi và lao động, chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ, tuy nhiên
cũng còn hạn chế trong việc tìm hiểu quan sát về môi trường thiên nhiên, hoạt động ngoài
trời.

Do vậy trường chúng tôi có một số nội dung cần giải quyết.
2.

Nội dung cần giải quyết:

Trường chúng tôi đang thực hiện thí điểm chương trình chăm sóc Giáo dục Mầm
non mới của Bộ Giáo dục - Đào tạo. Sở Giáo dục - Đào tạo ( Năm thứ 2)
Nội dung “Giáo dục bảo vệ môi trường” được lồng ghép tích hợp vào các chủ đề,
vào các hoạt động giáo dục … thể hiện qua các lĩnh vực:
Con người và môi trường xung quanh
Con người với động vật thực vật
Con người với thiên nhiên
Con người và tài nguyên .
Để đạt được nội dung trên nhà trường kết hợp với Phụ huynh xây dựng môi trường
“xanh-sạch-đẹp” và an toàn.
Tuyên truyền phổ biến kiến thức, kỹ năng giáo dục bảo vệ môi trường tại cộng
đồng.
Hướng dẫn giáo viên tổ chức các hoạt động cho trẻ.
3.

Biện pháp thực hiện :

Giáo dục bảo vệ môi trường trong trường Mầm non được lồng ghép tích hợp vào
các chủ đề, các hoạt động giáo dục, …
Trẻ Mầm non được làm quen với môi trường xung quanh trẻ rất hứng thú nhất là
Về con người và môi trường xung quanh.
Giáo viên giúp trẻ hiểu biết về môi trường xung quanh của trẻ: Lớp, trường, gia
đình, làng xóm Phân biệt được môi trường sạch và môi trường bẩn. Từ đó trẻ có ý thức
phải giữ cho môi trường được sạch sẽ như không vứt rác, vứt đồ chơi bừa bãi. Tham gia
vệ sinh lau chùi sắp xếp đồ chơi ngăn nắp . Bỏ rác vào giỏ rác. Biết đi vệ sinh đúng nơi
quy định, biết giữ sạch sẽ nhà vệ sinh và rửa tay bằng xà phồng sau khi đi vệ sinh. Tiết
kiệm nước trong sinh hoạt hằng ngày, không để vòi nước chảy liên tục, thấy nước chảy
tràn biết khoá vòi lại, giữ gìn đồ chơi. Bên cạnh con người với động vật thực vật giáo
viên giải thích cho trẻ hiểu con vật và cây cối có ích cho con người. Cây cối làm giảm ô
nhiễm môi trường: giảm bụi, tiếng ồn … Cung cấp cho con người thức ăn, thuốc chữa
bệnh, cây xanh của rừng còn giúp ngăn chặn lũ lụt … , Cây kiểng, hoa trang trí tạo cảnh
đẹp …
Các con vật nuôi gần gũi (Trâu, bò, ngựa…) giúp người cày bừa làm ruộng, kéo xe
vận chuyển …

Trẻ có ý thức trong chăm sóc bảo vệ cây cối như tưới cây, làm cỏ chăm sóc vật
nuôi. Về con người với thiên nhiên giáo viên giải thích cho các cháu lợi ích và tác hại của
gió, nắng, mưa. Các biện pháp tránh nắng, tránh gió, tránh mưa. Không ngồi lâu chỗ có
gió lùa, mặc ấm khi có gió rét …
Đi dưới trời nắng phải đội mũ, đeo khẩu trang, đi găng tay, không ở ngoài trời lâu,
trồng nhiều cây xanh, bóng mát. Đi dưới trời mưa phải che dù, đội mũ nón hoặc mặc áo
mưa, không chơi đùa dưới trời mưa, để bảo vệ sức khoẻ. Khi trời mưa to sấm sét không
đứng dưới gốc cây to, không cầm những vật bằng sắt …Bên cạnh con người và tài
nguyên giáo viên cung cấp cho trẻ biết.
Con người, cây cối, con vật không thể tồn tại nếu không có đất, cần sử dụng đất
hợp lý bảo vệ đất không bị ô nhiễm. Cùng với đất, nước là nguồn tài nguyên quý giá của
con người. Hiện nay nguồn nước bị ô nhiễm do chất thảy nhà máy ra sông, kênh rạch
không được xử lý. Con người vứt rác bừa bãi … Cần xử lý nước thải công nghiệp và
nước thảy sinh hoạt hợp lý. Sử dụng nước tiết kiệm và đúng mục đích.
Trẻ biết tiết kiệm nước trong nhà trường và ở nhà, không mở vòi nước chảy bừa
bãi. Biết khoá vòi nước khi sử dụng xong.
Khói bụi của các phương tiện giao thông, của các nhà máy, tiếng ồn cũng là một
trong những nguyên nhân dẫn đến ô nhiễm môi trường.

Khoa học tiến bộ, con người quan tâm nhiều hơn đến môi trường sống. Làm thế
nào cho môi trường ngày thêm trong sạch (?) Bên cạnh việc trồng cây xanh. Ngày nay
người ta đã chế tạo được ô tô sạch giảm khói bụi, tái chế cao su phế thải, xử lý nước
nhiễm khuẩn …
Nội dung giáo dục bảo vệ môi trường cũng chính là nội dung chăm sóc giáo dục trẻ
Giáo viên lồng ghép các nội dung giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ ở mọi lúc mọi nơi,
trong các hoạt động và các phương pháp khác nhau.
Nhà trường luôn kết hợp với Chính quyền địa phương, Ngành, Hội Phụ huynh học
sinh trong việc cải tạo đất, cải tạo môi trường làm thế nào để xung quanh trường luôn
sạch sẽ, an toàn, thoáng mát, tạo môi trường trong lành cho các cháu vui chơi, học tập,
luôn tạo điều kiện cho trẻ phát triển về thể chất và tinh thần.
Năm học này trường chúng tôi có được Hội Phụ huynh học sinh khá mạnh, vận
động Phụ huynh học sinh đóng góp rải đá lối đi, sắp xếp hoa kiểng, làm dàn dây leo,
vườn rau xanh tạo điều kiện cho trẻ tham quan thực tế như tiết Làm quen môi trường
xung quanh trẻ có thể tìm hiểu thêm về sự sinh trưởng của cây từ lúc ươm mầm, nẩy hạt,
cho đến lúc cây phát triển giúp trẻ yêu thiên nhiên và giờ học của cháu thêm sinh động.
Thực hiện lời kêu gọi của Bác Hồ “Người người trồng cây , nhà nhà trồng cây”.
Trường chúng tôi phát động phong trào “Bé yêu cây xanh” mỗi Phụ huynh hổ trợ các

loại cây xanh, hoa kiểng ở gia đình Phụ huynh có và ghi tên trẻ để trẻ theo dõi và chăm
sóc như tưới hoa, nhổ cỏ, … Bên cạnh trẻ còn biết tận dụng những chiếc lá vàng, cây cỏ
có trong trường giáo viên hướng dẫn cho trẻ chơi bán hàng, nấu ăn, đóng vai các nhân vật
bằng những lá cây làm nón, quần áo. Ngoài ra trẻ còn biết tạo ra những sản phẩm tạo
hình. Giáo viên giáo dục cho trẻ lòng yêu thiên nhiên biết chăm sóc và bảo quản, giữ gìn
môi trường thiên nhiên mà cháu đang sống .
Ban giám hiệu tham mưu với UBND Thị Trấn Hậu Nghĩa hỗ trợ cho trường các
thùng rác có nắp đậy, được đặt ở nhiều chổ trong sân trường để giúp cho Phụ huynh và
trẻ bỏ rác thuận tiện .
Ngoài ra Chi đoàn trường còn kết hợp với Chi đoàn Thị trấn Hậu Nghĩa cùng tham
gia: Tổng vệ sinh đường phố, thu gom rác, trồng cây quanh trường luôn tạo cho môi
trường ngày XANH-SẠCH-ĐẸP.

Các cháu có thói quen bỏ rác đúng nơi qui định

Các cháu có ý thức tưới cây, chăm sóc góc thiên nhiên của lớp

Để việc giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ đạt kết quả cao Ban giám hiệu và giáo
viên nồng cốt tham dự đầy đủ các lớp tập huấn về giáo dục bảo vệ môi trường do Ngành
tổ chức và sau đó trường tiến hành triển khai đến 100% giáo viên thực hiện.
Trước khi đưa giáo dục bảo vệ môi trường vào sử dụng nhà trường xây dựng cho
Lớp Lá 4 thực hiện điểm, sau đó nhân rộng ra cho toàn trường. Tổ chức cho giáo viên dự
giờ rút kinh nghiệm, trao đổi học tập lẫn nhau.
Theo từng chủ đề nhà trường phân công bảo vệ thay đổi cây cảnh, nhân vật cho phù
hợp với yêu cầu chuyên môn, chăm nom tưới bón phân cho cây, làm vệ sinh các khu vực
cho trẻ thấy được sự mới lạ, kích thích trẻ tìm tòi học hỏi nhiều hơn.
4.

Kết quả chuyển biến của đối tượng:

Khuôn viên của nhà trường ngày càng “xanh-sạch-đẹp” và an toàn, thoáng mát, đã
góp phần rất lớn thu hút các bậc Phụ huynh đưa trẻ đến trường ngày một đông hơn.
Đội ngũ giáo viên đượctham gia tập huấn đầy đủ nắm chắc nội dung giáo dục bảo
vệ môi trường, vận dụng được các phương pháp phù hợp gắn với cuộc sống thực của trẻ.
Hình thành cho trẻ những hành vi thái độ bảo vệ môi trường. Giáo viên giáo dục trẻ
thường xuyên.
Về phía trẻ thông qua giáo dục bảo vệ môi trường trẻ biết chăm sóc giữ gìn sức khoẻ
cho bản thân. Biết giữ gìn vệ sinh cá nhân, vệ sinh lớp học, biết cất đồ dùng và vật liệu gọn

gàng, đúng chỗ. Trẻ biết chăm sóc cây kiểng, tưới cây góc thiên nhiên… có ý thức tốt bảo
quản môi trường của lớp của trường luôn xinh, luôn đẹp.
Trẻ có những thói quen tốt bảo vệ môi trườngï như ăn singum xong biết lấy giấy
gói bọc bả singum lại bỏ vào thùng rác, không khạc nhổ bừa bãi, đi vệ sinh đúng chổ …,
Biết tiết kiệm thức ăn, ăn hết suất, không làm rơi vãi, không bỏ thừa thức ăn, ăn xong
đánh răng biết tiết kiệm nước. Biết cùng cô làm đồ dùng đồ chơi từ các nguyên vật liệu
phế thảy, chia sẻ hợp tác với bạn bè và cha mẹ. Trẻ có hiểu biết về môi trường sống của
con người, về mối quan hệ giữa con người với động vật thực vật. Các nguồn tài nguyên
nước, đất, không khí. Có kiến thức đơn giản về một số ngành nghề ở địa phương.
5.

Bài học kinh nghiệm:

Đội ngũ nhận thức đúng đắn về vai trò và tầm quan trọng của việc giáo dục bảo vệ
môi trường, tham gia dự các lớp tập huấn đầy đủ nắm chắc nội dung giáo dục bảo vệ môi
trường.
Trường được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo Đảng và chính quyền địa phương.
Phối hợp với các ban ngành đoàn thể tạo môi trường xanh-sạch-đẹp và an toàn.
Ban giám hiệu thường xuyên bồi dưỡng giáo dục bảo vệ môi trường cho giáo viên
và nhân viên trong trường.
Xây dựng lớp điểm đầu tư chuyên môn và cơ sở vật chất.

Nâng cao nhận thức của các bậc phụ huynh thông qua công tác tuyên truyền về
giáo dục bảo vệ môi trường.
Tổ chức tốt Hội thi về “Giáo dục bảo vệ môi trường” cho giáo viên và Hội thi
“Rèn kỹ năng sống văn minh” cho trẻ. Khen thưởng kịp thời các Lớp và giáo viên thực
hiện tốt “Giáo dục bảo vệ môi trường” trong trường Mầm non.

III- KẾT LUẬN


1.

Tóm lược giải pháp :

“Mỗi người cần có trách nhiệm bảo vệ môi trường ngay từ trong ý thức”.
Giáo dục bảo vệ môi trường trong trường chúng tôi đã hình thành cho trẻ những hiểu
biết về môi trường sống của con người. Trẻ có những kỹ năng, thói quen bảo vệ môi
trường và có thái độ tình cảm tốt biết yêu quý gần gũi với thiên nhiên… tích cực tham gia
vào các hoạt động bảo vệ môi trường ở lớp học, ở trường và ở gia đình.
Về phía đội ngũ giáo viên nắm chắc nội dung giáo dục bảo vệ môi trường, tích cực
năng nổ trao đổi kinh nghiệm, cải tiến và vận dụng linh hoạt các phương pháp giảng dạy.
Có ý thức tích hợp nội dung giáo dục bảo vệ môi trường vào trong các hoạt động chăm
sóc giáo dục trẻ hằng ngày. Luôn làm gương cho trẻ noi theo trong việc thực hiện bảo vệ
môi trường. Phối hợp với các bậc Phụ huynh tuyên truyền phổ biến kiến thức, kỹ năng
giáo dục bảo vệ môi trường tại cộng đồng.

Về phía cán bộ quản lý triển khai việc thực hiện chuyên đề đến 100% giáo viên.
Thường xuyên theo dõi, đôn đốc nhắc nhở, dự giờ rút kinh nghiệm, hướng dẫn cho giáo
viên các biện pháp giáo dục bảo vệ môi trường.
Tổ chức hội thi giáo viên dạy giỏi về giáo dục bảo vệ môi trường và thi rèn kỹ năng
sống văn minh của trẻ. Chú trọng việc xây dựng môi trường “xanh-sạch-đẹp” và an toàn.
Tổ chức các tiết dạy mẫu để cho giáo viên có điều kiện trao đổi bạn bè các biện
pháp giáo dục bảo vệ môi trường trong trường Mầm non tự tin hơn.
2. Phạm vi đối tượng áp dụng:
“ Một số biện pháp giáo dục bảo vệ môi trường trong trường Mầm Non” của trường
chúng tôi được áp dụng cho trẻ tuổi Mẫu giáo: khối Mầm, khối Chồi, khối Lá ở năm
học2007-2008 bước đầu đã có nhiều tiến bộ rõ rệt./.

Hậu nghĩa ngày 24 / 3 / 2008
Người viết

Tải về bản full