Sân si tiếng anh là gì

Sân si tiếng anh là gì
Sân si tiếng anh là gì
Sân si tiếng anh là gì

sân si
Sân si tiếng anh là gì

sân si

  • verb
    • to rush in; to fly into a temper

Sân si tiếng anh là gì

Sân si tiếng anh là gì

Sân si tiếng anh là gì

Tra câu | Đọc báo tiếng Anh

sân si

- đg. (cũ). Nổi giận.


nđg. Tỏ sự tức giận. Bớt lời liệu chớ sân si thiệt đời (Ng. Du).

Chú thích: Các bài Anh Ngữ Học Mà Vui nói chung chủ yếu là bàn về tiếng Anh thời sự, đã đọc được trên báo chí, nghe được trên đài phát thanh truyền hình, với các độc giả trong tinh thần “Tôi học, Anh học, Chị học, Em học, Chúng ta cùng học!”. Các từ vựng, đoản ngữ, tục ngữ, thành ngữ, châm ngôn... tiếng Anh, tiếng Việt sẽ được lồng vào những mẩu chuyện vui, cà kê dê ngỗng, cốt là giúp cho người học dễ nhớ, vui mà học được. Bài học còn có thêm phần liệt kê những kết hợp ngữ trong tiếng Anh, tiếng Việt để người đọc tham khảo (xem phần Các bài liên quan).

Quí Vị, Quí Bạn! Mới đây tôi nhận được lá thư điện tử (e-mail) của cô cháu gái quê ở Hải Phòng như sau:

Hôm trước cháu có nói chuyện với Chú về bạn trai của cháu, đã ở trong cùng ký túc xá (residential college/dormitory) 2 năm rồi.

Cháu đưa anh ấy về nhà hôm Chủ Nhật tuần trước nữa, sau đó cháu có gọi điện về nhà hỏi thăm thì được biết là gia đình cháu không đồng ý, vì nhà anh ấy ở Lạng Sơn, xa quá, mà công việc lại không ổn định (does not have a steady job).

Quan điểm cuả cháu thì lại khác. Chúng cháu cùng có mục đích chung, đều đã tốt nghiệp Đại học và hiện có công ăn việc làm trên Hà Nội. Chỗ ở thì tụi cháu tự thu xếp được. Chúng cháu đều mong muốn học tập thêm để sau này nếu có điều kiện sẽ ra nước ngoài, có thể là đi học hoặc đi theo hình thức nào đó (whatever comes).

Chúng cháu cần hiểu được cuộc sống ở nơi đó thế nào. Tụi cháu yêu nhau thực sự (love each other truly), hiểu và chia sẻ những khó khăn trong cuộc sống. Có thêm được một người cùng lo lắng và phấn đấu với mình, cháu thấy vui vẻ và lạc quan, sống có mục đích hơn (have more of a purpose in life). Cuộc sống thấy nhẹ nhàng hơn.

Đúng là trong cuộc sống cần phải cởi mở tấm lòng (open up your heart) và hạnh phúc sẽ đến. Nhưng gia đình cháu không hiểu điều đó. Chắc cháu cũng phải mất một thời gian nữa để thuyết phục gia đình.

Cháu sẽ không bỏ cuộc (will not give up) như lần trước nữa (as I did last time). Vì bây giờ cháu thực sự cảm thấy đã tìm được một nửa thứ hai cuả mình (my other half). Chú có ý kiến gì giúp cháu tham khảo không?”

Trước khi có ý kiến riêng giúp cháu, tôi xin Quí Vị Quí Bạn cùng tôi ôn lại, “tham khảo” đôi điều trong triết lí nhập thế cuả Phật giáo (tiếng Anh đã được tôi gài đặt cho bài học):

Tứ diệu đế

Thực chất cuả đạo Phật là một học thuyết về nỗi khổ và sự giải thoát [the doctrine of suffering and deliverance from suffering]. Đức Phật đã từng nói: “Ta chỉ dạy con một điều: Khổ và khổ diệt.” [To you I teach but one thing: Suffering and the cessation of suffering]. Cơ bản cuả học thuyết này là Tứ diệu đế (Bốn Chân lí Kì diệu) [Four Noble Truths (the four marvellous points of truth):

1. Khổ đế là chân lí về bản chất cuả nỗi khổ. Cuộc sống quanh ta, trong thế giới hiện thực, đầy nỗi khổ. Khổ là gì? (What is suffering?) Đó là trạng thái buồn phiền phổ biến ở con người do sinh, lão, bệnh, tử (birth, aging, sickness, death), do bất cứ nguyện vọng nào không được thoả mãn (any unfulfilled aspiration).

2. Nhân đế là chân lí về nguyên nhân cuả nỗi khổ (the cause of suffering). Con người trong thế giới hiện thực này khổ là vì đâu? Đó là do ái dục [= ham muốn = desire (craving)] và vô minh [kém sáng suốt = ignorance (the lack of wisdom)] do tham-sân-si [lòng tham, lòng giận dữ, sự ngu dốt = greed, ill-will/anger, delusion/stupidity)] thúc đẩy.

3. Diệt đế là chân lí về cảnh giới diệt khổ (the cessation of suffering). Nỗi khổ sẽ được tiêu diệt khi nguyên nhân gây ra khổ (ái dục và vô minh) bị loại trừ. Sự tiêu diệt khổ đau gọi là Niết bàn (Nirvana), nghĩa đen là “dập tắt”, dập tắt ngọn lửa phiền não [extinguishment (of the fire of bondage)]. Đó là thế giới lí tưởng cuả sự giác ngộ và giải thoát.

4. Đạo đế là chân lí chỉ ra con đường (biện pháp) diệt khổ [The path to the cessation of suffering]. Con đường diệt khổ, giải thoát và giác ngộ đòi hỏi phải rèn luyện đạo đức [giới = virtue], rèn luyện tư tưởng [định = mindfulness], và khai sáng trí tuệ [tuệ = wisdom].

(Trích Tìm về bản sắc văn hoá Việt Nam, Trần Ngọc Thêm, NXB TP. Hồ Chí Minh, 1996)

Tu và hành đạo

Phó Giáo sư Bác sĩ Thái Minh Trung, Phân khoa Tâm thần học (Department of Psychiatry), Trung tâm Y Khoa (Medical Center), Đại học UCI, Hoa Kì đã viết về đạo Phật, mà tôi chỉ xin trích vài đoạn liên quan tới “tu đạo và hành đạo” như sau:

Tu là tu sửa. Hành đạo, thực hiện đạo trong đời sống hàng ngày giúp ta hiểu rõ được con người thật của ta. Khi ta học và hiểu được phải dẹp bỏ “tham, sân, si” thì ta tưởng như khi ta hiểu được điều này, “tham, sân, si” tự nó được dẹp. Sự thật không phải như vậy. Chỉ khi ta thực hành bố thí (to give alms) mà trong bụng còn cảm thấy hơi tiếc của thì lúc đó ta mới nhận thức được ta tuy hiểu mà ta vẫn còn lòng “tham”, còn lo âu khi rời của cải của ta. Chỉ khi nghe người khác chê hay nói xấu mình mà ta cảm thấy có sự buồn phiền nổi lên trong lòng thì ta chợt nhận ra cái “sân” của ta. Khi nhận ra “sân” nơi ta thì ta không còn đổ thừa” (blame) là người nói xấu ta thật là vô duyên thất đức. Chỉ có khi thực hành ta mới nhận rõ “tham, sân, si” nơi chính ta và từ đó ta cố gắng tự trị lấy bịnh của mình mà không còn đổ thừa hoàn cảnh bên ngoài để tự biện hộ cho ta nữa (to fend for yourself).

Tu hành là trở về sự toàn thể. Sở dĩ ta đau khổ là ta tự ngắt bẻ mình ra ngàn phần. Phần chính được gọi là “ngã” và phần bị mất gọi là “ngã sở”. Một thí dụ cho dễ hiểu là tình yêu lứa đôi. Khi còn nhỏ thì đứa bé cảm thấy tương đối đầy đủ, không có cảm giác nhớ nhung và đau khổ của kẻ thất tình (a rejected lover). Nhưng khi vào tuổi dậy thì, khi biết yêu thì tâm hồn nó bị phân chia ra và nó cảm thấy không đầy đủ nữa mà phải tìm người yêu khác phái để lấy về sự đầy đủ ban đầu. Cái “ngã” (tôi yêu) và “ngã sở” (người tôi yêu) bắt đầu phân chia rõ rệt. Người thanh niên thiếu nữ cần đem cái “ngã sở” (người yêu) về cho mình thì mới gọi được là hạnh phúc, có nghĩa là trở về sự toàn vẹn ban đầu. Khi không được tình yêu thì tâm hồn người thanh niên, thiếu nữ cảm thấy như bị cắt xén, thiếu hụt, và cô đơn. Vì thế thất tình có thể dẫn đến sự tuyệt vọng và tự tử (to kill youself/commit suicide).

“Sân” là phản ứng ta có khi ta bị từ chối. Bị từ chối làm ta cảm thấy mất sự đầy đủ trong tâm hồn. Ta “sân” (tức giận = angry) khi món đồ ta thích hay người ta yêu bị lấy mất. Sự mất mát hay tình yêu bị từ chối hoặc cướp mất làm ta cảm thấy ta không toàn vẹn nữa Tột điểm của “sân” là diệt bỏ (destroy) người đe dọa sự toàn vẹn của ta để ta có thể trở về sự đầy đủ ban đầu. Buồn hay mặc cảm tự ti là mặt trái của “sân” khi đối tượng ta có nhiều quyền uy hơn ta, vì lý do nào đó ta không diệt trừ người đó được (thí dụ như ta đang cần người đó). Ta phải miễn cưỡng trở thành kẻ yếu để xin vào vòng chấp nhận và được bảo vệ, để ta có thể trở lại sự đầy đủ.” (“Phật giáo, Khoa học, và Giác ngộ”, đăng trong khoahoc.net ngày 18-9-2006)

Tôi khuyên cháu

Quí Vị, Quí Bạn ơi! Khái niệm tổng quát về một triết lí sống là thế. Nhận xét riêng của tôi liên quan đến tình yêu đôi lứa là như thế này:

“Tìm được một người mình thích, mình yêu đã là khó, tìm được một người mà họ thích, họ yêu mình lại càng khó hơn. Có ai đó đã từng nói:

Nếu yêu mà lại được người yêu, Thì tình yêu ấy có bao nhiêu. Nếu yêu mà người không yêu lại, Là một tình yêu có rất nhiều!

Hay có một nhà thơ nào đó đã phải ngửa mặt lên trời mà than rằng:

Có phải em là người ta chưa từng gặp, Mới là người ta ấp ủ trong tim?

Tình yêu, tình thương theo triết lí Phật Giáo là: thương người như thể thương thân (love/compassion). Hiểu mình hiểu người, vui với cái vui của người khác, đau với cái đau cuả người khác với một tình cảm bao la, không ích kỉ, không vướng bụi trần. Loại tình thương yêu này khác/trái với loại tình cảm chỉ muốn gắn chặt buộc chặt, chiếm hữu người khác, bắt họ phải thuộc về mình (attachment/possession).

Bố Mẹ nào cũng chỉ muốn ưu tiên là con cái lấy người mình quen biết, hoặc làm sui gia với người mình quen biết, có được “môn đăng hậu đối” thì càng tốt, không muốn sống xa con cái trong lúc tuổi già.

Cũng vì thế, là bậc Cha Mẹ, họ có cái cớ (pretence/excuse) của họ để từ chối, để không thuận, không bằng lòng, bất kể là tình yêu và quá trình tìm hiểu lẫn nhau cuả đôi trẻ là gì, đã đi đến đâu.

Phân tích kĩ thì thấy rằng biết đâu chừng bậc phụ mẫu cũng đã nghĩ đến cá nhân mình nhiều hơn.

Kinh nghiệm cuộc sống đã cho ta thấy, nhất là trong văn hoá Việt Nam, những chuyện vô cùng đáng tiếc, không lường trước được, xảy ra. Bố Mẹ chúng ta cũng chỉ là người (human), mà đã là người thì có sai lầm (to err is human), như tiếng Anh họ nói, còn người mình thì bảo: “nhân vô thập toàn”. Tôi còn muốn nói nhiều hơn nữa, nhưng mà thôi!

Que sera sera

Quí Vị Quí Bạn ơi! Chủ đề bài học tuần này là: “Biết ra sao ngày sau?” (Que sera sera, What will be will be?) cơ! Truyện thật kể rằng:

His name was Fleming, and he was a poor Scottish farmer (nông gia người Tô-cách-lan nghèo).

One day, while trying to make a living (kiếm sống) for his family, he heard a cry for help (tiếng kêu cứu) coming from a nearby bog (bãi lầy gần đó). He dropped his tools and ran to the bog.

There, mired to his waist (ngập sình/bùn lầy tới eo/thắt lưng) in black muck (bùn đen), was a terrified boy (cậu bé hoảng sợ), screaming and struggling to free himself. Farmer Fleming saved the lad (cứu cậu bé) from what could have been a slow and terrifying death (cái chết khiếp đảm).

The next day, a fancy carriage (xe ngựa tuyệt đẹp) pulled up (dừng/đậu lại) to the Scotsman's sparse surroundings (khu vực hoang sơ/cây cối thưa thớt). An elegantly dressed nobleman (nhà quí tộc ăn mặc thanh lịch/tao nhã) stepped out and introduced himself as the father of the boy Farmer Fleming had saved.

"I want to repay you," (tôi muốn trả ơn ông) said the nobleman. "You saved my son's life." "No, I can't accept payment (không nhận tiền trả ơn) for what I did," the Scottish farmer replied waving off the offer (khua tay gạt đi không nhận đề nghị đó). At that moment, the farmer's own son came to the door of the family hovel (nhà/lều nhỏ bẩn thỉu/tồi tàn).

"Is that your son?" the nobleman asked. "Yes," the farmer replied proudly (hãnh diện trả lời). "I'll make you a deal (tôi thương lượng với ông như thế này nhe). Let me provide him with the level of education (trình độ học vấn) my own son will enjoy (sẽ được hưởng). If the lad is anything like his father, he'll no doubt grow to be a man we both will be proud of." And that he did.

Farmer Fleming's son attended the very best schools and in time, graduated (tốt nghiệp) from St. Mary's Hospital Medical School (Đại học Y khoa) in London, and went on to become known throughout the world as the noted Sir Alexander Fleming, the discoverer of Penicillin (người phát minh/chế ra thuốc pênixilin).

Years afterward, the same nobleman's son who was saved from the bog was stricken with pneumonia (bị mắc bệnh viêm phổi). What saved his life this time? Penicillin.