Phương pháp vật lý nào sau đây được dùng trong bảo quản và chế biến thực phẩm

Mỗi loại thực phẩm có cách bảo quản riêng biệt, nhưng để có món ăn ngon và không hao hụt các chất dinh dưỡng, cần rút ngắn thời gian từ lúc thu hoạch, vận chuyển, mua thực phẩm, bảo quản, cho đến chế biến thực phẩm.

Ở nhiệt độ bình thường, thực phẩm dễ dàng bị ôi thiu, bởi vậy khi không có tủ lạnh thì không nên tích trữ đồ ăn. Việc tích trữ đồ ăn cần có cách bảo quản phù hợp với từng nhóm thực phẩm, điều này sẽ giúp cho việc giữ các chất dinh dưỡng của thực phẩm, đồng thời đảm bảo độ tươi, ngon khi chế biến món ăn.

Đối với nhóm thịt, cá, hải sản, nếu chưa chế biến ngay, cần bảo quản trong tủ đông lạnh. Khi mua về nên rửa sạch, để ráo nước hoặc dùng khăn, giấy sạch thấm khô, chia ra từng phần nhỏ với lượng vừa đủ dùng cho mỗi bữa ăn. Cá, tôm, cua, mực sau khi rửa sạch, để ráo nước, nên thêm ít muối rồi mới cho vào hộp nhựa, thủy tinh. Sau đó, để hộp nhựa hoặc hộp thủy tinh có nắp đậy kín, bảo quản ở ngăn đá tủ lạnh, ăn đến đâu, lấy đến đó. Không nên dùng túi nilon đựng thực phẩm vì độc hại. Thực phẩm có thể bảo quản trong tủ lạnh từ 14-30 ngày.

Đối với rau, quả thì cần bảo quản ở ngăn mát tủ lạnh. Khi mua về không cần rửa mà lấy giấy bảo quản, gói lại và đặt trong khay đựng rau. Không lấy bao nilon để buộc lại, vì túi kín, nước đọng lại làm cho rau quả dễ bị héo và thối. Có thể bảo quản trong tủ lạnh từ 3-4 ngày, nhưng tốt nhất mua ngày nào dùng ngày đấy để tránh bị hao hụt các vitamin, nhất là vitamin C trong thời gian tích trữ.

Phương pháp vật lý nào sau đây được dùng trong bảo quản và chế biến thực phẩm
Mỗi loại thực phẩm có cách bảo quản riêng biệt.

Nhóm trứng, sữa cần để ngăn mát tủ lạnh hoặc nơi mát trong nhà, tránh ánh nắng trực tiếp.

Nhóm ngũ cốc hạt cần để nơi thoáng, khô ráo, tránh ẩm.

Lưu ý, không nên xếp thực phẩm quá đầy trong tủ lạnh, độ lạnh sẽ không đến được hết các thực phẩm, việc bảo quản sẽ kém hiệu quả. Thức ăn đã nấu chín chờ đến khi nguội mới cho vào tủ lạnh, không để cùng ngăn giữa thực phẩm chín với thực phẩm tươi sống.

Sơ chế thực phẩm

Việc sơ chế không đúng cách, không phù hợp với đặc điểm của từng thực phẩm cũng sẽ làm mất các chất dinh dưỡng và thay đổi đặc tính thực phẩm.

Đối với nhóm rau, nên rửa rau củ dưới vòi nước chảy, không nên ngâm ngập rau quả trong chậu nước, như vậy sẽ tránh được việc các vitamin B, C và một số khoáng chất bị hòa tan trong nước.

Đối với nhóm quả, sau khi rửa bằng nước sạch, không nên gọt quá sâu phần vỏ, vì các chất dinh dưỡng và một số hoạt chất sinh học tốt cho cơ thể có nhiều ở lớp vỏ.

Đối với nhóm thịt cá tươi, cần rửa sạch dưới vòi nước, không ngâm lâu tránh thực phẩm bị trương, rữa.

Lưu ý, tất cả các nhóm thực phẩm tươi, sống cần phải được nấu ngay, ăn ngay sau khi chế biến, tránh để thời gian quá lâu sẽ làm mất các chất dinh dưỡng, như rau quả thái nhỏ để lâu sẽ làm mất vitamin C, beta-caroten…

Cách rã đông thực phẩm

Để sản phẩm nguyên trong bao gói ngâm vào nước lạnh, hoặc để dưới vòi nước chảy. Không nên ngâm thực phẩm trực tiếp vào nước, vì dịch bào có chất dinh dưỡng sẽ tan ra và hòa vào trong nước, thực phẩm sẽ mất chất dinh dưỡng và bị nhão.

Chuyển thực phẩm xuống ngăn mát tủ lạnh:

Trước khi sử dụng 1 ngày nên chuyển nguyên liệu từ ngăn đá xuống ngăn mát để rã đông. Đây là một phương pháp được xem là tối ưu và an toàn nhất nhưng tốn nhiều thời gian. Sản phẩm được rã đông dần trong ngăn mát tủ lạnh nếu chưa dùng ngay vẫn có thể bảo quản trong điều kiện như vậy 3-5 ngày. Nếu cần, có thể tái đông trở lại bằng cách chuyển trở lại ngăn đá để bảo quản lâu hơn.

Rã đồng bằng lò vi sóng cũng rất tốt vì điện trường cao tần sẽ gây nên nội ma sát trong bản thân thực phẩm, khiến thực phẩm nóng lên, tan đông nhưng không làm vỡ tế bào. Với phương pháp này, thực phẩm phải được chế biến ngay vì phần thịt có thể đã hơi chín. Ngoài ra thịt, cá đông lạnh có thể quay, nướng trong lò vi sóng mà không cần phải rã đông.

Phương pháp vật lý nào sau đây được dùng trong bảo quản và chế biến thực phẩm
Thực phẩm khô,cần bảo quản trong hộp kín.

Những lưu ý khi chế biến thực phẩm

Các cách chế biến thực phẩm

Ăn sống, trộn salad: Đây là cách ăn giữ được nguyên giá trị các chất dinh dưỡng có trong thực phẩm. Chỉ áp dụng với những thực phẩm đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, những thực phẩm thực sự tươi ngon. Tuy nhiên, cần chú ý chỉ sơ chế đồ ăn sống ngay trước khi ăn, tránh để quá lâu mà mất chất dinh dưỡng.

Hấp: Đây cũng được coi là một trong những cách chế biến giữ được nhiều chất dinh dưỡng của thức ăn. Cần đảm bảo đủ nhiệt và đủ thời gian cho thực phẩm chín tới, không để quá lâu sẽ làm mất các chất dinh dưỡng khi đun ở nhiệt độ cao. Cần ăn ngay khi các món ăn vừa nấu xong.

Tất cả các nhóm thực phẩm tươi, sống cần phải được nấu ngay, ăn ngay sau khi sơ chế, tránh để thời gian quá lâu sẽ làm mất các chất dinh dưỡng.

Luộc và hầm: Thực phẩm chế biến theo cách này thường bị mất nhiều chất dinh dưỡng. Nước sẽ hòa tan vitamin (đặc biệt là vitamin B, vitamin C) và một số khoáng chất. Để hạn chế mất chất, bạn nên giới hạn lượng nước, thời gian khi luộc (hầm) và nhiệt độ khi đun. Nên sử dụng cả nước luộc/hầm để ăn hoặc tận dụng để chế biến thành món ăn khác. Nên dùng nồi áp suất để hầm, vì đây cũng là cách ít bị mất dinh dưỡng nhất nếu chỉ dùng ít nước.

Nướng và rang: Đây là hai phương pháp dùng nhiệt độ để làm khô và chín thực phẩm. Để hạn chế mất chất dinh dưỡng nên sử dụng nướng thực phẩm với lò nướng chuyên dụng.

Rán/chiên: Các thực phẩm khi chiên/rán ở nhiệt độ cao thường bị mất chất dinh dưỡng, bên cạnh đó nếu chiên/rán không đúng cách có thể sinh ra những độc tố, không có lợi cho sức khỏe.

Chế biến thực phẩm an toàn

Trong quá trình chế biến thực phẩm nên thực hiện 3 qui tắc nhằm hạn chế hao hụt chất dinh dưỡng: Giảm lượng nước sử dụng trong nấu ăn; giảm thời gian nấu ăn và giảm diện tích bề mặt của thực phẩm tiếp xúc với không khí.

Chất đạm (protein): Khi nướng, rán các loại thực phẩm giàu protein như thịt, cá, trứng, sữa ở nhiệt độ cao quá lâu, giá trị dinh dưỡng của protein giảm đi vì chúng tạo thành các liên kết khó tiêu. Do đó với các thực phẩm giàu chất đạm như thịt, cá, trứng đều phải sử dụng nhiệt độ trên 70 độ C, tốt nhất là 100 độ C để nấu chín và diệt khuẩn.

Chất béo (lipid): Khi đun lâu ở nhiệt độ cao, các axit béo không no sẽ bị ôxy hóa làm mất tác dụng dinh dưỡng. Mặt khác, các liên kết kép trong cấu trúc của các axit béo này bị bẻ gãy tạo thành các sản phẩm trung gian như peroxit aldehyt, aldehyt rất có hại đối với cơ thể. Tránh sử dụng lại dầu, mỡ đã qua chiên rán ở nhiệt độ cao.

Nhóm vitamin và khoáng chất: Các vitamin bị tác động bởi nhiệt. vitamin C mất 50%; vitamin B1 mất 30%; caroten mất 20%. Các chất khoáng (canxi, phospho, kali, magiê...) trong quá trình nấu có các biến đổi về số lượng do chúng hòa tan vào nước. Vì vậy, khi ăn, nên ăn cả cái lẫn nước mới tốt cho sức khỏe.

Trong quá trình chế biến thực phẩm, để phòng tránh ngộ độc thực phẩm, cần giữ vệ sinh trong quá trình chế biến bằng cách rửa tay thường xuyên bằng xà phòng trước khi chế biến thức ăn, trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh. Biện pháp này có thể ngăn ngừa vi khuẩn nhiễm chéo vào thực phẩm từ các đồ dùng, từ thực phẩm sống và chín. Thức ăn cần nấu chín kỹ và ăn ngay sau khi nấu. Ngoài ra, dụng cụ dùng để chế biến và chứa thức ăn cần đảm bảo sạch sẽ an toàn như dao, thớt, xoong, bát, đĩa…


Bảo quản thực phẩm là cách để giữ được chất lượng thực phẩm như ban đầu (tự nhiên) và không bị hư hỏng. Thực phẩm sẽ không bị nhiễm bẩn, biến chất trong thời hạn bảo quản. 

Phương pháp vật lý nào sau đây được dùng trong bảo quản và chế biến thực phẩm

Phương pháp vật lý nào sau đây được dùng trong bảo quản và chế biến thực phẩm

Vì vi sinh vật luôn có trong thực phẩm, bạn cần tiêu diệt và ngăn cản sự hoạt động của các loại vi khuẩn, nấm mốc, nấm men. Sử dụng chất bảo quản thực phẩm là một biện pháp giúp ngăn ngừa sự phát triển, sinh sản của các vi sinh vật và giúp bạn phòng chống nguy cơ ngộ độc thực phẩm. Tuy nhiên, cách này lại có hóa chất, khiến bạn lo ngại về độ an toàn. Vậy có những cách nào giúp bảo quản thực phẩm mà không cần dùng hóa chất không?

Muối được xem là “chất bảo quản thực phẩm” hiệu quả mà ông bà ta thường áp dụng. Đặc biệt, những thực phẩm tươi sống như cá, thịt... thường được ướp muối để được tươi, ngon hơn. Nồng độ mặn của muối giúp tiêu diệt đa số các loại nấm và vi khuẩn có hại. Thịt heo, trâu, bò và thịt cừu cũng có thể áp dụng ướp muối tương tự. 

Phương pháp vật lý nào sau đây được dùng trong bảo quản và chế biến thực phẩm

Phương pháp vật lý nào sau đây được dùng trong bảo quản và chế biến thực phẩm

Đây là cách dễ dàng và đơn giản nhất mà ai cũng có thể thực hiện được. Không cần dùng đến chất bảo quản thực phẩm, bạn cũng có thể duy trì độ tươi sống, chỉ với việc đưa thực phẩm ráo vào ngăn đá tủ lạnh. Thời gian bảo quản thực phẩm tươi sống ở nhiệt độ từ 0 - 2 độ C và tối đa là 30 ngày. Nhìn chung, đây là cách phổ biến nhất vì tiết kiệm thời gian. Tuy nhiên, nhược điểm của phương pháp này là thực phẩm không được khử trùng hoặc tiêu diệt vi khuẩn. Bên cạnh đó, làm giảm độ tươi ngon, dinh dưỡng của thực phẩm.

Phương pháp vật lý nào sau đây được dùng trong bảo quản và chế biến thực phẩm

Phương pháp vật lý nào sau đây được dùng trong bảo quản và chế biến thực phẩm

Một số lưu ý khi bảo quản thực phẩm bằng tủ lạnh:

  • Không để thực phẩm đã chế biến ở bên dưới thực phẩm chưa chế biến.

  • Không để các hộp đựng thực phẩm không có nắp đậy chồng lên nhau.

  • Không đặt trực tiếp thực phẩm không được bao gói vào trong tủ lạnh.

  • Không để quá nhiều thực phẩm làm chật tủ lạnh gây cản trở việc lưu thông không khí trong tủ lạnh. Điều này có thể dẫn đến thực phẩm không được làm lạnh nhanh, đồng đều.

  • Không để thực phẩm vừa chế biến còn nóng vào tủ lạnh. Nên để nguội dần ở nhiệt độ phòng trong khoảng 15-20 phút trước khi cho vào tủ lạnh.

Sấy khô là phương pháp bảo quản thực phẩm hữu hiệu, giúp kéo dài thời gian sử dụng thực thẩm. Có nhiều kỹ thuật để phơi, sấy và làm khô thực phẩm. Bạn có thể đem phơi dưới ánh nắng mặt trời hoặc dùng các dụng cụ sấy chuyên dụng. Thực phẩm được bảo quản bằng phương pháp này là hoa quả, thực phẩm có nhiều xơ, thịt và cá… Men trong thực phẩm cũng bị ngừng hoạt động do thực phẩm thường được trần hấp (làm trắng) trước khi sấy.

Để các vi sinh vật không có cơ hội tấn công thực phẩm, bạn nên vệ sinh sạch sẽ các dụng cụ đựng thức ăn. Đó có thể là bát ăn, đĩa hay hộp nhựa đựng thực phẩm. Nước rửa chén Sunlight Thiên Nhiên là giải pháp cho các mẹ nội trợ vệ sinh dụng cụ đựng thực phẩm cho gia đình. Với chiết xuất lô hội và muối khoáng, không chất tạo màu, không chứa parabens, Sunlight Thiên Nhiên thích hợp để dùng rửa chén bát cho gia đình, đặc biệt là chén đĩa cho trẻ em. Với hộp đựng thức ăn được đảm bảo vệ sinh, bạn không cần lo vi khuẩn xâm nhập nữa. Bên cạnh đó, Sunlight Thiên Nhiên còn được Viện Da Liễu Trung ương chứng nhận đảm bảo an toàn cho da tay. Bà nội trợ sẽ không còn nỗi lo da tay bong tróc sau khi rửa chén như trước đây.

Sử dụng nước ép cần tây để duy trì màu đỏ / hồng mà ta đã quen nhìn thấy trong các loại thịt nguội và cần tây cũng sẽ giúp ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn có hại. 

Phương pháp bảo quản thực phẩm bằng tỏi là một cách bảo quản thực phẩm thiên nhiên mà bạn không nên bỏ qua. Tỏi được biết là có đặc tính chống virut và có thể giúp ngăn chặn sự phát triển mạnh mẽ của vi khuẩn trong quá trình bạn muốn bảo quản món ăn của mình.

Đường là một chất bảo quản tự nhiên hoạt động bằng cách rút nước ra khỏi thực phẩm. Như vậy sẽ làm vi khuẩn chết đói bằng cách làm cạn kiệt nước (một quá trình mà các nhà khoa học gọi là thẩm thấu). Không có nước, vi khuẩn không có cách nào để phát triển, phân chia hoặc sinh sản một cách hiệu quả . Đường thường được sử dụng để bảo quản trái cây giúp ngăn vi khuẩn, nấm mốc và nấm men phát triển.

Đây là một cách dễ dàng và tự nhiên để giảm lượng oxy trong bao bì nhằm kéo dài thời hạn sử dụng. Việc giảm hoặc không có oxy sẽ làm chậm quá trình phân hủy thực phẩm và tăng thời gian bảo quản. Bao bì hút chân không có thể sử dụng nhiều để loại bỏ không khí giúp bảo quản các mặt hàng thực phẩm. Việc sử dụng phương pháp xả khí có thể thêm khí vào bao bì để giảm hoặc loại bỏ hàm lượng oxy.

Một trong những loại khí phổ biến nhất được sử dụng là nitơ. Nitơ chiếm 78% không khí mà chúng ta hít thở. Một luồng khí nitơ vào một thùng chứa sẽ đẩy oxy ra ngoài và để lại nitơ trong gói. Sự kết hợp của mức nitơ và oxy phù hợp có thể làm tăng tuổi thọ lưu trữ thực phẩm một cách lâu dài nhất.

Hy vọng những thông tin trong bài sẽ hữu ích đối với bạn trong việc bảo quản, lưu trữ thức ăn của cả gia đình.

Tác giả: Team Cleanipedia

Bản quyền thuộc về: Unilever Vietnam. Ghi rõ nguồn khi tham khảo

Bạn không nên bảo quản thực phẩm tươi quá 7 ngày vì chất dinh dưỡng trong thực phẩm sẽ bị biến mất và sự sinh sôi của vi khuẩn cũng sẽ xuất hiện gây ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn.

Bạn nên trữ thực phẩm của mình trong các hộp kín hoặc túi kín để tránh tình trạng ám mùi tủ lạnh, mùi giữa các thực phẩm với nhau và điều quan trọng là sẽ ngăn cản nguy cơ lây lan của vi khuẩn.

Bạn nên chọn hộp lưu trữ thức ăn với chất liệu thủy tinh để có thể dễ dàng nhìn thấy được tình trạng thức ăn hiện tại, thức ăn được bảo quản lâu hơn, không bị ám mùi bởi những loại thức ăn khác và hộp thủy tinh có thể tái sử dụng nhiều lần giúp tiết kiệm chi phí mà còn dễ dàng làm sạch.

Xuất bản lần đầu 1 tháng 4 năm 2021