Phương pháp thử nghiệm không đầy đủ là gì

Tóm tắt nội dung tài liệu

  1. Chương 3 Các phương pháp thử nghiệm 3.1 Các khung cảnh thử nghiệm 3.2 Những mô hình thử nghiệm 3.3 Sự mở rộng các mô hình thử nghiệm 3.4 Lựa chọn mô hình thử nghiệm thích hợp Thạc sĩ Huỳnh Quang Minh Email: 3.1 CÁC KHUNG CẢNH THỬ NGHIỆM Thử nghiệm có thể tiến hành trong 2 khung cảnh: (1) Thử nghiệm trong phòng thí nghiệm: Nhà nghiên cứu bố trí các đối tượng trong khung cảnh được sắp đặt cho mục tiêu nghiên cứu thử nghiệm, việc này giúp nhà nghiên cứu giảm thiểu đến mức thấp nhất những ảnh hưởng không thích hợp của biến số ngoại lai nhờ vào sự kiểm soát và điều chỉnh sự biến thiên của một số biến số nào đó. Trong phòng thí nghiệm được trang bị đầy đủ các thiết bị cần thiết như: gương một chiều, máy ảnh, nút kiểm tra độ thắp sáng và nhiệt độ, cũng như các yếu tố khác có ảnh hưởng đến thử nghiệm. Thạc sĩ Huỳnh Quang Minh Email: 1
  2. Giá trị nội nghiệm – Giá trị ngoại dụng Hai khái niệm liên quan đến môi trường thử nghiệm là (1) giá trị nội nghiệm và (2) giá trị ngoại dụng. (1) Giá trị nội nghiệm: xem kết quả thử nghiệm chỉ là do những nguyên nhân định đưa ra thử nghiệm ngay từ đầu, kết quả này không chịu ảnh hưởng của nguyên nhân nào khác dù yếu tố đó vẫn có mặt trong lúc thử nghiệm. Ta có thể kết luận kết quả đạt được của thử nghiệm trong phòng thí nghiệm là do việc xử lý các biến số, các yếu tố ngoại lai đã bị kiểm soát, bị loại trừ tác dụng. ể (2) Giá trị ngoại dụng: giá trị ứng dụng vào thực tế. Thạc sĩ Huỳnh Quang Minh Email: Các khung cảnh thử nghiệm (2) Thử nghiệm trên hiện trường: Thử nghiệm trên hiện trường là thử nghiệm được tiến hành ở môi trường “ngoài đời (thế giới thực của cuộc sống) ngoài đời” sống). Cái lợi lớn nhất là tính thật của khung cảnh, những biến số được đưa thử nghiệm (định giá, quảng cáo, sản phẩm,…) giống như hoàn cảnh mua bán bình thường. Hình thức thử nghiệm này cho giá trị ngoại dụng cao, bởi vì người tham gia có điều kiện để xử sự như hoàn cảnh bình thường. Tuy nhiên, giá trị nội nghiệm gặp khó khăn ở chỗ vận dụng khung cảnh thật và khó kiểm soát được những yếu tố ngoại lai. Thử nghiệm trên hiện trường thường rất tốn kém và phức tạp. Thạc sĩ Huỳnh Quang Minh Email: 2
  3. Đặc điểm thử nghiệm trong phòng thí nghiệm và thử nghiệm trên hiện trường Thử nghiệm trong phòng Thử nghiệm trên hiện Đặc điểm thí nghiệm trường Giá trị nội nghiệm Cao Thấp Giá trị ngoại dụng Thấp Cao Tổn phí Có thể thấp Cao Thời gian Có thể thấp ể ấ Cao Tính phản ánh sự thật Thấp Cao Thạc sĩ Huỳnh Quang Minh Email: 3.2 NHỮNG MÔ HÌNH THỬ NGHIỆM Ba mô hình cơ bản của thử nghiệm: • Đo lường trước-sau với nhóm kiểm chứng (before-after with control group) • Đo lường sau với nhóm kiểm chứng (after-only with control group) • Mô hình bốn nhóm Solomon Thạc sĩ Huỳnh Quang Minh Email: 3
  4. 3.2 NHỮNG MÔ HÌNH THỬ NGHIỆM Hai tác giả Cambell và Stanley (1963) dùng các ký tự sau đây để diễn tả các mô hình thử nghiệm: • Ký t R (R d tự (Random, ngẫu nhiên) để chỉ là các đối t ẫ hiê ) hỉ á tượng và các à á tác nhân thử nghiệm được lựa chọn và áp dụng theo phương pháp ngẫu nhiên. Cũng có trường hợp không áp dụng được phương pháp ngẫu nhiên, nên ký tự R thường để trong ngoặc đơn (R). • Ký tự O (Observation hay Output) để chỉ sự quan sát hay đo lường kết quả, ví dụ: doanh số, mức độ thỏa mãn của khách hàng, O1 hàng …O1 là đo lường trước O2 là đo lường sau trước, sau. • Ký tự X được dùng tượng trưng cho nhân tố gây ra tác động (chẳng hạn: hạ giá, tăng cường quảng cáo, thay đổi bao bì, …) Thạc sĩ Huỳnh Quang Minh Email: 3.2 NHỮNG MÔ HÌNH THỬ NGHIỆM Trước khi sơ đồ hóa một số phương án thử nghiệm căn bản, cần đề cập đến ba ghi chú: Thứ nhất: Các ghi chú từ trái qua phải chỉ chuyển động qua thời gian, trước sau, của các biến số thử nghiệm. Thí dụ ghi R O1 X O2 Ng a chủ Nghĩa là c ủ đề trắc nghiệm được tiến hành t ê một nhóm bất kỳ ( R), một lần t ắc g ệ t ế à trên ột ó ỳ ), ột lầ lượng định (đo lường) trước được tiến hành (O1), sau đó các đối tượng được xử lý thử nghiệm (X) và sau đó một lần lượng định tiếp theo (lần sau) (O2) lại được tiến hành. Thứ hai: tất cả ghi chú trên dòng ngang chỉ rằng tất cả đối tượng thuộc cùng một nhóm chịu các bước xử lý thử nghiệm đó. Thứ ba: ghi chú theo cột thẳng đứng và nối tiếp chiều thẳng đứng chỉ các biến số diễn ra đồng thời. Vậy R O1 X O2 R X O3 Chỉ rằng hai nhóm đối tượng được chỉ định bất kỳ (R) được đưa vào thử nghiệm ỉ ằ ó ố ỉ ấ ỳ à ử cùng thời gian và cùng được trải qua một cách xử lý (X), nhóm một đã được tiến hành đo lường trước và sau thử nghiệm (O1, O2), nhóm kia chỉ tiến hành lượng định sau thử nghiệm; lượng định hậu test (O3); (O3) được tiến hành đồng thời với (O2). Thạc sĩ Huỳnh Quang Minh Email: 4
  5. 3.2 NHỮNG MÔ HÌNH THỬ NGHIỆM 1. Đo lường trước-sau với nhóm kiểm chứng (before-after with control group) Mô hình đo lường trước-sau với nhóm kiểm chứng (before-after with control group), nhà nghiên cứu sử dụng nhóm thực nghiệm để đo lường hiệu ứng của xử lý và nhóm kiểm chứng để loại trừ một số hiệu ứng của biến ngoại lai. Mô hình thực nghiệm đo lường trước sau với nhóm kiểm chứng được biểu diễn như sau: - Nhóm thực nghiệm: R O1 X O2 - Nhóm kiểm chứng: R O3 O4 Hiệu ứng của biến ngoại lai là O4-O3 (không xử lý thì đo lường ế vẫn thay đổi từ O3 sang O4) nên chúng ta có hiệu ứng của xử lý (treatment effect) = (O2-O1) – (O4- O3). Thạc sĩ Huỳnh Quang Minh Email: 3.2 NHỮNG MÔ HÌNH THỬ NGHIỆM Thí dụ: Đo lường trước sau với nhóm kiểm chứng Giả sử chúng ta muốn đo lường hiệu ứng của POP vào doanh thu của các cửa hàng về một loại thương hiệu “x” nào đó với thời gian thực nghiệm 30 ngày. Thực nghiệm này được tiến hành bằng cách chọn ngẫu nhiên, lấy ví dụ d 20 cửa hà và chia ngẫu nhiên chúng ra thà h h i nhóm: 10 cửa hàng ử hàng à hi ẫ hiê hú thành hai hó ử hà cho nhóm thực thực nghiệm và 10 cho nhóm kiểm soát. Giả sử trước khi tiến hành trưng bày POP thì doanh thu trung bình của “x” tại một cửa hàng trong một ngày là 10 triệu đồng (O1=O3 = 10.000.000 đồng). Sau 30 ngày trưng bày POP, giả sử doanh thu trung bình của “x” tại 1 cửa hàng là 15 triệu đồng (O2= 15.000.000 đồng). Với nhóm kiểm soát, dù không trưng bày POP nhưng do tác động của biến ngoại lai nên sau 30 ngày, giả sử doanh thu trung bì của “x” tại một cửa hàng là 12 triệu đồng (O4=12.000.000 đồng) (O4=12 000 000 đồng). Như vậy chương trình chiêu thị bằng POP làm tăng vậy, doanh thu trung bình tại một cửa hàng (hiệu ứng xử lý): TE = (O2- O1)- (O4 –O3) = (15.000.000-10.000.000) – (12.000.000- 10.000.000) = 3.000.000 đồng Thạc sĩ Huỳnh Quang Minh Email: 5
  6. 3.2 NHỮNG MÔ HÌNH THỬ NGHIỆM 2. Đo lường sau với nhóm kiểm chứng (after-only with control group) Mô hình thực nghiệm đo lường sau với nhóm kiểm soát (After-only with control group) tương tự như mô hình đo lường trước sau với nhóm kiểm chứng. chứng Tuy nhiên trong mô hình này nhà nghiên cứu chỉ đo l ờng sau Mô lường sau. hình đo lường sau với nhóm kiểm chứng cho phép giảm được chi phí và tránh được hiệu ứng thử do không đo lường trước. Mô hình này được ký hiệu như sau: Nhóm thử nghiệm (EG): R X O1 Nhóm kiểm chứng (CG): R O2 Tuy không đo lường trước nhưng chúng ta có thể giả sử lần đo lường trước của hai nhóm – thực nghiệm và kiểm chứng có chung giá trị là α. Dựa vào công thức tính toán hiệu ứng xử lý trong mô hình đo lường trước sau với nhóm kiểm chứng , chúng ta có hiệu ứng xử lý của mô hình này là: TE = (O1- α) – (O2 – α) = (O1-O2) Thạc sĩ Huỳnh Quang Minh Email: 3.2 NHỮNG MÔ HÌNH THỬ NGHIỆM 3. Mô hình bốn nhóm Solomon Nếu chúng ta kết hợp hai mô hình thực nghiệm – đo lường trước- sau với nhóm kiểm chứng và đo lường sau với nhóm kiểm chứng chúng ta sẽ có mô hình thực nghiệm bốn nhóm Solomon. Mô hình bốn nhóm Solomon còn được gọi là thiết kế 4 nhóm, 6 nghiên cứu ( 4-group, 6-study design) và có ký hiệu như sau: Nhóm thử nghiệm 1 (EG1) = R O1 X O2 Nhóm kiểm chứng 1 (CG1) = R O3 O4 Nhóm thử nghiệm 2 (EG2) = R X O5 Nhóm kiểm chứng 2 (CG2) = R O6 Thạc sĩ Huỳnh Quang Minh Email: 6
  7. 3.2 NHỮNG MÔ HÌNH THỬ NGHIỆM 3. Mô hình bốn nhóm Solomon Vì tính bất kỳ lựa chọn các đối tượng vào 4 nhóm trắc nghiệm, nên có thể giả định 4 nhóm là tương đương với nhau trước cuộc thử nghiệm. Như vậy ta có thể lấy số đo trước của nhóm thử nghiệm 1 và nhóm kiểm chứng 1 làm cơ sở để tính số đo trước cho nhóm thử nghiệm 2. Ta lấy số trung bình cộng của hai số đo ấy để tránh sai số vì chỉ dùng số đo của một nhóm thì nó không đảm bảo tính đại diện. Do đó, số đo trước của nhóm thử nghiệm 2 sẽ là: ½(O1+ O3). Hiệu ứng xử lý (nghiên cứu) = [O5- (O1+O3)/2] – [O6 –(O1+O 3)/2] Mô hình này cũng cho nhà nghiên cứu lấy được và ước lượng được mức độ của hiệu ứng trắc nghiệm tương tác. Để tính được hiệu ứng này, chỉ cần nhớ nhóm thử nghiệm 1 là nhóm duy nhất trong 4 nhóm có xảy ra hiệu ứng này. Vậy, mức độ tương tác có được bằng cách so sánh nhóm thử nghiệm 1 và nhóm thử nghiệm 2 hay: Tương tác = (O2-O1) – [O5 –(O1+O3)/2] Thạc sĩ Huỳnh Quang Minh Email: 3.3 SỰ MỞ RỘNG CÁC MÔ HÌNH THỬ NGHIỆM 1. Thử nghiệm ngẫu nhiên hoàn toàn (completely randomized design) 2. Thử nghiệm khối ngẫu nhiên (randomized block design) 3. Thử nghiệm thừa số ố (factorial design) Thạc sĩ Huỳnh Quang Minh Email: 7
  8. 3.3 SỰ MỞ RỘNG CÁC MÔ HÌNH THỬ NGHIỆM 1. Thử nghiệm ngẫu nhiên hoàn toàn (completely randomized design) Thử nghiệm ngẫu nhiên hoàn toàn (completely randomized design) cho phép chúng ta so sánh nhiều mức khác nhau của một xử lý. Để thực hiện điều này chúng phải giả sử là các biến ngoại lai có tác động như nhau vào các đơn vị thử. Giả sử chúng ta có một mức xử lý với k mức khác nhau (1, 2, …, i, …k). Chọn ngẫu nhiên n đơn vị thử và chia ngẫu nhiên thành k nhóm n1, n2, …ni,…nk (n=n1 + n2+….+ni+…+nk). Mỗi nhóm sẽ chịu một mức xử lý tương ứng và đo lường kết quả Xij của các đơn vi trong các nhóm cho phép chúng ta so sánh sự khác nhau, nếu có, về hiệu ứng của xử lý ở các mức độ khác nhau. Thạc sĩ Huỳnh Quang Minh Email: 3.3 SỰ MỞ RỘNG CÁC MÔ HÌNH THỬ NGHIỆM Mô hình thử nghiệm ngẫu nhiên hoàn toàn Q Quan sát Mức xử lý ý 1 2 . I . K 1 X11 X21 . Xi1 . Xk1 . . . . . . . J X1j X2j . Xij . Xkj . . . . . . . n1, n2,…,nk X1n1 X2n2 . Xini . Xknk Thạc sĩ Huỳnh Quang Minh Email: 8
  9. 3.3 SỰ MỞ RỘNG CÁC MÔ HÌNH THỬ NGHIỆM Thí dụ: Thử nghiệm ngẫu nhiên hoàn toàn Để so sánh (giống nhau hay khác nhau) hiệu ứng của ba dạng POP (POP1, POP2, và POP3) vào doanh thu một loại thương hiệu, chúng ta thực hiện thử nghiệm như sau: chọn chín cửa hàng và chia ngẫu nhiên chúng ra thành 3 nhóm, mỗi nhóm ba cửa hàng. Sau đó trình bày từng POP cho ỗ từng nhóm cửa hàng (chẳng hạn POP1 cho cửa hàng 2, 5, và 9,…). So sánh doanh thu của từng nhóm cửa hàng chúng ta có thể kiểm nghiệm giả thuyết là hiệu ứng của các POP như nhau trên doanh thu. Dữ liêu thu thập được trình bày trong bảng sau: Thiết kế mẫu Mức xử lý POP1 POP2 POP3 Chọn 9 cửa hàng chia g Doanh thu cửa hàng 2 g Doanh thu cửa hàng 8 g Doanh thu cửa hàng 7 g ngẫu nhiên thành ba Doanh thu cửa hàng 5 Doanh thu của hàng 1 Doanh thu cửa hàng 4 nhóm, mỗi nhóm trưng Doanh thu của hàng 9 Doanh thu cửa hàng 3 Doanh thu cửa hàng 6 bày một dạng POP Thạc sĩ Huỳnh Quang Minh Email: 3.3 SỰ MỞ RỘNG CÁC MÔ HÌNH THỬ NGHIỆM 2. Thử nghiệm khối ngẫu nhiên (randomized block design) Thử nghiệm khối ngẫu nhiên (Randomized block design) cũng tương tự nhu thử nghiệm ngẫu nhiên hoàn toàn. Tuy nhiên, với mô hình này chúng ta có thể k ể soát h hú ó hể kiểm á hiệu ứng của một b ế ngoại l mà ủ biến lai à chúng ta nghĩ rằng nó sẽ có tác động mạnh nhất trong mô hình ngẫu nhiên hoàn toàn. Trong mô hình này chúng ta cũng đo lường hiệu ứng k mức xử lý (1,2,…,i,…k) của một xử lý và h mức biến thiên của một biến ngoại lai (1,2,…,j,…h). Kết quả đo lường Xij của các đơn vị thử nghiệm cho phép chúng ta so sánh sự khác nhau, nếu có, về hiệu ứng của xử lý ở các mức độ khác nhau. Kết quả của đo lường cũng cho phép chúng ta nhận diện xem có sự khác nhau ở các mức biến thiên khác nhau của biến ngoại lai không. Thạc sĩ Huỳnh Quang Minh Email: 9
  10. 3.3 SỰ MỞ RỘNG CÁC MÔ HÌNH THỬ NGHIỆM Mô hình thử nghiệm khối ngẫu nhiên Biến ngoại lai Mức xử lý 1 2 . I . k 1 X11 X21 . Xi1 . Xk1 . . . . . . . j X1j X2j . Xij . Xkj . . . . . . . h X1h1 X2h2 . Xihi . Xkhk Thạc sĩ Huỳnh Quang Minh Email: 3.3 SỰ MỞ RỘNG CÁC MÔ HÌNH THỬ NGHIỆM Thí dụ: Thử nghiệm khối ngẫu nhiên Trở lại ví dụ ở mô hình thử nghiệm ngẫu nhiên hoàn toàn, tuy nhiên, giả sử bây giờ nhà nghiên cứu thấy rằng loại cửa hàng có thể ảnh hưởng đến kết quả của thử nghiệm. Nghĩa là, loại của hàng có thể là một biến ngoại lai có khả năng t hiệ ứ vào thử nghiệm và nhà nghiên cứu muốn l i ó ă tạo hiệu ứng à hiệ à hà hiê ứ ố loại trừ nó. Trong trường hợp này thì mô hình khối ngầu nhiên là thích hợp. Giả sử có năm dạng cửa hàng khác nhau: (1) cửa hàng siêu thị, ký hiệu là A, (2) cửa hàng tự phục vụ, ký hiệu là B, (3) cửa hàng trong khu thương mại, ký hiệu là C, (4) cửa hàng tạp hóa, ký hiệu là D, và (5) cửa hàng trong chợ, ký hiệu là E. Trong mỗi dạng cửa hàng chúng ta chọn ngẫu nhiên ba cửa hàng. Mỗi cửa hàng trưng bày một dạng POP. Cụ thể là dạng POP1 được trưng bày trong cửa hàng A1, B1, C1, D1 và E1. POP2 được trưng bà t t bày trong cửa hà A2 B2, C2 D2 và E2 C ối cùng, POP3 đ ử hàng A2, B2 C2, D2, à E2. Cuối ù được trưng bày trong cửa hàng A3, B3, C3, D3 và E3. Đo lường và so sánh doanh thu của các cửa hàng theo từng mức xử lý và từng nhóm cửa hàng chúng ta sẽ kiểm nghiệm được giả thuyết là các POP khác nhau có tạo hiệu ứng khác nhau vào doanh thu hay không. Thạc sĩ Huỳnh Quang Minh Email: 10
  11. 3.3 SỰ MỞ RỘNG CÁC MÔ HÌNH THỬ NGHIỆM Thí dụ: Thử nghiệm khối ngẫu nhiên Dữ liệu thu thập được của thực nghiệm này được trình bày trong bảng sau: Loại cửa hàng Mức xử lý POP1 POP2 POP3 A Doanh thu A1 Doanh thu A2 Doanh thu A3 B Doanh thu B1 Doanh thu B2 Doanh thu B3 C Doanh thu C1 Doanh thu C2 Doanh thu C3 D Doanh thu D1 Doanh thu D2 Doanh thu D3 E Doanh thu E1 Doanh thu E2 Doanh thu E3 Thạc sĩ Huỳnh Quang Minh Email: 3.3 SỰ MỞ RỘNG CÁC MÔ HÌNH THỬ NGHIỆM 3. Thử nghiệm thừa số (factorial design) Thử nghiệm thừa số (factorial design) cho phép nhà nghiên cứu đo lường được hiệu ứng của hai hay nhiều xử g g g y lý ở nhiều mức khác nhau cũng như khám phá được hiệu ề ứng hỗ tương của chúng. Thử nghiệm thừa số biểu diễn cho trường hợp thiết kế có từ hai biến độc lập trở lên. Khi có n biến độc lập nó được gọi là thử nghiệm thừa số n chiều (n-way factorial design). Thạc sĩ Huỳnh Quang Minh Email: 11
  12. 3.3 SỰ MỞ RỘNG CÁC MÔ HÌNH THỬ NGHIỆM Thí dụ: Thử nghiệm thừa số Giả sử chúng ta muốn thử một kiểu đồng hồ mới. Để thử nghiệm, chúng ta thiết kế ra ba mức giá (P1, P2, P3), ba loại nhạc chuông (N1, N2, N3) và hai mức thời gian bảo hành (T1, T2). Mô hình trong hình dưới dây biểu diễn diễ thử nghiệm thừ số t hiệ thừa ố trong t ờ h trường hợp này và nó được gọi là mô hì h à à óđ i ô hình thừa số 3x3x2. Như vậy, mô hình này có tổng cộng 18 ô quan sát. Mỗi ô quan sát của mô hình là một cấp xử lý kết hợp giữa ba mức khác nhau của ba mức xử lý. P1 X111 X211 X311 P2 X121 … P3 X131 T2 T1 N1 N2 N3 Thạc sĩ Huỳnh Quang Minh Email: 3.3 SỰ MỞ RỘNG CÁC MÔ HÌNH THỬ NGHIỆM Thí dụ: Thử nghiệm thừa số (tt) Lấy ví dụ X111 là cấp xử lý kết hợp giữa mức nhạc chuông N1, mức giá P1, và mức thời gian bảo hành T1. Trong thí dụ này, chẳng hạn chúng ta chọn một mẫu ngẫu nhiên 180 người tiêu dùng, chia ngẫu nhiên ra thành 18 ẫ ẫ ê ê ù ẫ ê à nhóm tương ứng với 18 ô quan sát, mỗi nhóm gồm 10 người tiêu dùng sẽ được trình bày một cấp xử lý. Cụ thể là từng người tiêu dùng trong nhóm 10 người tiêu dùng trong ô thứ nhất (N1, P1, T1) sẽ đánh giá một kiểu đồng hồ với nhạc chuông N1, mức giá P1, và mức thời gian bảo hành T1. Tương tự nhu vậy cho 17 nhóm người tiêu dùng còn lại. Thạc sĩ Huỳnh Quang Minh Email: 12
  13. 3.4 LỰA CHỌN MÔ HÌNH THỬ NGHIỆM THÍCH HỢP Ba biến số có tính quyết định trong việc lựa chọn mô hình thử nghiệm là: ọ g ệ 1. Thời gian 2. Chi phí hao tổn 3. Yêu cầu bí mật (không cho đối thủ cạnh tranh biết) Thạc sĩ Huỳnh Quang Minh Email: 13


Page 2

YOMEDIA

Thử nghiệm có thể tiến hành trong 2 khung cảnh: Thử nghiệm trong phòng thí nghiệm: Nhà nghiên cứu bố trí các đối tượng trong khung cảnh được sắp đặt cho mục tiêu nghiên cứu thử nghiệm, việc này giúp nhà nghiên cứu giảm thiểu đến mức thấp nhất những ảnh hưởng không thích hợp của biến số ngoại lai nhờ vào sự kiểm soát và điều chỉnh sự biến thiên của một số biến số nào đó. ...

21-09-2010 637 64

Download

Phương pháp thử nghiệm không đầy đủ là gì

Giấy phép Mạng Xã Hội số: 670/GP-BTTTT cấp ngày 30/11/2015 Copyright © 2009-2019 TaiLieu.VN. All rights reserved.