Nợ xấu trong ngân hàng nguyên nhân tại sao

Đây là thông tin do Phó Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng cung cấp tại cuộc họp báo thường kỳ tháng 10 của Chính phủ chiều tối ngày 30/10 tại Hà Nội.

Nợ xấu trong ngân hàng nguyên nhân tại sao
Phó Thống đốc Nguyễn Thị Hồng cung cấp thông tin tại Họp báo Chính phủ. Ảnh:VGP/Đoàn Bắc.

Tình hình nợ xấu, xử lý nợ xấu được Đảng, Chính phủ, Quốc hội quan tâm. Quốc hội ban hành Nghị quyết 42 về thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng (TCTD), các đơn vị đã tích cực triển khi thực hiện trong gần 3 năm qua với hiệu quả cao, các vướng mắc khó khăn được khắc phục.

Về tiến độ thực hiện, theo thống kê, luỹ kế từ 15/8/2017 (thời điểm Nghị quyết 42 có hiệu lực) đến ngày 30/9/2020, đã xử lý được khoảng 313 nghìn tỷ đồng nợ xấu, trong đó, xử lý nợ xấu nội bảng hơn 167,9 nghìn tỷ đồng chiếm 53,8%, xử lý các khoản nợ ngoài bảng cân đối kế toán 74,9 nghìn tỷ đồng, với các khoản nợ xấu đã bán cho Công ty Quản lý tài sản (VAMC) dưới hình thức trái phiếu đặc biệt xử lý được hơn 69,5 nghìn tỷ đồng.

Trong 9 tháng đầu năm 2020, đại dịch COVID-19 trên thế giới vẫn diễn biến phức tạp, tác động nghiêm trọng mọi mặt đời sống kinh tế khiến người gửi tiền ngân hàng là DN, người dân gặp khó khăn, nguồn thu giảm, khả năng trả nợ khó khăn. Trong đó, các ngân hàng là trung gian tài chính cũng bị ảnh hưởng, đó là nguyên nhân dẫn đến nợ xấu tăng.

Một nguyên nhân nữa là vấn đề kỹ thuật tính toán. Trong bối cảnh tác động của COVID-19, tình hình kinh tế khó khăn, cầu tín dụng không cao như những năm trước, mẫu số nhỏ đi, do đó, tỉ lệ tương đối nợ xấu/dư nợ phát sinh cũng tăng lên.

Trong thời gian qua, NHNN đã chủ động triển khai nhiều giải pháp tháo gỡ khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Trong đó, NHNN đã ban hành Thông tư 01/2020/TT-NHNN quy định về việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, phí, giữ nguyên nhóm nợ bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19. Đồng thời, chỉ đạo các TCTD thực hiện cơ cấu miễn giảm lãi vay, hoãn, giãn nợ, gỡ khó cho doanh nghiệp (DN) và người dân.

“Trong thời gian tới, tình hình dịch bệnh COVID-19 còn diễn biến phức tạp chưa rõ thời điểm kết thúc, nếu dịch tiếp tục diễn biến phức tạp, gây khó khăn cho DN, đặc biệt các DN tham gia nhiều vào thương mại quốc tế hay dịch vụ bị ảnh hưởng lớn, nhiều khả năng làm nợ xấu hệ thống ngân hàng tăng lên. NHNN đã giao các đơn vị chức năng đánh giá phân tích ứng phó tình hình, bảo đảm an toàn cho các TCTD và toàn hệ thống”, Phó Thống đốc Nguyễn Thị Hồng nhấn mạnh.

Huy Thắng


Chắc hẳn không một ai là chưa từng nghe đến từ nợ xấu nhất là những cá nhân hay doanh nghiệp đã từng vay vốn ngân hàng hay tổ chức tín dụng. Thế nhưng có rất nhiều người chưa hiểu rõ định nghĩa về nợ xấu cho đến lúc chính bản thân bị ngân hàng hay tổ chức tín dụng từ chối cho vay thì mới biết mình đang bị vướng nợ xấu. 

Tuy nhiên nói như thế không có nghĩa là từ đây về sau bạn sẽ không được tiếp tục vay vốn nữa, thực tế vẫn có cách giúp bạn xóa nợ xấu chỉ cần bạn hiểu rõ và nắm bắt được phương thức hoạt động của chúng thì bạn vẫn có thể tiếp tục vay vốn hoặc đáo hạn vay khi cần.

Nợ xấu trong ngân hàng nguyên nhân tại sao

Nợ xấu cá nhân là gì?

Nợ xấu cá nhân được hiểu là nợ khó đòi khi mà người đi vay không thể trả nợ khi đến hạn phải thanh toán như đã cam kết trong hợp đồng tín dụng trước đó. Nói cách khác, nợ xấu chính là những khoản nợ đã quá hạn thanh toán trên 90 ngày. Các cá nhân khi đã bị liệt vào danh sách khách hàng nợ xấu (theo phân loại trên CIC) thì sẽ gặp rất nhiều khó khăn khi muốn vay vốn của ngân hàng hay một tổ chức tín dụng nào đó ở những lần sau.

Phân loại nợ xấu trên hệ thống CIC:

Hệ thống CIC (Trung Tâm Thông Tin Tín Dụng Quốc Gia Việt Nam). Theo quy định của hệ thống này thì người vay nợ sẽ được phân loại và xếp thành 5 nhóm nợ như sau:

Nhóm 1: Nợ đủ tiêu chuẩn

Khách hàng thanh toán nợ gốc và lãi đúng hạn

Khách thanh toán trễ không quá 10 ngày

Nhóm 2 : Nợ cần lưu ý

Khách hàng có nợ quá hạn thanh toán từ 10 ngày đến dưới 30 ngày.

Các khoản nợ phải cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu.

Nhóm 3 : Nợ dưới tiêu chuẩn

Khách hàng thanh toán nợ quá hạn từ 30 ngày đến dưới 90 ngày.

Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn dưới 30 ngày theo thời hạn trả nợ đã được cơ cấu lại lần đầu.

Khách hàng được miễn trả hoặc được giảm lãi suất do không đủ khả năng chi trả như hợp đồng tín dụng đã ký kết.

Nhóm 4 : Khoản nợ nghi ngờ có thể mất vốn

Những khoản nợ quá hạn từ 90 ngày đến dưới 180 ngày.

Những khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn từ 30 ngày đến dưới 90 ngày theo thời hạn trả nợ đã được cơ cấu lại lần đầu.

Những khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai.

Nhóm 5 : Khoản nợ có khả năng mất vốn

Những khách hàng quá hạn trả nợ 180 ngày.

Những khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn từ 90 ngày trở lên theo thời hạn trả nợ đã được cơ cấu lại.

Những khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai quá hạn theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần thứ hai.

Những khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ ba trở lên, kể cả chưa bị quá hạn thì vẫn được xem là có khả năng bị mất.

Những khách hàng nằm trong các nhóm 3, 4, 5 thì sẽ rất khó để tiếp tục vay vốn tại các ngân hàng hay một công ty tín dụng nào khác. Tất cả các thông tin về người vay nợ xấu bao gồm các khoản vay trong quá khứ, khoản vay nợ hiện tại, thời gian nợ quá hạn, họ tên người vay, nơi vay vốn sẽ được lưu lại trên 2 trung tâm tín dụng là CIC và PCB trong thời hạn từ 3-5 năm sau khi người vay đã thanh toán đủ cả lãi lẫn gốc. Chính vì vậy khách hàng khi vay nợ cần lưu ý những thông tin trên để tránh rơi vào nhóm nợ xấu và đánh mất cơ hội vay sau này.

Những lý do thường gặp làm phát sinh nợ xấu

Khách hàng sử dụng thẻ tín dụng nhưng không biết kiểm soát dễ dẫn đến việc mất khả năng thanh toán, trả nợ không đúng kỳ hạn cho ngân hàng.

Mua hàng hóa trả góp nhưng không đóng tiền đầy đủ và đúng hạn như trong cam kết cho vay tiền đã ký.

Khách hàng cố tình chây ỳ, không thanh toán tiền nợ dẫn tới khoản vay bị quá hạn, chuyển thành nợ xấu…

Chậm thanh toán vài tháng liên tục.

Không thanh toán dẫn đến tài sản thế chấp bị gán nợ.

Bị kiện ra tòa do có khoản nợ phát sinh với cá nhân hay doanh nghiệp khác.

Khách hàng xảy ra trường hợp bất ngờ, khách hàng quên, hoặc cố tình không chấp nhận các khoản phí phạt do quá hạn thanh toán, dẫn tới khoản phí phạt này chuyển thành các khoản nợ quá hạn.

Những tác hại khi vào danh sách nợ xấu và cách phòng tránh?

Trước khi quyết định vay vốn khách hàng nên tự đánh giá lại năng lực trả nợ của bản thân ở mức độ nào, có kế hoạch cụ thể cho lộ trình thanh toán tiền vay để tránh gặp phải những biến cố bất ngờ có thể xảy ra khiến bạn rơi vào tình trạng mất khả năng thanh toán, bị liệt vào nhóm nợ xấu và mất đi cơ hội tiếp tục vay vốn sau này.

Sử dụng tiền vốn vay được một cách hợp lý để mang lại nhiều nguồn lợi cho bản thân giúp cho việc thanh toán nợ được nhanh chóng.

Ý thức về thời gian phải thanh toán. Có rất nhiều cá nhân với suy nghĩ hời hợt là có khả năng thanh toán nhưng cứ chần chừ vì nghĩ rằng chỉ trễ một vài ngày cũng không thành vấn đề. Tuy nhiên với quy định chặt chẽ của hệ thống ngân hàng hiện nay, chỉ cần bạn đóng trễ một ngày, khoản nợ của bạn đã bị xếp vào nợ quá hạn.

Khách hàng cần hết sức chú ý về ngày thanh toán được ghi trong hợp đồng tín dụng. Có rất nhiều khách hàng hiện tại đang hiểu sai về ngày thanh toán. Ngày thanh toán trên hợp đồng tín dụng chính là ngày ngân hàng/công ty tín dụng nhận được tiền thanh toán chứ không phải ngày hôm đó khách hàng mới đi đóng tiền. 

Có rất nhiều trường hợp khách hàng có khoản nợ đến hạn liền tới ngân hàng chuyển khoản thanh toán nhưng lại rơi vào dịp cuối tuần, điều này đồng nghĩa với việc sang tuần tiếp theo thì ngân hàng hay tổ chức tín dụng mới nhận được khoản thanh toán của bạn, như vậy có nghĩa là bạn đã thanh toán trễ, khoản nợ của bạn đã bị xếp vào nợ quá hạn.

Trong trường hợp bất khả kháng vì một lý do nào đó bạn không thể trả nợ cho ngân hàng theo đúng cam kết thì hãy sớm liên hệ ngay với nhân viên ngân hàng để trao đổi và tìm ra phương án trả nợ tối ưu nhất. Đừng chọn cách tiêu cực nhất như chấm dứt liên lạc vì như vậy ngân hàng có thể kiện bạn ra tòa để giải quyết khoản vay.

Nợ xấu cá nhân khi nào được xóa?

Đối với các khoản vay dưới 10 triệu: khách hàng hãy nhanh chóng thanh toán dứt điểm ngay lập tức vì căn cứ theo Khoản 1, Điều 11 Thông tư số 03/2013/TT-NHNN ngày 28/2/2013 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, bắt đầu từ ngày 01/12/2014 Ngân hàng Nhà nước ngừng cung cấp lịch sử tín dụng các khoản vay quá hạn dưới 10 triệu đồng “đã tất toán”. Do vậy nếu khoản vay dưới 10 triệu đồng đã tất toán, khách hàng sẽ không còn lo ngại về lịch sử nợ xấu tín dụng của mình nữa.

Đối với các khoản vay trên 10 triệu: khách hàng cần cố gắng thanh toán tất cả các khoản vay cả gốc lẫn lãi tính đến thời điểm thanh toán, đây là cách tốt nhất để giải quyết triệt để khoản nợ xấu tại ngân hàng của người vay. Sau đó khách hàng cần thông báo ngay với nhân viên tín dụng quản lý khoản nợ của mình để xác nhận việc bạn đã thanh toán đầy đủ các khoản nợ quá hạn tại đây. Nếu cần bạn có thể đề nghị ngân hàng hay tổ chức tín dụng đó làm văn bản xác nhận đã hoàn trả nợ đã quá hạn và lý do khách quan phát sinh khoản nợ xấu này.

Tất cả các thông tin về lịch sử tín dụng sẽ được cập nhật định kỳ hàng tháng. Sau 12 tháng kể từ ngày trả hết nợ xấu lịch sử tín dụng của người vay sẽ đủ điều kiện đáp ứng tiêu chí cho vay của ngân hàng. Bên cạnh đó, một số ngân hàng vẫn chấp nhận khách hàng có lịch sử nợ xấu với điều kiện nguyên nhân phát sinh nợ xấu là do lý do khách quan, và thực tế tình hình tài chính của người vay vẫn rất tốt.

Các khách hàng thuộc nhóm 3 như đã đề cập sẽ rất khó khăn để có thể tiếp tục vay vốn. Thời gian theo quy định về xóa nợ xấu cho nhóm này là sau 5 năm.

Vì vậy, người vay cần tránh mắc phải nợ xấu khi có ý định đi vay, điều này không chỉ mất “điểm” trong mắt các tổ chức tín dụng mà còn khó khăn khi vay vốn sau này tại tất cả các ngân hàng và tổ chức tín dụng khác vì các thông tin của bạn đều được cập nhật và lưu trữ trên hệ thống CIC.

Nếu được, các khách hàng nên có thói quen đặt lịch thanh toán hoặc sử dụng các kênh thanh toán tự động để nguy cơ phát sinh nợ xấu của bạn sẽ hoàn toàn được kiểm soát.

Với những thông tin mà SHB Finance đem đến, hy vọng bạn sẽ có những cái nhìn chính xác về việc không trả nợ đúng hạn dẫn đến nợ xấu, từ đó có những phương án giải quyết đế có thể vay tín chấp tiêu dùng phù hợp.

Trong trường hợp cần thiết, hãy liên hệ với SHB Finance để được tư vấn chi tiết.