Nhân vật chính của tiểu thuyết thủy hử là

Thủy Hử là một trong Tứ đại danh tác của văn học cổ điển Trung Quốc. Tác phẩm được Thi Nại Am sáng tác vào khoảng giữa thế kỷ 14, dựa trên những câu truyện dân gian truyền miệng ở triều đại Bắc Tống trong lịch sử Trung Hoa.

Nhân vật chính của tiểu thuyết thủy hử là

Cốt truyện Thủy Hử là quá trình hình thành, tan rã và những cuộc chiến đấu của 108 vị anh hùng Lương Sơn Bạc, bị quân triều đình coi là giặc cướp.

Cốt truyện Thủy Hử và những dị bản

Do nguyên bản Thủy Hử truyện đã không còn nên tác phẩm có rất nhiều phiên bản và dị bản, bản 70 hồi được coi là giống bản gốc nhất và nhiều bản trên 70 hồi. Thủy Hử cũng được dịch ra rất nhiều thứ tiếng thế giới trong đó có Việt Nam và nhiều lần được truyền hình Trung Quốc, VTB của Hongkong chuyển thể thành phim. Phiên bản phim truyền hình được biết đến nhiều nhất ở Việt Nam là Tân Thủy Hử 2011, được đầu tư công phu, dàn dựng tỉ mỉ tạo nên hình tượng các anh hùng Lương Sơn Bạc chân thực nhất. Ngoài ra còn có nhiều phim làm về riêng nhân vật tiêu biểu trong truyện như phim Võ Tòng đánh hổ, Lỗ Trí Thâm,...

Giá trị và sức hấp dẫn của tác phẩm Thủy Hử

Giá trị và sức hấp dẫn Thủy Hử đến từ tài năng thiên phú về văn chương của tác giả. Thi Nại Am miêu tả và khắc họa hình tượng các nhân vật anh hùng, hảo hán Lương Sơn bản tính cương trực, trung nghĩa, võ công cao cường, xả thân vì nghĩa như Võ Tòng đả hổ trên gò Cảnh Dương, Lỗ Trí Thâm với 3 đấm đánh chết tên vô lại ức hiếp dân lành, Lý Quỳ đau khổ khi mẹ gìa bị hổ ăn thịt trong lúc đi tìm nước uống, Lâm Sung giáo đầu của 80 vạn cấm quân,... Dưới ngòi bút của Thi Nại Am, những câu chuyện đầy éo le, cùng quẫn của từng nhân vật trong tác phẩm được ông xâu chuỗi lại, hết cầu thành một mạch thống nhất tạo sự lôi cuốn kéo người đọc từ hồi này sang hồi khác.

Nhân vật chính của tiểu thuyết thủy hử là

Tóm tắt nội dung cốt truyện Thủy Hử

Thủy Hử là câu chuyện kể về 108 vị anh hùng Lương Sơn Bạc khởi nghĩa chống lại những tên tham quan, lũng đoạn triều chính tiêu biểu là tên thái úy Cao Cầu với danh nghĩa phò vua, thay trời hành đạo. Những người này có xuất thân từ nhiều tầng lớp xã hội nông dân, ngư dân, quan văn, quan võ chính trực thanh liêm,... Có thể kể tên như: Tống Giang, Lư Tuấn Nghĩa, Lâm Sung, Võ Tòng,... ở họ có điểm chung là không chịu khuất phục bọn tham quan vô lại nên hội tụ tại Lương Sơn Bạc khởi nghĩa. Khi đã gây dựng được lực lượng và thanh thế, thủ lĩnh của quân Lương Sơn là Tống Giang quyết định giúp triều đình đánh lại giặc xâm lược, từ đó dẫn đến sự tan rã của 108 anh hùng Lương Sơn Bạc.

Mặc dù có nhiều ý kiến trái chiều về tác giả không chỉ riêng Thi Nại Am mà La Quán Trung cũng tham gia sáng tác, vì Thủy Hử có nét giống với Tam Quốc Diễn Nghĩa và 2 tác giả sống cùng thời với nhau, nhiều nhà phê bình lại lên án sự vô đạo của nhiều nhân vật trong Thủy Hử, rằng 108 vị anh hùng Lương Sơn thực chất chỉ là một toán cướp giết người vô số. Nhưng không thể phủ nhận sức hấp dẫn của tác phẩm Thủy Hử, một trong những danh tác hoành tráng nhất lịch sư văn học Trung Hoa.

Mời độc giả đón đọc bộ truyện Thủy Hử toàn tập tại Docsach24.com, chúc bạn đọc sách vui vẻ!

Nhắc tới Thủy Hử, mọi người có lẽ đều nghĩ tới ngay 108 vị anh hùng Lương Sơn. Tuy nhiên trên thực, trong 108 vị anh hùng đó, có thể thực sự xứng với cái danh "hảo hán" có lẽ chỉ có 4 người, tất cả còn lại chỉ là mây trôi. Chẳng hạn như rất nhiều người yêu thích Lý Quỳ, nhưng một người lỗ mãng, hung hăng, từng lỡ tay giết chết người như vậy, liệu có thực sự xứng đáng với hai chữ "hảo hán"?

Vậy thì 4 người thực sự có thể được xem là anh hùng hảo hán là những ai?

1. Võ Tòng

Người đầu tiên xứng với danh xưng hảo hán không ai khác chính la Võ Tòng. Cả đời Võ Tòng hành hiệp trượng nghĩa, thích bênh vực kẻ yếu, hoàn toàn giống với một người anh hùng. Hơn nữa Võ Tòng còn là một người yêu hận phân minh, không tàn sát người vô tội, đây là điểm rất quan trọng.

Lấy chuyện Võ Tòng báo thù cho Võ Đại Lang làm ví dụ, Võ Tòng chỉ giết đúng hai kẻ liên quan trực tiếp là Phan Kim Liên và Tây Môn Khánh, Võ Tòng không hề ra tay với Vương bà dù bà ta cũng là người góp phần không nhỏ, đối với những người đi hóng chuyện, Võ Tòng cũng không ra tay thảo phạt hàng loạt, làm người rất có chừng mực, cho thấy bản chất đúng đắn của một anh hùng hảo hán.

Đứng ở góc độ hiện tại, nhiều người có thể cảm thấy cách cư xử của Võ Tòng là điều hết sức bình thường, bởi lẽ chuyện này quả thực chẳng liên quan tới những người khác, nhưng đây lại chỉ là tư duy của người hiện đại chúng ta, trong "Thủy Hử", không thiếu gì hảo hán chẳng cần biết vô tội hay không, chỉ cần động thủ là phải đánh cho tới bến, cho sảng khoái thì thôi. Nếu đổi lại là Lý Quỳ, có lẽ người bị giết sẽ nhiều hơn, chỉ cần là những người biết chuyện của Võ Đại Lang mà không chịu lên tiếng hay làm gì, e là có lẽ đều sẽ bị giết…

Nhưng Võ Tòng thì khác, sau khi biết đầu đuôi câu chuyện, Võ Tòng chỉ "oan có đầu nợ có chủ", chỉ nhắm vào đương sự, không lạm dụng vũ lực, đây mới chính là anh hùng hảo hán.

Nhân vật chính của tiểu thuyết thủy hử là

Nhân vật Võ Tòng trên màn ảnh nhỏ

2. Lỗ Trí Thâm

Lỗ Trí Thâm cũng không khác Võ Tòng là mấy, hào sảng, hay giúp đỡ người khác. Khi còn là Đề Hạt, thấy Kim Thúy Liên bị tên đồ tể họ Trịnh ức hiếp, trực tiếp đứng ra bảo vệ cô, dạy cho tên đồ tể không biết lễ nghĩa một bài học nhớ đời. Sau này quen biết được Lâm Xung, đối xử với Lâm Xung vô cùng trượng nghĩa. Lâm Xung vì con của Cao Thái Úy thích vợ mình nên bị Cao thái Úy bức ép, Lỗ Trí Thâm sau khi biết chuyện này, không nề hà gì quyền cao chức trọng của Cao Thái Úy xông pha đi cứu Lâm Xung, vô cùng coi trọng tình nghĩa.

Lỗ Trí Thâm tuy lưu lạc giang hồ, nhưng tính cách hào sảng, kết giao với nhiều hảo hán trong thiên hạ, dù lên núi làm thổ phỉ, nhưng không bao giờ ức hiếp bách tính, chỉ nhắm vào bọn tham quan vô lại, thực sự đi theo tôn chỉ "thay trời hành đạo" của Lương Sơn, tuyệt đối không ức hiếp người vô tội.

Sau khi gia nhập Lương Sơn, Lỗ Trí Thâm cũng sống rất biết điều, bất kể là trong cuộc sống hàng ngày hay tham gia chiến dịch nào đó đều biết việc của mình, không cậy quyền cậy thế chèn ép người không liên quan.

Trong cả bộ phim "Thủy Hử", quả thực rất khó tìm ra được khuyết điểm của Lỗ Trí Thâm, có thể nói, Lỗ Trí Thâm chính là một điển hình của anh hùng hảo hán.

Nhân vật chính của tiểu thuyết thủy hử là

Nhân vật Lỗ Trí Thâm trên màn ảnh nhỏ

3. Lư Tuấn Nghĩa

Lưu Tuấn Nghĩa võ nghệ cao cường, trọng tình trọng nghĩa, danh tiếng trên giang hồ rất tốt, ai cũng sẵn sàng qua lại với ông. Hơn nữa trên thực tế, Lư Tuấn Nghĩa với triều đình cũng chẳng có thâm thù đại hận gì, ông căn bản là không muốn gia nhập Lương Sơn, vào Lương Sơn chẳng qua cũng chỉ là vì bị Ngô Dụng dùng kế mới ép được Lư Tuấn Nghĩa lên đây.

Lư Tuấn Nghĩa sau khi lên Lương Sơn vẫn luôn duy trì phong cách làm việc như trước đó, không bị các anh hùng Lương Sơn ảnh hưởng, duy trì tính cách như xưa. Khi hành quân đánh trận, Lư Tuấn Nghĩa dũng mãnh hết mình, trong sinh hoạt hàng ngày cũng khoan dung hậu đạo, vì vậy, Lư Tuấn Nghĩa xứng đáng là một hảo hán.

Nhân vật chính của tiểu thuyết thủy hử là

Nhân vật Lư Tuấn Nghĩa (trái) trên màn ảnh nhỏ

4. Thạch Tú

Thạch Tú quả thực là một phiên bản của Võ Tòng, phong cách hành sự rất giống với Võ Tòng. Thạch Tú đối đãi với người khác hào sảng trượng nghĩa, thích bênh vực kẻ yếu, được mọi người gọi là Tam lang, có thể xem là một điển hình của hảo hán. Sau khi Lư Tuấn Nghĩa bị bắt, Lương Trung Thu muốn ngay lập tức xử lý Lư Tuấn Nghĩa để khử mối họa, nhưng Thạch Tú không màng nguy hiểm đến cứu Lư Tuấn Nghĩa. Khi đó anh em Lương Sơn vẫn chưa tề tựu đông đủ, Thạch Tú chỉ có một mình, đối mặt với quân độ triều đình, Thạch Tú không hề sợ hãi, thân cô nghênh chiến, có thể nói là vô cùng trượng nghĩa. Trong tình cảnh địch mạnh ta yếu như vậy, chỉ cần dám xuất hiện, là đồng nghĩa với việc sẽ có thể bị bắt giữ bất cứ lúc nào, hầu như không có cơ hội chạy thoát, nhưng Thạch Tú lại không màng chuyện an nguy của bản thân, chỉ nghĩ tới việc cứu Lư Tuấn Nghĩa, khiến người khác bội phục.

Nhân vật chính của tiểu thuyết thủy hử là

Nhân vật Thạch Tú trên màn ảnh nhỏ

Kết luận

Trong cả bộ "Thủy Hử", 108 vị tướng trên Lương Sơn được người đời tung hô là hảo hán, đây thực ra là một cách nói không quá nghiêm khắc. Phim truyền hình được dựng lên trên thực tế đã thông qua chỉnh sửa, cải biên, một vài nhân vật trên Lương Sơn đã được anh hùng hóa, nhưng dù là trên truyền hình hay trong tiểu thuyết, 4 nhân vật trên vẫn luôn xứng đáng được xưng là anh hùng hảo hán.

A Độ (Theo Doanh nghiệp và Tiếp thị)