Nhận thức, thái độ, hành vi của giới trẻ đối với người thuộc cộng đồng lgbt

TTO xin tạm khép lại diễn đàn này bằng cuộc trao đổi với tiến sĩ tâm lý Huỳnh Văn Sơn - Trưởng bộ môn tâm lý ĐH Sư phạm TP.HCM.

Nhận thức, thái độ, hành vi của giới trẻ đối với người thuộc cộng đồng lgbt
Phóng to

Tiến sĩ tâm lý Huỳnh Văn Sơn (bên trái) trong một cuộc trò chuyện về giới tính với bạn trẻ - Ảnh do tiến sĩ Sơn cung cấp

* "Phát pháo" đầu của diễn đàn người đồng tính trên TTO là câu chuyện của một bạn trai đang học lớp 12, bị gia đình kỳ thị khi biết bạn là người đồng tính, và đang rất tuyệt vọng. Tiến sĩ có thể cho bạn vài lời khuyên?

- Sinh ra trong đời không ai cho phép mình chọn cha mẹ và chọn giới tính. Những nỗi niềm của bạn rất đáng để được đồng cảm và trân trọng. Tuy nhiên, những gì thuộc về “cái bình thường” như định kiến bao giờ cũng dễ dàng được chấp nhận. Nói thế bạn có thể hơi buồn một chút, chạnh lòng một chút nhưng bạn nên thông cảm cho cha của mình.

* Năm 2007, tiến sĩ đã chủ nhiệm đề tài nghiên cứu khoa học "Nhận thức, thái độ và ứng xử của học sinh trung học với bạn bè có biểu hiện đồng tính". Kết quả ra sao, thưa tiến sĩ?

- Nghiên cứu này được tiến hành trên 300 mẫu chọn từ 3 trường trung học, gồm 48% là học sinh THCS và 52% học sinh THPT, 43% nam và 57% nữ.

Khoảng 2,5% học sinh trung học thừa nhận hình như mình có xu hướng đồng tính, trong khi đó có đến 70% trong số đó cho rằng cha mẹ sẽ kiên quyết không chấp nhận sự thật đó. Đó là chưa kể một số bạn vẫn thấy mình bị kỳ thị, áp lực bởi thầy cô...

Những số liệu nghiên cứu cũng cho thấy, bạn trẻ không nói nỗi lòng với cha mẹ khi phát hiện mình là người đồng tính lên đến 95%. Điều này cho thấy mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái vừa gần - vừa xa lạ.

Với câu hỏi: người đồng tính luyến ái có xấu hay không? Hơn 80% học sinh trả lời là không. 15% trả lời rằng tốt hay xấu còn do cách sống của bản thân người đồng tính. Và 5% cho rằng rất xấu.

Với câu hỏi: Khi phát hiện trong lớp có bạn bị đồng tính luyến ái, thái độ của em với bạn ấy như thế nào?”. 66% cho biết không quan trọng chuyện giới tính. 48% thông cảm, 18% quan tâm, 13% cảm thấy sợ, 2% khinh bỉ.

Kết quả này cho thấy các học sinh trung học có một cái nhìn đúng đắn và cởi mở đối với những bạn đồng tính, đồng thời có những hành vi cư xử khá tích cực.

Các tác giả đề tài nghiên cứu đã thực hiện đoạn phỏng vấn với một bạn trẻ xác nhận mình đồng tính. Bạn đọc có thể click vào nút bên dưới để nghe:

Bạn đọc có thể lắng nghe suy nghĩ của một bạn trẻ khi có bạn là người đồng tính, và những kỳ vọng về sự giúp đỡ, quan tâm của người lớn với các bạn trẻ đồng tính, bằng cách click vào nút dưới đây:

Không hẳn là dễ dàng chấp nhận hay cho phép mình là một người khác. Lý do thì vô vàn. Một số người cho rằng đó là phong trào, lứa tuổi ấy chưa hẳn là hiểu về chính mình... Nhưng những hơi thở của bạn có lẽ chỉ mình bạn mới hiểu. Lẽ đương nhiên, để thừa nhận một điều mà người ta chưa hiểu rõ về nó, chưa có thói quen chấp nhận là một hành trình dài.

Bạn là người thuộc thế giới thứ ba thì đã sao? Bạn vẫn có thể sống tốt, vẫn có thể làm việc và bạn đáng được trân trọng nếu bạn ý thức được khoảng lặng hay khoảnh khắc đi của chính mình là điều dung hòa cần thiết...

Mong được cha đồng cảm ngay lập tức sẽ rất khó nhưng bạn hãy tin rằng nếu với thời gian thì quan điểm xã hội sẽ thay đổi, cha bạn cũng sẽ đổi thay. Đến một lúc nào đó (không hẳn là vô vọng), bạn sẽ được chấp nhận, trân trọng và thương yêu. Tuy vậy, bạn hãy hiểu rằng ngoài bạn ra, vẫn còn một tỉ lệ 3%, 5% hay nhiều hơn nữa cũng đồng cảm với bạn, trực tiếp hay gián tiếp.

Hãy cho mình một cơ hội sống tốt, cơ hội hiểu mình học sống nghiêm túc và bản lĩnh, bạn vẫn thành công... Thay vì muốn người khác đồng cảm, trước hết bạn nên thông cảm cho người khác và thông cảm cho cha mẹ là điều cần làm. Bạn sẽ tìm được nhiều điều kỳ diệu trong cuộc sống khi mọi thứ được chính bạn sắp đặt. Chúc bạn vui và đầy nghị lực, sống đúng với chính mình một cách an lành, khỏe mạnh.

* Phần lớn các ý kiến gửi về diễn đàn trên TTO đều chia sẻ, cảm thông, động viên bạn trẻ - tác giả bài viết. Đây có phải là tín hiệu tốt?

- Tín hiệu tốt cho sự đồng cảm này hay không trước hết phải bắt nguồn từ quan điểm của nhiều người. Nếu thẳng thắn thừa nhận tỉ lệ người thuộc xu hướng tình dục đồng giới đang tồn tại ở nhiều quốc gia khác nhau sẽ hiểu rằng điều đó là điều hết sức bình thường.

Thực ra, ngay trong những ý kiến của người không thuộc nhóm giới tính thứ ba vẫn dựa trên nền tảng của lòng nhân ái, sự bình đẳng... Nếu đã là người thuộc giới tính thứ ba thì mọi thứ vẫn không thể thay đổi thì sao không thông cảm và động viên cùng nhau sống tốt, cùng nhau đồng cảm?

* Nhiều bạn đọc cho rằng để các bạn trẻ đồng tính muốn được mọi người tôn trọng thì nên học tốt, thành đạt. Tiến sĩ nhận xét gì về giải pháp này?

- Dẫu bạn là ai đi chăng nữa thì cũng cần nghiêm túc với tương lai. Không được cha mẹ đồng cảm vẫn là một nỗi đau nhưng không phải vì vậy mà mất tất cả. Cuộc sống của mỗi người do chính mình quyết định cơ mà! Chỉ sống được thì bạn mới sống tốt, phải sống tốt thì bạn mới sống có ích. Có biết bao người thông cảm và chờ đợi sự nỗ lực của chúng ta cơ mà?!

Thực ra, đó cũng chỉ là giải pháp tạm thời, quan trọng nhất là vẫn hiểu nhiều về cơ thể mình, xác định một lần nữa về chính con người mình (một số bạn trẻ vẫn cho rằng đó là sự thật 100%) nên cứ dán nhãn mình ngay mà không cân nhắc hoặc cho mình nhiều cái nhìn khác, nhiều sự nhìn nhận khác cũng không nên... Còn việc lâu dài là chọn cho mình một lối sống cũng là điều quan trọng cần suy ngẫm.

* Tiến sĩ có lời khuyên gì cho phụ huynh khi biết con đồng tính?

- Lẽ thường, cha mẹ bị nhiều áp lực như: nối dõi, sợ dư luận xã hội, ám thị về lối sống, những đánh giá tiêu cực từ những biểu hiện thiếu lành mạnh của một vài người thuộc giới tính thứ ba.

Công bằng mà nói, điều đó cần nên thông cảm với cha mẹ. Tuy nhiên, chính các bậc cha mẹ cũng đồng cảm với con cái. Nếu con cái đã vượt qua được mặc cảm để bộc bạch cùng cha mẹ, cha mẹ đã hiểu vấn đề, chuyên viên - bác sĩ chuyên ngành đã xác nhận bước đầu về tình trạng thì tốt nhất là nên chia sẻ cùng con.

Hãy nhìn nhận đồng tính ở như một vấn đề bình thường, có giới thứ nhất, thứ hai thì sẽ có thứ ba

Không ai muốn mình sống cô độc, ai cũng muốn mình được sinh ra và mất đi trong vòng tay của những người thân. Nếu cha mẹ nhìn con với một cái nhìn bao dung, nhân ái sẽ thấy nhẹ nhàng hơn để dễ chấp nhận.

Hãy nhìn nhận đồng tính như một vấn đề bình thường, có giới thứ nhất, thứ hai thì sẽ có thứ ba... Lẽ dĩ nhiên, cần thực sự có những định hướng giáo dục tích cực để các bạn nhận thức giá trị đích thực của mình, định hướng hành vi tích cực,dư luận tích cực, phản ứng mãnh liệt với những đối tượng giả đồng tính, giả giới tính thứ ba để trục lợi, cướp giật thì những “vết xấu” về nhóm đồng tính sẽ được xóa nhòa.

* Nhưng hiện nay chúng ta không hiếm gặp hình ảnh các bạn nam yểu điệu không ngại "thể hiện" tại nơi công cộng, trở thành tâm điểm chú ý và làm đám đông thêm phấn khích.

- Trong gần 3% hay 5% bạn trẻ cho rằng mình là người đồng tính thì những nghiên cứu trên thế giới cho thấy có khoảng 10% đến 20% là nhóm đặc biệt. Sở dĩ là như thế là vì có hiện tượng bị nhầm lẫn bản thân, dạng thức quan hệ được với cả hai giới. Trong số đó, có một số tỉ lệ nhất định 10% cần xem lại chính mình vì những định hướng lệch lạc nhất thời...

Con số này dù không đáng kể nhưng cũng là một số “xu hướng thật” bị ảnh hưởng. Đó là chưa kể một số bạn lại “làm quá đà”, “thể hiện” quá khích hay quá đáng làm cho cái nhìn xã hội và dư luận nhóm lại rất căng thẳng về vấn đề này.

Từ đây, cũng nên đề cập đến một số đối tượng “đồng tính có mục đích” như: tạo nhóm vui, ăn nhờ - ở đậu, có mục đích kinh tế... dẫn đến những hiện tượng kéo theo như lừa đảo, lôi kéo - dụ dỗ làm cho cái nhìn thiếu thiện cảm sẽ tăng lên. Điều này cần được cân nhắc để tránh những cái nhìn càng lệch lạc và thiếu sự công bằng cho những bạn thuộc giới tính thứ ba.

* Tiến sĩ có cho rằng hình ảnh những người nổi tiếng là nam giới có phần yểu điệu trên màn ảnh, sân khấu là một trong những nguyên nhân dẫn đến nhiều bạn trẻ mong muốn cũng là người đồng tính?

- Không thể phủ nhận sự tương tác xã hội nhưng những nghiên cứu gần đây cho thấy người có xu hướng đồng tính là do vùng đồi thị trên não có vấn đề đang là một giả định được ủng hộ. Những tác động xã hội chỉ góp phần làm sự bộc lộ ấy mạnh mẽ hơn, nhanh chóng hơn chứ không thể biến "không" thành "có".

* Xin cám ơn tiến sĩ.

Mời xem các bài trong diễn đàn:

Xin đừng để con bơ vơ giữa hai bờ giới tínhĐồng tính: buông xuôi hay khẳng định mình?Đồng tính: nhưng mình được là mìnhKhi sinh ra, nào ai tự chọn được giới tínhBố ơi, con vốn không được chọn giới tính...

TRUNG UYÊN thực hiện

Thời gian đọc: 9 phút

Trong những năm gần đây, ta dễ dàng nhận ra sự bùng nổ của những chương trình, nội dung liên quan đến cộng đồng LGBT trên các trang mạng xã hội. Thật hạnh phúc khi ngày càng nhiều người yêu thương, ủng hộ và đấu tranh cho quyền bình đẳng của cộng đồng LGBT đến thế. Tuy nhiên, ở đâu đó, vẫn tồn tại những ánh nhìn kỳ thị đồng tính vô tình lẫn cố tình, những định kiến bảo thủ đến đau xót khó tin… Đừng chần chờ chi nữa, hãy cùng Vietnam Youth Alliance khám phá về hành vi kỳ thị đồng tính (homophobic) ngay sau đây nhé!

Lưu ý: Nội dung bài viết chứa ngôn từ nhạy cảm và có thể gây khó chịu.

Sự kỳ thị đồng tính (Homophobia) là gì?

Nhận thức, thái độ, hành vi của giới trẻ đối với người thuộc cộng đồng lgbt
Nguồn ảnh: North Texas Daily

Sự kỳ thị đồng tính (homophobia) là sự sợ hãi, căm ghét, hoặc nghi ngờ hành vi đồng tính đến vô lý.

Kỳ thị đồng tính (homophobic) biểu hiện qua thái độ tiêu cực, ác cảm, định kiến đối với đồng tính. Những người kỳ thị đồng tính thường tấn công cộng đồng LGBT vì sự khác biệt về tính dục. Thậm chí, định kiến kỳ thị này có thể dẫn đến việc người đồng tính bị bắt nạt, lạm dụng một cách bạo lực.

Bên cạnh đó, sự kỳ thị đồng tính thường bắt nguồn từ những nỗi sợ và hiểu lầm vô lý. Những nguyên nhân này có thể gồm đức tin tôn giáo hoặc sự ác cảm với đồng tính.

Kỳ thị đồng tính có vô hại và vô tội?

Kỳ thị đồng tính có thể trở thành một nỗi ám ảnh với những người thuộc cộng đồng LGBT. Bên cạnh đó, sự tiêu cực này còn làm tăng tần suất bạo lực nhắm đến người trẻ LGBT, đặc biệt là học sinh. Điều này có thể ảnh hưởng lớn đến sự an toàn lẫn cuộc sống của cộng đồng người đồng tính nói riêng và LGBT nói chung.

Kỳ thị đồng tính dẫn đến sự xa cách trong các mối quan hệ với mọi người xung quanh. Thậm chí, nó có thể dẫn đến sự chối bỏ, phân biệt, hay tệ hơn là bạo lực. Sự kỳ thị đồng tính có thể:

  • Đe dọa sự tính mạng của người đồng tính do họ bị đánh đập, xâm hại;
  • Ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe thể chất lẫn tinh thần của họ;
  • Đẩy người đồng tính đến việc lạm dụng thuốc, quan hệ tình dục không an toàn hay tự tử;
  • Rủi ro nhiễm bệnh lây nhiễm qua đường tình dục cao do tâm lý dễ từ bỏ trong việc duy trì một mối quan hệ đồng giới; 
  • Hạn chế khả năng tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe; 
  • Phúc lợi xã hội bị ảnh hưởng;
  • Ảnh hưởng đến công việc và học tập của người khác;
  • Khiến ai đó mất việc hoặc muốn bỏ học lâu dài;
  • Việc công khai xu hướng tính dục trở nên khó khăn hơn;
  • Quyền của cộng đồng người đồng tính và LGBT bị tổn hại.

Đọc thêm: Khi nào nên công khai tính dục?

Biểu hiện của sự kỳ thị đồng tính

Nhận thức, thái độ, hành vi của giới trẻ đối với người thuộc cộng đồng lgbt
Nguồn ảnh: freepik

Ngoài một số hành vi thể hiện rõ sự kỳ thị đồng tính, gồm bắt nạt, chọc ghẹo, quấy rối, cưỡng bức thể chất người đồng tính, một số hành vi lại không rõ ràng như vậy. Thậm chí, một số người ủng hộ cộng đồng LGBT đôi khi cũng vô thức có những hành vi kỳ thị. 

Hành vi kỳ thị có thể xảy ra ngay từ trong nhận thức mà không cần phải thể hiện qua hành động. Chúng có thể là việc có thành kiến, thái độ kỳ thị đồng tính hay việc dùng những từ xúc phạm cộng đồng một cách vô thức vì cho rằng chúng vô hại, hài hước.

Sau đây là các hành vi mang tính kỳ thị đồng tính thường gặp:

Có thành kiến, thái độ kỳ thị đồng tính

  • Không thừa nhận rằng kỳ thị đồng tính có tồn tại;
  • Cho rằng kỳ thị đồng tính không phải là một vấn đề lớn, ảnh hưởng đến cuộc sống cộng đồng LGBT;
  • Không chống lại hành vi kỳ thị đồng tính vì sợ bị cho là người đồng tính;
  • Lo lắng rằng người đồng tính sẽ “lây” cho những người xung quanh;
  • Cảm thấy nhục nhã và xấu hổ khi gặp những người thuộc cộng đồng LGBT;
  • Cho rằng cộng đồng LGBT “làm quá” khi đấu tranh cho quyền lợi của họ;
  • Chỉ quan tâm đến tính dục của người đồng tính thay vì những mặt khác của con người họ;
  • Cảm thấy bị xúc phạm bởi những nội dung truyền thông có xuất hiện người đồng tính;
  • Cảm thấy khó chịu khi phải bàn luận về chủ đề đồng tính.

Sử dụng từ ngữ kỳ thị

Có vô số từ mang ý nghĩa kỳ thị người đồng tính. Với nhiều người, những từ như “bóng”, “nửa nam nửa nữ”, “bê đê” là cách nói hài hước, quen miệng. Họ thường sử dụng những từ này vì thiếu kiến thức về tính dục. Hơn nữa, sự xuất hiện thường xuyên của chúng trên các phương tiện truyền thông khiến họ vô tình cho rằng đây là những thuật ngữ “hợp lệ”. Một số từ phổ biến khác là: “less/les”, “ô môi”, “thái giám”, “hoạn quan”,…

Tuy nhiên, cũng có không ít cách nói mang tính xúc phạm, lăng mạ. Những người kỳ thị đồng tính thường:

  • Nhận xét tiêu cực, coi thường xu hướng tính dục/bản sắc tính dục của một người;
  • Đánh giá, khinh bỉ, trêu chọc cộng đồng LGBT dựa trên những thành kiến của bản thân;
  • Bác bỏ, phủ nhận xu hướng tính dục và bản sắc tính dục của người khác.

Một vài những cụm từ mang tính lăng mạ khác: “xăng pha nhớt”, “hai phai”,…

Hành vi kỳ thị người đồng tính

  • Thể hiện thái độ không chấp nhận;
  • Phân biệt đối xử, chèn ép những người có quan hệ đồng giới;
  • Bênh vực, ủng hộ, bào chữa cho hành vi kỳ thị đồng tính của gia đình, bạn bè tại trường lớp, nơi làm việc hoặc những môi trường xã hội khác;
  • Ủng hộ, bênh vực những định kiến bảo thủ và áp bức xã hội, các thể chế tôn giáo, chính trị hoặc văn hoá phản đối, ghê sợ cộng đồng LGBT;
  • Gán ghép vai trò giới của người dị tính cho cặp đôi đồng tính;
  • Xa lánh, tránh né những người thuộc cộng đồng LGBT;
  • Biểu tình chống cộng đồng LGBT và hôn nhân đồng giới;
  • “Chế” ảnh mang tính công kích cộng đồng LGBT;
  • Phát ngôn mang tính thù ghét nhắm đến cộng đồng LGBT,
  • Bắt nạt hoặc đe dọa người đồng tính trên không gian mạng;
  • Tiếp tay hoặc trực tiếp thực hiện những hành vi bạo lực nhắm đến cộng đồng LGBT.

Giải đáp các định kiến thường thấy

Nguồn ảnh: Illustration: Keith Negley

Có vô số những định kiến liên quan đến cộng đồng LGBT. Vậy, những định kiến kỳ thị đồng tính đó sai ở điểm nào?

Đọc thêm: Cách ứng xử phù hợp khi bạn bè “come out”. 

Người đồng tính có hành vi, ngoại hình đặc trưng

“Ta có thể dễ dàng biết ai đó có quan hệ đồng giới qua cách cư xử và những đặc điểm ngoại hình nhất định.”

Giải đáp: Những người có quan hệ đồng giới đều đa dạng về tạng người, màu da, tính tình và cách cư xử như người dị tính.

Trải nghiệm tình dục quyết định tính dục

“Những trải nghiệm tính dục từ thời ấu thơ sẽ ảnh hưởng xu hướng tính dục của người đó khi lớn lên.”

Giải đáp: Rất nhiều người có những trải nghiệm dị tính khi còn bé, nhưng lớn lên vẫn là người đồng tính hoặc song tính. Mặt khác, cũng có những người dị tính đã tiếp xúc tình dục đồng giới trong quá khứ. Thế nhưng, họ vẫn là người dị tính.

Xu hướng tính dục là lựa chọn

“Con người biết rõ điều gì tác động đến xu hướng tính dục.”

Giải đáp: Sự thật là… chúng ta không biết. Theo một số nghiên cứu, nhiều người phát hiện họ bị hấp dẫn bởi người cùng giới khá sớm (6 hay 7 tuổi). Những người khác lại phát hiện muộn hơn, trong tầm tuổi 30, 40 hay 50. Với vài nghiên cứu khác, xu hướng tính dục được xác định từ khi mới sinh cho đến 3 tuổi. Tuy nhiên, hiện tại nguyên nhân dẫn đến những xu hướng cụ thể vẫn chưa được biết rõ.

Đồng tính là làm màu

“Những người có quan hệ đồng giới chỉ đang cố ra vẻ, khoe khoang khi nói về người yêu hay khi họ nắm tay, hôn nhau nơi công cộng.”

Giải đáp: Một số cặp đôi đồng tính và song tính bị buộc phải giấu đi xu hướng tính dục của họ nơi công cộng. Đồng thời, họ không được thoải mái tỏ bày hay thổ lộ gì về chuyện tình cảm của bản thân. Tuy nhiên, đó là lại những điều hết sức bình thường cho một cặp đôi dị tính.

Hoàn cảnh sống dẫn đến xu hướng đồng tính

“Có những hoàn cảnh sống và công việc nhất định dẫn đến những hoạt động đồng tính.”

Giải đáp: Cộng đồng LGBT thuộc nhiều nhóm dân tộc và chủng tộc khác nhau trên thế giới, là thành viên của mọi cộng đồng tôn giáo, biểu lộ những khả năng tâm thần và thể chất bình thường, và cũng thuộc mọi lứa tuổi. Đồng thời, người đồng tính cũng hiện diện trong đa dạng các ngành nghề khác nhau. Tựu chung lại, hoàn cảnh sống không thể quyết định xu hướng tính dục và bản sắc tính dục của họ. 

Đồng tính có thể được chữa khỏi

Giải đáp: Các phương pháp trị liệu không thể thay đổi xu hướng tính dục. Chúng thậm chí có thể gây hại tới thể chất và tinh thần của người tham gia trị liệu. Những biện pháp trị liệu chuyển đổi, thay đổi tính dục đã không còn được tin tưởng như trước. Các chuyên gia từ Hiệp hội Tâm lý học Hoa Kỳ đã dành nhiều năm xem xét các nghiên cứu trị liệu như thế này. Cuối cùng, họ kết luận rằng: việc thay đổi xu hướng tính dục khó có thể xảy ra. Những dạng trị liệu như thế này có thể đem đến nhiều hậu quả nghiêm trọng. Vì thế, các tổ chức hàng đầu về tâm thần học đã và đang đưa ra những khuyến cáo tránh tham gia vào những biện pháp trị liệu chuyển đổi.

‘Bẻ thẳng thành cong’

“Người đồng tính có thể ‘bẻ cong’ những người xung quanh, đặc biệt là trẻ em.”

Giải đáp: Tuy trẻ em và thanh thiếu niên có thể bắt chước hoặc ảnh hưởng lẫn nhau, nhưng xu hướng tính dục không thể được học từ bạn bè đồng trang lứa. Công khai xu hướng tính dục không có nghĩa là muốn “chiêu mộ” thêm nhiều người vào cộng đồng LGBT. Thật ra, đó là mong muốn thể hiện xu hướng tính dục cũng như nhân tính thật của bản thân. 

Đồng tính là hiểm họa

“Cộng đồng LGBT là mối hiểm hoạ cho trẻ em. Biết đâu họ sẽ quấy rối, làm nhục con em mình thì sao?”

Giải đáp: Những người thuộc cộng đồng LGBT không hề có khả năng quấy rối hay làm nhục trẻ em cao hơn những người dị tính.

Đồng tính là tâm thần

Giải đáp: Sức khỏe tinh thần của những người thuộc cộng đồng LGBT hoàn toàn khỏe mạnh như những người khác.

Mặt khác, vào năm 1973, Hiệp hội Tâm thần học Hoa Kỳ, Hiệp hội Tâm lý học Hoa Kỳ, và Viện Hàn lâm Nhi khoa Hoa Kỳ đã nhận định chung rằng:

“Đồng tính luyến ái không phải là một căn bệnh. Nó không cần trị liệu và không thể thay đổi. Những khác biệt về giới là các biểu hiện bình thường trong những mối quan hệ giữa người với người.”

Cùng vào thời điểm đó, đồng tính luyến ái đã được loại bỏ khỏi Sổ tay Chẩn đoán và Thống kê các Loại Rối loạn Tâm thần của Hiệp hội Tâm thần học Hoa Kỳ – danh sách chính thức của những bệnh rối loạn tâm thần – và đã không còn được coi là một căn bệnh tâm thần.

Đồng tính là bỏ lỡ hôn nhân

“Hôn nhân là giữa người nam và người nữ mới bền vững khó phai. Hôn nhân giữa người đồng giới chỉ là thoáng qua nhất thời mà thôi, khó dài lâu được.”

Giải đáp: Những mối quan hệ LGBT vẫn có sự chung thuỷ giữa hai người, hoàn toàn bền vững, tốt đẹp và lành mạnh như những cặp đôi dị tính khác.

Hôn nhân giữa những cặp đôi cùng giới đã được hợp pháp hoá ở Hoa Kỳ. Đồng thời, tỉ lệ hợp pháp hoá ở những đất nước khác trên thế giới ngày một tăng lên. Thay vì quá quan tâm về tính dục của ai đó, hãy học cách yêu thương, tôn trọng lẫn nhau. Đó mới là điều làm nên các mối quan hệ bền vững, tốt đẹp và lành mạnh. Vì thế, mối quan hệ đồng giới nên được chào đón bởi xã hội, tương tự như với dị tính.

Hành vi kỳ thị có thể xảy ra ngay từ trong nhận thức mà không cần phải thể hiện qua hành động. Chúng có thể là có thành kiến, thái độ kỳ thị đồng tính cũng như bình thường hóa việc sử dụng các từ ngữ xúc phạm vì chúng hài hước. Để xoá bỏ sự kỳ thị đồng tính thật không phải dễ dàng. Thế nhưng dù việc đó có tốn nhiều công sức đến đâu, chúng ta vẫn sẽ cùng nhau đấu tranh để giành lấy những quyền thuộc về mình đến cuối cùng, VYA tin chắc là như thế. Cuối cùng, hãy cùng VYA bắt đầu chuyến hành trình chung tay xoá bỏ sự ghê sợ với cộng đồng LGBT nhé. Hẹn gặp lại bạn trong những bài viết tiếp sau của VYA!

Người thực hiện: Kim Cương, N. 

Tài liệu tham khảo

Xem thêm