Nguyên nhân gây đục thủy tinh thể

Đục đục thủy tinh thể là một bệnh lý bẩm sinh hoặc thoái hóa do tuổi. Triệu chứng chính là nhìn mờ từ từ, không đau. Chẩn đoán bằng khám sinh hiển vi và soi đáy mắt. Điều trị bằng phẫu thuật thay thủy tinh thể.

Đục thủy tinh thể là nguyên nhân gây mù hàng đầu trên toàn thế giới. Ở Mỹ, gần 20% số người từ 65 đến 74 tuổi bị đục thủy tinh thể gây cản trở thị lực. Gần 50% số người trên 75 bị đục thủy tinh thể.

Hiện tượng đục có thể xảy ra ở các lớp khác nhau của thủy tinh thể:

  • Nhân trung tâm (đục nhân)

  • Dưới bao sau thủy tinh thể (đục dưới bao sau)

  • Vỏ thủy tinh thể (đục vỏ) - không gây giảm thị lực

Đục thủy tinh thể xảy ra cùng với lão hóa. Các yếu tố nguy cơ khác bao gồm:

  • Sử dụng rượu

  • Tiếp xúc với tia X

  • Nhiệt từ tiếp xúc với tia hồng ngoại

  • Các thuốc dùng đường toàn thân (ví dụ, corticosteroid)

  • Tiếp xúc với tia cực tím kéo dài

Sử dụng estrogen sau mãn kinh có thể có tác dụng bảo vệ nhưng không nên sử dụng estrogen cho riêng mục đích này.

Triệu chứng và Dấu hiệu

Đục thủy tinh thể thường tiến triển chậm qua nhiều năm. Các triệu chứng sớm có thể là giảm tương phản, lóa (quầng màu và hoa mắt, không sợ ánh sáng), cần nhiều ánh sáng để nhìn rõ, khó phân biệt màu đen và màu xanh tối. Cuối cùng là nhìn mờ không kèm đau nhức. Mức độ mờ phụ thuộc lớp và diện đục. Hiếm khi có song thị hoặc nhìn thấy ảo ảnh.

Thị lực nhìn xa giảm trong đục vùng nhân. Thị lực nhìn gần có thể cải thiện trong giai đoạn đầu do biến đổi chỉ số khúc xạ của thủy tinh thể; các bệnh nhân lão thị có thể tạm thời đọc mà không cần kính (thị lực thứ phát).

Đục dưới bao sau gây tổn hại không tương xứng đến thị trường vì vị trí đục nằm ở điểm giao nhau của tia sáng tới. Những dạng đục thủy tinh thể này gây giảm thị lực nhiều hơn khi đồng tử co (điều kiện ánh sáng mạnh, khi đọc). Đây cũng là những dạng đục thủy tinh thể hay gây mất độ nhạy tương phản và gây lóa, đặc biệt là trong điều kiện ánh sáng mạnh hoặc khi có đèn của ô tô đi ngược chiều rọi lại.

  • Soi đáy mắt và kiểm tra bằng sinh hiển vi

  • Phẫu thuật lấy thủy tinh thể

  • Đặt thủy tinh thể nhân tạo

Kiểm tra khúc xạ và chỉnh kính thường xuyên có thể giúp duy trì thị lực trong giai đoạn tiến triển của đục thủy tinh thể. Sử dụng kéo dài thuốc tra giãn đồng tử phenylephrine 2,5% 4 - 8 tiếng mỗi lần có thể hiệu quả với các trường hợp đục khu trú vùng trung tâm nhưng hiếm khi cách này được sử dụng trong điều trị. Sử dụng ánh sáng không trực tiếp khi đọc giúp hạn chế tối đa co đồng tử và có thể cải thiện thị lực nhìn gần.

Những chỉ định mổ thông thường gồm:

  • Thị lực tối đa khi dùng kính kém hơn 20/40 (< 6/12), hoặc thị lực giảm đáng kể trong điều kiện ánh sáng chói (ví dụ chiếu sáng chéo trong khi cố gắng đọc biển báo) ở bệnh nhân nhìn có quầng màu hoặc ánh sao chổi.

  • Bệnh nhân cảm thấythị lực giảm nhiều (ví dụ: cảm thấy bị cản trở trong sinh hoạt hằng ngày như lái xe, đọc sách, làm việc nhà).

  • Thị lực có thể cải thiện đáng kể sau phẫu thuật thủy tinh thể (nghĩa là giảm thị lực nhiều do đục thủy tinh thể).

Các kĩ thuật vô cảm trong phẫu thuật thủy tinh thể gồm gây tê bề mặt, tê tại chỗ hoặc tiền mê đường tĩnh mạch. Có 3 kĩ thuật mổ thủy tinh thể:

  • Trong phẫu thuật thủy tinh thể trong bao, nhân và bao thủy tinh thể được lấy ra ngoài; kĩ thuật này hiếm khi sử dụng.

  • Trong phẫu thuật thủy tinh thể ngoài bao, phần nhân cứng được lấy ra trước, lớp thượng nhân mềm được hút ra sau.

  • Trong phẫu thuật tán nhuyễn thủy tinh thể bằng siêu âm (Phaco), (một loại chiết xuất đục thủy tinh thể ngoài bao), nhân trung tâm cứng được làm tan bằng sóng siêu âm và sau đó vỏ mềm được loại bỏ thành nhiều mảnh nhỏ.

Phẫu thuật phaco sử dụng đường mổ nhỏ nhất nên vết mổ liền nhanh và đây là lựa chọn ưa thích của nhiều phẫu thuật viên. Femtosecond laser có thể được sử dụng trong phẫu thuật khúc xạ thủy tinh thể để thực hiện một số thì trước thì tán nhân. Trong phẫu thuật thủy tinh thể ngoài bao (kể cả phaco), bao thủy tinh thể được bảo tồn.

Thủy tinh thể nhân tạo bằng nhựa hoặc silicone thường được đặt vào trong nhãn cầu để phục hồi công suất hội tụ của quang hệ. Thủy tinh thể nhân tạo được đặt lên trên hoặc vào trong túi bao (thủy tinh thể nhân tạo hậu phòng). Thủy tinh thể nhân tạo có thể đặt trước mống mắt (thủy tinh thể nhân tạo tiền phòng) hoặc gài vào mống mắt và nằm trong đồng tử. Thủy tinh thể gài mống mắt hiếm khi được sử dụng ở Mỹ vì dạng thiết kế thủy tinh thể này hay dẫn tới các biến chứng sau mổ. Thủy tinh thể đa tiêu cự mới hơn và các nhiều vùng hội tụ khác nhau giúp bệnh nhân giảm sự phụ thuộc vào kính sau phẫu thuật. Bệnh nhân thường bị lóa khi đặt những thủy tinh thể này, đặc biệt là trong điều kiện ánh sáng yếu và kèm theo độ nhạy cảm tương phản kém.

Hiếm khi gặp các biến chứng chính của phẫu thuật thủy tinh thể. Các biến chứng bao gồm:

  • Trong mổ: Xuất huyết dưới võng mạc, kẹt tổ chức nội nhãn vào vết mổ (xuất huyết hắc mạc - rất hiếm và gây mất thị lực không thể phục hồi), kẹt dịch kính qua mép mổ, rơi mảnh nhân vào buồng dịch kính, bỏng mép mổ, bong nội mô giác mạc và màng Descemet

  • Trong tháng thứ nhất: Phù hoàng điểm

  • 1.Endophthalmitis Study Group, European Society of Cataract & Refractive Surgeons, Dublin, Ireland. Prophylaxis of postoperative endophthalmitis following cataract surgery: results of the ESCRS multicenter study and identification of risk factors. J Cataract Refract Surg 2007; 33: 978-988.

  • 2. Shorstein NH, Winthrop KL, Herrinton LJ. Decreased postoperative endophthalmitis rate after institution of intracameral antibiotics in a Northern California eye department. J Cataract Refract Surg 2013;39:8-14.

  • Các yếu tố nguy cơ có thể điều chỉnh được đối với đục thủy tinh thể bao gồm tiếp xúc với tia cực tím; sử dụng rượu, thuốc lá và corticoid toàn thân; và kiểm soát đường huyết kém.

  • Các triệu chứng bao gồm sự mất độ nhạy tương phản, lóa mắt (quầng màu quanh nguồn sáng chính), và cuối cùng là giảm thị lực.

  • Chẩn đoán là dựa vào khám mắt khi giãn đồng tử.

  • Phẫu thuật lấy thủy tinh thể đục và đặt thủy tinh thể nhân tạo được chỉ định khi đục thủy tinh thể nhiều gây giảm thị lực tới mức ảnh hưởng tới các hoạt động hằng ngày, gây lóa ở mức khó chịu và ở một độ nặng nhất định về hình thái bệnh (ví dụ: thị lực chỉnh kính tối đa dưới 20/40).