Nghệ thuật miêu tả tâm trạng nhân vật trong cô hàng xén

`C1:`
PTBĐ biểu cảm kết hợp miêu tả và tự sự

`C2:` 

- gió bấc lạnh

- Sương trắng còn đầy ở các ngõ trong làng

- mùi rơm rác và cỏ ướt

`C3:`

- Biện pháp : Liệt kê

- Tác dụng:

+ Nhấn mạnh những đặc trưng của cô hàng xén.

+ Thể hiện tình cảm yêu thương của tác giả

`C4 :` 

- Nghệ thuật miêu tả thiên nhiên của Thạch Lam tinh tế khi đã đưa những hình ảnh,những chi tiết đặc trưng để làm nổi bật lên thiên nhiên thật gần gũi và rất thân thuộc.

Tuyển tập Bộ đề Đọc hiểu Cô hàng xén hay nhất. Tổng hợp, sưu tầm các đề Đọc hiểu Cô hàng xén đầy đủ nhất. Đây sẽ là tài liệu học tập bổ ích giúp các bạn học sinh có kĩ năng làm bài Đọc hiểu tốt hơn.

Đọc hiểu Cô hàng xén đề số 1:

Cô Tâm lại nghĩ đến mình, mẹ già đang mong đợi và các em đang nóng ruột vì quà. Gói kẹo bỏng cô đã gói cần thận để ở dưới thẳng, mỗi đứa sẽ được hai cái. Chắc hẳn chúng sẽ vui mừng lắm. Tâm vội vã bước mau. Trước đình, sân gạch rộng đầy bóng tối và yên lặng; con sấu đá vẫn phục yên trên bệ ở ngoài, hình dáng quen thuộc quả. Bỗng cô dừng lại; cô suýt va phải một người ở ngõ rẽ ra. Người kia cũng tránh sang bên, sát vào hàng rào. Nhưng Tâm nhận ra ngay: - Bác Mỹ đẩy ư ? Đi đâu mà tối thế ?

Người kia tiến một bước, nhìn tận mặt: "Ai ? A, cô Tâm, cô đi chợ về." Tâm đã bước xa rồi, hàng tre vi vút thêm, trời lại lấm tấm mưa lạnh rơi xuống mặt. Cô đi qua nhà bà cụ Nhiêu rồi về đến ngõ. Cánh cửa gỗ chưa đóng. Cô xoay đầu đòn gánh đầy cửa rồi bước vào. Tất cả cái tối tăm rét mướt, và cảnh đồng hoang vắng cô đề lại ở ngoài. Đây là nhà rồi. Mùi phân trâu nồng ấm sặc ngay vào cổ; thoáng qua, cô nghe tiếng chân trâu đập trong chuồng. Con và thấy động sủa lên, rồi chạy lại vấp vào chân quân quít. Trong nhà mây đứa em reo: - A, á. Chị Tâm đã về.

(Trích Cô hàng xén -Thạch Lam, NXB Văn hóa Thông tin, 2007, tr. 165)

Thực hiện các yêu cầu sau:

Câu 1. Xác định các phương thức biểu đạt được sử dụng trong đoạn trích.

Câu 2. Hình ảnh nói về quê nhà được thể hiện qua những từ ngữ nào?

Câu 3. Nêu tâm trạng của nhân vật Tâm khi trở về nhà trong đoạn trích.

Câu 4. Anh/ Chị hãy nhận xét về nghệ thuật miêu tả tâm trạng nhân vật của Thạch Lam trong đoạn trích.

Đáp án

Câu 1:

- Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích là: Tự sự

- Các phương thức biểu đạt khác là: Miêu tả, biểu cảm

Câu 2:

-Hình ảnh nói về quê nhà được thể hiện qua những từ ngữ: sân gạch, con sấu đá, Cánh cửa gỗ, cảnh đồng hoang vắng

Câu 3:

Tâm trở về nhà trong nỗi buồn và lo sợ, “nàng cúi đầu đi nhanh vào bóng tối”. Sự sợ hãi loang dần trong bóng tối ở kết thúc tác phẩm không phải một nỗi sợ sinh lý, mang tính bản năng mà đó là sự sợ hãi, hoang mang của một mảnh đời loanh quanh trong nghèo đói, không tìm ra được lối thoát cho ngày mai. Nếu như Sinh vùng vẫy trong cái đói với trạng thái hèn hạ cay đắng, Bào lại trong tình trạng bơ vơ, bất lực thì Tâm lại gắn cái nghèo đói với nỗi lo âu không vun vén chu toàn được cho hai gia đình nội, ngoại.

Câu 4:

Một truyện ngắn đầy chất thơ, là những trang viết về hơi thở của cuộc sống đời thường, thấm đượm cảm xúc. Đặt mình vào nhân vật chính, Thạch Lam cảm nhận được những vất vả khổ cực, thiếu thốn vật chất của cô hàng xén. Cuộc đời cô cứ thế trôi đi với những nỗi lo toan đè nặng lên vai là những gánh hàng xén, lo cho em, cho mẹ , cho chồng. Cái tinh tế, nhạy cảm của Thạch Lam là ở đó, ông len lỏi vào ngõ ngách tâm hồn người, lắng nghe những vang động sâu thẳm bên trong để thông cảm đồng cảm với những thân phận khác nhau. Nếu không bằng một tấm lòng chân thành và giàu tình yêu thương liệu Thạch Lam có thể viết về những mảnh đời ấy chân thực và sinh động đến thế

Đọc hiểu Cô hàng xén đề số 1:

Sáng sớm hôm sau, trong gió bấc lạnh, Tâm đã mở cổng gánh hàng lên chợ. Sương trắng còn đầy ở các ngõ trong làng; mùi rơm rác và cỏ ướt thoang thoảng bốc lên, mùi quen của quê hương và của đất mầu khiến Tâm thấy dễ chịu và thêm can đảm. Nàng rảo bước cho mau chóng đến chợ.

Cái đòn gánh cong xuống vì hàng nặng, kĩu kịt trên mảnh vai nhỏ bé theo nhịp điệu của bước đi. Chịu khó, chịu khó từng tí một, hết bước nọ sang bước kia, cứ thế mà đi không nghĩ ngợi. Tâm thấy ngày nay cũng như mọi ngày, ngày mai cũng thế nữa; tất cả cuộc đời nàng lúc nào cũng chịu khó và hết sức, như tấm vải thô dệt đều nhau. Có phải đâu chỉ một mình cô; trong những lũy tre xanh kia, bao nhiêu người cũng như cô, cũng phải chịu khó và nhọc nhằn, để kiếm tiền nuôi chồng, nuôi con, nuôi các em. Tâm không chán nản cũng không tự kiêu, chỉ thấy yên tâm chắc chắn, như nhiều người khác cũng làm việc, cũng sống như nàng. Tâm cứ bước đều chân và đến chợ hãy còn sớm. Nàng bày hàng trên khoảng đất nàng vẫn ngồi xưa nay. Ánh sáng đầu tiên của mặt trời lấp lánh trên mặt kính các ô hàng. Các màu đua nhau thắm tươi dưới ngón tay xinh xắn của Tâm: những cuộn chỉ mượt, những cái cúc xà cừ, những gương lưỢc sáng loáng. Cái gì cũng sạch sẽ ngăn nắp, nhỏ nhắn như công việc, như ý nghĩ của cô hàng xén.

( Trích Cô hàng xén, Thạch Lam, Thạch Lam tuyển tập, NXB. Thời đại, 2011, tr.210-211)

Thực hiện các yêu cầu sau:

Câu 1. Xác định các phương thức biểu đạt được sử dụng trong đoạn trích.

Câu 2. Anh/Chị tìm những chi tiết miêu tả bức tranh thiên nhiên sáng sớm gần gũi, thân thuộc trong đoạn đầu?

Câu 3. Tìm và nêu hiệu quả nghệ thuật của một biện pháp tu từ trong đoạn trích?

Câu 4. Anh/Chị có nhận xét gì về nghệ thuật miêu tả thiên nhiên của Thạch Lam trong đoạn trích.

Đáp án:

Câu 1:

Phương thức biểu đạt được sử dụng trong đoạn trích là: Biểu cảm, miêu tả, tự sự

Câu 2:

-Chi tiết miêu tả bức tranh thiên nhiên sáng sớm gần gũi, thân thuộc là:

+ Gió bấc lạnh

+ Sương trắng còn đầy ở các ngõ trong làng

+ Mùi rơm rác và cỏ ướt

Câu 3:

Biện pháp tu từ trong đoạn trích là:

- Liệt kê

- Tác dụng:

+ Nhận mạnh những đặc trưng của cô hàng xén.

+ Thể hiện tình cảm của tác giả

Câu 4:

- Nghệ thuật miêu tả thiên nhiên của Thạch Lam tinh tế khi đưa những hình ảnh, chi tiết đặc trưng nhất đề làm nổi bật lên thiên nhiên thật gần gũi và thân thuộc.

Trang chủ » Lớp 11 » Soạn văn 11 tập 1

Câu 5: (Trang 101  - SGK Ngữ văn 11 tập 1)  Nhận xét về nghệ thuật miêu tả và giọng văn của Thạch Lam?

Bài làm:

  • Ông đã viết lên bài hai đứa trẻ với những hình ảnh nội tâm sâu sắc, ở đây bài đã thể hiện những hình ảnh đẹp về một đoàn tàu và những tâm trạng thổn thức của hai chị em,  tạo một không gian tươi sáng.
  • Giọng văn cảm xúc và nhẹ nhàng, điềm tĩnh, khách quan đã thu hút sự chú ý của người đọc.Lời văn bình bị nhưng luôn ẩn hiện một tình cảm xót thương đối với những con người nghèo khổ, phải sống quanh quẩn, lam lũ, tối tăm.
  • Nghệ thuật miêu tả rất tinh tế sự biến đổi của cảnh vật và diễn biến tâm trạng của nhân vật (nhất là nhân vật Liên). Cách miêu tả này góp phần quan trọng vào việc tạo nên không khí cho tác phẩm.

=> Trắc nghiệm ngữ văn 11: bài Hai đứa trẻ (P2)

Từ khóa tìm kiếm Google: câu 5 trang 101 văn 11 tập 1, soạn văn câu 5 trang 101 văn 11 tập 1, soạn bài câu 5 trang 101 văn 11 tập 1, hai đứa trẻ văn 11

Lời giải các câu khác trong bài