Nếu ý nghĩa của chi tiết hoang đường trong Chuyện người con gái Nam Xương

  • lý thuyết
  • trắc nghiệm
  • hỏi đáp
  • bài tập sgk

Chỉ ra những yếu tố kì ảo trong văn bản Chuyện người con gái Nam Xương và ý nghĩa của các yếu tố kì ảo đó

Các câu hỏi tương tự

  • lý thuyết
  • trắc nghiệm
  • hỏi đáp
  • bài tập sgk

hãy cho biết ý nghĩa và chi tiết kì ảo hoang đường kết thúc truyện người con gái Nam Xương

Các câu hỏi tương tự

Chuyện người con gái Nam Xương phỏng theo cổ tích Vợ chồng Trương, song có sức hấp dẫn và lôi cuốn hơn nhiều. Bởi dưới ngòi bút sáng tạo nghệ thuật của Nguyễn Dữ, nhân vật hiện lên có đời sống, có tính cách rõ rệt. Và hơn thế nữa, những chi tiết kì ảo được xây dựng ở phần hai của truyện còn tạo nên sức hấp dẫn và những giá trị mới cho áng “thiên cổ kì bút”

Câu chuyện ở trần gian đã chấm dứt, tác giả mở tiếp câu chuyện ở thế giới thần linh. Sức hấp dẫn của đoạn truyện này, chủ yếu là ở những yếu tố hoang đường, kì ảo: Phan Lang nằm mộng thấy người con gái áo xanh xin tha mạng, rồi thả Rùa mai xanh; Phan Lang lạc vào động Rùa của Linh Phi, được đãi tiệc và gặp Vũ Nương; chuyện Vũ Nương được tiên rẽ nước cứu mạng đưa về thủy cung; Phan Lang được sứ giả Xích Hỗn rẽ nước đưa về dương thế; hình ảnh Vũ Nương hiện ra sau khi Trương Sinh lập đàn giải oan. Dù đó chỉ là những yếu tố hoang đường nhưng người đọc vẫn cảm thấy gần gũi và chân thực bởi tác giả đã khéo léo kết hợp với những yếu tố thực về địa danh, về thời điểm lịch sử, sự kiện và nhân vật lịch sử, những chi tiết về trang phục của các mĩ nhân và Vũ Nương; câu chuyện của Phan Lang về tình cảnh nhà Vũ Nương sau khi nàng mất.

Sự đan xen giữa yếu tố thực và những chi tiết kì ảo khiến câu chuyện có một sức hấp dẫn và làm thỏa mãn tâm thiện của người đọc. Bởi vì, những yếu tố kỳ ảo có ý nghĩa hoàn chỉnh thêm nét đẹp của nhân vật Vũ Nương. Dừ ở thế giới khác, nàng vẫn nặng tình với cuộc đời, vẫn quan tâm đến chồng con, phần mộ tổ tiên, vẫn thương nhớ quê nhà. Khi nghe Phan Lang nói về tình cảnh quê nhà, nàng ứa nước mắt khóc, rồi quả quyết đổi giọng mà rằng:

– Có lẽ, không thể gửi hình ẩn bóng ở đây mãi được, để mang tiếng xấu xa. Và chàng, ngựa Hổ gầm gió bắc, chim Việt đậu cành Nam. Cảm vì nỗi ấy, tôi tất phải tìm về có ngày:.

Và dù không còn là con người của trần gian, nàng vẫn còn đó nỗi đau oan khuất, vẫn khát khao được phục hồi danh dự: “Nhờ nói hộ với chàng Trương, nếu còn nhớ chút tình xưa nghĩa cũ, xin lập đàn giải oan ở bến sông, đốt cây đèn thần chiếu xuống nước, tôi sẽ trở về.”

Bên cạnh đó, những yếu tố kì ảo còn tạo nên một kết thúc có hậu cho tác phẩm. Nó thể hiện ước mơ ngàn đời của nhân dân ta về lẽ công bằng: người tốt dù có trải qua bao oan khuất, cuối cùng cũng được đền trả xứng đáng, cải thiện bao giờ cũng chiến thắng.

Tuy vậy, kết thúc có hậu vẫn không làm giảm đi tính bi kịch của tác phẩm. Vũ Nương trở về nhưng chỉ thoán ẩn thoáng hiện giữa dòng sông. Sau lời tạ từ đầy ngậm ngùi: “Đa tạ tình cành, thiếp chẳng trở về nhân gian được nữa”, “trong chốc lát, bóng nàng loang loáng mờ nhạt dần và biến mất”. Nàng không thể trở lại trần gian, thực ra đâu phải chỉ vì cái nghĩa với Linh Phi mà chủ yếu là nàng chẳng còn gì để trở về. Đàn giải oan chỉ là một chút an ủi cho người bạc phận chứ không thể làm sống lại tình xưa. Nỗi oan đã được giải nhưng hạnh phúc thật sự đâu có thể tìm lại được nữa. Dự dứt áo ra đi cả Vũ Nương biểu hiện thái độ phê phán đối với xã hội bất công bấy giờ, xã hội mà ở đó người phụ nữ không thể có hạnh phúc. Điều đó càng khẳng định niềm thương cảm của tác giả đối với số phận của người phụ nữ trong chế độ phong kiến.

Trong các câu chuyện cổ tích, người đọc thường gặp những kết thúc có hậu. Đó là cô Tấm trở về ngôi Hoàng Hậu, sống một cuộc sống hạnh phúc; Thạch Sanh trở thành hoàng tử; Sọ Dừa trở thành trạng Nguyên… Kết thúc trong Chuyện người con gái Nam Xương cũng kết thúc có hậu nhưng mang dáng dấp bi kịch. So với truyện dân gian, kết thúc truyện của Nguyễn Dữ cũng làm tăng thêm sự trừng phạt đối với Trương Sinh. Vũ Nương không trở về, Trương Sinh càng phải cắn rứt ân hận vì lỗi lầm của mình. Bản thân chàng Trương phải chịu trách nhiệm về hành động ghen tuông mù quáng của mình. Đó là một sự trả giá tất yếu.

Như vậy, yếu tố kì ảo trong chuyện không chỉ giúp hoàn chỉnh thêm nghệ thuật xây dựng truyện đặc sắc của Nguyễn Dữ mà còn mang một giá trị nhân văn sâu sắc.

Chuyện người con gái Nam Xương là câu chuyện được Nguyễn Dữ viết phỏng theo câu chuyện dân gian có tên là Vợ chàng Trương. Với nhiều yếu tố kì ảo mang những ý nghĩa riêng, tác giả đã kể một câu chuyện có sức hấp dẫn và lôi cuốn nhiều độc giả. Vậy những yếu tố thần kì được tác giả đưa vào trong Chuyện người con gái Nam Xương mang những ý nghĩa gì? Mời các em cùng tham khảo tại đây:

  • Nếu ý nghĩa của chi tiết hoang đường trong Chuyện người con gái Nam Xương

Bạn đang xem: Yếu tố kì ảo trong Chuyện người con gái Nam Xương

A. SƠ ĐỒ TÓM TẮT GỢI Ý

B. DÀN BÀI CHI TIẾT

1. Mở bài

  • Giới thiệu tác giả Nguyễn Dữ và tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương
    • Nguyễn Dữ là người Hải Dương, sống ở thế kỉ thứ XVI.
    • Chuyện người con gái Nam Xương là câu chuyện thứ 16 trong số 20 câu chuyện được Nguyễn Dữ ghi chép lại trong cuốn Truyền khi mạn lục.
  • Dẫn dắt vấn đề: truyện có nhiều yếu tố kì ảo, đặc biệt là đoạn cuối của câu chuyện

2. Thân bài

  • Các yếu tố kì ảo xuất hiện trong truyện:
    • Vũ Nương được Linh Phi, vợ vua Nam Hải, cứu và về sống tại thủy cung.
    • Khi Phan Lang nằm mộng, thả con rùa và lạc vào động Rùa của Linh Phi, được đãi yến tiệc và gặp Vũ Nương – người cùng làng đã chết oan, được sứ giả Xích Hỗn do Linh Phi sai đưa trở về.
    • Vũ Nương trở về dương thế.
    • Yếu tố kì ảo đặc sắc nhất của tác phẩm là hình ảnh Vũ Nương hiện ra khi Trương Sinh lập đàn giải oan ở bến Hoàng Giang: lung linh huyền ảo với kiệu hoa, võng lọng rực rỡ, lúc ẩn lúc hiện rồi loang loáng, mờ nhạt dần.
  • Các yếu tố kì ảo được trình bày đan xen với những chi tiết thực (địa danh, sự kiện lịch sử) làm tăng thêm sự gần gũi với đời thực, thêm tính thuyết phục.
  • Ý nghĩa của các yếu tố kì ảo
    • Tạo một kết thúc có hậu, mang đặc trưng của thể loại: ước nguyện của nhân dân “ở hiền gặp lanh”, “bị oan sẽ được giải oan”,…
    • Tô đậm bản chất tốt đẹp của Vũ Nương (nặng tình, nặng nghĩa, quan tâm đến chồng con, trọng danh dự, nhân phẩm,…)
    • Tạo kịch tính, tố cáo Xã hội Phong kiến nam quyền bất công buộc con người mà nhất là người phụ nữ phải chết trong oan ức, không có chỗ đứng của người lương thiện.
    • Lòng nhân đạo của tác giải: hạnh phúc không có trong ảo ảnh hay thế giới bên kia, hạnh phúc chỉ có thực ở trần gian và con người cần phải biết trân quý và gìn nó.

3. Kết bài

  • Khẳng định lại vấn đề: các yếu tố kì ảo đã góp phần làm cho câu chuyện thêm hay, kịch tính, khắc họa rõ tính cách nhân vật,…
  • Lòng nhân đạo của tác giả: thông cảm, trân trọng, bảo vệ,…

C. BÀI VĂN MẪU

Đề bài: Phân tích những yếu tố kì ảo trong “Chuyện người con gái Nam Xương”

Gợi ý làm bài:

Chuyện người con gái Nam Xương phỏng theo cổ tích Vợ chàng Trương, song có sức hấp dẫn và lôi cuốn hơn nhiều. Bởi dưới ngòi bút sáng tạo nghệ thuật của Nguyễn Dữ, nhân vật hiện lên có đời sống, có tính cách rõ rệt. Và hơn thế nữa, những chi tiết kì ảo được xây dựng ở phần hai của truyện còn tạo nên sức hấp dẫn và những giá trị mới cho áng “thiên cổ kì bút” này.

Câu chuyện ở trần gian đã chấm dứt, tác giả mở tiếp câu chuyện ở thế giới thần linh. Sức hấp dẫn của đoạn truyện này, chủ yếu là ở những yếu tố hoang đường, kì ảo: Phan Lang nằm mộng thấy người con gái áo xanh xin tha mạng, rồi thả Rùa mai xanh; Phan Lang lạc vào động Rùa của Linh Phi, được đãi tiệc và gặp Vũ Nương; chuyện Vũ Nương được tiên rẽ nước cứu mạng đưa về thủy cung; Phan Lang được sứ giả Xích Hỗn rẽ nước đưa về dương thế; hình ảnh Vũ Nương hiện ra sau khi Trương Sinh lập đàn giải oan. Dù đó chỉ là những yếu tố hoang đường nhưng người đọc vẫn cảm thấy gần gũi và chân thực bởi tác giả đã khéo léo kết hợp với những yếu tố thực về địa danh, về thời điểm lịch sử, sự kiện và nhân vật lịch sử, những chi tiết về trang phục của các mĩ nhân và Vũ Nương; câu chuyện của Phan Lang về tình cảnh nhà Vũ Nương sau khi nàng mất.

—Để tham khảo nội dung đầy đủ của tài liệu, các em vui lòng tải về máy hoặc xem trực tuyến—

Trong các câu chuyện cổ tích, người đọc thường gặp những kết thúc có hậu. Đó là cô Tấm trở về ngôi Hoàng Hậu, sống một cuộc sống hạnh phúc; Thạch Sanh trở thành hoàng tử; Sọ Dừa trở thành trạng Nguyên… Kết thúc trong Chuyện người con gái Nam Xương cũng kết thúc có hậu nhưng mang dáng dấp bi kịch. So với truyện dân gian, kết thúc truyện của Nguyễn Dữ cũng làm tăng thêm sự trừng phạt đối với Trương Sinh. Vũ Nương không trở về, Trương Sinh càng phải cắn rứt ân hận vì lỗi lầm của mình. Bản thân chàng Trương phải chịu trách nhiệm về hành động ghen tuông mù quáng của mình. Đó là một sự trả giá tất yếu.

Như vậy, yếu tố kì ảo trong chuyện không chỉ giúp hoàn chỉnh thêm nghệ thuật xây dựng truyện đặc sắc của Nguyễn Dữ mà còn mang một giá trị nhân văn sâu sắc.

Trên đây là bài văn mẫu gồm 3 phần chính: sơ đồ gợi ý , dàn bài chi tiết và bài văn mẫu được LuatTreEm biên soạn và tổng hợp nhằm giúp cho các em có hướng triển khai hệ thống khi gặp dạng đề Phân tích những yếu tố kì ảo trong Chuyện người con gái Nam Xương. Ngoài dạng đề này, LuatTreEm còn biên soạn và tổng hợp nhiều bài văn mẫu có liên quan đến tác phẩm này, các em có thể xem chi tiết tại đây:

  • Ý nghĩa cái bóng trong Chuyện người con gái Nam Xương
  • Kể lại câu chuyện Chuyện người con gái Nam Xương theo cách kể của em

Đăng bởi: Blog LuatTreEm

Chuyên mục: Giáo dục, Lớp 9