Nêu giá trị kinh tế của cây ăn quả

Bài 7. Kỹ thuật trồng cây ăn quả có múi ( camchanhquýtbưởi..) – Câu 1 trang 37 SGK Công Nghệ 9 – Trồng cây ăn quả. Em hãy nêu giá trị dinh dưỡng và yêu cầu ngoại cảnh của cây ăn quả có múi ?

Em hãy nêu giá trị dinh dưỡng và yêu cầu ngoại cảnh của cây ăn quả có múi ? 

Nêu giá trị kinh tế của cây ăn quả

– Cây ăn quả có múi như: cam, chanh, quýt, bưởi… có giá trị dinh dưỡng và hiệu quả kinh tế cao, được trồng nhiều ở nước ta.

+ Đường: 6 – 12%

+ Vitamin từ 40- 90 mg / 100g

+ Axít hữu cơ và các chất khoáng 0,4- 1,2%.

– Yêu cầu ngoại cảnh:

Quảng cáo

+ Nhiệt độ: 25- 270c

+ Ánh sáng vừa đủ

+ Độ ẩm: 70- 80%

+ Lượng mưa: 1000- 2000mm/ năm

+ Đất phù sa

+ Độ PH 5,5- 6,5.

Lorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipiscing elit.Morbi adipiscing gravdio, sit amet suscipit risus ultrices eu.Fusce viverra neque at purus laoreet consequa.Vivamus vulputate posuere nisl quis consequat.

Create an account

Những câu hỏi liên quan

1) Chuyển đổi cơ cấu kinh tế.

3) Kết hợp cây ăn quả với nuôi trồng thuỷ sản.

4) Kết hợp cây trồng, nuôi trồng thuỷ sản với công nghiệp chế biến

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

1) Chuyển đổi cơ cấu kinh tế, đẩy mạnh trồng cây công nghiệp, cây ăn quả có giá trị cao, kết hợp với nuôi trồng thuỷ sản và phát triển công nghiệp chế biến.

3) Cần giải quyết vấn đề nước ngọt trong mùa khô để thau chua, rửa mặn cho đất phèn, đất mặn; duy trì và bảo vệ tài nguyên rừng.

4) Cần chủ động sống chung với lũ bằng các biện pháp khác nhau, đồng thời khai thác các nguồn lợi về kinh tế do lũ hàng năm đem lại

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng về biện pháp để làm cho việc sử dụng và cải tạo tự nhiên ở Đồng bằng sông Cửu Long không tách khỏi hoạt động kinh tế của con người?

1) Chuyển đổi cơ cấu kinh tế, đẩy mạnh trồng cây công nghiệp, cây ăn quả có giá trị cao, kết hợp với nuôi trồng thuỷ sản và phát triển công nghiệp chế biến.

2) Đối với vùng biển, hướng chính trong việc khai thác kinh tế là kết hợp mặt biển với đảo, quần đảo và đất liền để tạo nên một thể kinh tế liên hoàn.

3) Cần giải quyết vấn đề nước ngọt trong mùa khô để thau chua, rửa mặn cho đất phèn, đất mặn; duy trì và bảo vệ tài nguyên rừng.

4) Cần chủ động sống chung với lũ bằng các biện pháp khác nhau, đồng thời khai thác các nguồn lợi về kinh tế do lũ hàng năm đem lại.

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

Câu hỏi:Nêu giá trị của việc trồng cây ăn quả

Lời giải:

-Giá trị dinh dưỡng: Quả để ăn chứa nhiều đường, axít hữu cơ, protêin, chất béo, chất khoáng và nhiều vitamin,...

- Quả và các bộ phận khác của cây có khả năng chữa một số bệnh,...

- Quả còn là nguyên liệu cung cấp cho các nhà máy chế biến: bánh kẹo, đồ hộp,... Ngoài ra còn là mặt hàng xuất khẩu có hiệu quả kinh tế cao.

- Cây ăn quả có tác dụng lớn đến việc bảo vệ môi trường sinh thái như: làm sạch không khí, giảm tiếng ồn,...

Cùng Top lời giải tìm hiểu thêm vè nghề trồng cây ăn quả

I –Vai trò, vị trí của nghề trồng cây ăn quả

Vai trò, vị trí của nghề trồng cây ăn quả

- Cung cấp quả cho con người

- Cung cấp nguyên liệu cho công nghệ chế biến đồ hộp, nước giải khát

- Xuất khẩu

- Trồng cây ăn quả là một nghề góp phần nâng cao chất lượng bữa ăn hàng ngày, cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến, đồng thời còn là nguồn thu nhập đáng kể

- Nghề trồng cây ăn quả được phát triển từ lâu đời, nhân dân ta đã tích luỹ được nhiều kinh nghiệm và chọn lọc được nhiều giống quý có năng suất và chất lượng cao.

- Việt Nam có khí hậu nhiệt đới, có tiềm năng phát triển nghề trồng cây ăn quả. Do đó nước ta rất phong phú về chủng loại cây ăn quả và kinh nghiệm trồng cây ăn quả cũng có từ lâu đời.

- Nghề trồng cây ăn quả đang được phát triển mạnh, cùng với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật cây trồng ngày càng cho nhiều sản phẩm có năng suất và chất lượng càng cao, nghề trồng cây ăn quả mang lại thu nhập đáng kể cho người dân và nền kinh tế mỗi nước.

- Do đó, nghề có một vị trí quan trọng không thể thay thế

II – Đặc điểm và những yêu cầu của nghề

1. Đặc điểm của nghề:

a) Đối tượng lao động: là các loại cây ăn quả lâu năm có giá trị dinh dưỡng và kinh tế cao.

b) Nội dung lao động: bao gồm các công việc như nhân giống, làm đất, giao trồng, chăm bón, thu hoạch, bảo quản, chế biến….v

c) Dụng cụ lao động: Dao, cuốc, kéo cắt cành, xẻng, bình tưới …

d) Điều kiện lao động: Người trồng cây ăn quả thường xuyên làm việc ở ngoài trời nên chịu tác động trực tiếp của các yếu tố khí hậu như: nắng, mưa, lạnh, gió; tiếp xúc với các hoá chất (phân hoá, thuốc trừ sâu…); tư thế làm việc luôn thay đổi theo từng công việc.

e) Sản phẩm: là những loại quả.

2. Yêu cầu của nghề đối với người lao động:

a) Phải có tri thức về khoa học, sinh học, hoá học, kĩ thuật nông nghiệp, am hiểu thực tiễn sản xuất. Có những kỹ năng cơ bản về nghề trồng cây ăn quả.

b) Phải yêu nghề, yêu thiên nhiên, cần cù, chịu khó, ham học hỏi, năng động, sáng tạo. Có khả năng quan sát, theo dõi sự sinh trưởng, phát triển của cây.

c) Phải có sức khoẻ tốt, dẻo dai, thích nghi với hoạt động ngoài trời. Có đôi mắt tinh tường, bàn tay khéo léo.

III–Triển vọng của nghề trồng cây ăn quả

Hiện nay, cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội của nước, nghề trồng cây ăn quả ngày càng được khuyến khích phát triển để sản xuất ra nhiều hàng hoá cung cấp cho người tiêu dùng, nguyên liệu cho công nghiệp chế biến và xuất khẩu.

Năm Diện tích (1000 ha) Năng suất (tạ/ha) Sản lượng (triệu tấn)
2000 510 10,20 5,202
2005 620 11,60 7,068
2010 750 12,00 9,000

Để đáp ứng yêu cầu phát triển, cần thực hiện tốt một số công việc sau:

1. Xây dựng và cải tạo vườn cây ăn quả theo hướng thâm canh, chuyên canh, đẩy mạnh khâu bảo quản, chế biến trái cây. Xây dựng vùng chuyên canh có chất lượng cao phục vụ xuất khẩu.

2. Áp dụng các tiến bộ kĩ thuật như: trồng các giống có năng suất cao, chất lượng tốt; sử dụng các phương pháp nhân giống mới; các chất điều hoà sinh trưởng; phòng trừ sâu, bệnh bằng biện pháp sinh học; sử dụng phân vi sinh và áp dụng phương pháp phòng trừ dịch hại tổng hợp (IPM); áp dụng công nghệ bảo quản, chế biến tiên tiến.