Mua thẻ hướng dẫn viên du lịch năm 2024

Thời gian gần đây, bạn đọc Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam tại các tỉnh, thành có cửa khẩu quốc tế gửi nhiều ý kiến bày tỏ ủng hộ, đồng tình về việc các địa phương có cửa khẩu Quốc tế đang lên kế hoạch, phương án mở cửa trở lại, phục hồi ngành du lịch dựa trên cơ sở tình hình phòng, chống dịch COVID-19 từ thực tế. Điều này không chỉ góp phần phát triển kinh tế, đẩy mạnh giao thương hàng hóa mà còn tiếp tục củng cố, duy trì mối quan hệ ngoại giao giữa các quốc gia. Tuy nhiên, dư luận bày tỏ sự quan tâm, lo lắng trước việc thời gian gần đây xuất hiện một số đối tượng có hành vi làm giả “thẻ hướng dẫn viên du lịch quốc tế” có làm ảnh hưởng tới hoạt động của ngành du lịch khi được mở cửa trở lại hay không? Và đối tượng sai phạm về hành vi này sẽ phải chịu trách nhiệm ra sao?

Sự quan tâm, lo lắng của dư luận là điều hoàn toàn có cơ sở. Dẫn chứng mới nhất là gần đây, ba chuyên viên phòng quản lý du lịch của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Lào Cai đã bị cáo buộc làm giả văn bằng, chứng chỉ để cấp thẻ hướng dẫn viên du lịch. Qua thông tin từ cơ quan chức năng tỉnh Lào Cai, do nhiều người có nhu cầu cấp thẻ hướng dẫn viên du lịch quốc tế nhưng lại thiếu bằng đại học và chứng chỉ liên quan, các đối tượng đã lợi dụng nhiệm vụ được giao để nhận làm giả văn bằng, chứng chỉ hoàn thiện hồ sơ với giá 10-70 triệu đồng. Nhóm này tự chỉnh sửa để làm giả bằng đại học, chứng chỉ rồi cầm đến UBND các xã, phường ở tỉnh Lào Cai để chứng thực. Khi đã hoàn thiện đủ hồ sơ, ba bị can móc nối để xin cấp thẻ hướng dẫn viên ở Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Lào Cai và các tỉnh khác. Với thủ đoạn như trên, từ năm 2014 đến 2017, nhóm này đã làm giả hàng trăm bộ hồ sơ, thu lời bất chính hàng tỷ đồng. Cơ quan điều tra đã thu giữ hàng trăm bộ hồ sơ hướng dẫn viên được cấp thẻ khi không đủ điều kiện để phục vụ điều tra.

Trao đổi với phóng viên, luật sư Đặng Văn Tiến, đoàn luật sư TP Hà Nội cho biết, với thủ đoạn, hành vi vi phạm pháp luật nêu trên, nhóm đối tượng có thể bị xem xét xử lý về tội danh “Giả mạo trong công tác”. Với hành vi vi phạm tội danh này, dưới góc độ pháp lý, luật sư Đặng Văn Tiến cho rằng, khi đủ cơ sở để ban hành quyết định khởi tố hình sự, các đối tượng vi phạm có thể phải chịu mức phạt tiền lên tới 100 triệu đồng, đặc biệt là có thể phải đối diện với mức xử lý hình sự lên tới 20 năm tù giam. (Điều 359, Mục 1, Chương XXIII, Bộ luật hình sự 2015). Cụ thể như sau:

Tội giả mạo trong công tác

1. Người nào vì vụ lợi hoặc động cơ cá nhân khác mà lợi dụng chức vụ, quyền hạn thực hiện một trong các hành vi sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:

  1. Sửa chữa, làm sai lệch nội dung giấy tờ, tài liệu;
  1. Làm, cấp giấy tờ giả;
  1. Giả mạo chữ ký của người có chức vụ, quyền hạn.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm:

  1. Có tổ chức;
  1. Người phạm tội là người có trách nhiệm lập hoặc cấp các giấy tờ, tài liệu;
  1. Làm, cấp giấy tờ giả với số lượng từ 02 giấy tờ giả đến 05 giấy tờ giả.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

  1. Làm, cấp giấy tờ giả với số lượng từ 05 giấy tờ giả đến 10 giấy tờ giả;
  1. Để thực hiện tội phạm ít nghiêm trọng hoặc tội phạm nghiêm trọng.

4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm:

  1. Làm, cấp giấy tờ giả với số lượng từ 11 giấy tờ giả trở lên;
  1. Để thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.

5. Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm, có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng.

“Như vậy, hành vi của nhóm đối tượng là trái quy định pháp luật, có dấu hiệu giả mạo trong công tác nhằm thực hiện hành vi trục lợi. Do đó, việc khởi tố để xử lý hình sự là hoàn toàn có cơ sở. Trên cơ sở điều tra, làm rõ các tình tiết liên quan, cơ quan chức năng sẽ xem xét, xử lý tội danh tương đương với mức hình phạt. Việc cơ quan chức năng khẩn trương vào cuộc xử lý sẽ góp phần làm lành mạnh, minh bạch và mang lại những giá trị hơn nữa cho ngành du lịch trong thời gian tới cũng như bảo vệ những hướng dẫn viên tuân thủ quy định pháp luật trong thực hiện công việc của mình.” – luật sư Đặng Văn Tiến cho biết thêm./.

Ai là người cấp thẻ hướng dẫn viên du lịch?

- Người đề nghị cấp thẻ hướng dẫn viên du lịch nội địa nộp hồ sơ đến Sở Du lịch; - Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Sở Du lịch cấp thẻ hướng dẫn viên du lịch nội địa cho người đề nghị; trường hợp từ chối, phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Thẻ hướng dẫn viên du lịch nội địa có thời hạn bao lâu?

Chứng chỉ hướng dẫn viên nội địa và chứng chỉ hướng dẫn viên quốc tế đều có giá trị sử dụng trên toàn quốc và có thời hạn sử dụng trong 2 năm. Nên trong thời gian này các bạn cần hoàn thiện thủ tục để đổi thẻ hướng dẫn tại các sở văn hóa thể thao và du lịch .

Hướng dẫn viên du lịch có mức lương bao nhiêu?

Về mức lương của Hướng dẫn viên du lịch Đa số HDV du lịch có mức lương cứng từ 3,5 – 6 triệu đồng/tháng đối với HDV nội địa, từ 5 – 9 triệu đồng/tháng đối với HDV quốc tế; chưa tính các khoản thưởng, “hoa hồng” và tiền tip trực tiếp từ khách du lịch.

Hướng dẫn viên du lịch quốc tế lấy bao nhiêu điểm?

Ngành Hướng dẫn viên du lịch lấy bao nhiêu điểm? Nhìn chung, điểm chuẩn ngành Hướng dẫn viên du lịch năm 2023 ở mức cao. Điểm chuẩn của các trường đại học dao động từ 25,5 đến 29,25 điểm. Điểm chuẩn của các trường cao đẳng dao động từ 20 đến 22 điểm.