Mô hình 3r trong quản lý chất thải rắn tại nguồn có ý nghĩa là gì?

Thứ sáu,09/02/2007 00:00

Mô hình 3r trong quản lý chất thải rắn tại nguồn có ý nghĩa là gì?
Từ viết tắt
Mô hình 3r trong quản lý chất thải rắn tại nguồn có ý nghĩa là gì?
Mô hình 3r trong quản lý chất thải rắn tại nguồn có ý nghĩa là gì?
Xem với cỡ chữ

Việc áp dụng nguyên tắc 3R giảm thiểu, tái chế và tái sử dụng chất thải đang đóng vai trò quan trọng trong công tác quản lý chất thải rắn CTR hiện nay ở nước ta. Thông qua các hoạt động thu hồi tái chế, tái sử dụng vật liệu từ chất thải, những giải pháp đề xuất đã được kiến nghị để đề ra các chính sách mới trong chiến lược quốc gia về hoạt động của lĩnh vực này.

1. Phát triển đô thị và áp lực đối với môi trường

Cùng với những biến chuyển tích cực về kinh tế xã hội, mạng lưới đô thị quốc gia không ngừng được mở rộng và phát triển. năm 1990 cả nước mới có 500 đô thị, đến năm 2000 đã tăng lên 649 đô thị và đến năm 2005 đã có 715 đô thị, với 2 thành phố loại đặc biệt là Hà Nội, TP HCM và 3 thành phố loại I là Hải Phòng, Đà Nẵng và Cần Thơ. Tăng trưởng dân số đô thị từ 11,87 triệu người năm 1998 lên 18 triệu người năm 1999 và khoảng 22 triệu người năm 2002, nâng tỷ lệ đô thị hoá từ 19,3% năm 1998 lên 26% năm 2005. Tăng trưởng kinh tế khu vực đô thị trung bình từ 12-15%. Thu nhập đầu người tăng nhanh, tại các đô thị lớn đạt khoảng 1000USD và tại các đô thị trung bình đạt trên 500 USD. Tăng trưởng không gian đô thị cũng đạt tỷ lệ đáng kể: năm 1999 đất đô thị chiếm 0,2% diện tích đất tự nhiên cả nước, đến năm 2000 đã tăng lên 0,35% và năm 2004 đạt 1%.

Quá trình đô thị hoá làm tăng dòng người di dân từ nông thôn ra thành thị, gây nên áp lực đáng kể về nhà ở và VSMT, hình thành các khu nhà ổ chuột và khu nghèo đô thị. Điều này làm phát sinh một lượng lớn chất thải sinh hoạt. Thông tin chung về lượng CTR sinh hoạt phát sinh trên địa bàn toàn quốc bảng 1. Theo báo cáo quan trắc của Trung tâm Kỹ thuật môi trường - ĐH Xây dựng, mức gia tăng về lượng CTR sinh hoạt trong vài năm gần đây bảng 2.

Thành phần chất thải sinh hoạt ở các đô thị đều có đặc điểm là tỷ lệ phần trăm các chất có trong rác thải không ổn định, rất biến động theo từng đô thị. Tỷ lệ phần trăm các chất hữu cơ chiếm 45 - 50% tổng lượng chất thải; các chất cháy được chiếm trung bình khoảng 50,7%; Các phế liệu có thể thu hồi tái chế chiếm từ 8% - 23% tuỳ thuộc vào hoạt động tái chế của từng đô thị bảng 3.

Bảng 1. Thông tin chung về chất thải rắn sinh hoạt ở Việt nam

Nguồn: Trích dẫn từ báo cáo hiện trạng môi trường 2004

Phát sinh chất thải rắn sinh hoạt tấn/n

· Toàn quốc

· Các khu vực đô thị

· Các khu vực nông thôn

12.800.000

6.400.000

6.400.000

Tốc độ phát sinh kg/người/ngày

· Toàn quốc

· Các khu vực đô thị

· Các khu vực nông thôn

0,4

0,7

0,3

Tỷ lệ được thu gom % tổng lượng phát sinh

· Toàn quốc

· Các khu vực đô thị

· Các khu vực nông thôn

71%

<20%

10-20%

Số lượng bãi chôn lấp

Bãi rác và các bãi chôn lấp không hợp vệ sinh

Bãi chôn lấp hợp vệ sinh

74

17

Bảng 2. Lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh hàng năm tấn/năm

Nguồn: Trích dẫn từ báo cáo quan trắc phòng CTR, CEETIA 2004

Năm

2002

2003

2004

Khu vực

Toàn quốc

11 302 000

12 800 000

16 000 000

Khu vực đô thị

5 568 000

6 400 000

8 640 000

Khu vực nông thôn

5.800 000

6 400 000

7 360 000

Tốc độ gia tăng so với năm trước %

- Khu vực đô thi

- Khu vực nông thôn

1.05

1.10

1.15

1.10

1.35

1.15

2. Hoạt động thu hồi và tái chế chất thải

Các hoạt động thu hồi và tái chế chủ yếu được tập trung vào các vấn đề sau:

- Tăng cường thu hồi sản phẩm đã sử dụng để dùng lại cho cùng một mục đích, hoặc tìm ra một mục đích sử dụng khác,

- Tái sử dụng tập trung chủ yếu vào các loại chai đựng đồ uống, các loại bao bì vận chuyển thông qua khâu lưu thông dưới dạng đặt cọc để khép kín một chu trình: Sản xuất - lưu thông - tiêu dùng - lưu thông - sản xuất,

- Khuyến khích các cơ sở tái chế CTR bằng cách thu hồi các sản phẩm đã qua sử dụng, xử lý hoặc chế biến lại để đưa vào sản xuất dưới dạng các sản phẩm ban đầu hoặc tạo ra các sản phẩm mới,

- Tái sử dụng và tái chế CTR có thể thực hiện tốt ở các KCN tập trung trên cơ sở hình thành một hệ thống thông tin để trao đổi chất thải vì trong một số trường hợp chất thải cần phải loại bỏ ở nơi này trở thành nguyên liệu đầu vào ở nơi khác.

Tuy nhiên hoạt động thu hồi và tái chế phế liệu từ CTR sinh hoạt lại tập trung vào những phế liệu rất gần với đời sống hàng ngày, bao gồm:

- Chai, thuỷ tinh nguyên: Rửa sạch sau đó bán cho cơ sở sản xuất nước uống để sử dụng lại;

- Thuỷ tinh vụn: Bán cho các cơ sở tái chế thuỷ tinh;

- Phế liệu nhôm: Bán cho các cơ sở nấu nhôm;

- Cao su phế thải: Bán cho các lò gạch để làm nhiên liệu đốt lò;

- Xương động vật: Tái chế làm than hoạt tính;

- Vải vụn: được giặt sạch sau đó sử dụng cho các dịch vụ rửa xe.

Có thể nhận thấy rất rõ vai trò quan trọng do hoạt động thu hồi và tái chế mang lại. Nhưng lợi ích này chủ yếu:

- Tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên, bởi việc sử dụng vật liệu được tái chế thay cho vật liệu gốc;

- Giảm lượng rác qua việc giảm chi phí đổ thải, giảm tác động môi trường do đổ thải gây ra, tiết kiệm diện tích chôn lấp;

- Có thể thu lợi nhuận từ hoạt động tái chế, hoạt động tái chế lúc này sẽ mang tính kinh doanh và vì thế có thể giải thích tại sao các vật liệu có thể tái chế hiện được thu gom ngay từ nguồn phát sinh cho tới khâu xử lý và tiêu huỷ cuối cùng.

3. Công nghệ ủ sinh học được áp dụng rộng rãi

Ngoài các phế liệu thu hồi được từ rác thải sinh hoạt, việc ứng dụng các công nghệ xử lý chế biến các hợp phần hữu cơ có trong rác thải sinh hoạt thành các chất mùn và phân hữu cơ sinh học để quay trở lại phục vụ cây trồng.

Giải pháp xử lý phối trộn phân bùn bể phốt với chất hữu cơ trong rác thải sinh hoạt góp phần giải quyết cùng lúc nhiều loại chất thải và thu hồi bùn sinh học có chất lượng cao. Một số công nghệ chế biến rác thải thành phần vi sinh theo các phương thức nêu trên bao gồm:

- Công nghệ Tây Ban Nha tại Cầu Diễn - Hà Nội có: Công suất: 50.000 tấn rác/năm -Sản phẩm: 13.200 tấn phân hữu cơ/năm, hiện nay đang hoạt động;

- Công nghệ Việt nam - Trung Quốc tại Việt Trì có: Công suất 30.000 tấn rác/năm, hoạt động từ năm 1998 đến nay ;

- Công nghệ ủ phối trộn rác thải hữu cơ với phân bùn tại Hải Phòng;

- Công nghệ Pháp - Tây Ban Nha tại Nam Định, công suất thiết kế 78.000 tấn rác/năm - thực tế 50% công suất thiết kế, hoạt động từ năm 2003 đến nay;

- Công nghệ DANO tại Hóc Môn - TP Hồ Chí Minh đã hoạt động sản xuất từ năm 1989.

- Công nghệ Việt Nam VCC-BXD tại Vũng tàu, công suất 15.000 tấn/năm hoạt động năm 2002, đã ngừng hoạt động.

- Công nghệ Việt Nam ASC tại Thuỷ Phương - Huế và Ninh Thuận, công suất 24.000 tấn.năm, hiện đang hoạt động có hiệu quả.

- Công nghệ Việt Nam Seraphin tại Đông Vinh, công suất 24.000 tấn/năm, hiện đang hoạt động.

Nhiều bài học cần được cân nhắc khi áp dụng các loại công nghệ xử lý rác thải sinh hoạt hữu cơ thành phân bón: Có thể sản xuất phân hữu cơ được, nhưng không bán được? Tại sao lại khó tiến hành sản xuất phân hữu cơ? Các điều kiện để thành công.

Các điều kiện để công nghệ ủ hiếu khí để xử lý rác thải hữu cơ thành công bao gồm:

- Nghiên cứu cẩn thận và kỹ lưỡng thị trường phân hữu cơ;

- Chỉ sử dụng rác thải sinh hoạt và rác thải thu từ các chợ đã được phân loại tại nguồn;

- Sử dụng rác thải đã được chôn lấp lâu ngày từ 5 năm trở lên với công nghệ có giá thành thấp.

Bảng 3. Thành phần của CTR sinh hoạt ở một số đô thị miền Bắc

% trọng lượng

STT

Thành phần

Hà Nội

Hải Phòng

Nam Định

Thái Nguyên

Các chất dễ cháy

69,9

52,0

80,5

71,3

1

Các chất hữu cơ

51,9

40,48

65,0

62,0

2

Plastic

7,3

3,10

7,0

6,0

3

Giấy vụn, catton

4,5

6,42

4,0

5,0

4

Giẻ vụn

3,7

1,10

2,3

1,2

5

Cao su

2,5

1,10

2,2

0,5

Các chất không cháy

29,6

46,3

18,3

27,9

6

Kim loại

7,0

5,5

3,0

2,1

7

Thuỷ tinh

5,1

5,6

2,0

2,2

8

Chất trơ

17,60

35,0

13,3

20,7

9

thành phần nguy hại

0,5

1,7

1,2

0,8

4. Các đề xuất

Đề xuất trong chiến lược quốc gia về giảm thiểu, tái sử dụng và tái chế chất thải 3R cần cụ thể hoá các vấn đề:

- Cơ chế khuyến khích các hoạt động giảm thiểu.

- Chính sách phát triển thị trường tái chế.

- Chính sách phát triển cơ cấu thuế phù hợp với ngành.

- Cơ chế hình thành công nghiệp tái chế.

Ngoài ra, nhà nước cần xem xét đưa vào trong chiến lược các hoạt động sau:

- Gắn kết các hoạt động giảm thiểu tại nguồn với hoạt động chung của cộng đồng dân cư.

- Giới thiệu khái niệm về tiêu dùng bền vững tại Việt Nam thông qua việc thực hiện các dự án thí điểm.

- Giới thiệu cơ chế phát triển sạch CDM tại Việt nam thông qua việc thực hiện các dự án thí điểm.

- Chia sẻ kinh nghiệm trong hoạt động tái chế rác thải thành phân vi sinh thông qua các hiệp hội và đoàn thể xã hội.

Nguồn tin: T/C Xây dựng, số 12/2006