Mang thai 3 tháng đầu có nên uống chanh mật ong

Mang thai 3 tháng đầu có nên uống chanh mật ong
Mang thai 3 tháng đầu có nên uống chanh mật ong

Ngoài việc làm tăng thêm sự ngon miệng cho vị giác nhờ vị ngọt đặc trưng còn có khá nhiều tác dụng của mật ong với bà bầu mà bạn không nên bỏ qua.

Trong bài viết sau, Hello Bacsi sẽ cùng bạn tìm hiểu liệu bà bầu uống mật ong được không hay bà bầu uống mật ong có tốt không và tác dụng của mật ong với phụ nữ mang thai thông qua những chia sẻ của bác sĩ Tạ Trung Kiên.

Bà bầu uống mật ong được không?

Nhiều mẹ bầu thắc mắc rằng có bầu uống mật ong được không hay mang bầu uống mật ong có tốt không? Các chuyên gia đã nhận định việc bà bầu uống mật ong hoặc sử dụng mật ong trong quá trình mang thai là điều an toàn, miễn rằng sản phẩm đã qua quá trình tiệt trùng.

Một nguyên nhân gây lo ngại về mật ong thô (chưa qua khâu tiệt trùng) là có vi khuẩn có thể gây ngộ độc. Tuy nhiên, nguy cơ này chỉ ảnh hưởng đến trẻ nhỏ dưới 1 tuổi vì hệ thống tiêu hóa của bé còn non nớt. Trong khi đó, hệ thống tiêu hóa ở người trưởng thành có khả năng ngăn chặn quá trình ngộ độc do vi khuẩn gây xảy ra.

Bà bầu uống mật ong có tốt không? 8 tác dụng của mật ong với phụ nữ mang thai

Dưới đây là 8 tác dụng của mật ong đối với phụ nữ mang thai có thể kể đến gồm:

  1. Giảm mất ngủ: Tình trạng mất ngủ khi mang thai dễ dàng làm phiền lòng bất cứ mẹ bầu nào. Tuy nhiên, bạn cũng đừng lo lắng bởi đã có giải pháp từ các nguyên liệu thiên nhiên. Việc uống một tách sữa nóng có pha 1 thìa mật ong trước khi lên giường sẽ giúp mẹ bầu có được giấc ngủ ngon.
  2. Tăng cường hệ thống miễn dịch: Đặc tính kháng khuẩn và chống oxy hóa của mật ong giúp tăng khả năng miễn dịch của cơ thể. Tác dụng của mật ong với bà bầu còn có thể kể đến bao gồm chữa lành vết trầy xước, vết bỏng nhẹ và ợ nóng.
  3. Giảm nhẹ cảm lạnh và ho: Đặc tính kháng virus của mật ong có khả năng ức chế hoạt động của virus trong cơ thể giúp ngăn ngừa cảm lạnh. Thêm vào đó, một tác dụng của mật ong với bà bầu nữa là đóng vai trò như một chất giảm ho hiệu quả.
  4. Giảm đau họng: Khi bị đau họng, mẹ bầu hãy nghĩ đến mật ong để giúp làm giảm triệu chứng khó chịu. Cách sử dụng cũng khá đơn giản, bạn chỉ cần thêm một muỗng mật ong vào trà gừng hoặc nước chanh ấm là đủ.
  5. Chữa loét: Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng dùng mật ong thường xuyên có thể hỗ trợ làm giảm sự phát triển của vi khuẩn Helicobacter pylori, một tác nhân gây loét dạ dày khi mang thai.
  6. Cải thiện sức khỏe da đầu: Tác dụng của mật ong với bà bầu không chỉ dừng lại ở tác dụng “bổ trong” mà còn “tốt ngoài”. Nếu đang bị cảm giác ngứa da đầu và gàu làm phiền, hãy đun một ít mật ong với nước ấm và thoa lên da đầu để giảm nhẹ các tình trạng tóc như vậy.
  7. Giàu chất chống oxy hóa: Chất chống oxy hóa từ lâu đã được ca ngợi là một vũ khí bí mật để chống lại các gốc tự do. Khi phụ nữ mang thai, chất chống oxy hóa rất cần thiết bởi không chỉ cung cấp thêm lá chắn cho mẹ bầu tránh khỏi tác động xấu nhất của các gốc tự do mà còn bảo vệ sức khỏe bằng cách cải thiện hệ thống miễn dịch.
  8. Tăng mức năng lượng: Khi mang thai, sẽ có những lúc bạn cảm thấy kiệt sức mà không có lý do. Một số chuyên gia cho rằng việc em bé đang dần lớn lên trong bụng khiến mẹ bầu tiêu tốn nhiều năng lượng để phục vụ cho nhu cầu phát triển của bé và nội tiết tố thay đổi có thể khiến phụ nữ mang thai dễ dàng mệt mỏi. Mật ong rất giàu calo lành mạnh và sẽ trở thành chất tăng cường năng lượng tuyệt vời.

Bà bầu ăn mật ong bao nhiêu mới tốt?

Mật ong rất tốt cho mẹ bầu nếu như bạn sử dụng với một lượng vừa phải. Một thìa súp mật ong chứa gần 8,6g đường. Do vậy, hãy chỉ dùng tối đa khoảng 5 muỗng mật ong mỗi ngày, liều lượng này tương đương với 180 – 200 calo.

Tác dụng phụ của mật ong với bà bầu

Nếu lạm dụng mật ong, mẹ bầu có thể gặp một số tác dụng phụ nhất định, chẳng hạn như:

  • Tăng độ nhạy cảm với insulin: Mật ong làm tăng lượng đường trong máu và nghiêm trọng hơn là tình trạng đề kháng insulin vì hấp thụ hơn 25g đường fructose mỗi ngày là không an toàn đối với phụ nữ mang thai. Do đó, nếu bạn bị mắc đái tháo đường thai kỳ, thì nên hạn chế dùng nhiều.
  • Gây co thắt: Việc ăn quá nhiều mật ong sẽ dẫn đến co thắt dạ dày, tiêu chảy, táo bón và đầy hơi. Thực phẩm này cũng tăng tính axit trong cơ thể, từ đó ảnh hưởng đến đường tiêu hóa và làm chậm quá trình tiêu hóa.
  • Ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng: Hàm lượng đường cao trong mật ong có thể gây sâu răng khi mang thai và mòn răng.
  • Tăng cân: Lượng calo phong phú có trong mật ong sẽ dễ khiến mẹ bầu tăng cân khi mang thai.

Những điều cần nhớ khi bà bầu uống mật ong

Một số lưu ý dành cho phụ nữ mang thai những lúc sử dụng mật ong để đạt được lợi ích sức khỏe tốt nhất:

  • Ưu tiên sản phẩm mật ong đã tiệt trùng
  • Mật ong hữu cơ là một ý gợi ý tốt vì sản phẩm không phải trải qua quá nhiều quá trình chế biến
  • Tránh thêm mật ong vào đồ uống nóng bởi nhiệt độ cao sẽ loại bỏ các enzyme có lợi
  • Không bao giờ thêm mật ong vào thực phẩm giàu vitamin C và vitamin D vì các khoáng chất có trong mật ong sẽ phá hủy lợi ích của các vitamin này.

Hy vọng với những thông tin trong bài, bạn đã có câu trả lời cho thắc mắc bầu uống mật ong được không hay bà bầu uống mật ong có tốt không và biết các sử dụng một cách hợp lý để tận dụng được các tác dụng tốt của mật ong.

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Mang thai 3 tháng đầu có nên uống chanh mật ong
Mang thai 3 tháng đầu có nên uống chanh mật ong

Bà bầu uống nước chanh khi mang thai là cách hiệu quả để bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết. Nước chanh không chỉ giúp mẹ giải khát mà còn có lợi cho sức khỏe của mẹ và thai nhi.

Chanh đi cùng với những lợi ích dinh dưỡng đáng kinh ngạc và khả năng giảm bớt chứng ốm nghén, mẹ bầu được khuyến khích nên đưa thực phẩm này vào chế độ ăn uống khi mang thai. Tuy nhiên, thai kỳ là giai đoạn cơ thể khá nhạy cảm nên việc tìm hiểu bà bầu uống nước chanh có tốt không cũng rất được nhiều phụ nữ mang thai quan tâm.

Bài viết sau, Hello Bacsi sẽ giải đáp một số thắc mắc xung quanh việc bà bầu uống nước chanh, chẳng hạn như bà bầu uống nước chanh tốt không, bầu uống nước chanh mật ong được không, cách pha nước chanh cho bà bầu…

Bà bầu uống nước chanh có tốt không?

Câu trả lời cho thắc mắc: “Bà bầu uống nước chanh được không?” sẽ là “Có” mẹ nhé! Bởi chanh là thực phẩm chứa một lượng lớn vitamin, khoáng chất và các dưỡng chất khác. Một quả chanh tươi trung bình chỉ chứa 17 calo và hầu như không có chất béo, trong khi nó lại cung cấp nhiều vitamin và khoáng chất. Một số vitamin và khoáng chất bao gồm canxi, thiamin, niacin, folate, phosphorus, magiê, đồng, mangan, axit panthothenic, vitamin B-6 và riboflavin.

Tất cả đều là những chất dinh dưỡng quan trọng cho sự phát triển khỏe mạnh của thai nhi. Nó cũng là một nguồn cung vitamin C vô cùng dồi dào. Việc bà bầu uống nước chanh là cần thiết để giúp mẹ đủ vitamin, khỏe đẹp và thai nhi cũng phát triển tốt hơn.

Lợi ích khi bà bầu uống nước chanh

1. Điều trị chứng ốm nghén

Bà bầu 3 tháng đầu uống nước chanh được không? Khi mang thai 3 tháng đầu, bà bầu uống nước chanh có thể giúp giảm chứng ốm nghén.

Dù không có bằng chứng khoa học nào cho thấy chanh có thể giảm bớt buồn nôn, một triệu chứng liên quan đến chứng ốm nghén trong tam cá nguyệt đầu tiên (3 tháng đầu trong thai kỳ). Tuy nhiên, chanh lại giúp điều hòa lượng mật thừa và giảm đờm tích tụ trong đường tiêu hóa, do đó ngăn ngừa tắc nghẽn. Ngoài ra, chanh còn có tác dụng làm sạch miệng.

2. Cân bằng độ pH cho cơ thể

Uống nước chanh giúp cân bằng độ pH và giúp cơ thể đạt được độ kiềm tốt nhất vì trong chanh có chất axit tự nhiên. Phạm vi pH điển hình của máu người có tính chất kiềm hơi cao là từ 7,3 đến 7,4.

Bà bầu uống nước chanh không những duy trì nồng độ kiềm trong cơ thể ở mức phù hợp, mà còn có lợi cho bào thai trong quá trình phát triển; pH có trong máu cũng là một dấu hiệu oxy sẵn có cho các tế bào. Các tế bào oxy này rất cần thiết cho bào thai trong quá trình phát triển.

3. Điều trị chân sưng phù

Chân sưng phù hay còn gọi là phù nề là hiện tượng phổ biến ở phụ nữ có thai. Nó khiến các mẹ cảm thấy đau và cơn đau này chẳng tốt tí nào. Để điều trị tình trạng này, bà bầu có thể uống nước chanh với nước ấm. Nó làm giảm đau và giúp làm giảm phù nề đến mức thấp nhất có thể. (3)

4. Điều trị táo bón

Táo bón là một vấn đề mà các mẹ thường gặp phải trong suốt quá trình mang thai. Việc uống nước chanh hàng ngày giúp ngăn ngừa táo bón khi mang thai. Chanh làm kích thích gan và tăng sự vận động, do đó kích thích ruột loại bỏ chất thải ra khỏi cơ thể.

5. Giữ nước cho cơ thể

Nước chanh giúp bạn giữ nước, điều này rất quan trọng trong thai kỳ vì nó giúp ngăn ngừa các biến chứng như buồn nôn, đau đầu, phù, chuột rút và chóng mặt ở phụ nữ mang thai.

6. Tăng cường sức đề kháng

Nước chanh giúp ngăn ngừa các bệnh nhiễm trùng thông thường như cảm lạnh thông thường, cúm và một số loại sốt. Hàm lượng vitamin C phong phú trong chanh giúp cải thiện cơ chế bảo vệ tự nhiên của cơ thể bạn giúp chống lại vi khuẩn và vi rút.

7. Tốt cho xương và sức khỏe của bé

Nước chanh là nguồn thực phẩm giàu magiê và canxi, giúp cải thiện sức khỏe và sự phát triển xương. Nó cung cấp các khoáng chất cho thai nhi của bạn. Bà bầu uống nước chanh còn bổ sung kali giúp nuôi dưỡng các tế bào não và thần kinh, đồng thời các dưỡng chất trong chanh giúp hỗ trợ sự phát triển của thai nhi.

Một số vấn đề cần chú ý khi bà bầu uống nước chanh

Một số mẹ bầu sẽ có những thắc mắc như bầu uống nước chanh đường có được không hay mang thai có nên uống nước chanh mật ong.

Chanh, mật ong đều là những thực phẩm tốt cho bà bầu nếu được dùng đúng cách. Ngoài ra, việc có dùng được hay không thì bạn vẫn nên hỏi ý kiến bác sĩ, đặc biệt nếu bạn đang có các vấn đề về sức khỏe khác. Dưới đây là một số lưu ý khi uống nước chanh trong thai kỳ:

  • Hạn chế uống nước chanh khi đang gặp phải các vấn đề về dạ dày như viêm loét dạ dày, ợ nóng…. Đối với nước chanh đường hay chanh mật ong thì nên tránh dùng nếu bà bầu bị tăng huyết áp hoặc tăng đường huyết.
  • Tránh uống nước chanh khi mang thai quá nhiều bởi tính chất chua của chanh có thể ảnh hưởng đến men răng. Ngoài ra, sau khi uống, bạn nên súc miệng và rửa sạch khoang miệng để giảm các vấn đề nha khoa
  • Pha nước chanh vào nước ấm thay vì nước sôi vì giá trị dinh dưỡng của chanh bị giảm bớt nếu dùng với nước sôi.
  • Bà bầu không uống nước chanh vào buổi sáng hoặc khi đói và không uống nước chanh quá chua.

Trà chanh hiện cũng là thức uống quen thuộc được rất nhiều người yêu thích, do đó, rất nhiều thai phụ cũng băn khoăn không biết liệu bà bầu uống trà chanh được không. Nhìn chung, bà bầu vẫn có thể uống trà chanh nhưng nên tránh uống quá nhiều.

Nguyên nhân là do trong trà chanh có chứa caffein, một chất không có lợi cho sự phát triển của thai nhi. Nếu dùng quá nhiều sẽ kích thích thai cử động, làm ảnh hưởng đến sự tăng trưởng và phát triển của bé.

Cách pha nước chanh cho bà bầu

Một số món nước chanh tốt cho sức khỏe bà bầu bao gồm:

1. Nước chanh đường hoặc nước chanh mật ong

  • Cắt chanh thành hai nửa và sử dụng một nửa để vắt là vừa đủ
  • Vắt chanh vào một ly nước ấm
  • Bạn có thể thêm một chất làm ngọt tự nhiên như mật ong hoặc thêm một ít đường.

2. Nước chanh gừng

  • Lấy hai hoặc ba lát gừng, gọt vỏ và nướng nó.
  • Lấy hai lát chanh. Thêm cả gừng và chanh vào nước ấm.
  • Ngâm gừng và chanh khoảng 10 phút sau đó vớt ra và thưởng thức.

Vậy là bạn đã có câu trả lời cho thắc mắc bà bầu uống nước chanh có tốt không. Ngoài chanh, mẹ cũng có thể dùng thêm nước ép từ các loại rau xanh và trái cây khác. Những loại nước trái cây tốt cho mẹ bầu từ cam, cà rốt, táo,… cũng rất cần thiết trong giai đoạn mang thai.

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.