Làm trọng tài bóng đá lương bao nhiêu

Làm trọng tài bóng đá lương bao nhiêu
 - Nghề trọng tài luôn phải chịu rất nhiều áp lực và “tuổi thọ” cũng không cao (theo quy định của FIFA các trọng tài phải nghỉ khi 45 tuổi). Tuy nhiên, nếu chăm chỉ và khéo “co kéo” với các đội bóng, thì thu nhập của vua áo đen không hề thấp.

Lương cứng 6 triệu/trận

Lương cứng được áp dụng theo quy định của mỗi mùa giải, tùy theo điều kiện kinh tế. Trước đây, tiền công trả cho các trọng tài thổi còi, cầm cờ ở một trận đấu khá thấp, cỡ 2-3 triệu/ trận. Tuy nhiên, sau cuộc cách mạng do bầu Kiên khởi xướng, dân cầm còi, cầm cờ được điều chỉnh chế độ tương đối ổn, phần nào chơi mà thu nhập thật. Ở mùa giải 2016, mỗi trọng tài chính sẽ được trả 6 triệu đồng/trận, còn trợ lý là 4 triệu đồng.

Về nguyên tắc phân công trọng tài sẽ do Ban trọng tài lên kế hoạch và duyệt. Mỗi lượt trận có 7 trận đấu, đồng nghĩa cần 14 trọng tài. Hiện tại Ban trọng tài có 21 trọng tài và 26 trợ lý nên việc phân công phải xoay tua. Ban trọng tài ưu tiên chọn trọng tài cứng, có mác FIFA, trước khi cân đối theo tiêu chí trọng tài trung lập và những người từng ẵm danh hiệu Còi vàng, Cờ vàng. Lựa chọn tiếp là các trọng tài nhiều năm cầm còi ở V.League rồi cuối cùng mới tới các trọng tài mới được “đôn” lên làm nhiệm vụ.

Làm trọng tài bóng đá lương bao nhiêu

Trọng tài V.League có thể sống khỏe bằng lương cứng

Như vậy, nếu trọng tài trong một tháng được giao nhiệm vụ bắt chính từ 2-3 trận (tiền di chuyển, ăn, ở và các chế độ khác đều được VPF lo), thì phần cứng thu về không đến nỗi tệ, thậm chí còn nhỉnh hơn cả nhiều cầu thủ.

Với một số trọng tài FIFA, ngoài bắt giải quốc nội thì việc mời làm nhiệm vụ quốc tế đồng nghĩa thu nhập tăng lên. Dân cầm còi, cầm cờ còn “làm thêm” ở các giải phủi hoặc tham gia giảng dạy ở trung tâm thể thao, bóng đá, cũng có thêm khoản nhất định mỗi tháng.

Ở Việt Nam, nghề trọng tài thường là nghề tay trái. Sau khi hoàn thành nhiệm vụ trong các trận đấu, vua áo đen trở lại với công việc của một giáo viên, nhân viên sở TDTT…

Nhìn chung nếu có chuyên môn, uy tín và chăm chỉ “cày”, các trọng tài Việt có mức thu nhập ổn so với mặt bằng chung của xã hội. Thế nhưng, người ta đồn rằng, với các trọng tài thì lương cứng thực chất chỉ là… phụ, còn phần “mềm” mới quyết định thu nhập và “đẳng” của ông vua sân cỏ.

Bao nhiêu là đủ?

Như đã nói ở trên, khoản cứng từ BTC giải chi trả có thể chỉ là khoản… phụ trong ngân sách thu nhập của giới cầm còi, cầm cờ. Sự thật về giới trọng tài từng phơi bày từ vụ trọng tài Lương Trung Việt và vệ tinh xơi “đạn bọc đường” khiến áo giáp thủng lỗ cách nay 10 năm. Vì thế, đến tận bây giờ, dân làng bong vẫn rỉ tai nhau rằng trọng tài có nhiều kiểu kiếm tiền, biến khoản cứng mà họ nhận được từ BTC giải chỉ giống như thêm thắt.

Làm trọng tài bóng đá lương bao nhiêu

Nhưng một số vẫn dính tiêu cực vì muốn có những khoản "mềm"

Có cựu trọng tài từng tiết lộ, riêng chế độ đi công tác, các trọng tài thường “lách luật” để có thêm “phụ phí”. Chẳng hạn như hóa đơn khách sạn, di chuyển, ăn. Nhưng “ăn” kiểu vậy, thực ra chỉ giống như “muỗi đốt inox”. Có những khoản lớn hơn, chẳng hạn như nghi án trọng tài Đinh Hải Dương được “bơm” 100 triệu đồng để Thanh Hóa đè nghiến HAGL đôi khi vẫn là câu chuyện dễ làm giật mình thon thót về khoản mềm kiếm được của các trọng tài.

Tất nhiên, một khi muốn săn được khoản mềm, các trọng tài cũng phải được “đỡ đầu”. Thế mới có chuyện trong giới trọng tài thường có dây nọ, dây kia, phe cánh đấu đá nhau.

Thu nhập của trọng tài Việt Nam khá ổn, nhưng chẳng biết bao nhiêu là đủ. Bởi thế giới ngầm trọng tài cũng nhiều chuyện không kém giới cầu thủ nên họ cái tiếng xấu, thậm chí có cả tiêu cực để rồi mất nghề, mất danh dự đến giờ chưa bao giờ tiêu tan toàn bộ.

Hôm qua, trên trang cá nhân của mình, cựu tuyển thủ Quốc Vượng đã có tiết lộ gây sốc về chuyện kiếm tiền của giới trọng tài Việt Nam. Cựu tiền vệ SLNA nói đầy chua xót: “Thời tôi còn đá trọng tài nhận tiền của cả hai đội một lúc là chuyện bình thường, đội nào thắng cũng có tiền thua chả lẽ đòi lại? Tội nghiệp cho từng cá nhân cứ phải làm bia đỡ cho dư luận. Muốn con cái ngoan, cha mẹ phải làm gương cái này chắc ai cũng biết nhưng...”.

Nhiều trọng tài mất nghiệp vì tiêu cực

Năm 2005, bóng đá Việt Nam từng rúng động bởi scandal một loạt các trọng tài dính đến vụ án nhận tiền hối lộ của CLB Ngân hàng Đông Á. Theo hồ sơ vụ án, thì trọng tài Lương Trung Việt đã nhận 115 triệu đồng để môi giới hối lộ cho hàng loạt trọng tài khác. Vụ án ấy đã khiến rất nhiều trọng tài phải nhận án tù. Cụ thể, trọng tài Lương Trung Việt (7 năm tù), Phạm Hữu Lộc, Trương Thế Toàn, Hoàng Thế Dũng (4 năm tù). Các trọng tài Vũ Đình Chiến, Nguyễn Hữu Thành cũng bị rơi vào vòng lao lý.

Mùa giải 2012, có tới sáu ông bầu bị bầu Kiên chỉ mặt đề nghị không cho tiền trọng tài nữa. Cũng giải đấy có hai trọng tài bị đình chỉ nhiệm vụ vĩnh viễn vì nhận tiền và vòi tiền của đội bóng.

Đại Nam

Chuyên gia, cựu trọng tài nói gì về án treo còi vĩnh viễn?

Trọng tài Hà Anh Chiến có thể thoát án treo còi vĩnh viễn

Trọng tài Chiến bị treo còi vĩnh viễn: Quả chanh đã cạn nước

Treo còi vĩnh viễn trọng tài Hà Anh Chiến

Chưa "xử" được trọng tài gây họa, SLNA đã mất tướng

Xem lại 4 sai lầm chết người của trọng tài ở vòng 9 V.League

Ông Nguyễn Văn Mùi nói gì về scandal trọng tài ở vòng 9 V.League?

Video trọng tài "cướp trắng" bàn thắng của Hà Nội T&T

Mùa giải 2011 điêu đứng vì tiếng còi trọng tài và khiến HLV Hòa Phát - HN Nguyễn Thành Vinh phải rên lên: “Trọng tài là Mafia và đang thao túng bóng đá Việt Nam”. Đại diện VFF lý giải lý do trọng tài “thổi bậy” là vì thu nhập chưa tương xứng. Sự thực không phải như vậy. Những trận đấu bị xử ép trắng trợn dẫn đến một cơn tức nước vỡ bờ trong cuộc tổng kết cuối mùa: ông chủ Hòa Phát bỏ bóng đá, bầu Kiên đăng đàn tạo ra cơn địa chấn trong làng bóng đá và 3 trọng tài bị loại ra khỏi nghề cầm còi.

Làm trọng tài bóng đá lương bao nhiêu

Trọng tài V-League là lực lượng đã dính "viên đạn bọc đường" và có những quyết định gây nhiều tranh cãi trong mùa giải 2011.

Đội ngũ trọng tài cách đây ba tháng đã có một sự phản ứng mạnh mẽ sự tấn công của các ông bầu. Ông Bùi Như Đức, Ủy viên Hội đồng trọng tài từng phát biểu rằng, mức đãi ngộ giành cho giới còi cờ là chưa thỏa đáng. “Tiền di chuyển từ sân bay Nội Bài về đến địa điểm thi đấu tại Hà Nội là 350.000 đồng nhưng các trọng tài chỉ được thanh toán có 90.000 đồng. Nếu không vì yêu nghề, chẳng ai đi làm trọng tài cả. Mức phí cho trọng tài, giám sát nhất là ở các giải trẻ còn quá thấp. Như thế có đủ tự tin để chống tiêu cực hay không?” Ông Đức chia sẻ. Với thực tế đó, ông Đức cho rằng, không kể trọng tài, mà tất cả các thành phần dính dáng đến V-League hay hạng Nhất đều có thể bị “bắn thủng” bởi “viên đạn bọc tiền”. Thế nhưng, trong bản tin thể thao 24/7 của VTV1 tối qua, một loạt những con số bộc lộ những bất cập trong bức tranh tài chính của giải V-League 2011 đã được đưa ra, phơi bày một giải bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam bùng nhùng. Một trong những con số này là chuyện lương trọng tài. Theo quy định mùa trước, trọng tài nhận 3 triệu cho một trận bắt chính, và 400 ngàn đồng tiền ăn ở cho một ngày làm nhiệm vụ. Một ngày làm nhiệm vụ là thế nào? Họ sẽ đến sân vào thứ bảy, làm việc vào chủ nhật và ra về vào thứ hai, lĩnh 400.000 đồng nhân ba ngày là 1,2 triệu đồng. Nhưng một bản đề nghị thanh toán tổ trọng tài và giám sát gửi cho đội bóng mùa giải 2011 mà VTV đưa ra cho thấy sự thật không phải như vậy, Họ bắt đầu tính ngày làm việc từ thứ Hai đầu tuần này cho đến tận thứ Hai của tuần sau với tổng cộng là tám ngày và họ bỏ túi thêm 2 triệu đồng nữa. cho những ngày mà họ thực tế đang ở nhà với gia đình mình. Con số này chưa cộng tiền di chuyển và các khoản lặt vặt khác. Nghĩa là mỗi một vòng đấu, trọng tài chính nhận 6,2 triệu đồng. Trọng tài biên nhận ít hơn 1 triệu đồng. Mỗi trọng tài bắt V-League trung bình một tuần một trận. Nếu một trọng tài bắt chính đủ 4 trận trong tháng, họ cầm về 24,8 triệu đồng, chưa kể lương tháng bình thường. Với một mức lương như thế này mà những người trong đội ngũ quản lý trọng tài như ông Đức vẫn đặt ra câu hỏi: “Như thế có đủ tự tin để chống tiêu cực hay không?”. Dù rằng không phải trọng tài nào cũng lĩnh đủ 24,8 triệu đồng mỗi tháng và duy trì được điều này trong cả mùa giải kéo dài 10 tháng vì một số bị kỷ luật, không đủ điều kiện ra sân như thể lực yếu, bị ốm, hoặc không đảm bảo yếu tố là trọng tài trung gian…, nhưng so với mức thu nhập bình quân của đa số cán bộ các ngành nghề khác trong xã hội, khó có thể gọi mức lương trọng tài là thu nhập thấp như VFF từng nhận xét.

Và cũng vì mức lương “chết đói” như thế, số tiền dành cho công tác tổ chức mùa giải 2012 tăng vọt lên 7.6 tỷ đồng, dẫn đến trong phép tính tài chính mùa đầu tiên mà VPF vận hành, con số lỗ dự kiến là hơn 10 tỷ đồng. Trong đó, những vị trọng tài đang phải “chịu thiệt thòi vì lương bổng” cùng các giám sát sẽ được nâng mức cát xê từng trận từ mức ba triệu đồng lên tám triệu đồng.

Từ một xuất phát điểm có phần chung là những VĐV thể thao, các trọng tài Việt Nam bắt đầu cầm còi từ các giải phong trào, bán chuyên và mất rất nhiều năm để tiến lên chuyên nghiệp. Nhưng, ngay cả khi có thâm niên cầm còi lẫn cầm cờ đủ lâu, họ vẫn đối diện với áp lực bủa vây...


Không phải trọng tài nào cũng chỉ làm nghề trọng tài

Đa số các trọng tài tại Việt Nam có chung một xuất phát điểm. Họ từng học về thể thao hoặc từng làm nghề liên quan đến thể thao. Những VĐV thành danh sẽ lựa chọn làm HLV, kinh doanh hoặc quản lý một CLB hoặc ngành thể thao tại địa phương... Nhưng, đa phần các trọng tài đều không có thành tích thật sự ấn tượng khi còn là VĐV thể thao. Ngã rẽ sau đó đưa những VĐV này đi nhiều hướng. Trọng tài là một nghề như vậy.

Ngô Duy Lân, một trong 2 trọng tài nam đạt chuẩn FIFA năm 2018 từng khoác áo Long An 5 năm. Nhưng, chấn thương khiến anh không thể cống hiến cho đội bóng quê hương cũng như đeo đuổi đến cùng ước mơ đá bóng của mình. 

Vậy là Ngô Duy Lân quyết định tìm đến ngã rẽ trọng tài cho sự nghiệp và niềm đam mê của bản thân. Trương Thị Lệ Trinh, vị trợ lý trọng tài nữ vừa có trận đầu tiên trong cuộc đời cầm cờ ở giải bóng đá chuyên nghiệp của nam (Hạng nhất 2021) từng là sinh viên bóng đá ở Trường Thể dục Thể thao TP Hồ Chí Minh. Một lần tình cờ, bộ môn mà cô theo học kết hợp với VFF tổ chức lớp trọng tài bóng đá sơ cấp dành cho khu vực phía Nam. Qua thời gian tham dự, cô bộc lộ năng khiếu về trọng tài và quyết định theo nghề sau khi lấy xong bằng cử nhân.

Làm trọng tài bóng đá lương bao nhiêu
Trợ lý trọng tài nữ Dương Thị Phương Thảo phải bươn chải nhiều nghề để nuôi sống đam mê chạy đường biên ở các trận bóng đá.

Những trường hợp nam và nữ điển hình của nghề trọng tài cho thấy rõ điểm chung của xuất phát điểm. Nhưng, để tiến đến môi trường chuyên nghiệp tầm cỡ quốc gia, họ còn phải đối diện thêm với những thử thách có thể khiến các trọng tài phải buông bỏ với nghề bất cứ lúc nào. 

“Tôi bắt đầu vào sinh hoạt cùng tổ trọng tài Hà Nội từ năm 2005. Phải mất 10 năm mới được lên cầm còi ở V.League. Nhưng, cầm còi tại đây mới thấy áp lực đủ để khiến mình có những ý nghĩ chán chường tới mức nghĩ đến việc từ bỏ. Tôi từng trải qua cơn dậy sóng ngay trong trận đầu tiên cầm còi giữa Quảng Nam và Đà Nẵng ở V.League 2015. Tôi từng bị HLV Nguyễn Đức Thắng nói rằng giết chết bóng đá vì truất quyền thi đấu của Rimario khi đó chơi cho Thanh Hóa, dù mình xử đúng luật. Áp lực lớn, thu nhập không phải cao. Quả thực, nếu không có thu nhập từ nghề giáo viên, tôi bỏ trọng tài lâu rồi”, Hoàng Ngọc Hà - trọng tài còn lại đạt chuẩn FIFA cùng với ông Ngô Duy Lân chia sẻ.

Làm trọng tài bóng đá lương bao nhiêu
Hoàng Ngọc Hà vừa dạy học, vừa làm trọng tài V.League.

Áp lực về chuyên môn, áp lực về thời gian đầu tư với nghề đã là một cái khó. Các trọng tài và trợ lý trọng tài chuyên nghiệp còn đối diện với nỗi lo cơm áo gạo tiền. Vì thế, ở Việt Nam, ngoại trừ trọng tài Ngô Duy Lân đủ tâm huyết và cũng được sự hỗ trợ về tái chính lớn từ vợ, đa số các trọng tài chỉ coi nghề cầm còi, phất cờ là nghề tay trái. Hoàng Ngọc Hà ngoài nghề trọng tài còn là giáo viên thể chất khối 1 và 3 ở trường tiểu học. Nguyễn Hiền Triết mở thêm cửa hàng bên cạnh việc làm trọng tài khi còn được Ban Trọng tài mời tham gia điều khiển các trận tại V.League. 

Dương Thị Phương Thảo, trợ lý trọng tài nữ, phải đi buôn bán, dạy bóng đá cộng đồng, cầm còi các trận đá phủi. “Thực sự có những lúc nghĩ nghề trợ lý trọng tài chỉ như nghề tay trái. Chúng tôi lựa chọn nghề này để có thể theo đuổi đam mê. Có những lúc thấy bạn bè cùng lứa thành đạt, có nhà cửa đàng hoàng mà chạnh lòng lắm”, Phương Thảo buồn rầu chia sẻ.

Với trọng tài nữ và trợ lý trọng tài nữ, mức lương 5-6 triệu đồng/tháng hiện đã được coi là nhiều, trong khi trọng tài nam có thể bỏ túi 7,2 triệu đồng/trận. Nhưng, số trận đấu có hạn và không phải vòng nào cũng được bắt. Rồi các tháng không có giải nữa, chưa kể mắc sai sót, bị kỷ luật 2 hay 3 trận. Từ những cái khó quá lớn như thế, trọng tài trở thành nghề mà không phải ai cũng mặn mà theo đuổi.

Mỏi mắt tìm người

Các trọng tài vốn dĩ gặp khó khăn trong nghề nghiệp của mình là vậy. Quy trình đào tạo, bồi dưỡng trọng tài tại Việt Nam lại khắt khe. Vậy nên, tìm ra số lượng trọng tài khá ở Việt Nam đã khó, chứ đừng nói là có thể “mọc” thêm những trọng tài đạt chuẩn FIFA mà báo giới vẫn thường hay chất vấn công tác đào tạo của Ban Trọng tài.

Làm trọng tài bóng đá lương bao nhiêu
Trương Thị Lệ Trinh cùng Hà Thị Phượng trở thành những nữ trợ lý trọng tài đầu tiên xuất hiện ở sân chơi chuyên nghiệp dành cho cầu thủ nam

Sự khắt khe trong quy trình ấy được quy đổi thành đơn vị thời gian, với những cấp bậc từ tập sự đến chuyên nghiệp đủ thách thức sự kiên nhẫn của các trọng tài. Nhiều người muốn bén duyên với nghiệp cầm cờ, thổi còi thường được chọn lựa sinh hoạt chung với ban trọng tài trên sân Hàng Đẫy (2 lần/tuần).

Trong quá trình đó, những người có triển vọng và đam mê để kết lại thành một nhóm, cho làm thử ở các giải phong trào và cử các trọng tài lớn tuổi theo dõi để rút kinh nghiệm, từ đó bồi dưỡng thêm cho họ. Khi VFF mở lớp trọng tài sơ cấp quốc gia, những người xuất sắc được gửi đi học.

Sau học lý thuyết, các trọng tài sơ cấp bắt đầu thực hành với tham gia giải phong trào hoặc ngồi cạnh trọng tài thứ 4 để quan sát. Sau 5-7 trận như thế, các trọng tài tập sự mới được giao cầm còi chính thức trong khoảng 6 tháng, qua đó được lựa chọn cử đi học lớp trọng tài sơ cấp quốc gia. Rồi cũng phải mất 3 năm theo học các lớp trọng tài, họ mới có thể được VFF tạo điều kiện thử sức ở các giải trẻ, bắt đầu là U15 và U17 quốc gia. 

Để được lên cầm còi ở giải U19 hay U21 quốc gia, các trọng tài mới này cũng phải mất 1-2 năm. Tương tự là ở giải Hạng nhì, Hạng nhất rồi kế đến mới là V.League. Rồi trước mỗi giải đấu diễn ra, các trọng tài phải tiến hành sát hạch qua lý thuyết và đặc biệt là thể lực. Nhiều trọng tài đẳng cấp FIFA vẫn có thể không được hành nghề ở V.League chỉ bởi trượt bài thi thể lực. Trường hợp của trọng tài Nguyễn Hiền Triết bị loại là một điển hình như thế.

Nghĩa là phải mất 5-6 năm để một trọng tài có thể cầm còi ở Hạng nhất. Và có khi phải tới 10 năm, họ mới đạt đủ điều kiện để điều hành những trận đấu tại V.League. Rồi biến số lại có thể xảy ra, khi trọng tài không thể đảm bảo sự đúng đắn tuyệt đối trong các quyết định của mình. Ban Trọng tài lại phải tìm kiếm phương án khác thay thế. Vậy nên, việc kiếm lực lượng trọng tài kế cận ngày càng khó khăn, chứ chưa nói đến chuyện tìm ra trọng tài giỏi tầm cỡ FIFA như báo giới vẫn hay đặt câu hỏi.

Trọng tài và trợ lý trọng tài nữ nhẹ nhàng hơn. Khoảng thời gian để họ bắt đầu từ nền tảng một cựu cầu thủ đến khi trở thành trọng tài chính ở giải Vô địch Quốc gia nữ khoảng 3-4 năm. Tuy nhiên, để được như Trương Thị Lệ Trinh và Hà Thị Phượng, với việc có thể tham gia cầm cờ ở Hạng nhất Quốc gia dành cho cầu thủ nam, sự phấn đấu và thời gian để vươn tầm cũng phải mất 7-8 năm trời. Đấy là chưa kể, họ buộc phải đảm bảo tiêu chí quan trọng trong xét tuyển về thể lực, qua đó đảm bảo đủ sức theo đuổi các tình huống nhanh của giải Hạng nhất.

Hà Thị Phượng rõ ràng là người hiểu hơn ai hết sự khắc nghiệt như vậy. Cô chính là người từng bị loại trong đợt sát hạch trọng tài năm ngoái. Để rồi khi thi đậu ở mùa giải năm nay, nữ trợ lý trọng tài quê Hải Phòng thốt lên rằng mình đã làm được việc lớn nhất của năm 2021. Bản thân Phượng và Trinh đều đã tham gia cầm cờ trong trận Đắk Lắk gặp Huế. Đó có thể xem là một bước ngoặt lớn trong lịch sử bóng đá Việt Nam.

Bởi từ đây, một nguồn lực khác là các nữ trọng tài và trợ lý trọng tài hoàn toàn có thể được Ban Trọng tài tạo điều kiện bồi dưỡng và khai thác mạnh mẽ hơn, trong bối cảnh các trọng tài nam chưa thể đảm bảo từ cả lượng lẫn chất.

Cơ hội bước ra World Cup 2023

Việc Trương Thị Lệ Trinh vượt qua hai kỳ thi lý thuyết và thực hành để được tham gia công tác điều khiển các trận đấu tại giải Hạng nhất Quốc gia giúp cô tích lũy được kinh nghiệm đáng kể. Bởi đây là thời điểm Lệ Trinh đang được FIFA đưa vào danh sách ứng viên trợ lý trọng tài ở Vòng chung kết (VCK) World Cup nữ 2023.

Đến thời điểm này, nữ trợ lý trọng tài FIFA chuẩn Elite Lệ Trinh đã được AFC chọn để làm nhiệm vụ ở nhiều giải đấu quốc tế. Theo đó, cô từng tham gia điều khiển giải ALGARVE Cup 2016, 2018 (tại Bồ Đào Nha); các VCK U17 World Cup nữ 2016, 2018; VCK nữ châu Á 2014 (tại Việt Nam), VCK nữ châu Á 2018 (Jordan), các VCK U16 nữ, U19 nữ châu Á 2015, 2017, 2019 và tất nhiên là cả các giải thuộc khu vực Đông Nam Á. Về thành tích cá nhân, trợ lý Lệ Trinh đã nhận được giải Trợ lý trọng tài xuất sắc nhất Đông Nam Á 2017.

Việc tham gia nhiều giải đấu tầm cỡ dành cho nữ ở châu lục đến thế giới là cơ sở để Lệ Trinh tin tưởng vào cơ hội cầm cờ ở World Cup, điều mà cô vẫn khao khát suốt bấy lâu nay. “Hầu hết các bạn nữ trọng tài đều rất muốn tham gia điều hành giải nam để phát huy khả năng của mình. Thông qua đây, tôi muốn nhắn nhủ rằng nữ giới cũng có thể làm những chuyện của nam giới”, Lệ Trinh chia sẻ. “Tôi không ngại cầu thủ nam trêu mình đâu. Tôi tiếp xúc cầu thủ nam cũng nhiều nên không lo việc bị cầu thủ nam trêu ghẹo. Tôi và Phượng là những người đầu tiên đứng trước việc điều hành giải nam chuyên nghiệp. Hy vọng các bạn nữ sẽ tiếp bước, cố gắng”. 

Đơn Ca