Khi phát hiện dữ liệu sai trong điều tra thì nhà nghiên cứu cần phải

Mục lục bài viết

  • 1. Khái niệm
  • 2. Nhiệm vụ của điều tra thống kê
  • 3. Hình thức tổ chức điều tra thống kê
  • 3.1 Báo cáo thống kê:
  • 3.2 Điều tra chuyên môn:
  • 4. Phân loại điều tra thống kê
  • 4.1 Phân loại theo phạm vi điều tra
  • 4.2 Phân loại theo phương pháp thu thập số liệu
  • 4.3 Phân loại theo tính chất liên tục của điều tra
  • 4.4 Xây dựng chương trình điều tra thống kê
  • 4.4.1 Xác định mục đích, yêu cầu của cuộc điều tra:
  • 4.4.2 Xác định đối tượng, đơn vị điều tra:
  • 4.4.3 Xác định nội dung điều tra:
  • 4.4.4 Xây dựng kế hoạch điều tra:
  • 5. Tổng hợp thống kê
  • 5.1 Khái niệm, ý nghĩa và các bước tiến hành tổng hợp
  • 5.1.1 Khái niệm tổng hợp thống kê
  • 5.1.2 Ý nghĩa của tổng hợp thống kê
  • 5.1.3 Các bước tiến hành tổng hợp thống kê:
  • 5.2 Lập bảng thống kê
  • 5.2.1 Khái niệm
  • 5.2.2 Cấu thành của bảng thống kê:
  • 5.2.3 Cách ghi số liệu vào bảng thống kê:
  • 5.3 Phân tích thống kê
  • 5.3.1 Khái niệm
  • 5.3.2 Các bước tiến hành phân tích thống kê

1. Khái niệm

Theo quy định của Luật đất đai 2013 thì "Điều tra thống kê là giai đoạn đầu tiên của quá trình nghiên cứu thống kê, nó được tổ chức một cách có khoa học, theo một trình tự thống nhất để thu thập tài liệu về hiện tượng kinh tế - xã hội nào đó cần nhiên cứu."

2. Nhiệm vụ của điều tra thống kê

Nhiệm vụ của điều tra thống kê là thu thập các tài liệu ban đầu về hiện tượng nghiên cứu một cách đầy đủ, chính xác, kịp thời phục vụ cho mục đích, yêu cầu của việc nghiên cứu thống kê là nêu được một cách khách quan bản chất và tính quy luật của hiện tượng.

Nếu không có tài liệu thống kê ban đầu thì toàn bộ quá trình nghiên cứu thống kê sẽ không thực hiện được. Nhưng nếu điều tra thống kê không khoa học, tài liệu không đầy đủ, kịp thời hoặc thiếu chính xác thì cũng không tìm ra được bản chất và tính quy luật của hiện tượng một cách đúng đắn mà có khi lại dẫn đến những kết luận sai lầm về hiện tượng nghiên cứu.

3. Hình thức tổ chức điều tra thống kê

3.1 Báo cáo thống kê:

Báo cáo thoogns kê là hình thức tổ chức theo dõi ghi chép một cách thường xuyên hoặc định kỳ những diễn biến của hiện tượng và nộp lên cơ quan cấp trên theo thời gian quy định.

Báo cáo thống kê là hình thức điều tra thống kê chủ yếu. Các mẫu biểu báo cáo thống kê do các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành.

3.2 Điều tra chuyên môn:

Là hình thức thu thập số liệu bổ sung cho các biểu báo cáo thống kê hoặc nghiên cứu

những vấn đề riêng biệt nào đó. Điều tra chuyên môn không phải là hình thức điều tra

thường xuyên, điều tra chuyên môn thường nghiên cứu những vấn đề ít thay đổi hoặc thay đổi không lớn, các hiện tượng xảy ra đột xuất như thiên tai, lũ lụt, ….

4. Phân loại điều tra thống kê

4.1 Phân loại theo phạm vi điều tra

Nếu theo phạm vi thì điều tra thống kê chia là hai loại:

- Điều tra toàn diện:

Điều tra toàn diện là loại điều tra được tiến hành ở tất cả các đơn vị tổng thể, không bỏ sót một đơn vị nào. Do vậy phương pháp này có thể quan sát được toàn bộ các đơn vị tổng thể nên tài liệu thu thập có độ chính xác cao, mức độ tin cậy lớn. Tuy nhiên do phạm vi nghiên cứu rộng và điều tra toàn diện đòi hỏi phải có một lượng kinh phí và nhân lực tương đối lớn, thời gian kéo dài, công tác tổng hợp sẽ gặp khó khăn.

- Điều tra không toàn diện:

Là hình thức điều tra thu thập số liệu không được tiến hành trên toàn bộ các đơn vị tổng thể, mà chỉ điều tra thu thập trên một số đơn vị tổng thể rồi lấy kết quả nghiên cứu cho cả tổng thể. Vì vậy độ chính xác thấp hơn đối với điều tra toàn diện.

Do vậy để hạn chế được nhược điểm trên thì khi tiến hành điều tra không toàn diện là các số liệu thu thập phải đại diện cho cả tổng thể, tức là phải có tính đại biểu cao. Do vậy điều tra không toàn diện có thể áp dụng các hình thức sau:

+ Điều tra mẫu điển hình: từ tổng thể cần nghiên cứu, chia tổng thể thành các nhóm theo trình độ biến động của một tiêu thức nào đó, rồi từ mỗi nhóm bằng phương pháp ngẫu nhiên chọn một số đơn vị điều tra, kết quả điều tra được suy rộng cho cả tổng thể.

+ Điều tra trọng điểm:

Là loại điều tra chỉ nghiên cứu ở một bộ phận tập trung nhất các tiêu thức cần nghiên cứu, từ kết quả này nhằm khái quát cho cả tổng thể.

+ Điều tra chuyên đề: là điều tra nghiên cứu một số vấn đề riêng biệt để rút kinh nghiệm phổ biến cho các nơi khác, nó không có mục đích suy rộng.

4.2 Phân loại theo phương pháp thu thập số liệu

- Thu thập trực tiếp: là cách thức điều tra đến tận nơi cần điều tra để tiến hành xem xét, cân, đo, đong, đếm, tính toán, kiểm tra rồi ghi chép vào biểu mẫu báo cáo để nộp về cơ quan điều tra. Điều tra trực tiếp có thể tiến hành bằng các phương pháp sau:

+ Hỏi trực tiếp: Cán bộ điều tra đến trực tiếp hỏi các đơn vị điều tra về vấn đề nghiên cứu và dựa vào sự trả lời của họ để ghi chép vào biểu điều tra;

+ Tự báo: cán bộ điều tra hướng dẫn đơn vị được điều tra cách ghi chép, cách tính các chỉ tiêu để tự điền vào biểu mẫu, sau đó thu lại;

+ Hỏi bằng các phương pháp khác: thu thập bằng cách gửi thư qua đường bưu điện, điện thoại,…

4.3 Phân loại theo tính chất liên tục của điều tra

Theo tính chất liên tục điều tra thống kê chia thành:

+ Điều tra liên tục: là điều tra được tiến hành thường xuyên liên tục;

+ Điều tra định kỳ: là điều tra vào những giai đoạn nhất định;

+ Điều tra nhất thời: là điều tra chỉ tiến hành một lần khi xuất hiện yêu cầu nghiên cứu một vấn đề nào đó.

4.4 Xây dựng chương trình điều tra thống kê

Chúng ta biết rằng trước khi nghiên cứu một vấn đề cụ thể phải có một chương trình nghiên cứu về vấn đề vấn đề đó. Do vậy điều tra thống kê cũng cần phải có một chương trình cụ thể. Nội dung của chương trình đó là:

4.4.1 Xác định mục đích, yêu cầu của cuộc điều tra:

Việc trước tiên của chương trình là phải xác định được mục đích của cuộc điều tra nhằm mục đích gì? Hoặc giải quyết vấn đề gì?, những yêu cầu của nó?. Từ đó khi xác định được mục đích, yêu cầu của cuộc điều tra mới xác định được đối tượng điều tra đúng đắn, có nội dung và phương pháp điều tra thích hợp.

Mục đích, yêu cầu của cuộc điều tra được xác định căn cứ vào nhiệm vụ của quá trình nghiên cứu thống kê mà cụ thể là căn cứ vào nhiệm vụ kinh tế, chính trị của Đảng và Nhà nước trong từng thời kỳ.

4.4.2 Xác định đối tượng, đơn vị điều tra:

Từ mục đích, yêu cầu đã đặt ra chúng ta tiến hành xác định đối tượng và đơn vị điều tra. Đối tượng điều tra là tổng thể đơn vị điều tra, xác định được đối tượng điều tra là quy định rõ phạm vi của cuộc điều tra đến đâu. Đơn vị điều tra là đơn vị cơ sở từ đó ta tiến hành thu thập số liệu thống kê.

4.4.3 Xác định nội dung điều tra:

Nội dung điều tra được xác định căn cứ vào mục đích điều tra và được thể hiện ở các tiêu thức điều tra. Toàn bộ nội dung điều tra được trình bày ở bảng điều tra.

4.4.4 Xây dựng kế hoạch điều tra:

Kế hoạch điều tra bao gồm trình tự tiến hành, tiêu chẩn, phương pháp áp dụng,…

Tóm lại: trong quá trình điều tra thống kê cần phải xây dựng một chương trình hành động chu đáo, tập huấn kỹ càng cho cán bộ điều tra, quán triệt tinh thần trách nhiệm của cán bộ điều tra, nhằm mục đích tránh được những sai sót, thiếu khách quan. Đồng thời cũng cần phải tăng cường công tác kiểm tra, đôn đốc đảm bảo cuộc điều tra phản ánh đúng tình hình thực tế theo yêu cầu đã đặt ra.

5. Tổng hợp thống kê

5.1 Khái niệm, ý nghĩa và các bước tiến hành tổng hợp

5.1.1 Khái niệm tổng hợp thống kê

Kết quả của quá trình điều tra thống kê là thu thập được những tài liệu ban đầu về đơn vị tổng thể, những tài liệu này rất phong phú, nhưng chưa được tập hợp, do vậy chưa thể phục vụ cho mục đích, yêu cầu đã đặt ra. Để có được số liệu phục vụ cho công tác phân tích, đánh giá từ đó rút ra bản chất và tính quy luật của hiện tượng xã hội thì phải sắp xếp chỉnh lý các tài liệu ban đầu về đơn vị tổng thể một cách khoa học, những công việc này người ta gọi là toognr hợp thống kê.

Như vậy tổng hợp thống kê là việc sắp xếp và hệ thống hóa một cách khoa học các tài liệu ban đầu của các đơn vị tổng thể thành só liệu tổng hợp phản ánh tính chất chung và đặc trưng chung của hiện tượng xã hội.

5.1.2 Ý nghĩa của tổng hợp thống kê

Tổng hợp thống kê có ý nghĩa rất lớn trong quá trình nghiên cứu thống kê, nó là cơ sở để phân tích thống kê. Dù tài liệu có điều tra đầy đủ, chính xác và kịp thời, phương tiện tổng hợp hiện đại mà công tác tổng hợp thống kê không khoa học, thì cũng không thể nào rút ra được kết luận chính xác về bản chất và quy luật của hiện tượng kinh tế - xã hội. Chính vì vậy chúng ta không thể coi tổng hợp thống kê là công việc đơn giản mang tính kỹ thuật tính toán đơn thuần của việc sắp xếp các con số có thứ tự. Mà ở đây tổng hợp thống kê là một công tác phức tạp đòi hỏi phải dựa trên một cơ sở khoa học và có sự chỉ đạo thống nhất.

5.1.3 Các bước tiến hành tổng hợp thống kê:

Quá trình tổng hợp thống kê có thể chia thành 3 bước theo trình tự sau:

- Kiểm tra số liệu:

Kiểm tra số liệu đây là bước đã được tiến hành ngay từ khi điều tra ở các đơn vị tổng thể. Mặc dù vậy trước khi vào tổng hợp cần thiết phải kiểm tra lại, nhằm giảm thiểu những sai sót trong bước điều tra, từ đó nâng cao chất lượng, hiệu quả của số liệu điều tra về các hiện tượng kinh tế - xã hội.

Nội dung kiểm tra gồm:

+ Đánh giá tính chính xác của các tài liệu, tức là xem số liệu phản ánh đúng thực tế không, thời gian, phương pháp tính các chỉ tiêu có thống nhất không,…

+ Đánh giá tính đầy đủ của tài liệu điều tra; xem xét các tài liệu đã được thu thập đầy đủ ở các đơn vị điều tra chưa, các tiêu thức cần điều tra có được thu thập đầy đủ không;

+ Đánh giá tính kịp thời của tài liệu; xem tài liệu được thu thập vào thời gian nào, có đáp

ứng được yêu cầu cho việc phân tích, đánh giá không?

Nếu tài liệu chưa đảm bảo độ chính xác từ 95% trở lên thì cần phải xem xét, điều tra, xác minh lại.

5.2 Lập bảng thống kê

5.2.1 Khái niệm

Kết quả tổng hợp thống kê được biểu hiện bằng một bảng số liệu gọi là bảng thống kê (cần phân biệt với bảng điều tra thống kê).

5.2.2 Cấu thành của bảng thống kê:

Nói đến cấu thành của bảng thống kê nó được thể hiện trên 2 mặt đó là nội dung.

- Về hình thức: hình thức và

Bảng thống kê gồm 3 yếu tố cấu thành đó là: tiêu đề, các hàng ngang cột dọc và các con số.

+ Tiêu đề là tên của bảng thống kê hoặc tên của các hàng ngang cột dọc và các con số. Tiêu đề của bảng gọi là tiêu đề chung, ngoài việc phản ánh nội dung kinh tế, xã hội của bảng, tiêu đề chung còn nêu rõ địa điểm, thời gian xảy ra hiện tượng.

Tiêu đề của các hàng, cột gọi là tiêu đề mục.

+ Các hàng ngang, cột dọc: phản ánh quy mô của bảng thống kê, các hàng, cột cắt nhau tạo thành ô để ghi số liệu. Tùy theo mục đích, yêu cầu của việc nghiên cứu thống kê mà chúng ta có các hàng, cột thích hợp.

+ Các con số: là những số liệu phản ánh rõ mặt lượng của hiện tượng kinh tế - xã hội mà chúng ta cần nghiên cứu.

- Về nội dung: nếu xét về mặt nội dung bảng thống kê gồm 2 phần là chủ đề và phần giải thích:

+ Phần chủ đề: nói rõ về hiện tượng nghiên cứu được phân chia theo thời gian, địa điểm, đơn vị.

+ Phần giải thích: gồm các chỉ tiêu giải thích cho chủ đề.

5.2.3 Cách ghi số liệu vào bảng thống kê:

Để các con số trong bảng thống kê được rõ ràng, dễ hiểu thì khi tiến hành ghi số liệu chúng ta cần chú ý sau:

- Các số liệu được ghi vào các ô của bảng được tạo thành do sự cắt nhau của hàng ngang và cột dọc của bảng. Mỗi con số phải thể

hiện được mặt lượng của hiện tượng cần nghiên cứu. Song các số liêu được ghi trong mỗi ô không có đơn vị tính kèm theo, mà đã được giải thích ở cạnh tiêu đề chung hoặc tiêu đề mục.

- Các số liệu được lấy tròn ở mức cần thiết, tránh lấy nhiều số lẻ gây cho bảng thêm phức tạp, khó tổng hợp số liệu. Khi làm tròn số cần tôn trọng nguyên tắc toán học và tùy theo yêu cầu của nhà nghiên cứu.

- Đối với các ô trống không có số liệu thì dùng những ký hiệu sau:

+ Nếu hiện tượng không có chỉ tiêu đó ta dùng dấu (-);

+ Nếu khi lập bảng mà chưa thu thập được chỉ tiêu đó thì ta dùng (…);

+ Nếu chỉ tiêu đó không cần thiết thì ta dùng dấu (x).

- Đối với các số liệu còn nhiều nghi vấn thì ta có thể ghi chú riêng xuống bên dưới của phần bảng thổng kê;

- Các bảng thống kê nên có hàng, cột tổng cộng để tiện cho việc so sánh, đối chiếu. Căn cứ vào yêu cầu nghiên cứu mà bảng thống kê được chia thàng các loại sau:

5.3 Phân tích thống kê

5.3.1 Khái niệm

Phân tích thống kê là căn cứ vào các tài liệu đã thu thập trong quá trình điều tra, tổng hợp chúng ta vận dụng phương pháp duy vật biện chứng và chuyên môn của thống kê để phát hiện được các vấn đề từ trong các con số thống kê. Dùng con số đó để giải thích vấn đề, rút ra những kết luận và đề ra các biện pháp giải quyết tình hình của các hiện tượng nghiên cứu.

Trong quá trình nghiên cứu thống kê, phân tích thống kê có ý nghĩa quyết định sự phát huy tác dụng của tài liệu thống kê. Không có phân tích thống kê thì dù số liệu có đầy đủ, phong phú đến đâu cũng chưa giải quết được vấn đề cần quan tâm nghiên cứu. Do vậy nhiệm vụ của phân tích thống kê là:

- Phân tích bản chất và xu hướng phát triển của hiện tượng xã hội nghiên cứu, sự liên hệ giữa các hiện tượng với nhau, xác định các quy luật phát triển của hiện tượng trong điều kiện địa điểm và thời gian cụ thể;

- Phân tích tiềm năng và sự phát triển của toàn bộ nền kinh tế, cũng như từng ngành, từng địa phương, phân tích các nguyên nhân tác động đến sự phát triển đó;

- Đưa ra kết luận và đề xuất ý kiến về vấn đề nghiên cứu làm cơ sở cho Đảng và Nhà nước xây dựng các kế hoạch, chính sách về nền kinh tế - xã hội đúng đắn.

5.3.2 Các bước tiến hành phân tích thống kê

Xác định mục đích phân tích: Mỗi hiện tượng kinh tế - xã hội bao gồm rất nhiều mặt và được biểu hiện bằng những chỉ tiêu khác nhau. Trong mỗi lần nghiên cứu hiện tượng chúng ta không phải dùng hết các chỉ tiêu của nó để phân tích các mặt của hiện tượng, mà phải tùy theo yêu cầu nghiên cứu để lựa chọn một số chỉ tiêu nhất định để phân tích một số mặt cần thiết của hiện tượng. Do vậy phải xác định rõ mục đích về hiện tượng đó, tức là phải xác định rõ yêu cầu về những mặt nào của hiện tượng và phải cần chỉ tiêu nào để phân tích.

Đánh giá tài liệu thống kê: Những tài liệu đưa vào phân tích gồm nhiều loại được thu thập từ nhiều nguồn khác nhau, cách tính khác nhau. Do đó khi sử dụng tài liệu cần phải đánh giá tài liệu. Nội dung đánh giá tài liệu là xem xét các tài liệu đưa vào phân tích có phù hợp với mục đích, yêu cầu phân tích không, chất lượng tài liệu như thế nào có đảm bảo không. Kiểm tra tính khoa học của phương pháp điều tra, toognr hợp, tính chất đại diện của các tài liệu.

So sánh và đối chiếu tài liệu: Các tài liệu dùng trong phân tích thống kê có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Muốn biểu thị mối quan hệ đó giữa các chỉ tiêu phải dùng phương pháp so sánh đối chiếu, tức là phải so sánh từ 2 chỉ tiêu thống kê để rút ra chỉ tiêu thứ 3 nói lên mức độ quan hệ giữa 2 chỉ tiêu.

Việc so sánh tài liệu được thực hiện trên 3 mặt:

- So sánh các chỉ tiêu trong không gian tức là so sánh các chỉ tiêu của các đơn vị khác nhau trong cùng một đơn vị thời gian;

- So sánh các chỉ tiêu theo thời gian, tức là so sánh các chỉ tiêu của cùng một đơn vị nhưng ở các thời gian khác nhau;

- So sánh giữa các chỉ tiêu thực tế và các chỉ tiêu trong kế hoạch. Khi so sánh các chỉ tiêu cần chú ý:

- Nội dung kinh tế các chỉ tiêu phải thống nhất;

- Nếu các chỉ tiêu ở cùng một đơn vị thì phạm vi tính các chỉ tiêu phải giống nhau;

- Nếu so sánh chỉ tiêu giữa các đơn vị với nhau thì thời gian phải thống nhất.

Xác định và nêu rõ sự biểu hiện bằng số lượng của quy luật phát triển trong điều kiện thời gian và địa điểm cụ thể:

Chúng ta biết rằng bất kỳ một hiện tượng nào cũng có quá trình biến đổi liên tục và chịu sự chi phối của điều kiện lịch sử cụ thể trong từng thời gian và ở mỗi địa điểm khác nhau. Quá trình diễn biến của hiện tượng có thể hình thành nên một quy luật có xu hướng phát

triển nhất định. Việc xác định biểu hiện quy luật của hiện tượng trogn những trường hợp cụ thể phải căn cứ vào quy luật khách quan sẵn có của hiện tượng đó và phải dùng các chỉ tiêu số lượng để nêu lên sự biểu hiện cụ thể ấy của quy luật phát triển của hiện tượng này.

Một số phương pháp dùng trong phân tích thống kê:

- Phương pháp chỉ tiêu tổng hợp: Chỉ tiêu tổng hợp là những chỉ tiêu nói lên đặc trưng của các hiện tượng, thường được dùng để phản ánh một cách tổng hợp mặt lượng của hiện tượng xã hội. Phương pháp chỉ tiêu tổng hợp là phương pháp cơ bản nhất trong các phương pháp phân tích thống kê. Tất cả các phương pháp khác đều dựa trên kết quả của phương pháp chỉ tiêu tổng hợp để tiến hành phân tích các mặt của hiện tượng.

Tùy theo hình thức biểu hiện cụ thể mà các chỉ tiêu tổng hợp được thành 3 loại: số tuyệt đối; số tương đối và số bình quân.

+ Số tuyệt đối: là loại chỉ tiêu tổng hợp nói rõ số lượng cụ thể về quy mô khối lượng của hiện tượng nghiên cứu.

+ Số tương đối: là loại chỉ tiêu tổng hợp biểu thị kết quả so sánh giữa hai số tuyệt đối có liên quan với nhau tạo thành, nó nói lên mối quan hệ ràng buộc lẫn nhau giữa các hiện tượng.

Hình thức biểu hiện của số tương đối là lần, phần trăm, phần nghìn,…

+ Số bình quân: là loại chỉ tiêu tổng hợp nói lên mức độ điển hình của cả tổng thể phức tạp theo một tiêu thức nào đó.

Số bình quân được tính bằng cách lấy tổng trị số tiêu thức của các đơn vị tổng thể cho cho số đơn vị tổng thể.

- Phương pháp cấp số động thái:

Việc trong phân tích thống kê ngoài phương pháp chỉ tiêu tổng hợp, chúng ta còn phải sử dụng cả phương pháp cấp số động thái. Bởi chúng ta biết rằng các hiện tượng kinh tế - xã hội thường xuyên biến đổi và phát triển không ngừng, trong khi đó các chỉ tiêu phân tích tổng hợp là những nghiên cứu trong trạng thái tĩnh chưa nêu lên được bản chất của tổng thể trong quá trình phát triển của nó. Do vậy phân tích thống kê cần phải dùng đến phương pháp cấp số động thái.

Cấp số động thái trong thống kê là một dãy gồm các chỉ tiêu của cùng một hiện tượng được sắp xếp theo thứ tự thời gian. Cấu thành nêm một cấp số động thái gồm 2 yếu tố: các mốc thời gian và lượng biến của tiêu thức. Những trị số lượng biến cấu thành nên cấp số động thái là những chỉ tiêu tổng hợp.

Tùy theo chỉ tiêu tổng hợp cấu thành nên cấp số động thái mà người ta chia cấp số động thái thành 3 loại: cấp số động thái tuyệt đối; cấp số động thái tương đối; cấp số động thái bình quân.

+ Cấp số động thái tuyệt đối: là cấp số đông thái do các chỉ tiêu số tuyệt đối tạo thành.

+ Cấp số động thái tương đối: là cấp số động thái do các chỉ tiêu tương đối tạo thành. Nó được hình thành từ kết quả so sánh giữa các chỉ tiêu của 2 cấp số động thái tuyệt đối tương đương về thời gian phản ánh.

+ Cấp số động thái bình quân: là cấp số động thái do các chỉ tiêu số bình quân tạo thành

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật Đất đai- Công ty luật Minh Khuê