Khi bị kinh nguyệt có nên đi hiến máu không

Khi bị kinh nguyệt có nên đi hiến máu không

Ảnh minh họa


Chào em,

Hiến máu là một nghĩa cử tốt đẹp, tuy nhiên, trước hết là phải bảo đảm an toàn cho người hiến máu, từ đó mới có các quy định về hiến máu. Vì hiến máu là lấy đi một lượng không nhỏ máu trong cơ thể, nhiều hơn cả một chu kỳ kinh nguyệt, do đó nếu cơ thể khỏe mạnh thì lượng máu mất này không gây ra ảnh hưởng gì cả, cơ thể có thể tự bù trừ được.

Tuy nhiên, trên một cơ thể đang yếu, đang thiếu máu thì ngược lại, cùng một lượng máu mất trên có thể gây ra nhiều triệu chứng nguy hiểm như tụt huyết áp tư thế, huyết áp kẹp, chóng mặt té ngã, làm nặng thêm tình trạng thiếu máu vốn có và máu của những người thiếu máu cũng không đủ “chất lượng”.

Những người có nguy cơ thiếu máu là phụ nữ có kinh nguyệt không đều, đặc biệt là cường kinh, rong kinh, đa kinh. Bạn đang có kinh, tức cũng đang mất máu rồi thì không nên hiến máu để an toàn cho chính mình.

Thân ái,

AloBacsi.vn - nơi bạn có thể trò chuyện, chia sẻ mọi thắc mắc với bác sĩ chuyên khoa.

AloBacsi.vn giúp bạn giải đáp 1.001 thắc mắc về sức khỏe.
Mọi thắc mắc về sức khỏe gửi đến email: .

Bạn đọc có thể ghi kèm số điện thoại để bác sĩ liên hệ khi cần thiết.
Để chính xác về nội dung cần hỏi, bạn đọc vui lòng gõ có dấu (font chữ Unicode).

Chân thành cảm ơn.


Khi nữ giới đang có kinh nguyệt hiến máu được không? Hiến máu có làm ảnh hưởng đến sức khỏe hay không và mỗi lần nên hiến bao nhiêu máu? Hãy cùng luxtoy.vn tìm hiểu ngay thông qua nội dung bài viết sau.

Khi bị kinh nguyệt có nên đi hiến máu không
Hiến máu – Việc làm ý nghĩa, mang đến lợi ích lớn cho cộng động

Hiến máu được xem là một trong những nghĩa cử cao đẹp bởi máu là loại chế phẩm sinh học không thể tổng hợp được để phục vụ cho công tác cứu chữa bệnh nhân. Khi hiến máu, thành phần được sử dụng chủ yếu là hồng cầu. Thông thường, tế bào hồng cầu có thời gian sống là 90 ngày sau đó sẽ được tiêu hủy và thay thế vị trí bằng những tế bào hồng cầu mới.

Nói cách khác, sau khi hiến máu, cơ thể hầu như không bị ảnh hưởng đến sức khỏe, thậm chí còn có lợi cho chu kỳ sinh lý của máu. Ngoài ra, lượng máu hiến tặng có thể mang đến hy vọng cứu chữa rất lớn đến cho bệnh nhân, nhất là những bệnh nhân thuộc máu hiếm.

>>Đọc thêm: Có kinh nguyệt nên ăn gì để ra nhiều máu?

Khi bị kinh nguyệt có nên đi hiến máu không
Người vừa khỏi bệnh không nên hiến máu

Có thể nói, tuy hiến máu là hành động tốt nhưng không phải ai cũng có thể thực hiện mà cần tuân thủ theo các yêu cầu chung để đảm bảo lợi ích của người cho lẫn người nhận. Cụ thể, một số yêu cầu chung cho người hiến máu bao gồm:

  • Người hiến máu cần nằm trong độ tuổi từ 18 đến 60, trong đó, nữ giới cần đạt cân nặng tối thiểu 42kg và ở nam giới là 45kg.
  • Người hiến máu cần có sức khỏe đầy đủ, không mắc các bệnh mạn tính, cấp tính và có chỉ số huyết áp, nhịp tim bình thường.
  • Khi hiến máu cần đảm bảo tinh thần tỉnh táo, tiếp xúc tốt
  • Đối với trường hợp đang hoặc vừa kết thúc hành kinh nên tránh hiến máu sau đó 1 tuần
  • Người vừa khỏi bệnh hoặc vừa được tiêm vắc xin phòng bệnh cần 4 tuần sau đó mới được phép hiến máu.
  • Phụ nữ đang trong giai đoạn mang thai và cho con bú, người bị rong kinh, đa kinh, mắc bệnh lý huyết áp, tiểu đường, đang ngộ độc,…không được phép hiến máu

Như vậy, trong thời gian có kinh nguyệt, nữ giới hoàn toàn không nên hiến máu bởi lượng máu kinh đã khiến cơ thể hao hụt đi một lượng máu khá lớn. Hiến máu trong thời gian này, lượng máu mới không được kịp thời tái tạo sẽ dẫn tới tình trạng tụt huyết áp đột ngột, suy nhược cơ thể. Việc hiến tặng được khuyên nên thực hiện sau đó 1 tuần lễ hoặc 10 ngày là thích hợp nhất.

>>Đọc thêm: Kinh nguyệt không đều có thai không?

Khi bị kinh nguyệt có nên đi hiến máu không
Người có kinh nguyệt hiến máu được không?

Thông thường, lượng máu hiến tặng sẽ có quy định riêng tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe, sinh lý và cân nặng của người được lấy máu để đảm bảo không gây ảnh hưởng đến tình hình sức khỏe chung. Lấy ví dụ, lượng máu chứa trong cơ thể người 45kg là 4,5 lít (tương ứng 10%), khi đó, lượng máu hiến tặng chỉ được lấy 400ml tương ứng (9ml/kg).

Đối với tình trạng người mới hồi phục sau bệnh, cần tránh hiến máu trong 4 tuần sau đó, phụ nữ đang mang thai tốt hơn hết không được hiến máu,… Chính vì thế, có thể thấy rằng việc hiến máu hầu như sẽ không có hại cho người hiến tặng trái lại còn kèm theo nhiều lợi ích được trình bày ở phần tiếp theo.

Sau khi hiến tặng, để bù đắp cho lượng máu bị thiếu hụt, hệ thống xương tủy sẽ được kích thích quá trình sản sinh ra nhiều tế bào máu mới. Nói như vậy, hiến máu chính là cơ hội để làm trẻ hóa lượng hồng cầu trong cơ thể từ đó giúp quá trình lưu thông máu trở nên thuận lợi hơn.

Quá trình này, đối với phụ nữ trong giai đoạn sinh sản có lẽ không quá cần thiết. Bởi họ thường xuyên thay máu vào ngày hành kinh hàng tháng. Tuy nhiên, đối với nam giới, nữ giới mãn kinh lại là một việc làm rất có ích để giúp làm mới máu.

Khi bị kinh nguyệt có nên đi hiến máu không
Hiến máu mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe

Cơ thể chúng ta thường gặp phải tình trạng thừa sắt do sắt sẽ được tái sử dụng sau khi tế bào hồng cầu cũ bị tiêu hủy. Bên cạnh đó, thực phẩm hàng ngày lại khiến lượng sắt liên tục được bổ sung. Đây là điều hoàn toàn không có lợi cho các cơ quan nội tạng, thậm chí dễ dẫn tới nhiều bệnh lý khác. Do đó, hiến máu là cơ hội rất tốt để đào thải bớt lượng sắt ra khỏi cơ thể, giảm lượng sắt tồn không có lợi.

Bên cạnh lợi ích đối với cơ thể, hành động hiến máu còn giúp người hiến tặng có cơ hội được kiểm tra tổng quát tình trạng sức khỏe hoàn toàn miễn phí. Các bệnh lý thông thường sẽ hầu hết sẽ được phát giác giúp tăng cao hiệu quả chủ động điều trị bệnh. Đặc biệt, thông qua việc hiến máu, người hiến tặng cũng xác định được nhóm máu của bản thân, phát hiện những bất thường trong máu.

Mọi đơn vị máu trước khi được sử dụng phải được xét nghiệm xác định nhóm máu và các bệnh lý truyền nhiễm thông thường. Nếu phát hiện thấy bất thường, túi máu đó sẽ bị loại ra. Các kết quả của những xét nghiệm này sẽ được thông báo với người hiến máu.

Nói tóm lại, khi nữ giới đang trong giai đoạn có kinh nguyệt hiến máu được không? Nữ giới được khuyến cáo chỉ nên hiến máu sau thời gian hành kinh ít nhất một tuần để cơ thể khôi phục lại tình trạng bình thường. Đồng thời lượng máu hiến cần phải dựa trên tình hình sức khỏe, chiều cao, cân nặng hiện tại. Tốt hơn hết, nên đến các trung tâm chuyên nghiệp để thực hiện việc hiến tặng an toàn.

Tham khảo các sản phẩm thuốc kích dục nữ an toàn, hiệu quả nhanh chóng tại luxtoy.vn

29/11/2016

Rất nhiều bạn TNV băn khoăn không biết nên "chọn" ngày nào để đi hiến máu tình nguyện. Dưới đây là một số gợi ý dành cho các bạn:

* Hiến máu vào dịp kỉ niệm Ngày Đặc Biệt: Rất nhiều người chọn kỉ niệm ngày sinh nhật, ngày cưới... của mình bằng cách hiến máu. Bạn có muốn thử cảm giác làm việc tốt cứu người vào ngày đặc biệt quan trọng với mình không nào, đó có thể là một trải nghiệm cực kì tuyệt vời đấy! Ở nước ngoài, ví dụ như Thái Lan, người Thái chọn kỉ niệm ngày đặc biệt của mình bằng cách hiến máu! 

Khi bị kinh nguyệt có nên đi hiến máu không

Ông Chinoros Benjachavakul chia sẻ: "Người Thái thường "đánh dấu" những dịp đặc biệt như sinh nhật mình hoặc người thân bằng cách đi hiến máu. Máu của mình giúp được nhiều người. Mình chia sẻ cho người khác thì người khác sẽ tiếp tục chia sẻ. Chia sẻ nhiều thì đất nước phát triển" - Báo Tuổi Trẻ ngày 22/07/2016

* Hiến máu vào dịp cơ quan tổ chức ngày hội hiến máu: Các bạn có thể tranh thủ dịp cơ quan của mình hoặc các cơ quan, đơn vị gần nơi học tâp, sinh sống, làm việc tổ chức chương trình hiến máu để tham gia hiến tặng.

Khi bị kinh nguyệt có nên đi hiến máu không

Hình ảnh chương trình hiến máu tại một đơn vị trường đại học

* Các bạn Nữ nên hiến máu vào khoảng thời gian nào?: Sau khi hết kỳ kinh nguyệt ít nhất 7 ngày mới là khoảng thời gian "đẹp nhất" để các bạn nữ quyết định đăng ký hiến máu tình nguyện nhé!

Khi bị kinh nguyệt có nên đi hiến máu không

Một bạn Nữ tham gia hiến máu tại trường Đại học Công Nghiệp Thực phẩm TP.HCM

* Các bạn Nam nên hiến máu vào ngày nào?: Các bạn Nam có vẻ dễ dàng "chọn" ngày hiến máu hơn các bạn Nữ, cứ: "Mình thích thì mình Hiến thôi!" Chỉ cần các bạn đã đủ khoảng cách an toàn giữa 2 lần hiến máu và cảm thấy cơ thể mình thực sự khỏe mạnh thì có thể đăng ký hiến máu vào bất kì ngày nào.

Khi bị kinh nguyệt có nên đi hiến máu không

Một bạn Nam hiến máu tình nguyện tại Trung tâm HMNĐ Tp.HCM

* Hiến máu định kỳ:  Một số TNV, thường là những người hiến máu tình nguyện nhiều lần, có cách "chọn" ngày tham gia hiến máu "rất kì cục": họ không xem ngày mà chỉ là đơn giản: Đã đủ khoảng cách thời gian hiến máu an toàn và khi họ thấy mình thực sự khỏe mạnh là lại tham gia hiến máu. Cứ như vậy, định kỳ mỗi năm các TNV này lại hiến máu 3-4 lần!

Khi bị kinh nguyệt có nên đi hiến máu không

Chú Tô Xuân Đức 52 tuổi hiến máu định kỳ 3-4 lần/năm. Chú đã hiến tặng máu 55 lần

Trên đây là một vài gợi ý hy vọng có thể giúp các bạn "chọn" được ngày "cực đẹp" để tham gia hiến tặng máu cứu người. Với mỗi lần hiến tặng máu, bạn có cơ hội cứu sống đến ba bệnh nhân! Ông bà ta có câu: "Dù xây chín bậc phù đồ. Không bằng làm phúc cứu cho một người", mong rằng các bạn sẽ có thật nhiều sức khỏe và tích cực tham gia hiến máu cứu người!

Bạn và người thân, gia đình, bạn bè có thể tham gia hiến máu tại Trung tâm Hiến máu nhân đạo Tp.HCM

Địa chỉ: 106 Thiên Phước, P.9, Q. Tân Bình

Thời gian tiếp nhận máu của các ngày trong tuần

T2-T6: 7:00 - 10:30 13:30 - 16:00

Trung tâm Hiến Máu Nhân Đạo Tp.HCM hân hạnh được đón tiếp và phục vụ quý tình nguyện viên.

Hà Tĩnh