Hướng dẫn chế biến rau sam cho trẻ sơ sinh

Ngoài tác dụng thanh nhiệt, lương huyết, có thể cải thiện nồng độ cholesterol cao trong máu, rau sam còn là một nguồn kháng sinh tự nhiên rất quý trong việc điều trị các chứng viêm nhiễm đường ruột và đường sinh dục tiết niệu.

Rau sam tên khoa học là Portulaca Oleracea L. thuộc họ Rau Sam Portulacea. Rau sam là một loại cỏ dại sống quanh năm ở những vùng ẩm mát như bờ ruộng, bờ mương, ven đường hoặc mọc xen kẽ trong những luống hoa màu.

Theo y học cổ truyền, rau sam có vị chua tính lạnh, không có độc tính, vào ba kinh Tâm, Can và Đại trường, có tác dụng thanh nhiệt giải độc, hoạt huyết tiêu viêm, nhuận trường lợi tiểu, thường được dùng trong các chứng viêm nhiễm, lở ngứa, kiết lỵ.

Theo y học hiện đại, rau sam bao gồm nhiều hoạt chất sinh học như chất đạm, chất béo, carbohydrate, một số khoáng chất và sinh tố. Theo Viện Vệ Sinh Hà Nội (1972), rau sam thu hái tại Việt Nam có 1,4% protid, 3% glucid, 1,3% tro, 85mg% calci, 5,6mg% phosphor, 1,5mg% sắt, 26mg% vitaC, 0,32mg% carotene, 0,03%mg vita.B1, 0,11mg% vita.B2, 0.07%mg vita.PP. Những nghiên cứu ở Đài Loan và Úc còn cho thấy trong rau sam có nhiều potasium nitrate và calcium oxalate.

Nhiều gia đình dùng rau sam để chế biến thức ăn vừa đơn giản vừa ăn ngon miệng mà có tác dụng trị một số bệnh, chứng thông thường.

+ Rau sam luộc: đơn giản nhất là rau sam luộc chấm mắm cái dằm ớt tỏi. Rau đem về nhặt lấy phần ngọn, rửa nhẹ tay tránh khỏi dập lá, để ráo nước cho vào nồi nước đang sôi, trong vài phút là vớt ra. Rau sam luộc ngoài việc chấm mắm cái thì chấm nước cá đồng (cá rô, cá diếc...) kho gừng nghệ cũng rất mặn mà. Thịt béo bùi, thơm ngậy, hòa lẫn vị xanh non của rau, ăn một lần là nhớ mãi.

+ Rau sam nấu cá rô đồng: những ngày nắng nóng, món ngon nào cũng chẳng bằng bữa cơm gia đình cùng món canh rau sam nấu với cá rô đồng. Chọn vài con cá rô to, mập thịt sẽ mềm và thơm. Làm sạch cá, ướp thấm gia vị rồi cho vào nồi nước đang sôi. Đợi đến khi cá chín thì cho tiếp rau vào. Khi dọn cơm, rắc hành hương xắt nhỏ và tiêu xay nhuyễn lên canh, vớt cá ra đĩa để ăn riêng, chấm với nước mắm ớt tỏi. Vị thanh thanh, ngòn ngọt, chua chua của từng cọng sam cùng mùi thơm hăng hắc của tiêu rừng khiến con người ta dường như quên hẳn cái oi nồng của đất trời.

+ Rau sam xào tỏi ngon không kém món rau muống xào tỏi, đun sôi nước, cho rau vào luộc gần chín, vớt ra tráng qua nước lã (sẽ giúp rau giữ màu xanh, khử bớt vị đắng). Cho dầu ăn vào chảo, phi thơm tỏi, cho rau đã ráo nước vào xào vài phút. Nêm gia vị, rắc một ít tiêu, đảo đều. Dùng cho các bệnh nhân có hội chứng lỵ. Món này ăn ngon không kém món rau muống xào tỏi.

+ Cháo rau sam: rau sam tươi 100g-200g, gạo tẻ 100g; cho thêm nước nấu cháo ăn khi đói. Dùng cho bệnh nhân có hội chứng lỵ cấp mạn tính và các trường hợp viêm ruột, lỵ xuất huyết.

+ Nước ép rau sam: rau sam 1 bó. Giã vắt ép lấy nước khoảng 30ml, thêm nước lạnh (nước sôi để nguội) 100ml và đường trắng khuấy đều cho uống, ngày làm 3 lần. Dùng cho các trường hợp viêm sỏi đường tiết niệu, mụn nhọt, lở ngứa.

+ Nước ép rau sam hòa mật: nước ép rau sam 60 - 100ml đun vừa sôi, thêm 20ml mật khuấy đều cho uống. Dùng cho sản phụ sau đẻ đau quặn bụng, tiểu giắt buốt.

Lưu ý: Vì rau sam hoạt huyết và tính hàn nên không sử dụng cho người có thai. Với những bệnh nhân có thể tạng hư hàn, hay đi tiêu lỏng, khi sử dụng rau sam cần được phối hợp tốt với những vị thuốc cay, ấm để không làm trệ tỳ. Ngoài ra do hàm lượng nitrate và oxalate có trong rau sam nên cần thận trọng khi dùng cho người có tiền sử về sạn thận.

Rau sam là loại cây mọc tự nhiên có thể tìm thấy ở nhiều địa phương và được sử dụng như một loại thực phẩm trong bữa cơm. Tuy nhiên, bạn đã biết các tác dụng của loại rau với sức khỏe khi được sử dụng đúng cách hay chưa? Cùng MEDLATEC đi tìm câu trả lời trong bài viết sau đây nhé!

1. Các tác dụng của rau sam đối với sức khỏe

Rau sam còn được gọi với các tên khác trong dân gian như: mã xỉ hiện, trường thọ thái hay mã xỉ thái,... Đây là một loại cây thân cỏ, thường mọc dại tại các vùng đất ẩm ướt.

Rau có vị chua, mát và không đắng. Trừ phần rễ thì các bộ phận còn lại của rau đều có thể đem đi chế biến. Ngoài việc được sử dụng như một loại thực phẩm đơn giản, rau sam còn được đánh giá là một vị thuốc quý với nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe như sau:

Tốt cho hệ thần kinh

Một trong những tác dụng hàng đầu của rau sam được chứng minh là khả năng bảo vệ hệ thần kinh, hỗ trợ điều trị bệnh Parkinson. Nguyên nhân là do các thành phần được tìm thấy trong rau có tác dụng loại bỏ các gốc tự do, giảm quá trình chết đi của tế bào thần kinh trong cơ thể.

Hướng dẫn chế biến rau sam cho trẻ sơ sinh

Rau tốt cho hệ thần kinh của cơ thể

Bên cạnh đó, các chất trong rau sam cũng có tác dụng bảo vệ tế bào thần kinh do tình trạng thiếu oxy gây ra, cũng như ức chế enzym acetylcholinesterase - chất thường gặp đối với người mắc Alzheimer. Do đó, sử dụng rau cũng có tác dụng hỗ trợ điều trị Alzheimer.

Khả năng chống viêm

Với sự có mặt của omega-3, các chất nhầy và chất khoáng, rau có tác dụng tốt với việc giảm đau, chống viêm. Đặc biệt là với các tình trạng đau do tiêu hóa hay các bệnh liên quan đến đường tiết niệu.

Hỗ trợ điều trị tiểu đường

Theo kết quả của một số nghiên cứu, việc sử dụng rau sam có thể giúp cải thiện tình trạng của người mắc đái tháo đường type 2. Bởi rau có tác dụng giảm các axit béo tự do có trong máu, giảm tình trạng kháng insulin trong cơ thể, giảm đường huyết đói và giảm tăng men gan.

Hướng dẫn chế biến rau sam cho trẻ sơ sinh

Rau mã xỉ thái rất tốt cho người bị tiểu đường type 2

Tốt cho tim mạch

Với hàm lượng khá cao Omega-3 và Kali, rau có tác dụng tốt với việc cải thiện sức khỏe tim mạch, hạn chế tình trạng rối loạn nhịp tim, điều chỉnh hàm lượng cholesterol có trong máu và giúp huyết áp được ổn định hơn,...

Tốt cho hệ tiêu hóa

Với chất này có sẵn, rau sam được đánh giá là hỗ trợ tốt cho hệ tiêu hóa và tiết niệu, cải thiện tình trạng táo bón, đường ruột,... Ngoài ra, rau cũng có tác dụng đào thải chất dịch dư thừa trong cơ thể, từ đó giúp bạn giảm cân hiệu quả hơn.

Thanh lọc cơ thể, giải nhiệt

Rau có tính mát nên có tác dụng rất tốt với việc thanh lọc và giải nhiệt cho cơ thể. Bạn có thể sử dụng rau sam với nhiều cách chế biến khác như nấu canh, ép nước uống, sắc nước,...

Tốt cho hệ thống xương khớp

Trong rau có chứa hàm lượng cao canxi tốt cho sự chắc khỏe của hệ thống xương khớp. Cùng với đó, vitamin E và chất glutathione có tác dụng bảo vệ màng tế bào khỏi sự ảnh hưởng của tác yếu tố gây hại.

Hướng dẫn chế biến rau sam cho trẻ sơ sinh

Rau sam tốt cho hệ thống xương khớp

Phòng chống ung thư

Các hợp chất như cerebroside, polysacarit, alkaloid và homoisoflavonoid được tìm thấy trong rau có vai trò loại bỏ các tế bào gây ung thư và tăng cường sức miễn dịch của cơ thể.

Các tác dụng khác

Bên cạnh có lợi ích, tác dụng được nhắc ở trên, rau sam còn có các tác dụng khác như:

  • Làm chậm các quá trình oxy hóa trong cơ thể.
  • Phòng ngừa bệnh gout.
  • Hỗ trợ các vết thương do côn trùng cắn.
  • Chống nhiễm trùng.
  • Hỗ trợ điều trị hen suyễn.

2. Cách chế biến đơn giản với rau sam

Rau sam có thể chế biến thành nhiều món ăn khác nhau, trong đó đơn giản nhất là các cách chế biến sau đây:

Rau sam nấu canh

Cách chế biến:

  • Rau rửa sạch và để ráo nước.
  • Nấu một nồi nước sôi sau đó cho thêm hành tây đã cắt mỏng và thả thêm rau vào.
  • Nêm nếm gia vị theo khẩu vị và đun sôi từ 3 - 5 phút. Sau đó tắt bắp và sử dụng.

Canh rau sam có vị chua chua, thanh mát dễ ăn, rất phù hợp với những ngày hè oi bức.

Rau sam luộc

Cách thực hiện

  • Rau nhặt lấy phần ngọn tươi, đem đi rửa sạch và để ráo nước.
  • Đun sôi nước sau đó thả rau vào luộc từ 5 - 7 phút thì vớt ra.

Hướng dẫn chế biến rau sam cho trẻ sơ sinh

Rau sam luộc

Rau luộc bạn có thể chấm với nước mắm và ăn cùng cơm. Phần nước luộc cũng có thể tận dụng và làm canh như bình thường.

Rau sam xào

Cách thực hiện:

  • Rau đem đi rửa sạch, để ráo.
  • Luộc sơ qua rau với nước sôi từ 2 - 3 phút để khử bớt vị đắng của rau.
  • Phi thơm tỏi băm cho thơm rồi cho phần rau đã sơ chế qua vào xào cùng. Nêm nếm gia vị cho vừa ăn và chỉ xào từ 2 - 3 phút là được. Không nên xào quá lâu.

Rau xào cùng tỏi có mùi thơm, hương vị đậm đà và thơm ngon không khác gì rau muống xào tỏi.

3. Các lưu ý khi sử dụng rau sam mà bạn nên biết?

Trong quá trình sử dụng rau, người dùng cần lưu ý tới những vấn đề sau:

  • Khi sử dụng rau sam tươi, chỉ nên sử dụng từ 50 - 100 gram/ngày.
  • Hạn chế sử dụng rau với các đối tượng sau gồm phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú, người bị tiêu chảy, kiết lị, người tiền sử mắc bệnh sỏi thận hoặc đang trong quá trình điều trị sỏi thận.
  • Khi chế biến, không nấu rau quá kỹ để tránh mất đi các chất dinh dưỡng.
  • Không chế biến rau chung với 3 loại thực phẩm sau là thịt ba ba, trứng vịt lộn và thịt rùa. Khi kết hợp chung, món ăn sẽ gây ra tình trạng ngộ độc với người dùng.

Trên đây là tổng hợp các thông tin liên quan về rau sam mà MEDLATEC muốn chia sẻ với bạn đọc. Hy vọng những thông tin này là hữu ích, giúp bạn an tâm hơn khi có ý định sử dụng rau trong khẩu phần ăn hàng ngày của mình. Đừng quên theo dõi các bài viết tiếp theo trên website để cập nhập thêm các thông tin hữu ích về sức khỏe nhé!