Hội chứng tiền kích thích là gì

Tiền kích thích (hội chứng Wolff-Parkinson-White hay WPW) là hiện tượng khử cực sớm hơn bình thường do xung động đi tắt qua nút nhĩ thất (nơi có DT chậm) và được dẫn truyền nhanh từ tâm nhĩ xuống tâm thất hoặc từ tâm thất tới tâm nhĩ làm khử cực sớm một phần hoặc toàn bộ cơ thất hoặc nhĩ so với xung động đi theo đường dẫn truyền nhĩ thất bình thường.

Phân loại theo đặc tính dẫn truyền

  • Đường dẫn truyền phụ: dẫn truyền không phụ thuộc TS
  • Đường dẫn truyền phụ: dẫn truyền phụ thuộc tần số
  • Đường dẫn truyền phụ: cả chiều xuôi và chiều ngược
  • Đường dẫn truyền phụ: chỉ dẫn truyền chiều ngược
  • Đường dẫn truyền phụ: chỉ dẫn truyền chiều xuôi

TS.BS Trần Văn Đồng – Viện Tim mạch Việt Nam

Nguồn Nội khoa Việt Nam

(Visited 1.359 times, 1 visits today)

Lượt xem: 2.884

  • Hội chứng tiền kích thích là gì
    Tags:

Nguồn chủ đề

Nhịp nhanh trên thất do vòng vào lại (SVT) liên quan đến những đường vào lại mà thành phần cấu thành nằm trên chỗ chia đôi của bó His. Bệnh nhân thường có các cơn đánh trống ngực khởi phát và chấm dứt đột ngột; một số bệnh nhân biểu hiện khó thở hoặc đau ngực. Chẩn đoán bằng lâm sàng và ECG. Điều trị ban đầu thường bằng các biện pháp điều trị phế vị. Nếu các biện pháp điều trị này không hiệu quả, điều trị bằng thuốc chẹn kênh canxi adenosine IV hoặc nondihydropyridine đối với nhịp QRS hẹp hoặc nhịp QRS rộng được biết là SVT tái phát với dẫn truyền sai lệch cần dẫn truyền nút nhĩ thất. Procainamide hoặc amiodarone có hiệu quả đối với các nhịp QRS rộng khác. Chuyển nhịp tim đồng bộ có thể được thực hiện cho tất cả các trường hợp mà thuốc không có hiệu quả hoặc không ổn định huyết động.

  • Nút nhĩ thất (AV) (khoảng 50%)

  • Đường dẫn truyền phụ (40%)

  • Nhĩ hoặc nút xoang nhĩ (SA) (10%)

  • Cổ điển

  • Ẩn giấu

Trong hội chứng WPW cổ điển (hoặc dạng biểu hiện), trong nhịp xoang, xung động dẫn truyền xuôi chiều từ nhĩ xuống thất trên cả đường dẫn truyền phụ và hệ thống dẫn truyền bình thường của tim. Dẫn truyền qua đường phụ nhanh hơn, do đó khử cực một phần cơ tâm thất sớm, dẫn tới khoảng PR ngắn và xuất hiện một sóng dốc lên liền trước phức bộ QRS (sóng delta - xem hình Hội chứng Wolff-Parkinson-White cổ điển Hội chứng Wolff-Parkinson-White (WPW) cổ điển.

Hội chứng tiền kích thích là gì
).

Hội chứng Wolff-Parkinson-White (WPW) cổ điển.

Chuyển đạo I, II, III, V3 tới V6 cho thấy các đặc điểm cổ điển của hội chứng WPW, với một khoảng PR ngắn và sóng delta trong nhịp xoang.

Sóng delta kéo dài thời gian QRS > 0,12 giây, mặc dù về cấu hình tổng thể, ngoại trừ sóng delta, phức bộ QRS có thể biểu hiện bình thường. Tùy thuộc vào hướng của sóng delta, có thể có dạng giả sóng Q hoại tử. Do có một phần cơ tâm thất bị khử cực sớm, dẫn đến tái cực sớm ở phần cơ tim này, do đó có thể biểu hiện bất thường của sóng T trên điện tâm đồ.

Trong hội chứng WPW ẩn giấu, đường dẫn truyền phụ không dẫn truyền xuôi chiều từ nhĩ xuống thất, nên không có biểu hiện bất thường nào trên điện tâm đồ trong nhịp xoang. Tuy nhiên, đường dẫn truyền phụ này vẫn có thể dẫn truyền ngược từ thất lên nhĩ, là cơ sở để hình thành cơn tim nhanh do vòng vào lại.

Hiếm gặp hơn, vòng vào lại có thể xuât hiện theo hướng ngược lại, xung nhịp đi từ nhĩ xuống thất ban đầu thông qua đường dẫn truyền phụ nhĩ thất và sau đó quay trở lại tâm nhĩ thông qua đường dẫn truyền bình thường (được gọi là cơn tim nhanh với vòng vào lại chiều ngược). Trong trường hợp này, phức bộ QRS giãn rộng do tâm thất bị hoạt hóa bất thường thông qua đường phụ. Ở bệnh nhân có 2 đường dẫn truyền phụ (không phải là hiếm gặp), cơn tim nhanh có thể hình thành thông qua một đường dẫn truyền xuôi nhĩ thất và một đường còn lại dẫn truyền ngược từ thất lên nhĩ để tạo thành vòng vào lại.

Triệu chứng và Dấu hiệu

Hầu hết các bệnh nhân biểu hiện ở tuổi trưởng thành hoặc trung niên. Bệnh nhân thường có những cơn đánh trống ngực khởi phát đột ngột, kết thúc đột ngột, cơn nhịp nhanh và đều, có thể đi kèm các triệu chứng khác do ảnh hưởng trên huyết động (ví dụ, khó thở, khó chịu ở ngực, chóng mặt). Cơn nhịp nhanh có thể chỉ kéo dài vài giây tới vài giờ (hiếm khi, > 12 giờ).

Khám thường không phát hiện gì đặc biệt ngoại trừ nhịp tim từ 160 đến 240 nhịp/phút.

  • Điện tâm đồ (ECG)

Sóng P thay đổi. Trong hầu hết các trường hợp cơn tim nhanh vòng vào lại nút nhĩ thất, các sóng P dẫn ngược nằm sát phía sau phức bộ QRS (thường biểu hiện giả sóng R ở chuyển đạo V1); khoảng một phần ba số trường hợp sóng P đi sau phức bộ QRS, và rất ít hiếm khi đi trước. Các sóng P luôn đi sau phức bộ QRS trong cơn nhịp nhanh do vòng vào lại nhĩ thất chiều xuôi của hội chứng WPW.

Cơn tim nhanh QRS thanh mảnh: Cơn tim nhanh do vòng vào lại nhĩ thất chiều xuôi thông qua đường dẫn truyền phụ trong hội chứng WPW.

Vòng vào lại hoạt đông lần lượt như sau: nút nhĩ thất, hệ His-Purkinje, tâm thất, đường dẫn truyền phụ, tâm nhĩ. Sóng P đi sau phức bộ QRS với khoảng RP ngắn (PR > RP).

  • Các nghiệm pháp kích thích phó giao cảm.

  • Adenosine

  • Verapamil hoặc diltiazem nếu phức bộ QRS thanh mảnh.

  • Triệt đốt nếu cơn tái phát thường xuyên.

Đa phần các cơn tim nhanh tự cắt cơn trước khi điều trị.

Các nghiệm pháp kích thích hệ phó giao cảm (ví dụ như nghiệm pháp Valsalva, xoa xoang cảnh một bên, ngâm mặt trong nước đá lạnh, nuốt nước đá), nếu áp dụng sớm có thể cắt cơn nhịp nhanh; một số bệnh nhân sử dụng các biện pháp này ở nhà.

Có thể sử dụng Các thuốc chẹn nút nhĩ thất nếu các nghiệm pháp cường phó giao cảm không hiệu quả và phức bộ QRS thanh mảnh (cho thấy dẫn truyền xuôi chiều); chẹn dẫn truyền qua nút nhĩ thất giúp cắt vòng vào lại. Adenosine là sự lựa chọn đầu tiên. Liều lượng: 6 mg tiêm bolus nhanh (0,05 đến 0,1 mg/kg ở trẻ em), sau đó tiêm bolus 20 ml nước muối sinh lý. Nếu liều lượng này không có hiệu quả, có thể tiêm nhắc lại 2 liều tiếp theo với liều 12 mg sau mỗi 5 phút. Adenosine đôi khi gây ra một khoảng ngừng tim ngắn (2 tới 3 giây). Verapamil 5 mg truyền tĩnh mạch hoặc diltiazem 0,25 đến 0,35 mg/kg truyền tĩnh mạch là những lựa chọn thay thế.

Đối với rối cơn tim nhanh với tần số đều và phức bộ QRS giãn rộng do vòng vào lại nhĩ thất chiều ngược, mà không bao gồm trường hợp có 2 đường dẫn truyền phụ (phải được xác định thông qua tiền sử, không thể chẩn đoán được ngay lập tức) các thuốc chẹn dẫn truyền qua nút nhĩ thất có thể hiệu quả. Tuy nhiên, nếu chưa biết cơ chế nhịp nhanh và không thể loại trừ cơn tim nhanh thất, cần tránh sử dụng các thuốc chẹn nút nhĩ thất vì có thể làm nặng thêm tình trạng nhịp nhanh thất. Trong những trường hợp như vậy (hoặc những trường hợp thuốc không hiệu quả), có thể truyền tĩnh mạch procainamide hoặc amiodarone. Shock điện đồng bộ Phương pháp tạo nhịp tái đồng bộ cơ tim (CRT) Chị định điều trị rối loạn nhịp tim tùy thuộc vào mức độ triệu chứng và mức độ nghiêm trọng của loạn nhịp. Điều trị theo nguyên nhân. Trong trường hợp cần thiết, có thể áp dụng một hoặc nhiều... đọc thêm với mức năng lượng 50 joules (0,5 đến 2 joules/kg cho trẻ em) là phương pháp thay thế để cắt cơn nhanh chóng và an toàn, có thể được ưa chuộng hơn so với cắt cơn bằng thuốc.

Khi các cơn tim nhanh do vòng vào lại nút nhĩ thất xuất hiện thường xuyên và gây triệu chứng khó chịu, cần lựa chọn sử dụng thuốc chống loạn nhịp kéo dài hoặc triệt đốt Triệt đốt rối loạn nhịp qua đường ống thông Chị định điều trị rối loạn nhịp tim tùy thuộc vào mức độ triệu chứng và mức độ nghiêm trọng của loạn nhịp. Điều trị theo nguyên nhân. Trong trường hợp cần thiết, có thể áp dụng một hoặc nhiều... đọc thêm cơn tim nhanh qua đường ống thông. Nhìn chung, phương pháp triệt đốt được khuyến cáo, tuy nhiên nếu không được bệnh nhân chấp nhận thì có thể điều trị phòng tái phát cơn kéo dài bằng digoxin, các thuốc chẹn beta, thuốc chẹn kênh calci nondihydropyridine, hoặc cả hai, sau đó có thể lựa chọn một hoặc nhiều loại thuốc chống loạn nhịp nhóm Ia, Ic, hoặc nhóm III (Xem bảng Thuốc điều trị rối loạn nhịp Thuốc chống loạn nhịp (phân loại Vaughan Williams)

Hội chứng tiền kích thích là gì
). Tuy nhiên, những bệnh nhân sau tuổi dậy thì có hội chứng WPW (nhóm bệnh nhân có khả năng xuất hiện cơ rung nhĩ) không nên dùng digoxin hoặc thuốc chẹn kênh calcium nondihydropyridine đơn thuần (xem thêm Rung nhĩ và Hội Chứng Wolff-Parkinson-White Rung nhĩ và Hội Chứng Wolff-Parkinson-White (WPW) Khi rung nhĩ xuất hiện trên nền hội chứng Wolff-Parkinson-White, các xung động từ nhĩ sẽ dẫn truyền xuôi rất nhanh qua đường dẫn truyền phụ dẫn đến đáp ứng thất rất nhanh... đọc thêm ).

  • Các triệu chứng của nhịp nhanh trên thất do vòng vào lại bắt đầu và kết thúc đột ngột.

  • Hội chứng WPW (hội chứng tiền kích thích) là hội chứng thường gặp nhất trong số các bệnh lý cơn tim nhanh trên thất do đường dẫn truyền phụ.

  • Phức bộ QRS thường thanh mảnh, nhanh và đều; tuy nhiên, có thể gặp trường hợp phức bộ QRS giãn rộng và phải chẩn đoán phân biệt với cơn tim nhanh thất.

  • Các nghiệm pháp kích thích phó giao cảm (Ví dụ nghiệm pháp Valsava) có thể hiệu quả cắt cơn tim nhanh.

  • Dùng các thuốc chẹn nút AV để cắt cơn đối với cơn tim nhanh QRS thanh mảnh; adenosine là sự lựa chọn đầu tiên, và nếu không hiệu quả, verapamil hoặc diltiazem là những lựa chọn thay thế.

  • Không sử dụng các thuốc chẹn nút AV đối với những cơn nhịp nhanh QRS giãn rộng; cần shock điện đồng bộ chuyển nhịp hoặc truyền tĩnh mạch procainamide hoặc amiodarone.

Hội chứng tiền kích thích là gì

Bản quyền © 2022 Merck & Co., Inc., Rahway, NJ, USA và các chi nhánh của công ty. Bảo lưu mọi quyền.