Độ lớn công cơ học không phụ thuộc vào yếu tố nào

Trang chủ Đề thi & kiểm tra Lớp 8 Vật lý Trắc nghiệm Vật Lí 8 Bài 13: [có đáp án] Công cơ học [phần 2] !!

Độ lớn công cơ học phụ thuộc vào yếu tố nào...

Câu hỏi: Độ lớn công cơ học phụ thuộc vào yếu tố nào trong các yếu tố sau:

A. Lực tác dụng và độ chuyển dời của vật

B. Trọng lượng riêng của vật và lực tác dụng lên vật

C. Khối lượng riêng của vật và quãng đường vật đi được

D. Lực tác dụng lên vật và thời gian chuyển động của vật

Đáp án

A

- Hướng dẫn giải

Đáp án A

Ta có:

Công cơ học được tính bởi công thức:A=FsA=Fs

=> Độ lớn công cơ học phụ thuộc vào lực tác dụngFFvà độ chuyển dờisscủa vật

Câu hỏi trên thuộc đề trắc nghiệm

Trắc nghiệm Vật Lí 8 Bài 13: [có đáp án] Công cơ học [phần 2] !!

Lớp 8 Vật lý Lớp 8 - Vật lý

Cùng Top lời giải trả lời chi tiết, chính xác câu hỏi: “Công cơ học phụ thuộc vào yếu tố nào?”và đọc thêm phần kiến thức tham khảo giúp các bạn học sinh ôn tập và tích lũy kiến thức bộ môn Vật lí 10

Trả lời câu hỏi: Công cơ học phụ thuộc vào yếu tố nào?

- Công cơ học phụ thuộc vào hai yếu tố: Lực tác dụng vào vật và quãng đường vật dịch chuyển.

+ Lực tác dụng càng lớn thì công càng lớn và ngược lại.

+ Quãng đường dịch chuyển càng dài thì công càng lớn và ngược lại.

Nội dung câu hỏi này nằm trong phần kiến thức về công cơ học và các biểu thức liên quan đến công, hãy cũng Top lời giải tìm hiểu chi tiết

Kiến thức mở rộng về công cơ học và các biểu thức liên quan đến công.

1. Công cơ học là gì?

- Công cơ học là công của lực [khi một vật tác dụng lực và lực này sinh công thì ta có thể nói công đó là công của vật].

- Công cơ học thường được gọi tắt là công.

- Ví dụ: Một đầu tàu hỏa kéo các toa tàu chuyển động, ta nói lực kéo của đầu tàu thực hiện công cơ học, hay đầu tàu thực hiện công cơ học.

- Điều kiện có công cơ học:

+ Có lực tác dụng vào vật

+ Lực này làm vật chuyển dời theo hướng của lực

2. Biểu thức công cơ học:

- Tính toán công như là “lực nhân đoạn thẳng đi được” chỉ có thể thực hiện trong những trường hợp đơn giản mô tả ở trên. Nếu lực biến thiên, nếu vật chuyển động theo một đường cong, có thể là quay, thì chỉ có phần quỹ đạo của điểm tác dụng lực mới tạo nên công, và chỉ có thành phần của lực song song với phương vận tốc của điểm đó của lực mới gây nên công [công dương khi cùng hướng với vận tốc, âm khi ngược hướng]. Thành phần này của lực có thể mô tả như một đại lượng vô hướng gọi là thành phần lực tiếp tuyến, với là góc giữa vectơ lực và vận tốc]. Và sau đây là định nghĩa chung của công:

- Công thức tính công cơ học khi lực F làm dịch chuyển một quãng đường s theo phương của lực :

A=F.s

- Trong đó:

+ Alà công của lựcF[J]

+Flà lực tác dụng vào vật [N]

+squãng đường vật dịch chuyển [m]

- Đơn vị của công là Jun, [kí hiệu là J].

1J=1N.1m=1Nm

- Bội số của Jun là kilojun [kí hiệu là kJ],1kJ=1000J

- Chú ý:

+ Chỉ áp dụng cho trường hợp vật chuyển dời theo phương của lực, còn khi vật chuyển dời theo phương vuông góc với lực thì công của lực đó bằng 0.

+ Khi vật chuyển dời không theo phương của lực thì công được tính bằng một công thức khác sẽ học ở lớp trên.

- Biểu thức công được nhà toán học người Pháp Gaspard-Gustave đưa ra năm 1826. Trong hệ đơn vị SI công có đơn vị là Jun [J] là đơn vị chung của những dạng năng lượng, từ biểu thức [1] => 1J=1N.1m => 1J là năng lượng sinh ra khi một lực có độ to 1N làm vật dịch chuyển được quãng đường 1m theo phương của lực tác dụng.

3. Định luật về công

Không một máy cơ đơn giản nào cho ta lợi về công. Được lợi bao nhiêu lần về lực thì lại thiệt bấy nhiêu lần về đường đi và ngược lại

4. Hệ quy chiếu của công cơ học

- Công thực hiện bởi lực tác động vào một vật phụ thuộc vào cách chọn hệ quy chiếu bởi vì độ dời và vận tốc là phụ thuộc vào hệ quy chiếu mà trong đó chúng ta khảo sát.

- Độ biến thiên động năng cũng phụ thuộc vào cách chọn hệ quy chiếu bởi vì động năng là một hàm theo vận tốc. Tuy nhiên, bỏ qua cách chọn hệ quy chiếu, định luật công-động năng vẫn đúng và công thực hiện vẫn bằng độ biến thiên động năng.

5. Đơn vị của công cơ học

Đơn vị của công cơ học:

- Đơn vị SI của công là joule [J], được định nghĩa là công thực hiện bởi một newton làm dịch chuyển một đoạn có chiều dài một mét. Đơn vị tương đương là newton-mét [N.m] cũng được sử dụng thỉnh thoảng, nhưng điều này có thể gây nhầm lẫn với đơn vị newton-mét dùng cho Mô men.

- Các đơn vị không phải SI của công bao gồm erg, foot-pound, foot-poundal, và litre-atmosphere. Những đơn vị khác là mã lực, therm, BTU và Ca-lo. Điều quan trọng phải nhớ là nhiệt lượng và công có cùng đơn vị đo.

- Nhiệt lượng không được xem xét như là một dạng công, vì năng lượng được truyền cho sự rung của các phân tử chứ không phải là sự dịch chuyển vĩ mô. Tuy nhiên, nhiệt lượng có thể gây ra công bởi sự giãn nở khí trong một xi-lanh như là trong động cơ của xe hơi.

  • Tải app VietJack. Xem lời giải nhanh hơn!

Câu hỏi: Công cơ học phụ thuộc vào yếu tố nào?

Trả lời:

Công cơ học phụ thuộc vào hai yếu tố: Lực tác dụng vào vật và quãng đường vật dịch chuyển.

Lực tác dụng càng lớn thì công càng lớn và ngược lại.

Quãng đường dịch chuyển càng dài thì công càng lớn và ngược lại.

Xem thêm các câu hỏi ôn tập môn Vật Lí lớp 8 hay và chi tiết khác:

Giới thiệu kênh Youtube VietJack

  • Hỏi bài tập trên ứng dụng, thầy cô VietJack trả lời miễn phí!

  • Hơn 20.000 câu trắc nghiệm Toán,Văn, Anh lớp 6 có đáp án

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Nhóm học tập facebook miễn phí cho teen 2k10: fb.com/groups/hoctap2k10/

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài 500 Công thức, Định Lí, Định nghĩa Toán, Vật Lí, Hóa học, Sinh học được biên soạn bám sát nội dung chương trình học các cấp.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.

Video liên quan

Chủ Đề