Đề bài - bài 71 trang 103 sgk toán 8 tập 1

Cho tam giác \[ABC\] vuông tại \[A\]. Lấy \[M\] là một điểm bất kì thuộc cạnh \[BC\]. Gọi \[MD\] là đường vuông góc kẻ từ \[M\] đến \[AB\], \[ME\] là đường vuông góc kẻ từ \[M\] đến \[AC\], \[O\] là trung điểm của \[DE\].

Đề bài

Cho tam giác \[ABC\] vuông tại \[A\]. Lấy \[M\] là một điểm bất kì thuộc cạnh \[BC\]. Gọi \[MD\] là đường vuông góc kẻ từ \[M\] đến \[AB\], \[ME\] là đường vuông góc kẻ từ \[M\] đến \[AC\], \[O\] là trung điểm của \[DE\].

a] Chứng mình rằng ba điểm \[A, O, M\] thẳng hàng.

b] Khi điểm \[M\] di chuyển trên cạnh \[BC\] thì điểm \[O\] di chuyển trên đường nào ?

c] Điểm \[M\] ở vị trí nào trên cạnh \[BC\] thì \[AM\] có độ dài nhỏ nhất?

Video hướng dẫn giải

Phương pháp giải - Xem chi tiết

+] Đường trung bình của tam giác thì song song với cạnh thứ 3 và bằng nửa độ dài cạnh ấy.

+] Dấu hiệu nhận biết hình chữ nhật là tứ giác có ba góc vuông.

Lời giải chi tiết

a] Tứ giác \[ADME\] có: \[\widehat {DA{\rm{E}}} = \widehat {AD{\rm{M}}} = \widehat {A{\rm{EM}}} = {90^0}\left[ {giả \,\, thiết} \right]\]

\[\Rightarrow \] Tứ giác \[ADME\] là hình chữ nhật [dấu hiệu nhận biết hình chữ nhật]

Vì \[O\] là trung điểm của đường chéo \[DE\] [giả thiết]

\[\Rightarrow \]\[O\] cũng là trung điểm của \[AM\] [tính chất hình chữ nhật]

Vậy \[A, O, M\] thẳng hàng.

b] Kẻ \[AH BC\], kẻ \[OK BC\]

Cách 1:

Ta có \[OA = OM\] [do \[O\] là trung điểm của \[AM\]]

\[OK // AH\] [do cùng vuông góc với \[BC\]].

\[\Rightarrow \] \[K\] là trung điểm của \[MH\] [Đường thẳng đi qua trung điểm một cạnh của tam giác và song song với cạnh thứ hai thì đi qua trung điểm của cạnh thứ ba]

\[\Rightarrow \]\[OK =\dfrac{1}{2}AH\] [tính chất đường trung bình của tam giác]

Điểm \[O\] cách đoạn \[BC\] cố định một khoảng không đổi bằng \[\dfrac{1}{2}AH\].

Mặt khác khi \[M\] trùng \[C\] thì \[O\] chính là trung điểm của \[AC\], khi \[M\] trùng \[B\] thì \[O\] chính là trung điểm của \[AB\].

Vậy \[O\] di chuyển trên đoạn thẳng \[PQ\] là đường trung bình của \[\Delta ABC\].

Cách 2:

Vì \[O\] là trung điểm của \[AM\] nên \[HO\] là trung tuyến ứng với cạnh huyền \[AM\]. Do đó \[OA = OH\]. Suy ra điểm \[O\] di chuyển trên đường trung trực của \[AH\].

Mặt khác vì \[M\] di chuyển trên đoạn \[BC\]. Vậy điểm \[O\] di chuyển trên đoạn thẳng \[PQ\] là đường trung bình của \[ABC\].

c] Ta có \[AH\] là đường cao hạ từ \[A\] đến \[BC\] do đó \[AM\ge AH\] [trong tam giác vuông, cạnh huyền là cạnh lớn nhất].

Vậy \[AM\] nhỏ nhất bằng \[AH\] khi \[M\] trùng \[H\].

Video liên quan

Chủ Đề