Đào nương nghĩa là gì

đào nương dt. Người đàn-bà đẹp // Cô-đầu, ả-đào.
Nguồn tham chiếu: Từ điển - Lê Văn Đức
đào nương Nh. Ả đào.
Nguồn tham chiếu: Đại Từ điển Tiếng Việt
đào nương dt (H. đào: người con gái đẹp; nương: người phụ nữ) Người phụ nữ làm nghề ca hát trong chế độ cũ (cũ): Nguyễn Công Trứ cùng đào nương lên chùa.
Nguồn tham chiếu: Từ điển - Nguyễn Lân
đào nương dt. Nht. ả đào.
Nguồn tham chiếu: Từ điển - Thanh Nghị
đào nương d. Người hát ả đào (cũ).
Nguồn tham chiếu: Từ điển - Việt Tân

* Tham khảo ngữ cảnh

* Từ đang tìm kiếm (định nghĩa từ, giải thích từ): đào nương

Bài hát được sáng tác, lấy cảm hứng dựa trên nội dung câu truyện "Ca kĩ họ Nguyễn" của cụ Vũ Trinh, hiệu là Lan Trì Ngư Giả, người xã Xuân Quan, huyện Lang Tài, tỉnh Bắc Ninh. Cụ là một vị danh sĩ, di thần (bề tôi của triều vua trước) dưới thời vua Lê Chiêu Thống - triều Lê Trung Hưng và vua Gia Long - triều Nguyễn trong lịch sử Việt Nam. Để hiểu rõ Ý nghĩa bài hát đào nương? Mời bạn đọc cùng Toploigiai theo dõi nội dung bài viết dưới đây.

1. Đào nương ở thế kỉ XV

Tên thật là Đào Thị Huệ, quê làng Đào Đặng, huyện Tiên Lữ, phủ Khoái Châu (nay là thôn Đào Đặng, xã Trung Nghĩa, Thị xã Hưng Yên). Thuở ấy, con gái làng Đào Đặng xinh đẹp có tiếng, bà học thông biết rộng, hát hay múa giỏi, tiếng đồn tài hoa nhan sắc nổi tiếng cả một vùng.

Năm bà 18 tuổi, nhà Minh mượn cớ phù Trần diệt Hồ kéo quân sang xâm lược nước ta, chúng đóng quân ở khắp mọi nơi, vơ vét của cải, giết hại lương dân. Căm thù quân giặc sách nhiễu, tàn sát ức hiếp dân lành, bà bàn với dân làng tìm cách giết giặc. Nhờ có tài nghệ suất sắc, lại khéo léo, nên quân giặc rất tin và nể bà, chúng thường qua lại quán của bà ăn uống, chè chén no say rồi lăn ra ngủ.

Hồi bấy giờ, vùng Hưng Yên còn là sình lầy, lau sậy mọc um tùm, ruồi muỗi nhiều vô kể. Quân giặc không quen phong thổ thường sinh bệnh tật và chết vì muỗi độc. Vừa sợ lạnh, vừa sợ muỗi đốt chúng nảy ra “sáng kiến” làm những túi gai đêm đến chui vào ngủ, nhờ bà buộc lại sáng hôm sau lại mở túi ra. Nhiều lần như vậy, Đào Nương nghĩ ra kế giết giặc. Đợi đến đêm khuya khi chúng đã ngủ say, bà cùng với dân làng khiêng từng bao tải ném xuống sông, nước cuốn trôi ra biển. Đêm nào cũng vậy, thấy quân số ngày càng hao hụt không biết vì cớ gì, chúng cho rằng đất này nghịch không thể ở được, bèn kéo nhau đi nơi khác. Từ đó nhân dân trong vùng yên ổn làm ăn. Nhớ công ơn bà, dân làng lập đền thờ và đặt tên thôn ấy là thôn Ả Đào. Đất nước thanh bình, Lê Thái Tổ lên ngôi biết chuyện bèn phong bà làm phúc thần, cho sửa lại đền thờ và cấp ruộng cúng tế. Hiện nay làng Đào Đặng còn có đền thờ và tượng bà. Hội đền được tổ chức từ ngày mồng 1 đến ngày mồng 6 tháng 2 (âm lịch) hàng năm. Bà được suy tôn là một trong những vị tổ nghệ thuật ca trù của nước ta.

>>> Xem thêm: Nội dung bài hát Khát vọng mùa xuân

2. Chuyện tình Hàn sĩ – Đào nương

“Chuyện tình hàn sĩ-đào nương” là câu chuyện tình éo le trắc trở giữa cậu học trò nghèo Vũ Lương và cô đào hát Thu Hương. Một người gia cảnh nghèo khó nhưng thông minh, có chí, một người hát hay múa đẹp, tài sắc vẹn toàn. Đôi “trai tài gái sắc” gặp nhau trong hội làng như một định mệnh. Từ đó, họ trở thành tri âm, tri kỷ của nhau. Thu Hương lén gửi tiền giúp Vũ Lương ăn học. Họ mong ngóng đến ngày Vũ Lương đỗ đạt thành tài để được xây đắp hạnh phúc cùng nhau. Nhưng đến khi Vũ Lương đỗ đạt lại chính là lúc tình yêu giữa hai người gặp sóng gió... Bộ luật Hồng Đức thời đó có đoạn: “Con trai nhà xướng ca không được dự thi, con gái không được lấy nhà quyền quý. Quan chức lấy con gái nhà xướng ca làm vợ, làm thiếp bị phạt đánh 70 trượng rồi bị biếm chức...”. Đó là lý do chính khiến tình yêu giữa quan nghè Vũ Lương (một vị quan có thật trong lịch sử ở xứ Đông ngày ấy) và cô đào hát Thu Hương mãi mãi trở thành một mối tình “không bến”...

“Chuyện tình hàn sĩ-đào nương” là vở chèo mang đậm chất trữ tình, ngôn ngữ giàu hình ảnh được thể hiện trong mỗi câu hát, lời vỉa. Như những vở chèo cổ, “Chuyện tình hàn sĩ-đào nương” cũng có kết cấu theo mảnh trò. Mỗi một mảnh trò mang một sứ mệnh riêng là truyền tải phần nào thông điệp của vở diễn. Ngoài việc ca ngợi tài năng, đức độ và sự thanh liêm, chính trực của quan nghè Vũ Lương; ca ngợi người nghệ sĩ-những người tạo ra cái đẹp cho cuộc đời thì vở diễn còn là bài ca về tình yêu thủy chung son sắt giữa chàng hàn sĩ và cô đào nương.

Qua hai nhân vật chính, người xem nhận thấy rõ điều tác giả muốn gửi gắm: Một vị quan muốn giữ được thanh liêm, chính trực thì hãy: “Tu tại gia-tu ở công đường”. Còn người nghệ sĩ: “Theo nghề Tổ cũng là theo nghĩa lớn. Tu giữa chiếu chèo... cho sáng đức thiện nhân”. Từ đó thể hiện triết lý: Chỉ cái đẹp trong con người, cái đẹp trong nghệ thuật là còn mãi với thời gian. Nó như một dòng chảy của văn hóa trường tồn.

>>> Xem thêm: Bài hát Gửi em ở cuối sông Hồng

3. Bài hát Đào nương

Liệu nhân gian mấy ai thương nàng

Ngày mai táng có ai đội tang

Trời mang mang nát thêm tâm trạng

Người ra đi khiến ta bàng hoàng

Nhặt hoa rơi trái tim tơi bời

Bặt tin tức sáu trăm năm trời

Tìm nơi đâu đã lâu chẳng tới

Cả một đời ngồi đây chờ đợi

Gặp lại cô ta còn đau đáu

Rỏ thêm máu lên trang thơ nhàu

Nhiều năm qua nơi nào nương náu?

Tại sao mắt vẫn hay đỏ au?

Ngoài trời mưa hay lệ chan chứa?

Từng câu hứa xem như dư thừa

Lòng đau như triệu triệu vết cứa

Đám ma nàng vẫn chưa kịp đưa

Đường thi ngâm đã bao nhiêu lần

Còn vương vấn trước khi dừng chân

Đừng than thân trách cho duyên phận

Kẻ vô tâm khiến cô ngậm hận

Tình nhanh tan nỗi đau vô hạn

Phù vân tán nhân sinh mê loạn

Đề câu thơ khắc trên mặt ván

Rượu lại tràn còn ai bầu bạn

Đèn vừa châm chung trà chưa ngấm

Vội che nón quai thao ba tầm

Bạn tri âm không còn hơi ấm

Làm sao chấm dứt bao khổ tâm

Lại một tay chôn mộng trong trắng

Giờ yên giấc thiên thu vĩnh hằng

Gửi thêm cô triệu triệu vạt nắng

Khoác cho nàng ánh trăng lạnh băng

4. Ý nghĩa bài hát Đào nương

Bài hát được sáng tác, lấy cảm hứng dựa trên nội dung câu truyện "Ca kĩ họ Nguyễn" của cụ Vũ Trinh, hiệu là Lan Trì Ngư Giả, người xã Xuân Quan, huyện Lang Tài, tỉnh Bắc Ninh. Cụ là một vị danh sĩ, di thần (bề tôi của triều vua trước) dưới thời vua Lê Chiêu Thống - triều Lê Trung Hưng và vua Gia Long - triều Nguyễn trong lịch sử Việt Nam. Quả như cụ Vũ Trinh đã bàn rằng "Trái tim kiên trinh, khí tiết hào hiệp, con mắt tinh đời, cô gái trong truyện trên đây đều có đủ cả. Vô luận là trong đám quần thoa hay bậc mày râu cũng không có nhiều. Lưu lạc lỡ duyên đến thế thì thực là cùng cực rồi. Phải chăng những người tài mỹ kiêm toàn thì dẫu là đàn bà con gái cũng bị con tạo ghen ghét?". Thương thay! thật là phấn hồng tơi tả, bụi vàng vùi thân. "Ca kĩ họ Nguyễn" là một trong nhiều câu truyện được cụ ghi chép lại bằng chữ Hán trong lúc ở ẩn, náu mình chốn Hồ Sơn, nằm trong tập truyện truyền kỳ "Lan Trì Kiến Văn Lục ghi chép những điều tai nghe mắt thấy của chính cụ.

--------------------------------

Như vậy, qua bài viết này Toploigiai đã giải đáp câu hỏi Ý nghĩa bài hát Đào nương và cung cấp kiến thức về Đào nương. Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp ích trong học tập, chúc bạn học tốt!

Xem thêm các bài cùng chuyên mục

Loạt bài Tài liệu hay nhất