Đánh giá về đại học kinh tế quốc dân năm 2024

PGS.TS Bùi Đức Triệu, trưởng phòng quản lý đào tạo Trường đại học Kinh tế quốc dân, cho biết rất ngạc nhiên khi đồ thị sinh viên trúng tuyển vào trường bằng chứng chỉ IELTS “tăng dựng đứng”. Ông Triệu cũng nói về điểm chuẩn năm nay.

Đánh giá về đại học kinh tế quốc dân năm 2024

Học sinh tham gia Ngày hội tư vấn tuyển sinh - hướng nghiệp 2023 tại Trường đại học Kinh tế quốc dân sáng 9-7 - Ảnh: ĐHKTQD

Kết quả học tập tốt hơn sinh viên không có chứng chỉ IELTS

Ông Triệu cho biết năm 2017 là năm đầu tiên Trường đại học Kinh tế quốc dân áp dụng tuyển sinh bằng chứng chỉ IELTS, khi đó chỉ có khoảng 50 - 70 thí sinh. Năm 2018 có khoảng 300 - 400 thí sinh, tăng khoảng 6 lần. Năm 2019 có khoảng 2.000 thí sinh.

Đặc biệt năm 2023, số hồ sơ có chứng chỉ tiếng Anh quốc tế nộp vào trường khoảng 11.000. Trong 11.000 hồ sơ này, có khoảng 70% hồ sơ có chứng chỉ tiếng Anh quốc tế đạt từ 6.5 IELTS trở lên, trong đó chủ yếu là thí sinh đạt 7.0 IELTS.

"Những sinh viên tuyển đầu vào bằng chứng chỉ tiếng Anh quốc tế đầu tiên đã ra trường, sau khi tổng kết điểm trung bình học tập của nhóm này cao hơn nhóm thí sinh không có chứng chỉ IELTS.

Đây là tổng kết rất rõ ràng, có thể minh chứng với xã hội rằng đây là nhóm thí sinh chất lượng tốt, kết quả học tập tốt trong quá trình đào tạo", ông Triệu nhấn mạnh.

Dự báo điểm chuẩn thế nào?

Dự báo về điểm chuẩn trúng tuyển bằng phương thức xét điểm thi tốt nghiệp, ông Triệu cho rằng đề thi năm nay được nhiều thí sinh đánh giá có độ phân hóa cao, như vậy là tín hiệu tốt, cho thấy đề thi đang từng bước được chuẩn hóa.

Theo ông Triệu, điểm chuẩn năm nay khả năng giảm hơn so với năm ngoái là không lớn, nếu có sự tăng/giảm thì thay đổi biên độ rất nhỏ (từ 0,25-0,5 điểm, tùy mã ngành).

Với các ngành "hot" như marketing, kinh doanh quốc tế, logistics và quản lý chuỗi cung ứng… năm 2022 điểm chuẩn trên 28, ông Triệu cho rằng năm nay khó tăng cao hơn, tuy nhiên thí sinh phải đạt trên 28 điểm mới có cơ hội trúng tuyển.

Thí sinh có thể tham khảo điểm chuẩn năm 2022 để lấy làm căn cứ điều chỉnh nguyện vọng cho phù hợp.

"Các thí sinh nên để nguyện vọng có khả năng đỗ cao nhất làm nguyện vọng 1 và đăng ký tất cả những nguyện vọng có cơ hội đỗ theo thứ tự ưu tiên để tăng tỉ lệ trúng tuyển, tránh trường hợp trượt oan.

Ngoài ra, khi muốn thay đổi ngành học, sau khi vào trường thí sinh có cơ hội đăng ký các lớp tiên tiến chất lượng cao với khoảng 12 - 15 ngành đào tạo và học song song 2 chương trình khi hết năm thứ 1 và đạt yêu cầu theo quy định", ông Triệu gợi ý thí sinh.

Năm 2023, Trường đại học Kinh tế quốc dân tuyển 60 mã ngành/chương trình đào tạo với 6.200 chỉ tiêu.

Trong đó, xét bằng điểm thi tốt nghiệp chỉ chiếm 25% chỉ tiêu, 73% được dành cho các phương thức xét tuyển kết hợp theo đề án riêng của trường, 2% xét tuyển thẳng theo quy chế của Bộ Giáo dục và Đào tạo và của trường.

Đại học Kinh tế Quốc dân (NEU) được thành lập vào năm 1956. Đây là trường trọng điểm quốc gia, trường đầu ngành trong khối các trường đào tạo về kinh tế, quản lý và quản trị kinh doanh ở Việt Nam. Đồng thời, trường còn là trung tâm nghiên cứu kinh tế chuyên sâu, tư vấn các chính sách vĩ mô cho Nhà nước Việt Nam, chuyển giao, tư vấn công nghệ quản lý và quản trị.

Chất lượng giảng dạy thì khỏi phải bàn cãi. Còn về những câu chuyện bên lề, NEU cũng có loạt sự thật thú vị khiến sinh viên cười chảy nước mắt. Nếu có ý định thi vào ngôi trường danh tiếng này thì đây là những điều bạn không thể bỏ qua:

1. Nếu Đại học Ngoại thương (FTU) được gọi là "Harvard chùa Láng" thì NEU được sinh viên gọi vui là "Stanford phố Vọng". Ngoài ra trường còn được gọi tắt là "trường N".

Đánh giá về đại học kinh tế quốc dân năm 2024

Đại học Kinh tế Quốc dân.

2. Không phải Nguyên lý Kế toán, Xác suất Thống kê, Toán cao cấp, hay Kinh tế lượng mà chính Thể dục 1 mới là môn học "ám ảnh kinh hoàng" với sinh viên NEU. Nghe nói, rất nhiều sinh viên đã "tạch" bộ môn này.

3. Đầu ra NEU siêu khó. Sinh viên trường thường kháo nhau: Năm 18 tuổi - Em phải đến NEU học Kinh tế. Năm 22 tuổi - Em không biết có ra được trường hay không?

4. Sinh viên Kinh tế nhưng đi chợ tính tiền thua bà bán ổi... (một cựu sinh viên giấu tên cho hay)

5. Ở NEU, sinh viên không có khái niệm mùa hè vì phòng học xịn sò, điều hòa bật vù vù.

6. Sinh viên Kinh tế nhưng xin nhau từng nghìn lẻ tiền gửi xe.

Liên minh Bách Kinh Xây huyền thoại.

7. Sinh viên nữ NEU không sợ ế, bởi NEU là hàng xóm của Đại học Bách Khoa và Đại học Xây dựng - 2 trường nhiều nam sinh nhất nhì Hà Nội. Cùng với NEU, 3 trường này hợp thành khối Liên hiệp Bách Kinh Xây. Tất nhiên, cũng có rất nhiều mối tình... sớm nở tối tàn.

8. NEU có tòa nhà thế kỷ cực kỳ sang - xịn - mịn với diện tích sàn 96.000 m2; 10 tầng có 147 phòng chức năng bao gồm phòng học, phòng bảo vệ luận văn tiến sĩ, thạc sĩ, phòng học nhóm… cùng 6 thang máy. Sinh viên NEU thường trêu nhau, có rơi từ tòa nhà này xuống thì đến ngày hôm sau mới chạm đất.

9. NEU có nhiều tòa nhà được đánh số từ 1 tới 14 nhưng lại không có nhà 8 và 13.

10. NEU có lẽ là trường duy nhất có logo trường được treo trên cầu đi bộ.

11. Mỗi khi có khóa mới nhập học, những "tấm chiếu cũ"' đều đồng lòng kể cho "tấm chiếu mới" về chương trình khám sức khỏe. Nhiều em nam sau khi đọc xong, tới ngày nhập học bố mẹ dỗ dành kiểu gì cũng không chịu đi vì "18 năm giữ gìn sẽ mất trong giây lát"!

12. Trang confession của NEU có đủ mọi bi kịch trên đời, từ cắm sừng, giật bồ, người yêu vừa lười, vừa bẩn đến cả chuyện ma quỷ... Sinh viên trường ngoài đọc xong sợ mất mật cảm thán: "Sinh viên NEU sao mà truân chuyên thế?!".

Được biết trang fanpage này do cựu sinh viên của trường lập ra. Nhà trường không quản lý và hoàn toàn không liên quan gì đến trường.

13. NEU có thiên đường ăn - chơi mang tên Ngõ tự do, với đủ mọi quán cóc ngon rẻ (Chất lượng vệ sinh ra sao thì chưa biết).

14. Trong các cuộc thi, sinh viên NEU giành nhiều giải cao. Rất nhiều doanh nhân thành đạt, chính trị gia nổi tiếng là cựu sinh viên của trường.

15. Sinh viên Kinh tế Quốc dân cực kỳ năng động với hàng tỷ các câu lạc bộ, các sự kiện ngoại khóa như: CLB Tiếng Anh Kinh Tế (EEC), CLB Nhà kinh tế trẻ (YEC), CLB Du lịch, Hội sinh viên tình nguyện…

16. Đi dạo trong khuôn viên NEU, người ta sẽ ngỡ như đi lạc vào “Pari Fashion Week” và mỗi sinh viên NEU trông như một Fashionistar.

17. Dạo quanh sảnh G vào đầu năm học, bạn sẽ được thưởng thức đầy đủ các thể loại nghệ thuật hát, múa, nhảy,.. của các "tấm chiếu cũ" dành tặng cho "tấm chiếu mới" trong sự kiện chào đón tân sinh viên.

18. Là ngôi trường quy tụ rất nhiều sao Việt như: diễn viên Việt Anh, Khánh Linh The Face, MC Thanh Mỹ,...

Đánh giá về đại học kinh tế quốc dân năm 2024

"Phan Hải" là cựu sinh viên NEU.

19. NEU có rất nhiều trai xinh, gái đẹp. Một số nhan sắc nổi tiếng của trường là Hoa hậu Việt Nam 2020 Đỗ Thị Hà, Á hậu 1 - HHVN 2018 Bùi Phương Nga, Hoa khôi Phụ nữ Việt Nam qua ảnh năm 2017 Vũ Hương Giang.

20. Đối với sinh viên hệ chính quy chương trình đại trà năm học 2020-2021. Mức học phí được tính theo ngành/ chương trình học dao động từ 14-19 triệu đồng/năm.

Đối với các chương trình đào tạo tiên tiến, chất lượng cao; đào tạo, học bằng tiếng Anh có mức học phí dao động từ 41-80 triệu đồng/năm.