Đánh giá chức năng thiết kế màn hình nhập liệu

Tóm tắt tình huống: Người dùng muốn thực hiện các tác vụ lặp đi lặp lại nhanh hơn.

  • Ví dụ:

Thông tin về các phím tắt khả dụng cho giao diện web trực tuyến Dropbox.com được hiển thị bằng cách nhấn "?"

  • Các ví dụ khác:

Các phím tắt khả dụng trên Google Docs

Phím tắt bàn phím trên Facebook

1.11 Mẫu thiết kế lưu trữ thông tin tự động (Autosave)
  • Tóm tắt tình huống: Người dùng muốn giữ cho dữ liệu của họ an toàn và được lưu tự động trong khi họ đang tập trung vào làm việc mà không cần phải nhớ và liên tục thao tác lưu bằng tay.
  • Ví dụ:

Người dùng Drive không cần lo lắng về việc mất dữ liệu đột ngột hay quên lưu dữ liệu

1.12 Mẫu thiết kế trình xây dựng các quy tắc
  • Tóm tắt tình huống: Người dùng (thường xuyên) cần thực hiện một truy vấn tìm kiếm dựa trên một bộ quy tắc tùy chỉnh.
  • Ví dụ:

Mỗi quy tắc được đặt tiêu chí phù hợp cho từng quy tắc

  • Các ví dụ khác:

Ràng buộc quy tắc với hành động hoặc hiệu ứng, liên kết nút xóa quy tắc với từng quy tắc và cung cấp đầu vào để đặt tiêu chí phù hợp cho các quy tắc

Liên kết nút loại bỏ quy tắc với mỗi quy tắc và cung cấp đầu vào để đặt tiêu chí phù hợp cho các quy tắc

1.13 Mẫu thiết kế trình chỉnh sửa tại chỗ (Inplace Editor)
  • Tóm tắt tình huống: Người dùng cần nhanh chóng và dễ dàng chỉnh sửa giá trị trên một trang.
  • Ví dụ:

Trình chỉnh sửa tiêu đề trang

  • Một ví dụ khác:

Trạng thái của bạn được cập nhật và chỉnh sửa thông qua trình chỉnh sửa tại chỗ tại facebook.com

1.14 Mẫu thiết kế kéo và thả (drag and drop)
  • Tóm tắt tình huống: Người dùng cần thực hiện các thao tác trên một hoặc nhiều đối tượng bằng cách di chuyển chúng từ nơi này sang nơi khác.
  • Ví dụ:

Trình kéo và thả tại Stamps and Sons

1.15 Mẫu thiết kế dữ liệu đầu vào có thể mở rộng (expandable input)
  • Tóm tắt tình huống: Người dùng muốn trải nghiệm giao diện chính nhiều hơn.
  • Ví dụ:

Twitter.com đã tạo một trường nhập dữ liệu ở đầu trang để thu hút sự chú ý của người dùng, cùng với gợi ý nhập thông tin. Khi người dùng nhấp vào trường nhập liệu này, trường sẽ mở rộng cho người dùng nhập thông tin, nhằm tiết kiệm không gian màn hình trong màn hình nội dung đầu tiên.

1.16 Mẫu thiết kế chế độ xem trước (preview/ live preview)
  • Tóm tắt tình huống: Người dùng muốn kiểm tra xem các thay đổi ảnh hưởng như thế nào đến kết quả cuối cùng càng nhanh càng tốt.
  • Ví dụ:

Khi bạn nhập tên kho lưu trữ (repository name), trường bên dưới với địa chỉ bạn đã chọn sẽ hiển thị cho bạn xem trước URL

Khi bạn thêm nhận xét vào một bài báo tại www.interaction-design.org, bạn có thể xem bản xem trước trực tiếp của nhận xét cuối cùng đang hiển thị trước mắt bạn

1.17 Mẫu thiết kế hoàn tác (undo)
  • Tóm tắt tình huống: Người dùng muốn hoàn nguyên dữ liệu vừa nhập vì nhiều lí do, chủ yếu là do nhầm lẫn.
  • Ví dụ:

Sau khi biết sở thích của người dùng, một trang chủ mới được xây dựng riêng cho họ tại Pinterest. Nếu không thích kết quả, người dùng có thể hoàn tác hành động.

1.18 Mẫu thiết kế cài đặt (settings)
  • Tóm tắt tình huống: Người dùng cần một vị trí trung tâm để chỉ ra các tùy chọn về cách ứng dụng sẽ hoạt động.
  • Ví dụ:

Pinterest đã nhóm các cài đặt thành các phần có thể quản lý, cho phép người dùng tùy chỉnh trải nghiệm theo thông số kỹ thuật

Pinterest cho phép người dùng chỉnh sửa cài đặt của họ

1.19 Mẫu thiết kế lời nhắc nhập dữ liệu đầu vào (Input Prompt)
  • Tóm tắt tình huống: Người thiết kế thúc đẩy (giúp đỡ) người dùng nhập dữ liệu vào hệ thống.
  • Ví dụ:

Sử dụng kết hợp với chú thích để giải thích thêm về loại đầu vào cần thiết

  • Các ví dụ khác:

Màn hình tại last.fm sử dụng mẫu lời nhắc đầu vào để hướng dẫn bạn điền thông tin về loại nhạc bạn thích.

Biểu mẫu tìm kiếm tại everyblock.com sử dụng biểu mẫu nhắc đầu vào

2. Các mẫu thiết kế để giải thích quy trình cụ thể (explaining the process)
2.1 Mẫu thiết kế “thuật sĩ” (Wizard/ Setup Wizard)
  • Tóm tắt tình huống: Người dùng muốn đạt được một mục tiêu duy nhất và các tác vụ có thể được chia thành các phần nhỏ.
  • Ví dụ:

Trình "thuật sĩ" được sử dụng để nhận báo giá bảo hiểm tại homesite.com, sử dụng tab được đánh dấu trong menu để truyền đạt mục đích của từng bước, sử dụng mẫu thiết kế mặc định để chọn các tùy chọn, thông báo rõ ràng về độ dài của trình hướng dẫn "thuật sĩ", cũng như khoảng cách người dùng đã sử dụng các nút điều hướng lớn, có tất cả nội dung trong màn hình đầu tiên và cung cấp một giải pháp thay thế tuyệt vời cho trình hướng dẫn bằng cách cho phép người dùng nói chuyện với một người ngoài đời thực để được hỗ trợ.

  • Các ví dụ khác:

Khi đăng ký một tài khoản Facebook mới, trình Wizard sẽ hướng dẫn bạn các thủ tục đăng ký

Trình "thuật sĩ" tại Yammer

2.2 Mẫu thiết kế các bước/ quy trình còn lại, thể hiện luồng quy trình nhập liệu (Steps Left/ Workflow)
  • Tóm tắt tình huống: Người dùng sắp trải qua quá trình hoàn dữ liệu qua nhiều bước và cần được hướng dẫn và biết được mình đã hoàn thiện quá trình được bao nhiêu phần trăm/ bước.
  • Ví dụ:

Facebook sử dụng mẫu các bước còn lại để cho người dùng thấy thời gian chờ khi xem xét một chiến dịch quảng cáo mà họ đã gửi.

  • Tham khảo thêm các ví dụ:

Thanh tiến trình rất rõ ràng và đơn giản được sử dụng tại furiousaries.com

Thanh tiến trình tại Diagnosite

2.3 Mẫu thiết kế thước đo độ hoàn thiện (Completeness meter/ Progress Bar/ Percentage Done Meter/ Progress Indicator)
  • Tóm tắt tình huống: Người dùng muốn hoàn thành mục tiêu nhưng cần được hướng dẫn về thời điểm đạt được và cách đạt được mục tiêu.
  • Ví dụ:

Thước đo mức độ hoàn thiện tại udemy.com cho thấy sự tiến bộ của học viên trong quá trình tham gia một khóa học trực tuyến

  • Một vài ví dụ khác:

Thước đo độ hoàn thiện được MapMyRun.com sử dụng để đánh giá mức độ đạt được các mục tiêu về thể chất mà người dùng đã đặt ra

Thước đo độ hoàn thiện tại Gmail cho người dùng hình dung được tiến độ hoàn thiện thiếp lặp tài khoản của người dùng

2.4 Mẫu thiết kế hộp trợ giúp nội tuyến (Inline Help Box)
  • Tóm tắt tình huống: Người dùng cần hỗ trợ ở các tương tác mà họ sắp thực hiện.
  • Ví dụ:

Hộp trợ giúp nội tuyến tại scapblog.com giúp bạn bắt đầu sử dụng ứng dụng web

  • Tham khảo thêm các ví dụ bên dưới:

Người dùng Twitter sự dụng hộp trợ giúp nội tuyến để thông báo các thay đổi đối với dịch vụ, mẹo sử dụng twitter,.... Các hộp bao gồm nút để đóng và ẩn, nút để thực hiện hành động được mô tả,...

Twitter.com cũng sử dụng thiết kế này để giới thiệu tính năng mới cho người dùng

3. Các mẫu thiết kế hướng về cộng đồng (community driven)
3.1 Mẫu thiết kế tính năng bình chọn (vote to promote)
  • Tóm tắt tình huống: Người dùng muốn quảng cáo một phần nội dung cụ thể để mọi người sẽ bình chọn nội dung nào phổ biến/ bổ ích hơn.
  • Ví dụ:

Tại stackoverflow.com, bạn có thể đặt các câu hỏi kỹ thuật và nhận được câu trả lời từ mọi người. Các câu trả lời được đưa ra sau đó sẽ được bình chọn, từ đó chọn ra câu trả lời hữu ích nhất sẽ đứng đầu (gần nhất với câu hỏi)

  • Một vài ví dụ khác:

Sách Tóm lược Công dân (Citizens Briefing Book) tại change.gov cho phép tất cả người dùng đề xuất ý tưởng để chính quyền Obama-Biden theo đuổi. Mỗi ý tưởng có thể được bình chọn (lên hoặc xuống) và bình luận nội dung.

Mẫu thiết kế tính năng bình chọn được sử dụng tại dotnetkicks.com. Có thể thấy cách trang web đã cố tạo ra nguyên tắc bình chọn của riêng họ - thay vì like/ vote up thì sẽ là để "kick", càng nhiều "kick" là càng được ủng hộ

3.2 Mẫu thiết kế gắn cờ và báo cáo (flagging & reporting)
  • Tóm tắt tình huống: Người dùng muốn báo cáo, đánh dấu nội dung không phù hợp để kiểm duyệt
  • Ví dụ:

Nội dung báo cáo, gắn cờ do người dùng tạo, từ đó quản trị viên sẽ xem lại và xét duyệt nội dung

3.3 Mẫu thiết kế thanh toán để thúc đẩy (Pay To Promote)
  • Tóm tắt tình huống: Người dùng có nhu cầu thanh toán và sử dụng dịch vụ với các mục đích như ưu tiên nội dung quảng cáo của họ,... để tăng phạm vi tiếp cận và thu hút khách hàng.
  • Ví dụ:

Trang web hẹn hò OKCupid sẽ tăng số lượng người xem hồ sơ của người dùng có trả phí

  • Hoặc một ví dụ khác như:

Nếu bạn sở hữu một trang Facebook, bạn có thể thúc đẩy các bài đăng của mình được hiển thị cho nhóm khách hàng the cài đặt của bạn, không nhất thiết là những người đã theo dõi trang của bạn

3.4 Mẫu thiết kế xếp hạng nội dung (rate content)
  • Tóm tắt tình huống: Người dùng muốn quảng cáo một phần nội dung để giúp khách hàng quyết định liệu nội dung đó có phù hợp/ xứng đáng hay không?
  • Ví dụ:

Tại kelkoo, cả sản phẩm và người bán đều được xem xét. Xếp hạng của người bán được hiển thị bên cạnh giá của họ cho một sản phẩm nhất định và mô tả bằng văn bản về từng ưu đãi cho từng người bán

  • Bạn có thể tham khảo thêm các thiết kế khác như:

Tại Netflix, một thuật toán đề xuất các bộ phim có thể cho xem dựa trên mức độ phù hợp của xếp hạng mà bạn đã đánh giá và những sản phẩm bạn đã xem trước đó

Tại eBay, người bán sản phẩm sẽ được xếp hạng sau khi mỗi giao dịch kết thúc. Số lượng đánh giá tích cực giúp người mua quyết định có tin tưởng người bán hay không.

3.5 Mẫu thiết kế trang wiki (wiki)
  • Tóm tắt tình huống: Bạn muốn tạo một kho lưu trữ cho trang web hoặc ứng dụng của mình, nơi người dùng có thể cùng đóng góp và quản lý thông tin (cộng tác viên) nội dung công khai trên web.
  • Ví dụ:

Wiki giúp các tài liệu luôn được cập nhật theo thời gian.

  • Tham khảo thêm các trang Wiki khác:

Trang wiki tại wikipedia.org

Basecamp theo dõi các phiên bản khác nhau của tài liệu trên trang wiki và thời điểm thực hiện một thay đổi nhất định, mức độ thay đổi,...

Trên là bài tổng hợp phần 1 các mẫu thiết kế giao diện người dùng do BAC tham khảo và tổng hợp. Hy vọng chuỗi bài viết (04 phần) sẽ hữu ích cho công việc và quá trình học tập của các bạn. Có đóng góp, bổ sung thêm cho BAC, bạn vui lòng liên hệ với BAC tại đây. Ngoài ra, BAC mời bạn tham khảo thêm các khoá học bổ ích thường xuyên được tổ chức tại BAC: