Công thức tính chu vi hình lập phương lớp 5

Xem ngay video TOÁN 6. TUẦN 22. TIẾT: 2-3 RÚT GỌN PHÂN SỐ +LUYỆN TẬP T. Tín. “TOÁN 6. TUẦN

Hình vuông1.Tính chất: Hình vuông là tứ giác có 4 góc vuông, 4 cạnh dài bằng nhau.Cạnh kí hiệu là a a 2.Tính chu vi: Muốn tính chu vi hình vuông, ta lấy số đo một cạnh nhân với 4. CTTQ: P = a x 4Muốn tìm một cạnh hình vuông, ta lấy chu vi chia cho 4. a = P : 43. Tính diện tích: Muốn tính diện tích hình vuông , ta lấy số đo một cạnh nhân với chính nó.CTTQ: S = a x a• Muốn tìm 1 cạnh hình vuông, ta tìm xem một số nào đó nhân với chính nó bằng diện tích, thì đó là cạnh.• VD: Cho diện tích hình vuông là 25 m2. Tìm cạnh của hình vuông đó. Giải Ta có 25 = 5 x 5; vậy cạnh hình vuông là 5m Hình chữ nhật1.Tính chất: Hình chữ nhật là tứ giác có 4 góc vuông,2 chiều dài bằng nhau, 2chiều rộng bằng nhau. Kí hiệu chiều dài là a, chiều rộng là b A2.Tính chu vi: Muốn tính chu vi hình chữ nhật, ta lấy số đo chiều dài cộng số đo chiều rộng (cùng đơn vị đo) rồi nhân với 2. CTTQ: P = ( a + b ) x 2*Muốn tìm chiều dài, ta lấy chu vi chia cho 2 rồi trừ đi chiều rộng a = P : 2 - b• Muốn tìm chiều rộng, ta lấy chu vi chia cho 2 rồi trừ đi chiều dài. b = P : 2 - a3.Tính diện tích: Muốn tính diện tích hình chữ nhật , ta lấy số đo chiều dài nhân với số đo chiều rộng (cùng đơn vị đo). CTTQ: S = a x b• Muốn tìm chiều dài, ta lấy diện tích chia cho chiều rộng. a = S : b• Muốn tìm chiều rộng, ta lấy diện tích chia cho chiều dài. b = S : aHình bình hành 1.Tính chất: Hình bình hành có hai cặp cạnh đối diện song song và bằng nhau.Kí hiệu: Đáy là a, chiều cao là h2.Tính chu vi: Chu vi hình bình hành là tổng độ dài của 4 cạnh 3.Tính diện tích: Muốn tính diện tích hình bình hành, ta lấy độ dài đáy nhân với chiều cao (cùng đơn vị đo) CTTQ: S = a x h • Muốn tìm độ dài đáy, ta lấy diện tích chia cho chiều cao. h a = S : b• Muốn tìm chiều rộng, ta lấy diện tích chia cho chiều dài. b = S : aHình thoi1.Tính chất: Hình thoi có hai cặp cạnh đối diện song song và bốn cạnh bằng nhau Hình thoi có hai đường chéo vuông góc với nhau và cắt nhau tại trung điểm của mỗi đường. Kí hiệu hai đường chéo là m và n2.Tính chu vi: Muốn tính chu vi hình thoi, ta lấy số đo một cạnh nhân với 4.3.Tính diện tích: Diện tích hình thoi bằng tích của độ dài hai đường chéo chia cho 2 (cùng đơn vị đo). S = 2mxnHình thang1.Tính chất: Hình thang có một cặp cạnh đối diện song song.- Chiều cao: là đoạn thẳng ở giữa hai đáy và vuông góc với hai đáy. Kí hiệu: đáy lớn là a, đáy nhỏ là b, chiều cao là h2.Tính diện tích: Muốn tính diện tích hình thang ta lấy tổng độ dài hai đáy nhân với chiều cao ( cùng đơn vị đo) rồi chia cho 2. S = ( a + b ) x h : 2Hoặc: Muốn tính diện tích hình thang ta lấy trung bình cộng hai đáy nhân với chiều cao. S = 2a b+ x h - Tính tổng hai đáy: Ta lấy diện tích nhân với 2 rồi chia cho chiều cao. ( a + b ) = S x 2 : h- Tính trung bình cộng hai đáy: Ta lấy diện tích chia cho chiều cao. 2a b+ = S : h - Tính độ dài đáy lớn: Ta lấy diện tích nhân với 2, chia cho chiều cao rồi trừ đi độ dài đáy bé. a = S x 2 : h - b- Tính độ dài đáy bé: Ta lấy diện tích nhân với 2, chia cho chiều cao rồi trừ đi độ dài đáy lớn. b = S x 2 : h - a- Tính chiều cao: Ta lấy diện tích nhân với 2 rồi chia cho tổng độ dài hai đáy. h = S x 2 : ( a + b )hoặc: Tính chiều cao: Ta lấy diện tích chia cho trung bình cộng của hai đáy. h = S : 2a b+ hdrHình tam giác1.Tính chất: Hình tam giác có ba cạnh, 3 góc, 3 đỉnh.- Chiều cao là đoạn thẳng hạ từ đỉnh vuông góc với cạnh đối diện.Kí hiệu đáy là a, chiều cao là h2.Tính chu vi: Chu vi hình tam giác là tổng độ dài của 3 cạnh.3.Tính diện tích: Muốn tính diện tích hình tam giác ta lấy độ dài đáy nhân với chiều cao ( cùng đơn vị đo) rồi chia cho 2. S = a x h : 2- Tính cạnh đáy: Ta lấy diện tích nhân với 2 rồi chia cho chiều cao. a = S x 2 : h- Tính chiều cao: Ta lấy diện tích nhân với 2 rồi chia cho cạnh đáy. h = S x 2 : aHình tròn 1.Tính chất: Hình tròn có tất cả các bán kính bằng nhau.-Đường bao quanh hình tròn gọi là đường tròn.-Điểm chính giữa hình tròn là tâm.-Đoạn thẳng nối tâm với một điểm trên đường tròn gọi là bán kính. Ki hiệu là r-Đoạn thẳng đi qua tâm và nối hai điểm của đường tròn gọi là đường kính. Đường kính gấp hai lần bán kính. Kí hiệu là d2.Tính chu vi: Muốn tính chu vi hình tròn ta lấy đường kính nhân với số 3,14. C = d x 3,14Hoặc ta lấy bán kính nhân 2 rồi nhân với số 3,14. C = r x 2 x 3,14- Tính đường kính: ta lấy chu vi chia cho số 3,14 d = C : 3,14- Tính bán kính: ta lấy chu vi chia cho 2 rồi chia cho số 3,14 r = C : 2 : 3,14 ( Tính ra nháp: r = C : 6,28 )3.Tính diện tích: Muốn tính diện tích hình tròn ta lấy bán kính nhân với bán kính rồi nhân với số 3,14. S = r x r x 3,14- Biết diện tích, muốn tìm bán kính, ta làm như sau: Lấy diện tích chia cho số 3,14 để tìm tích của hai bán kính rồi tìm xem số nào đó nhân với chính nó bằng tích đó thì đấy là bán kính hình tròn.VD: Cho diện tích một hình tròn bằng 28,26 cm2.Tìm bán kính hình tròn đó.GiảiTích hai bán kính hình tròn là:28,26 : 3,14 = 9 (cm2)Vì 9 = 3 x 3 nên bán kính hình tròn là 3cmHình hộp chữ nhật1.Tính chất: Hình hộp chữ nhật có 6 mặt,Hai mặt đáy và bốn mặt bên.- Có 8 đỉnh, 12 cạnh- Có ba kích thước: chiều dài (a), chiều rộng(b), chiều cao(c). 2.Tính diện tích xung quanh: Muốn tính diện tích xung quanh hình hộp chữ nhật ta lấy chu vi đáy nhân với chiều cao ( cùng một đơn vị đo ). Sxq = P(đáy) x c Hoặc: Sxq = ( a + b ) x 2 x c - Muốn tìm chu vi đáy, ta lấy diện tích xung quanh chia cho chiều cao. P(đáy) = Sxq : c - Muốn tìm chiều cao, ta lấy diện tích xung quanh chia cho chu vi đáy c = Sxq : P(đáy) - Muốn tìm tổng hai đáy, ta lấy diện tích xung quanh chia cho 2 rồi chia cho chiều cao. ( a + b ) = Sxq : 2 : h - Muốn tìm chiều dài, ta lấy diện tích xung quanh chia cho 2, chia cho chiều cao rồi trừ đi chiều rộng. a = Sxq : 2 : c - b- Muốn tìm chiều rộng, ta lấy diện tích xung quanh chia cho 2, chia cho chiều cao rồi trừ đi chiều dài. b = Sxq : 2 : c - a 3.Tính diện tích toàn phần: Muốn tính diện tích toàn phần hình hộp chữ nhật ta lấy diện tích xung quanh cộng diện tích hai đáy. Stp = Sxq + S(2đáy)Hoặc: Stp = (a + b ) x 2 x c + a x b x 2- Muốn tìm diện tích đáy ta lấy chiều dài nhân với chiều rộng. S(đáy) = a x b- Muốn tìm chiều dài, ta lấy diện tích đáy chia cho chiều rộng. a = S(đáy) : b - Muốn tìm chiều rộng, ta lấy diện tích đáy chia cho chiều dài. b = S(đáy) : a4.Tính thể tích hình hộp chữ nhật: ta lấy chiều dài nhân với chiều rộng rồi nhân với chiều cao (cùng một đơn vị đo ). V = a x b x c- Muốn tìm chiều dài, ta lấy thể tích chia cho chiều rộng rồi chia tiếp cho chiều cao. a = V : b : c- Muốn tìm chiều rộng, ta lấy thể tích chia cho chiều dài rồi chia tiếp cho chiều cao. b = V : a : c- Muốn tìm chiều cao, ta lấy thể tích chia cho chiều dài rồi chia tiếp cho chiều rộng. c = V : a : bhoặc lấy thể tích chia cho diện tích đáy c = V : S(đáy) Hình lập phương1.Tính chất: Hình lập phương có 6 mặt là các hình vuông bằng nhau.- Có 8 đỉnh, 12 cạnh dài bằng nhau.Kí hiệu cạnh là a 2.Tính diện tích xung quanh: Muốn tính diện tích xung quanh hình lập phương ta lấy diện tích một mặt nhân với 4 Sxq = S(1 mặt) x 4 3.Tính diện tích toàn phần: Muốn tính diện tích toàn phần hình lập phương ta lấy diện tích một mặt nhân với 6. Stp = S(1 mặt) x 6 Muốn tìm diện tích một mặt ta lấydiện tích xung quanh chia cho 4 hoặc diện tích toàn phần chia cho 6. S(1 mặt) = Sxq : 4 Hoặc: S(1 mặt) = Stp : 6- Muốn tìm 1 cạnh hình lập phương, ta tìm xem một số nào đó nhân với chính nó bằng diệntích một mặt, thì đó là cạnh.- VD: Cho diện tích một mặt là 25 m2. Tìm cạnh của hình lập phương đó. Giải Ta có 25 = 5 x 5; vậy cạnh hình lập phương là 5m 4.Tính thể tích hình lập phương: ta lấy cạnh nhân với cạnh rồi nhân với cạnh. V = a x a x aMuốn tìm 1 cạnh hình lập phương, ta tìm xem một số nào đó nhân với chính nó rồi nhân tiếp với nó bằng thể tích, thì đó là cạnh.VD: Cho thể tích là 125 m2. Tìm cạnh của hình lập phương đó. Giải Ta có 25 = 5 x 5 x 5 ; vậy cạnh hình lập phương là 5m

Chúng ta được học bài Hình lập phương trong chương trình học Toán lớp 5. Tuy nhiên, kiến thức này sẽ theo chúng ta đến tận lớp 12. Do đó, nếu bạn muốn học giỏi Toán thì đừng quên củng cố kiến thức này.

Lý thuyết, công thức, tính chất Hình lập phương


Nội dung bài viết:
1. Định nghĩa.
2. Diện tích hình lập phương.
3. Thể tích hình lập phương.
4. Một số bài tập về hình lập phương.

Hình lập phương là hình khối có chiều rộng, chiều dài và chiều cao đều bằng nhau.

Hình lập phương có:+ 8 đỉnh: đỉnh A, đỉnh C, đỉnh B, đỉnh D, đỉnh E, đỉnh F, đỉnh G, đỉnh H.+ 12 cạnh bằng nhau: AB = BD = DC = CA = CH = AE = DG = BF = FG = FE = EH = HG.

+ 6 mặt là hình vuông bằng nhau.

2. Diện tích xung quanh, diện tích toàn phần hình lập phương

Vì hình lập phương có 6 mặt bằng nhau nên:

+ Diện tích xung quanh của hình lập phương bằng diện tích một mặt nhân với 4.

Sxq = a x a x 4

Trong đó:
- Sxq: Diện tích xung quanh.
- a: Độ dài một cạnh của hình lập phương.

+ Diện tích toàn phần của hình lập phương bằng diện tích một mặt nhân với 6.

Stp = a x a x 6

Trong đó:
- Stp: Diện tích toàn phần.
- a: Độ dài một cạnh của hình lập phương.


3. Thể tích hình lập phương

- Muốn tính thể tích hình lập phương ta lấy cạnh nhân với cạnh rồi nhân với cạnh.

- Hình lập phương có cạnh a thì thể tích V là:

V = a x a x a

4. Một số bài tập về hình lập phương

Bài 1: Tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình lập phương có cạnh bằng 8cm.

Hướng dẫn giải:Để giải bài toán ta áp dụng các công thức sau:

+ Diện tích xung quanh của hình lập phương có cạnh bằng a là: Sxq = a x a x 4.


+ Diện tích toàn phần của hình lập phương có cạnh bằng a là: Stp = a x a x 6.

Lời giải:
Diện tích xung quanh của hình lập phương là: 8 x 8 = 64 (cm2).
Diện tích toàn phần của hình lập phương là: 8 x 8 x 6 = 384 (cm2).

Bài 2: Một hình lập phương có chu vi đáy là 28dm. Diện tích toàn phần của hình lập phương đó là:
A. 196dm2.                              B. 294dm2.                     C. 3136dm2.                         D. 4704dm2.

Hướng dẫn giải:+ Để tính được diện tích toàn phần của hình lập phương ta phải tính được độ dài một cạnh của hình lập phương.

+ Vì hình lập phương có 6 mặt đều là hình vuông nên độ dài một cạnh của hình lập phương bằng chu vi đáy chia cho 4.

Lời giải:Độ dài một cạnh của hình lập phương là:28 : 4 = 7 (dm)Diện tích toàn phần của hình lập phương đó là:

7 x 7 x 6 = 294 (dm2)


Vậy đáp án đúng là: B.

Bài 3 (Câu 2, Trang 122 SGK Toán lớp 5): Một khối kim loại hình lập phương có cạnh là 0,75m. Mỗi đề-xi-mét khối kim loại đó nặng 15 kg. Hỏi khối kim loại đó cân nặng bao nhiêu ki-lô-gam?

Hướng dẫn giải- Tính thể tích khối kim loại: ta lấy cạnh nhân với cạnh rồi nhân với cạnh.- Đổi thể tích vừa tìm được sang đơn vị đề-xi-mét khối.

- Tính cân nặng của khối kim loại ta lấy cân nặng của mỗi đề-xi-mét khối kim loại nhân với thể tích khối kim loại (với đơn vị đề-xi-mét khối).

Lời giải:Thể tích của khối kim loại đó là:

0,75 x 0,75 x 0,75 = 0,421875 (m3)


Ta có: 0,421875m3 = 421,875dm3.Khối kim nặng có cân nặng:15 x 421,875 = 6328,125 (kg)

Đáp số: 6328,125kg

Chỉ cần bạn nắm vững được lý thuyết và làm các bài tập về hình lập phương lớp 5 thường xuyên, các bạn dễ dàng củng cố được kiến thức, tự tin giải mọi bài toán liên quan như tính cạnh, chu vi, diện tích... hình lập phương.


Taimienphi.vn cũng cập nhật lý thuyết, công thức và các dạng bài tập phương trình đường tròn. Các em học sinh THPT cùng tham khảo.
Xem thêm: Phương trình đường tròn

Cùng Taimienphi.vn ôn luyện lại lý thuyết, công thức của hình lập phương lớp 5 cũng như các dạng bài tập từ cơ bản đến nâng cao để có thể củng cố kiến thức, học Toán giỏi hơn, gặp bài tập liên quan đều có thể giải được.

Các dạng bài tập về hình lập phương lớp 5 Giải bài 2 trang 128 SGK Toán 5 Giải Toán lớp 5 trang 108 - Hình hộp chữ nhật, hình lập phương Giải Toán lớp 5 trang 123, Luyện tập chung Giải Toán lớp 5 trang 122, 123 - Thể tích hình lập phương Giải bài 3 trang 128 SGK Toán 5