Công thức A ns p1s s là đại lượng gì

Chương IV: Công cơ học là gì? công suất, năng lượng

Chương IV: Động năng là gì? Định lý động năng

Công cơ học (công) của một lực FF→ là đại lượng vô hướng được xác định bằng tích độ lớn của lực tác dụng theo phương chuyển dời với độ dời của điểm đặt lực.

1/ khái niệm năng lượng:
Năng lượng là dạng vật chất đặc biệt gắn liền với mọi vật. Năng lượng không tự nhiên sinh ra và cũng không tự nhiên mất đi nó chỉ chuyển hóa từ dạng này sang dạng khác hoặc từ vật này sang vật khác.

năng lượng giải phóng ra từ một vụ nổ hạt nhân bao gồm rất nhiều dạng năng lượng: nhiệt năng, cơ năng, quang năng, phóng xạ …

Chương IV: Công cơ học là gì? công suất, năng lượng

2/ Công cơ học:

Lực FF→ không đổi tác dụng vào vật và làm nó chuyển dời được quãng đường là s, công của lực FF→ gọi là công cơ học và được xác định bằng biểu thức toán học:

trong đó

  • A: công cơ học gọi tắt là công (J)
  • s: quãng đường dịch chuyển (m)
  • F: độ lớn của lực tác dụng (N)
  • α: là góc hợp bởi véc tơ lực và véc tơ chuyển dời.

Biểu thức công được nhà toán học người Pháp Gaspard-Gustave đưa ra năm 1826.
Trong hệ đơn vị SI công có đơn vị là Jun (J) là đơn vị chung của các dạng năng lượng, từ biểu thức (1) => 1J=1N.1m => 1J là năng lượng sinh ra khi một lực có độ lớn 1N làm vật dịch chuyển được quãng đường 1m theo phương của lực tác dụng.

3/ Ví dụ về công cơ học: Ví dụ 1: Một người đẩy vật khối lượng 5kg trượt trên mặt phẳng nghiêng dài 5m hợp với phương ngang một góc 300 bằng một lực có độ lớn không đổi là 50N. Tính công cơ học của tất cả các lực tác dụng vào vật, biết hệ số ma sát của mặt phẳng nghiêng là 0,1. Lấy g=10m/s2.

Chọn chiều dương là chiều chuyển động của vật.

Vật chịu tác dụng của lực đẩy FF→, trọng lực PP→, phản lực NN→ và lực ma sát FmsFms→

23:14:2812/03/2020

Bài viết này chúng ta cùng tìm hiểu cụ thể công suất là gì? Công thức tính công suất viết như thế nào? Qua đó vận dụng giải một số bài tập về công suất.

I. Công suất

- Khái niệm công suất: Công suất được xác định bằng công thực hiện được trong một đơn vị thời gian.

II. Công thức tính công suất

• Công thức: P = A/t

• Trong đó:

 P : Công suất

 A : Công thực hiện được (công cơ học)

  t : Thời gian thực hiện công đó.

III. Đơn vị của công suất

- Đơn vị của công suất là Jun/giây (J/s) được gọi là oát, ký hiệu là W.

1W = 1J/s (Jun trên giây).

1kW (kilôoát) = 1 000W.

1MW  (mêgaoát) = 1 000 000W.

* Lưu ý: Để so sánh việc thực hiện công nhanh hay chậm, ta không thể chỉ dùng độ lớn của công hay chỉ dùng thời gian thực hiện công. Mà để biết máy nào thực hiện công nhanh hơn (làm việc khỏe hơn) ta phải so sánh công thực hiện được trong một đơn vi thời gian gọi là công suất.

IV. Bài tập về Công suất

* Câu C1 trang 52 SGK Vật Lý 8: Tính công thưc hiện được của anh An và anh Dũng.

° Lời giải câu C1 trang 52 SGK Vật Lý 8:

- Ta có s =4m

- Trọng lượng của 10 viên gạch là: P1= 10.16 = 160N.

⇒ Công của An thực hiện là: A1 = P1.s = 160.4 = 640J.

- Trọng lượng của 15 viên gạch là: P2 = 15.16 = 240N.

⇒ Công của Dũng thực hiện là: A2 = P2.s = 240.4 = 960J.

* Câu C2 trang 52 SGK Vật Lý 8: Trong các phương án sau đây, có thể chọn những phương án nào để biết ai là người làm việc khỏe hơn?

a) So sánh công thực hiện được của hai người, ai thực hiện được công lớn hơn thì người đó làm việc khỏe hơn.

b) So sánh thời gian kéo gạch lên cao của hai người, ai làm mất ít thời gian hơn thì người đó làm việc khỏe hơn.

c) So sánh thời gian của hai người để thực hiện được cùng một công, ai làm việc mất ít thời gian hơn (thực hiện công nhanh hơn) thì người đó làm việc khỏe hơn.

d) So sánh công của hai người thực hiện trong cùng một thời gian, ai thực hiện được công lớn hơn thì người đó làm việc khỏe hơn.

° Lời giải câu C2 trang 52 SGK Vật Lý 8:

- Phương án c, d, đều đúng.

- Để biết ai là người làm việc khoẻ hơn: So sánh thời gian của hai người để thực hiện được cùng một công, ai làm việc mất ít thời gian hơn (thực hiện công nhanh hơn) thì người đó làm việc khỏe hơn. Hoặc so sánh công của hai người thực hiện được trong cùng một thời gian, ai thực hiện được công lớn hơn thì người đó làm việc khỏe hơn.

* Câu C3 trang 52 SGK Vật Lý 8: Từ kết quả của C2, hãy tìm từ thích hợp cho các chỗ trống của kết luận sau: Anh ...(1)... làm việc khỏe hơn vì ...(2)...

° Lời giải câu C3 trang 52 SGK Vật Lý 8:

- An kéo được 10 viên gạch trong 50 giây, do đó mỗi giây An kéo được 10/50 = 1/5 viên gạch.

- Dũng kéo được 15 viên gạch trong 60 giây, do đó mỗi giây Dũng kéo được 15/60 = 1/4 viên gạch.

⇒ Anh Dũng làm việc khỏe hơn vì trong cùng một khoảng thời gian (một giây) anh Dũng thực hiện được một công lớn hơn (kéo được nhiều hơn vì 1/4 >1/5).

* Câu C4 trang 53 SGK Vật Lý 8: Tính công suất của anh An và anh Dũng trong ví dụ ở đầu bài học (trong câu hỏi 1).

° Lời giải câu C4 trang 53 SGK Vật Lý 8:

- Công suất của An là: P1 = A1/t1 = 640/50 = 12,8W

- Công suất của Dũng là: P2 = A2/t2 = 960/60 = 16W

* Câu C5 trang 53 SGK Vật Lý 8:  Để cày một sào đất, người ta dùng trâu cày thì mất 2 giờ, nhưng nếu dùng máy cày Bông Sen thì chỉ mất 20 phút. Hỏi trâu hay máy cày có công suất lớn hơn và lớn hơn bao nhiêu lần?

° Lời giải câu C5 trang 53 SGK Vật Lý 8:

- Cùng cày một sào đất nghĩa là thực hiện công A như nhau: A = A1 = A2.

- Thời gian thực hiện công A1 của trâu cày là: t1 = 2 giờ = 2.60 phút = 120 phút.

- Thời gian thực hiện công A2 của máy cày là: t2 = 20 phút.

- Công suất khi dùng trâu là: P1 = A1/t1 

- Công suất khi dùng máy cày là: P2 = A2/t2 

- Ta có: P1/P2 = (A1/t1):(A2/t2) = (A1/A2).(t2/t1) = t2/t1 = 20/120 = 1/6 (vì A1 = A2)

⇒ P2 = 6P1

⇒ Vậy công suất khi dùng máy cày có công suất lớn hơn khi dùng trâu là 6 lần.

* Câu C6 trang 53 SGK Vật Lý 8: Một con ngựa kéo một cái xe đi đều với vận tốc 9 km/h. Lực kéo của ngựa là 200N.

a) Tính công suất của ngựa.

b) Chứng minh rằng P = F.v.

° Lời giải câu C6 trang 53 SGK Vật Lý 8:

a) Trong 1h, con ngựa kéo xe đi được quãng đường là:

 s = v.t = 9.1 = 9 km = 9000(m)

- Công của lực ngựa kéo trong 1 giờ là:

 A = F.s = 200.9000 = 1800000(J)

- Công suất của ngựa trong 1 giờ = 3600 (s) là:

 P = A/t = 1800000/3600 = 500(W)

b) Ta có: P = A/t mà A = F.s ⇒ P = (F.s)/t

 mặt khác: s = v.t ⇒ P = F.v

Hy vọng với bài viết về Công suất là gì? Công thức tính Công suất và bài tập vận dụng ở trên hữu ích cho các em. Mọi góp ý và thăc mắc các em hãy để lại bình luận dưới bài viết để hayhochoi ghi nhận và hỗ trợ, chúc các em học tốt.

¤ Xem thêm các bài viết khác tại:

» Mục lục bài viết SGK Hóa 8 Lý thuyết và Bài tập

» Mục lục bài viết SGK Vật lý 8 Lý thuyết và Bài tập