Con tàu vũ trụ đầu tiên được Liên Xô cho bay vòng quanh Trái đất có tên là gì

Con tàu vũ trụ đầu tiên được Liên Xô cho bay vòng quanh Trái đất có tên là gì
Yuri Gagarin đã trở thành người anh hùng của thế giới.

Ở Nga, ngày 12 tháng Tư còn được gọi là Ngày du hành vũ trụ (Cosmonautics Day). Trong một buổi họp của Đại hội đồng Liên hợp quốc vào năm 2011, ngày này được tuyên bố là “Ngày của chuyến bay của con người trong không gian” (Day of Human Space Flight).

Ngày 12 tháng Tư năm 1961, tàu vũ trụ Phương Đông 1 (Vostok 1 hay Восток 1) được phóng lên vũ trụ từ một sân bay quốc tế ở Liên Xô và Yuri Gagarin, 27 tuổi, trở thành người đầu tiên bay vào vũ trụ, hoàn thành quỹ đạo bay 108 phút vòng quanh Trái Đất.

Năm 2011, con gái của Yuri Gagarin là chia sẻ về cuộc sống riêng của cha cô với Andrea Rose của Hội đồng Anh như sau “Nhưng sau chuyến bay đầu tiên, cha tôi vẫn muốn quay lại vũ trụ. Cha tôi muốn tiếp tục công việc của mình là một phi công và một phi hành gia.”

Sau khi trở về Trái Đất, phi hành gia người Liên Xô trở thành một anh hùng thế giới. Nhiệm vụ của ông bước vào không gian đã tạo ra đột phá và góp phần thúc đẩy cuộc cạnh tranh giữa Liên Xô và Mỹ trong khám phá không gian vũ trụ.

Gagarin vẫn là một hình ảnh quan trọng trên toàn cầu vì thành quả và cách truyền cảm hứng của mình, cuộc đời của một người con của một người thợ mộc đã trở thành một trong những tên tuổi lớn nhất của thế kỷ 20, cô Rose nói với CNN vào năm 2011.

Cựu phi hành gia đã không sống đủ lâu để chứng kiến hàng trăm người khác đã theo bước chân của ông để thám hiểm không gian. Gagarin, một người chồng và là người cha của hai người con, đã hy sinh trong một tai nạn máy bay vào năm 1968 khi mới 34 tuổi.

Tiếp nối thành công của vệ tinh Sputnik-1, ngày 3-11-1957, chú chó Laika đã được đưa vào quỹ đạo Trái đất bằng vệ tinh Sputnik-2. Đây là lần đầu một sinh vật sống bay vào vũ trụ. Ngày 19-8-1960, hai chú chó Belka và Strelka tiếp tục thực hiện chuyến bay vào quỹ đạo trên con tàu Sputnik-5, với 17 vòng quanh quỹ đạo Trái đất trong 25 giờ đồng hồ, rồi trở về Trái đất an toàn. 

Từ đầu năm 1959, Liên Xô đã khởi động chương trình chinh phục Mặt trăng mang tên Luna, bằng việc phóng tàu Luna-1 lên quỹ đạo. Chương trình Luna kéo dài 18 năm (1958 - 1976), thực hiện vô số sứ mệnh thăm dò Mặt trăng. Trong đó, tàu Luna-3 (1959) đã làm được một việc vô cùng quan trọng là chụp ảnh được phần khuất của Mặt trăng, đưa Liên Xô trở thành quốc gia đầu tiên thực hiện việc quan trọng này.

Lịch sử của ngành hàng không vũ trụ Liên Xô chứng kiến bước ngoặt trọng đại khi vào lúc 9 giờ 7 phút ngày 12-4-1961, tàu vũ trụ Vostok-1 (Phương Đông-1) cất cánh từ sân bay vũ trụ Baikonur mang theo nhà du hành vũ trụ Yuri Gagarin đã bay vào không gian. Liên lạc về Trái đất, Gagarin đã nói một câu bất hủ: “Từ vũ trụ, tôi không còn nhìn thấy biên giới các quốc gia. Trái đất xanh một mầu xanh vĩnh cửu”. Sau khi bay một vòng quanh Trái đất, tàu vũ trụ Phương Đông-1 hạ cánh an toàn xuống một cánh đồng bên sông Volga thuộc Liên Xô. Chuyến bay đầu tiên của con người vào vũ trụ đã kết thúc thắng lợi.

Tiếp theo chuyến bay thế kỷ của Gagarin, bốn tháng sau, Liên Xô tiếp tục phóng thành công tàu vũ trụ Vostok-2 do Gherman Titov điều khiển. Sau 25 giờ 11 phút, tàu vũ trụ Vostok-2 đã bay được 17 vòng quanh Trái đất, với tổng quãng đường bay dài hơn 700 nghìn cây số. Bằng sự kiện này, nhà du hành vũ trụ Titov đã chứng minh rằng con người có thể sống và làm việc bình thường và lâu dài trong tình trạng không trọng lượng trong vũ trụ.

Con tàu vũ trụ đầu tiên được Liên Xô cho bay vòng quanh Trái đất có tên là gì
Nhà du hành vũ trụ Liên Xô Yuri Gagarin. Ảnh: TASS 

Và thành công liên tiếp đến với ngành hàng không vũ trụ Liên Xô. Ngày 16-6-1963, trong một sứ mệnh chung, tàu vũ trụ Vostok-5 chở phi hành gia Valery Bykovsky và Vostok-6 chở nữ phi hành gia Valentina Tereshkova được phóng lên vũ trụ từ sân bay Baikonua. Tàu Vostok-6 hoạt động trên quỹ đạo Trái đất trong thời gian gần 3 ngày (70 giờ 50 phút), bay 48 vòng quanh Trái đất. Số lần bay quanh Trái đất của bà nhiều hơn tổng số lần của các nhà du hành vũ trụ Mỹ tính đến thời điểm đó. Valentina Tereshkova được xem là nhà nữ du hành vũ trụ đầu tiên trong lịch sử thám hiểm vũ trụ của loài người. Công việc của bà là ghi lại nhật ký chuyến bay và chụp ảnh đường chân trời, sau đó được dùng để phân biệt các tầng khí trong khí quyển. Tereshkova trên tàu Vostok-6 có lúc cách Vostok-5 chỉ 5 km, họ liên lạc với nhau bằng sóng radio. Đây cũng là lần đầu tiên các tàu vũ trụ liên lạc với nhau ngoài không gian. 

Năm 1971, thiết bị thăm dò của tàu Venera-7 do Liên Xô chế tạo đã hạ cánh thành công xuống sao Kim. Trên thực tế, đó là lần đầu loài người thả thiết bị thăm dò xuống bề mặt một hành tinh khác. Cùng năm, Liên Xô cho hạ cánh tàu thăm dò Mars-3 lên sao Hỏa. Sau đó tàu Mars-3 truyền dữ liệu về Trái đất. Quá trình truyền tải này kéo dài 14 giây. Ngoài ra, tàu cũng gửi về Trái đất bức ảnh đầu tiên chụp bề mặt sao Hỏa.

Liên Xô là quốc gia hợp tác rất chặt chẽ với Việt Nam trong ngành hàng không vũ trụ, mà chương trình Interkosmos là một thí dụ, ra đời trong thập niên 70 của thế kỷ trước với mục đích giúp các quốc gia có quan hệ ngoại giao tốt với Liên Xô tham gia những chương trình không gian có người lái cũng như không người lái. Khi Liên Xô chuẩn bị đào tạo một nhóm các nhà du hành vũ trụ quốc tế từ các nước xã hội chủ nghĩa theo chương trình Interkosmos, nhà du hành Titov đã đề nghị Việt Nam tham gia và đề xuất cử phi công Phạm Tuân theo khóa huấn luyện của chương trình này. Năm 1980, Phạm Tuân trở thành người Việt Nam và châu Á đầu tiên bay vào vũ trụ cùng nhà du hành vũ trụ Liên Xô Viktor Gorbatko. Chuyến bay lịch sử bắt đầu vào ngày 23-7-1980 từ sân bay vũ trụ Baikonur trên tàu Soyuz-37. Họ thực hiện nhiệm vụ trên trạm không gian Salyut-6 cùng hai nhà du hành vũ trụ Liên Xô khác. Sau đó, họ trở về Trái đất ngày 31-7-1980. 

Trong 8 ngày bay trong vũ trụ, hai nhà du hành vũ trụ Gorbatko và Phạm Tuân đã thực hiện tổng cộng 142 vòng quanh quỹ đạo Trái đất. Hai nhà du hành đã tiến hành 30 cuộc thí nghiệm viễn thám hàng không, đo đạc và xây dựng bản đồ độ ẩm đất vùng sông Hồng, chuẩn bị xây dựng trạm mặt đất Hoa Sen phục vụ thông tin liên lạc qua hệ Intersputnik. Trong tình trạng không trọng lực, hai nhà du hành vũ trụ cũng đã tiến hành các thí nghiệm về hòa tan các mẫu khoáng chất, các thí nghiệm cây trồng trên bèo hoa dâu… Ngoài ra, nhà du hành vũ trụ Phạm Tuân còn tiến hành chụp ảnh Việt Nam từ quỹ đạo Trái đất.

Với thành tích này, nhà du hành vũ trụ Phạm Tuân đã được trao tặng Huân chương Hồ Chí Minh và danh hiệu Anh hùng Lao động Việt Nam. Ông cũng vinh dự trở thành một trong những người nước ngoài đầu tiên được trao tặng danh hiệu Anh hùng Liên Xô, Huân chương Lê-nin.

Ngoài ra, nhắc đến thành tựu của ngành hàng không vũ trụ của Liên Xô thì không thể không nhắc tới Trạm vũ trụ Mir (Trạm vũ trụ Hòa bình). Suốt 15 năm bay vòng quanh Trái đất (1986 - 2001), Trạm vũ trụ Mir đã đón nhận 104 lượt phi hành gia thực hiện gần 23.000 thí nghiệm khoa học.

Cách đây đúng 50 năm, ngày 12/4/1961, nhà du hành vũ trụ người Nga 27 tuổi Yuri Gagarin bay vào không gian. Lần đầu tiên giấc mơ chinh phục vũ trụ của loài người trở thành hiện thực… Cả nhân loại đã vui mừng trước thành tựu chinh phục vũ trụ của Liên Xô.

Sau chuyến bay, tên tuổi Gagarin đã vượt ra ngoài ranh giới quốc gia, trở thành biểu tượng về lòng dũng cảm và khát vọng chinh phục vũ trụ của nhân loại.

Nhân kỷ niệm 50 năm chuyến bay của Yuri A.Gagarin vào vũ trụ, phóng viên VOV phỏng vấn Đại sứ Đặc mệnh Toàn quyền Liên bang Nga tại Việt Nam, ngài Andrey G. Kovtun.

** PV: Thưa ông, năm nay chúng ta kỷ niệm 50 năm chuyến bay đầu tiên của con người vào vũ trụ. Xin ông cho biết về ý nghĩa của sự kiện này đối với nhân dân Nga nói riêng và nhân loại nói chung?

Andrey G. Kovtun: Ngày 12/4/1961 đã mở ra kỷ nguyên của những chuyến bay vào vũ trụ, và chúng tôi tự hào, người Trái Đất đầu tiên bay lên khoảng không bao la của hành tinh là người Nga, phi công vũ trụ Yu.A.Gagarin.

Việc con tàu vũ trụ "Phương Đông" đưa con người bay lên quỹ đạo Trái Đất đã hiện thực hóa những ý tưởng do hai nhà khoa học vĩ đại của Nga là F.A.Tsander và K.E.Tsionkovsky đặt nền móng, và sau đó được nhà thiết kế chế tạo thiên tài Liên Xô S.P.Korolev phát triển thêm.

Năm 2011 - năm kỷ niệm ngành Khoa học Vũ trụ và cũng là ngày lễ của các nhà du hành vũ trụ. Gagarin đã trở thành biểu tượng cho ngành vũ trụ thế giới. Không phải ngẫu nhiên mà tuần trước, LHQ đã tuyên bố ngày 12/4 là Ngày Quốc tế kỷ niệm chuyến bay của con người vào vũ trụ.

Ngày 12/4, Nga sẽ vinh danh tất cả những ai đã đóng góp công sức để thực hiện chuyến bay lịch sử trên. Chuyến bay ấy không thể thành hiện thực nếu không có sự đóng góp tận tâm của hàng nghìn nhà khoa học, thiết kế chế tạo, kỹ sư và những công nhân Xô viết.

Kể từ ngày đáng nhớ đó, khi con người lần đầu tiên khắc phục được lực hút của trái đất, vũ trụ đã bước vào đời sống chúng ta một cách vững chắc. Hiện nay, trên quỹ đạo Trái Đất có Trạm vũ trụ quốc tế ISS đang hoạt động, tiến hành những thí nghiệm khoa học độc đáo, hoàn thiện những công nghệ tối tân trong môi trường không trọng lượng.

Nhờ các ngành công nghệ vũ trụ mà nhiều khái niệm ngày nay đã trở nên quen thuộc, như Internet, liên lạc điện thoại di động, vô tuyến, dẫn đường vệ tinh, theo dõi những diễn biến tự nhiên, địa chất xảy ra trên Trái Đất…

Con tàu vũ trụ đầu tiên được Liên Xô cho bay vòng quanh Trái đất có tên là gì
Con tàu vũ trụ đầu tiên được Liên Xô cho bay vòng quanh Trái đất có tên là gì
* PV: Xin Đại sứ cho biết đôi nét về sự phát triển của nền khoa học vũ trụ Nga trong thời gian qua?

Andrey G. Kovtun: Từ những con tàu vũ trụ và trạm quỹ đạo tới những tổ hợp quỹ đạo đa năng là cả một chặng đường hết sức gian nan phức tạp mà ngành Khoa học vũ trụ Nga đã trải qua.

Ngày nay hợp tác quốc tế trong vũ trụ đã trở thành đường lối chung để phát triển ngành khoa học vũ trụ thế giới, mới có thể bảo toàn sự sống trên Trái Đất, nâng cao đời sống của tất cả các dân tộc.

Vì vậy việc tham gia xây dựng Trạm vũ trụ quốc tế ISS chiếm một vị trí quan trọng trong nội dung triển khai chương trình nghiên cứu vũ trụ rất có triển vọng của Nga.

Hiệp định hợp tác nghiên cứu và sử dụng không gian vũ trụ vào mục đích hòa bình giữa Nga và Mỹ là cơ sở cho những hoạt động nói trên. Dự án này còn có sự tham gia của Nhật Bản, Canada và các nước thành viên Cơ quan vũ trụ châu Âu.

Phòng thí nghiệm vũ trụ được xây dựng trên quỹ đạo đã trở thành địa điểm cho các nhà khoa học và chuyên gia xuất sắc của toàn thế giới tiến hành những nghiên cứu khoa học quan trọng.

Trong mỗi kỳ thăm dò khảo sát - thường kéo dài gần nửa năm - trong khoang ISS của Nga thường tiến hành từ 40 đến 50 thí nghiệm thuộc lĩnh vực nghiên cứu Thái Dương hệ, y học, công nghệ sinh học, địa vật lý, viễn thám, vật liệu học và nhiều lĩnh vực khác.

Nhiệm vụ hàng đầu theo Chương trình vũ trụ cấp liên bang của Nga giai đoạn 2006 -2015 là hoàn thiện trang bị các modul nghiên cứu mới, đảm bảo mở rộng một cách đáng kể khả năng thực hiện chương trình nghiên cứu và thí nghiệm khoa học, cũng như tiến hành các chiến dịch vận chuyển tiếp liệu kỹ thuật và điều khiển chuyến bay của trạm ISS theo các nghĩa vụ mà Nga đã cam kết với tư cách là đối tác tham gia dự án quốc tế chung này.

Nga còn có kế hoạch xây dựng một tổ hợp tên lửa vũ trụ rất có triển vọng để phục vụ các chuyến bay lên quỹ đạo gần Trái Đất và thực hiện thám hiểm Mặt Trăng và Sao Hỏa.

Việc thử nghiệm bay của hệ thống này dự định thực hiện trong giai đoạn 2015 - 2018. Các cuộc phóng sẽ được thực hiện từ sân bay vũ trụ mới của Nga Vostochnyi, sân bay sẽ bắt đầu được xây dựng vào giữa năm nay ở tỉnh Amur.

Ngành Khoa học Vũ trụ Nga tiếp tục giữ một trong các vị trí hàng đầu trên thế giới. Các thiết bị để hoạt động trên quỹ đạo, phương tiện hạ tầng vũ trụ ở mặt đất đang hoạt động liên tục và phát triển, cho phép thực hiện toàn bộ việc phóng tàu vũ trụ, điều khiển tàu trong khi bay, chuyển giao và sử dụng kết quả hoạt động của ngành khoa học vũ trụ phục vụ lợi ích phát triển kinh tế đất nước, đảm bảo khả năng quốc phòng, thúc đẩy khoa học cơ bản và khoa học ứng dụng.

* PV: Chúng ta vẫn nhớ chuyến bay của phi công vũ trụ Xô viết Victor Gorbatko và phi công vũ trụ Việt Nam Phạm Tuân. Xin ông cho biết về ý nghĩa của chuyến bay chung Nga-Việt vào vũ trụ?

Andrey G. Kovtun: Ngày 23/7/2010, kỷ niệm 30 năm chuyến bay phối hợp trên tàu vũ trụ "Soyuz-37" ("Liên hợp-37") do phi hành đoàn quốc tế gồm chỉ huy tàu Vikror Gorbatko và phi công vũ trụ - nhà nghiên cứu Phạm Tuân công dân nước CHXHCN Việt Nam, điều khiển.

Đoán trước được sự tham gia của đồng bào mình vào công cuộc chinh phục vũ trụ, Chủ tịch Hồ Chí Minh trong lời chúc mừng Yuri Gagarin đã viết những lời sau: "…tôi tin rằng thanh niên Việt Nam một khi nào đó sẽ có khả năng bay vào vũ trụ".

Trong chương trình chuyến bay của tàu vũ trụ "Soyuz-37" có đề ra việc ráp nối tàu với tổ hợp bay trên quỹ đạo "Salyut-6"-"Soyuz-36" (Chào mừng-6" - "Liên hợp-36) và tiến hành những nghiên cứu, thí nghiệm trên đó cùng với hai nhà du hành vũ trụ Leonid Popov và Valery Ryumin.

Trong 8 ngày làm việc trên quỹ đạo các nhà du hành vũ trụ đã hoàn thành toàn bộ chương trình nghiên cứu thí nghiệm y sinh và công nghệ do các chuyên gia Liên Xô và Việt Nam chuẩn bị với sự tham gia của các nhà khoa học nhiều nước khác.

* PV: Thưa ông, vậy Nga và Việt Nam có kế hoạch nào cho hợp tác trong lĩnh vực vũ trụ trong tương lai?

Andrey G. Kovtun: Hiện nay, Việt Nam - Nga đang hợp tác trong nhiều lĩnh vực, không loại trừ cả lĩnh vực chinh phục vũ trụ. Các chuyên gia của hai nước đã xây dựng bản dự thảo Hiệp định liên chính phủ về hợp tác trong lĩnh vực nghiên cứu và sử dụng không gian vũ trụ vào mục đích hòa bình. Tôi tin tưởng rằng văn kiện đó sẽ đặt ra cơ sở pháp lý cho sự phối hợp công tác theo hướng hoạt động rất triển vọng này, tạo điều kiện để ứng dụng thành quả khoa học đã thu được phục vụ cho lợi ích phát triển tiến tới của hai nước.

* PV: Xin cám ơn ông về cuộc phỏng vấn!./.