Có nên cạo sạch lông mũi

Cắt lông mũi là hoạt động bình thường trong cuộc sống của rất nhiều người. Nếu nhận thấy lông dài, ngứa hoặc gây mất thẩm mỹ thì hầu như mọi người đều sẵn sàng cắt chúng. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, cắt nhổ lông mũi có thể gây ra biến chứng tại bộ phận này. Vậy có nên cắt hay tỉa lông khoang mũi hay không?

Nên cắt lông mũi trong trường hợp lông mũi quá dài, rậm và thò ra ngoài gây mất thẩm mỹ trên khuôn mặt. Tuy nhiên, bạn không nên lạm dụng việc tỉa lông tại khu vực này vì có thể khiến mũi gặp một số biến chứng. Phần thông tin dưới đây sẽ giúp bạn giải thích rõ hơn về vấn đề này.

Sở dĩ rất nhiều người cắt lông mũi là vì hành động này mang đến nhiều lợi ích. Trong số đó, quan trọng nhất chính là cải thiện tính thẩm mỹ. Thông thường, lông mũi sẽ phát triển phụ thuộc vào những kích thích từ không khí hoặc kích thích do chính cơ thể gây ra. Khi đó, các sợi lông sẽ dài, dày và tăng mật độ rồi trồi ra ngoài.

Cắt tỉa lông mũi có nhiều lợi ích như tăng tính thẩm mỹ cho khuôn mặtCắt tỉa lông mũi có nhiều lợi ích như tăng tính thẩm mỹ cho khuôn mặt

Bên cạnh đó, việc ngoáy mũi cũng khiến cho các sợi lông thò ra ngoài dù chưa đủ dài. Điều này làm giảm tính thẩm mỹ cho toàn khuôn mặt. Do vậy, cắt tỉa lông mũi là lựa chọn khá hiệu quả để giải quyết vấn đề này một cách nhanh chóng.

Ngoài tăng tính thẩm mỹ, cắt lông mũi còn giúp giảm ngứa. Lông mũi có thể mọc nhanh chóng theo hướng mất kiểm soát do hàm lượng hormon tăng cao hoặc bởi lý do khác. Khi đó, lông sẽ dày và cứng hơn nên dễ cọ vào khoang mũi và gây ngứa. Nếu gặp trường hợp này, nhiều người thường lựa chọn cắt tỉa để giảm ngứa nhanh chóng.

Bên cạnh những lợi ích vừa đề cập, việc cắt lông mũi cũng có nhiều tác hại không nhỏ. Nếu loại bỏ những sợi lông này, bạn có thể gặp một số rắc rối sau:

Giảm khả năng giữ các hạt bụi

Lông mũi có tác dụng ngăn cản các hạt bụi lớn, hạt phấn hoa và tất cả các loại dị vật khác. Điều này đảm bảo không khí vào phổi không lẫn các tạp chất có hại, bảo vệ đường hô hấp của cơ thể. Do vậy, mật độ lông giảm xuống sẽ khiến dị vật dễ đi vào khoang phổi và gây bệnh.

Cắt lông mũi có thể gây giảm khả năng giữ các hạt bụi của lông mũiCắt lông mũi có thể gây giảm khả năng giữ các hạt bụi của lông mũi

Giảm khả năng lọc chất nhầy

Những sợi lông mao nhỏ sẽ lọc chất nhầy từ môi trường hoặc do cơ thể tiết ra để bảo vệ niêm mạc mũi và họng. Nếu cạo, triệt hoặc cắt lông mũi với số lượng lớn thì mũi sẽ giảm khả năng này.

Khiến mũi dễ bị khô, lạnh và nhiễm khuẩn

Lông mũi có tác dụng giữ ấm cho khoang mũi. Nếu bị cắt đi thì lông sẽ không đủ để thực hiện vai trò này và khiến mũi bị khô, lạnh. Lông mũi còn ngăn chặn một số vi sinh vật gây bệnh tiến vào niêm mạc mũi. Cắt lông mũi có thể khiến vi sinh vật dễ xâm nhập hơn.

Tóm lại, việc cắt lông mũi không được khuyến khích nhưng bạn vẫn có thể thực hiện điều này nếu đảm bảo vệ sinh và làm đúng thao tác. Đồng thời, chỉ trong một số trường hợp, bạn mới nên thực hiện cắt tỉa lông cho khoang mũi.

Như đã đề cập bên trên, bạn chỉ nên tỉa hay cắt lông mũi trong một số trường hợp nhất định và cần đảm bảo vệ sinh khi thực hiện. Cụ thể, nếu lông mũi của bạn có một trong những dấu hiệu sau thì bạn có thể cắt tỉa:

Lông mũi mọc quá dài, dày hoặc mũi ngứa thì bạn nên cắt lôngLông mũi mọc quá dài, dày hoặc mũi ngứa thì bạn nên cắt lông

Tuy nhiên, nếu mũi đang bị thương hoặc có biểu hiện bất thường thì không nên cắt lông mũi vào lúc đó. Thay vào đấy, bạn có thể chờ đến khi mũi hoàn toàn lành lặn và bình thường thì mới thực hiện. Nếu tình trạng kéo dài thì nên gặp bác sĩ để được tư vấn cụ thể.

Hiện nay có 4 cách cắt tỉa lông mũi an toàn và không đau bao gồm dùng kéo, dùng nhíp, dùng máy tỉa chuyên dụng và dùng laser để triệt hẳn. Cách thực hiện cụ thể của từng phương pháp như sau:

Dùng kéo

Dùng kéo là phương pháp cắt lông mũi nhanh chóng và không gây đau trong hầu hết mọi trường hợp. Bạn có thể sử dụng nhiều loại kéo khác nhau nhưng nên ưu tiên dùng kéo y tế hoặc kéo cắt chỉ có đầu cong hoặc kéo chuyên dụng có đầu bo tròn để cắt tỉa lông mũi.

Kéo tỉa lông mũi có đầu bo tròn giúp hạn chế gây đau và tổn thương khoang mũiKéo tỉa lông mũi có đầu bo tròn giúp hạn chế gây đau và tổn thương khoang mũi

Trước khi cắt lông mũi, bạn cần làm sạch khoang mũi bằng dung dịch muối 0,9%. Bạn chỉ cần thấm nước muối vào tăm bông hoặc bông gòn rồi đưa vào trong lỗ mũi. Bạn nên thực hiện nhẹ nhàng và không dùng tay chọc vào mũi sau khi vệ sinh. Song song với đó, bạn cũng cần vệ sinh kéo bằng cồn 70 độ và lau sạch. Tiếp theo, bạn cắt theo hướng dẫn sau:

  • Ngồi đối diện với ánh đèn (ưu tiên đèn trắng).
  • Đặt chiếc gương ở đối diện (cùng hướng với ánh đèn) sao cho khi nhìn vào gương không bị chói mắt mà vẫn thấy mũi.
  • Nở mũi ra và điều chỉnh đầu đến khi thấy được lông mũi.
  • Dùng kéo nhẹ nhàng cắt lông mũi.

Dùng nhíp

Dùng nhíp là phương pháp nhổ lông mũi triệt để, có tác dụng duy trì hiệu quả làm đẹp và giảm ngứa dễ dàng. Đối với nhíp, bạn nên chọn nhíp chuyên dụng để nhổ lông, tóc hoặc nhíp y tế với đầu không nhọn, không cong.

Nếu chọn nhíp nhổ lông tóc thông thường (có thương hiệu Kềm Nghĩa) thì có thể bo tròn hai bên của đầu nhíp để hạn chế nguy cơ tổn thương khoang mũi. Còn nếu chọn nhíp y tế thì không nên sử dụng nhiều lần vì loại nhíp này sẽ có hiệu suất giảm dần sau mỗi lần sử dụng.

Nên dùng loại nhíp Kềm Nghĩa để nhổ lông mũiNên dùng loại nhíp Kềm Nghĩa để nhổ lông mũi

Tương tự với dùng kéo, bạn cần vệ sinh mũi bằng nước muối 0,9% và vệ sinh nhíp bằng cồn rồi lấy khăn lau sạch. Tiếp theo, bạn có thể thực hiện nhổ lông như sau:

  • Ngồi đối diện với ánh đèn (ưu tiên đèn trắng).
  • Đặt chiếc gương ở đối diện (cùng hướng với ánh đèn) sao cho khi nhìn vào gương không bị chói mắt mà vẫn thấy mũi.
  • Nở mũi ra và điều chỉnh đầu đến khi thấy được lông mũi.
  • Dùng nhíp nhẹ nhàng gắp chặt lấy sợi lông.
  • Kéo từ từ (không nên kéo nhanh vì có thể gây tổn thương mũi) sợi lông xuôi theo chiều mọc để hạn chế đau và chảy máu. Lúc này, bạn có thể kết hợp với việc ấn nhẹ vào cánh mũi để giảm đau.
  • Sau khi nhổ xong một sợi, bạn nên dừng khoảng 30 – 60 giây rồi mới tiếp tục nhổ.

Dùng máy tỉa lông mũi

Dùng máy tỉa lông mũi là phương pháp tương đối an toàn và thực hiện nhanh chóng hơn hai phương pháp kể trên. Hiện nay, có rất nhiều loại máy chuyên dùng để tỉa lông khoang mũi trên thị trường với nhiều mức giá và hiệu suất khác nhau.

Máy tỉa lông mũi chuyên dụng xuất hiện rất nhiều trên thị trường hiện nayMáy tỉa lông mũi chuyên dụng xuất hiện rất nhiều trên thị trường hiện nay

Tuy nhiên, mặt trái của việc dùng máy tỉa lông mũi đó chính là bạn có thể phải bỏ ra chi phí cao hơn vài chục đến vài trăm so với việc dùng nhíp và dùng kéo. Nếu sử dụng những loại máy rẻ tiền thì rất có thể dẫn đến việc gia tăng nguy cơ tổn thương và nhiễm trùng khoang mũi hoặc niêm mạc mũi.

Để thực hiện phương pháp này, trước tiên, bạn cần vệ sinh khoang mũi bằng dung dịch muối 0,9% và vệ sinh đầu dụng cụ bằng cồn 70 độ hoặc dung dịch chuyên dụng (được kèm theo khi mua, nếu có). Sau đó, bạn thực hiện như sau:

  • Ngồi đối diện với ánh đèn (ưu tiên đèn trắng).
  • Đặt chiếc gương ở đối diện (cùng hướng với ánh đèn) sao cho khi nhìn vào gương không bị chói mắt mà vẫn thấy mũi.
  • Di chuyển đầu đến khi thấy được lông mũi.
  • Bật máy theo hướng dẫn của nhà sản xuất rồi nhẹ nhàng đưa đầu dụng cụ vào khoang mũi một cách chậm rãi.
  • Liên tục rút ra để kiểm tra kết quả nhằm tránh trường hợp máy cắt tỉa lông mũi quá ngắn.
Bạn nên cho đầu máy vào từ từ để hạn chế gây đau hay tổn thương khoang mũiBạn nên cho đầu máy vào từ từ để hạn chế gây đau hay tổn thương khoang mũi

Triệt bằng laser

Triệt lông mũi bằng laser là phương pháp cắt tỉa lông mũi hiệu quả nhất để loại bỏ triệt để vùng lông này. Để thực hiện phương pháp này, bạn cần đến những cơ sở spa uy tín tại địa phương.

Tuy nhiên, việc sử dụng laser triệt lông vùng mũi không được các chuyên gia khuyến khích. Đó là vì laser có thể khiến lông mũi không mọc lại và phá hủy hàng rào bảo vệ khoang mũi tự nhiên của cơ thể. Điều này có thể gây nên nhiều loại bệnh lý. Không những vậy, kỹ thuật này có thể tốn nhiều chi phí hơn cả dùng máy. Do vậy, bạn cần cân nhắc kỹ để đưa ra quyết định có nên dùng dịch vụ triệt lông này hay không.

Phương pháp laser có thể dùng để triệt lông ở mũi và những vùng quanh mũiPhương pháp laser có thể dùng để triệt lông ở mũi và những vùng quanh mũi

Cắt lông mũi có thể gây ra nhiều biến chứng cho cơ thể nếu không thực hiện đúng phương pháp và đảm bảo vệ sinh. Để hạn chế rủi ro, bạn nên lưu ý những điều sau:

Không nên nhổ lông mũi thường xuyên

Nhổ lông mũi có thể ảnh hưởng đến các tĩnh mạch ngay bên dưới lông và dẫn tới chảy máu ngược chiều. Điều này có thể gây nguy hiểm đến tế bào thần kinh và các loại tế bào khác nên bạn không nên nhổ lông mũi thường xuyên.

Nhổ lông mũi thường xuyên sẽ gây ra tổn thương sâu cho khoang mũiNhổ lông mũi thường xuyên sẽ gây ra tổn thương sâu cho khoang mũi

Như đã đề cập, lông mũi có vai trò bảo vệ khoang mũi và niêm mạc bằng cách cản bụi bẩn và dị vật. Do đó, nếu bạn cắt lông mũi quá sát thì có thể ảnh hưởng đến chức năng này và gây nhiễm trùng hoặc tổn thương đường hô hấp.

Khi dùng nhíp, kéo và máy tỉa lông mũi thì bạn nên thực hiện thao tác chậm rãi vì những dụng cụ này có thể gây tổn thương khoang mũi. Đặc biệt, nếu cảm thấy đau thì bạn nên ngừng hẳn hoặc dừng lại một khoảng thời gian rồi mới tiếp tục.

Bạn nên cẩn thận khi cắt tỉa lông mũi nhằm hạn chế tổn thương và biến chứngBạn nên cẩn thận khi cắt tỉa lông mũi nhằm hạn chế tổn thương và biến chứng

Thông qua bài viết trên, bạn có thể thấy được cắt lông mũi sẽ mang đến cho bản thân một số lợi ích và tác hại nhất định. Nhằm hạn chế rủi ro ở mức tối đa, bạn nên vệ sinh dụng cụ cẩn thận, làm sạch khoang mũi và thực hiện những lưu ý kể trên.