Có nên bỏ tết cổ truyền hay không vì sao

 Vì sao có quan điểm cho rằng phải bỏ Tết Nguyên đán, chỉ ăn Tết Tây? Bởi, quan điểm về Tết Nguyên đán của người thành thị khác người nông thôn. Nhưng chúng ta quên rằng cấu trúc văn hóa truyền thống của người Việt Nam là làng và tuyệt đại đa số dân số nước ta từ xưa đến nay là nông dân.

Có nên bỏ tết cổ truyền hay không vì sao

Nghỉ Tết Nguyên đán là hợp lý!

Việc tính âm lịch rất khoa học. Nếu dương lịch của phương Tây tính theo chu kỳ của mặt trời, thì âm lịch của phương Đông lại tính theo chu kỳ của mặt trăng.

Trong dương lịch, ngày 01/01, Ngày Năm mới (New Year’s Day) ở phương Tây chỉ đơn giản là ngày đầu tiên của tháng Một (January). Đó là vị thần Janus, người được phác họa có hai đầu, một trông về phía trước, một trông về phía sau, biểu tượng cho sự chuyển giao giữa cái cũ và cái mới.

Còn âm lịch chính là nông lịch. Để phục vụ canh tác nông nghiệp, thời gian trong một năm ở phương Đông được chia thành 24 tiết khác nhau. Trong đó, tiết quan trọng nhất là tiết khởi đầu của một chu kỳ canh tác, gieo trồng, tức là Tiết Nguyên đán sau này được biết đến là Tết Nguyên đán.

Do đó, Tết Nguyên đán là khoảng thời gian người nông dân được nghỉ ngơi trước khi bắt đầu một chu kỳ canh tác, gieo trồng mới. Cho nên, mới có câu: “Ba ngày Tết”, kéo dài nữa là “bảy ngày Xuân”. Đó thực chất chỉ là sinh hoạt bình thường của người nông dân từ ngàn xưa: Làm xong mùa vụ thì phải nghỉ ngơi chờ mùa vụ mới. Trong khoảng thời gian đó, người nông dân sẽ hưởng thụ thành quả lao động của mình, để lấy sức cho một mùa vụ mới.

Bữa cơm ngày thường của người nông dân luôn thiếu thốn. Cho nên, ăn Tết của người nông dân với đầy đủ vật chất (nhà cửa được quét vôi mới, bàn thờ được lau dọn sạch sẽ, trang trí thêm cành đào, cành mai, nụ tầm xuân, câu đối…), nhiều món ngon vật lạ (bánh chưng, bánh giày, dưa món, mứt, thịt heo…) là ước mơ về sự đủ đầy trong cả năm.

Chúng ta đừng nên coi Tết Nguyên đán là một cái gì to tát lắm mà hãy coi đó là những ngày “nông nhàn” của người nông dân thì sẽ dễ đồng cảm. Vì “Tháng Giêng là tháng ăn chơi, tháng Hai cờ bạc, tháng Ba rượu chè…” chỉ là thiểu số, còn đa số nông dân luôn “trông trời, trông đất, trông mây, trông mưa, trông nắng, trông ngày, trông đêm” để tiếp tục mùa vụ mới.

Thậm chí, trong các ngày “nông nhàn” là Tết Nguyên đán, một bộ phận nông dân còn biến mình thành người buôn bán ở chợ hoặc trở thành người thợ thủ công để kiếm thêm thu nhập. Đó chính là nguồn gốc của các khu chợ chỉ họp vào ngày Tết Âm lịch như Phiên chợ Thiều (Thanh Hóa), Chợ đình Bích La (Quảng Trị), Chợ Gia Lạc (Huế), Chợ Gò (Bình Định)…
Cũng phải thừa nhận, với sự phát triển kinh tế thị trường đã xuất hiện một bộ phận giàu có trong xã hội. Với họ, ngày nào cũng có thể là Tết, vì họ thụ hưởng thường xuyên và quá đầy đủ nền văn hóa vật chất lẫn tinh thần. Nên Tết đến Xuân về họ mất đi cảm giác mong mỏi một cái Tết sung túc của người nông dân. Tuy nhiên, đại đa số người dân Việt Nam với thu nhập còn khó khăn luôn mong có một khoản thời gian đủ đầy cả vật chất lẫn tinh thần. Đó chính là Tết Nguyên đán. Bởi vậy, việc đòi xóa, gộp Tết có thể coi là ý kiến của một bộ phận nhỏ của xã hội Việt Nam hiện nay.

Văn hóa trọng tình hun đúc một cái Tết kéo dài nhưng hợp lý

Bên cạnh đó, một bộ phận không nhỏ người nông thôn đã lên thành thị làm việc để kiếm kế sinh nhai nhưng họ vẫn muốn về nhà đoàn tụ gia đình. Trong đó, có cả những trường hợp “tha phương cầu thực”, bỏ quê hương, bản quán đến với phương trời xa lạ để kiếm ăn.
Trong những cái khổ của con người, như Phật giáo đã chỉ ra là do “ái biệt ly khổ”. Nghĩa là thương nhớ, muốn gặp mặt, muốn đoàn tụ mà phải xa nhau nên khổ. Thử hỏi ai làm việc cực nhọc quanh năm suốt tháng, xa quê, xa gia đình, xa bạn bè, xa người yêu… lại không có tâm lý thích được có một khoảng thời gian đủ dài để gặp lại người thân, để giải tỏa những tâm tư tình cảm?

Vậy khoảng thời gian phù hợp nhất là khi nào? Đó chính là Tết Nguyên đán. Lúc đó, người ở quê cũng đang nghỉ ngơi sau vụ mùa nên người xa quê về cũng có thể chung vui được. Giả sử nếu bỏ Tết Nguyên đán và chỉ nghỉ Tết Tây với thời gian một ngày, người làm ăn xa quê làm sao có thể về kịp? Làm sao họ có thể duy trì truyền thống tốt đẹp “Mùng một Tết Cha, mùng hai Tết Mẹ, mùng ba Tết Thầy”? Do đó, Tết Nguyên đán cũng chính là Tết của sự đoàn viên.

Nguyễn Văn Toàn

Vài năm trở lại đây, nhiều người đưa ra ý kiến nên bỏ tết nguyên đán truyền thống để gộp Tết ta vào Tết tây. Những người ủng hộ ý kiến này cho rằng, Tết nhất tốn kém, mất thời gian, ảnh hưởng tới năng suất, chất lượng lao động.

Ở phía khác, người dân Việt Nam ở trong nước và nước ngoài đều muốn giữ Tết nguyên đán. Bởi đó là nét đặc trưng văn hoá truyền thống để phân biệt người Việt Nam với người Lào, Campuchia và một số nước châu Á khác.

Có nên bỏ tết cổ truyền hay không vì sao
Có nên bỏ tết cổ truyền hay không vì sao

Tết nguyên đán đã ăn sâu trong tiềm thức người Việt.

Nhiều năm qua, cứ dịp lễ tết là tình hình giao thông, an toàn giao thông, trật tự an ninh xã hội diễn biến phức tạp. Tết – số người chết vì tai nạn giao thông gia tăng. Tết – nhiều công việc bị đình trệ, thậm chí nhiều người bỏ nhiệm sở để đi du xuân, chơi tết, lễ lạt đầu năm. Tết cũng là dịp khiến nhiều loại tệ nạn xã hội gia tăng (cờ bạc, mại dâm, ma tuý…). Tết – mọi sinh hoạt đều bị đảo lộn, phải mất hàng tuần sau nghỉ Tết nhiều người mới lấy lại được guồng làm việc vốn có. Đó có lẽ là những mặt trái khiến người ta sợ Tết.

Nhưng nếu nói tết toàn những điều tiêu cực thì không đúng. Bởi nhiều doanh nghiệp, người làm kinh doanh làm cả năm chỉ trông chờ vào mấy ngày Tết. Bằng chứng là lượng hàng hoá, lương thực, thực phẩm phục vụ tiêu dùng ngày Tết luôn tăng ở mức cao. Các ngành thương mại, dịch vụ, vận tải cũng tăng trưởng mạnh trong dịp Tết. Đây là dịp để kích cầu tiêu dùng hiệu quả. Bởi, với nhiều người, nhiều gia đình có thể thiếu thốn quanh năm nhưng ngày Tết cũng cố gắng mua sắm cho con cái, gia đình bữa cơm tươm tất, trẻ con thì được quần áo mới, đi chơi… Cũng nhờ có Tết mà các mối quan hệ thân tình, bằng hữu trở nên thân thiết, gắn bó, đầm ấm hơn. Và hơn tất cả, với người Việt Nam, tết nguyên đán là dịp tri ân tổ tiên, nguồn cội, cha mẹ, họ hàng. Khó có thể cắt nghĩa được sự thiêng liêng của ngày Tết nguyên đán trong các gia đình người Việt. Bởi, không có một ngày nào trong năm có thể khiến hàng triệu con người vượt hàng ngàn cây số, đi vài chặng bay để về nhà chỉ cùng ăn với người thân, gia đình một bữa cơm trong năm mới.

Với nhiều người, Tết là dịp để trở về với gia đình, cha mẹ, đơn giản chỉ để tận hưởng không khí đầm ấm; chia sẻ những vất vả, thành công, vui buồn… trong một năm mưu sinh.

Chưa kể, trong thế giới hội nhập những phong tục, tập quán của người bản địa lại là nét thu hút du khách tới đắm mình trong không gian tết Việt.

Tết vốn là một truyền thống tốt đẹp của người dân Việt Nam nhưng theo thời gian việc đón tết đã có nhiều thay đổi, thậm chí là có những biến tướng, khiến cho nét đẹp văn hoá lại trở thành gánh nặng, sự phiền phức cho nhiều người. Đơn giản như tục lì xì cho con trẻ, là một nét đẹp, cũng khiến trẻ hào hứng đón Tết vì có tiền riêng tiết kiệm, để mua đồ dùng học tập. Nhưng sự tính toán của người lớn đã “lây” sang cả con trẻ. Nhiều cháu bé biết so đo người này  mừng tuổi ít, người kia mừng tuổi nhiều. Thời bao cấp và nhiều năm sau này nữa, tiền mừng tuổi trẻ con thường cất đi để mua đồ dùng học tập, sách vở… Theo cơ chế thị trường, nhiều người mừng tuổi con để bày tỏ lòng biết ơn cha mẹ chúng nên khoản tiền mừng rất hậu hĩnh. Con trẻ vì thế mà có tiền rủng rỉnh, xúng xính tiêu tết có khi hơn cả người lớn. Đó cũng chính là mầm mống sự hư hỏng của không ít con trẻ.

Thay vì hô hào bỏ Tết nguyên đán chúng ta hãy thay đổi cách ứng xử với Tết sao cho thật văn minh, văn hoá. Hãy phân minh giữa chuyện chơi và làm để dù có Tết hay không có Tết mọi công việc vẫn “chạy” êm ru. Và mọi người hãy biết dừng đúng lúc trong tất cả các cuộc vui để không xảy ra những chuyện buồn trong ngày Tết./.

Bầu chọnTheo bạn nên giữ hay bỏ Tết nguyên đán?

Có nên bỏ tết cổ truyền hay không vì sao
Múa lân ngày tết - Ảnh: Sơn Khôi

Vốn là nhà kinh tế, ông thận trọng nói là cần phải có những thống kê cẩn thận về các ảnh hưởng của Tết ta với xã hội và cuộc sống con người, cũng như cần phải có phương án cực kỳ cẩn thận và tỉ mỉ.

Những nguyên nhân mà vị tiến sĩ này đưa ra để phải tính tới chuyện "xóa sổ" Tết ta theo truyền thống ngàn năm nay là sự ảnh hưởng xấu của nó tới thái độ làm việc, năng suất làm việc của người lao động. Bên cạnh đó là những tệ nạn xã hội, tai nạn giao thông tệ hại trong dịp Tết.

Theo thiển ý của tôi, vị tiến sĩ này chỉ nhìn vấn đề dưới góc độ của một chuyên gia kinh tế. Và ông cũng không phải là người đầu tiên hay cuối cùng nghĩ tới chuyện phải cho ngày Tết ta cổ truyền của dân tộc "đi theo ông bà ông vãi" (!).

Chỉ có điều, có lẽ rất nhiều người hiểu rõ bản chất của vấn đề. Tết ta hoàn toàn không có tội khi xã hội Việt xảy ra những điều bất cập như vậy. Từ ngàn đời muôn xưa cũ, người Việt mình đã ăn Tết truyền thống hàng năm mà có ảnh hưởng gì đâu. Nếu Tết là một hủ tục xấu thì chắc chắn nó đã bị "hóa mã" từ tám hoánh rồi. Vấn đề ở đây chính là con người - cụ thể là thái độ và cách con người ngày nay ăn Tết ra sao mà thôi. Ở đây phải nói tới nhận thức và ý thức có vấn đề của không ít người Việt ngày nay. Nó là một mối dây liên hệ chằng chịt về giáo dục, văn hóa và xã hội. Mà sao không tự cật vấn rằng vì sao những năm sau này, người Việt mình ăn Tết một cách "nhiều vấn đề" như vậy?

Công tâm mà nhìn nhận, quả thật Tết cổ truyền được "ăn chơi" theo kiểu hiện nay có nhiều tác hại cho tất cả. Một là nó kéo quá dài. Hai là có quá nhiều lễ hội ăn theo dịp tết. Và hai cái này có liên can với nhau.

Tết ngày nay được nghỉ quá dài. Ngày xưa, người ta chỉ nghỉ từ chiều 30 Tết cho tới hết ngày mùng 2 hay mùng 3 Tết. Sau đó mọi chuyện trở lại bình thường. Bây giờ, ngay cả nhà nước còn ủng hộ về tâm lý và pháp lý cho người dân nghỉ Tết dài lâu. Như hai Tết gần đây nhầt là Ất Mùi và Bính Thân được nghỉ tới 9 ngày. Có lẽ chưa bao giờ cái câu ca dao "tháng Giêng là tháng ăn chơi" được hiện thực rõ như ngày nay. Trước Tết cả tuần, thậm chí bắt đầu vào 20 tháng Chạp là ngoại trừ ai có kính doanh dịp Tết thì không nói, còn thì ở mọi cơ quan, doanh nghiệp, chuyện công việc chỉ là cầm chừng, chủ đề của mọi người chính là chuẩn bị Tết.

Sau Tết kéo dài tới sau rằm tháng Giêng là hội hè, cúng lễ đình chùa. Việc kéo quá dài ngày nghỉ Tết như vậy lợi bất cập hại. Năng suất lao động của ta vốn đã rất thấp mà còn nghỉ quá nhiều. Trong thời đại hội nhập quốc tế, việc kéo dài ngày nghỉ Tết của riêng mình gây ảnh hưởng rất lớn trong hoạt động giao dịch, giao thương quốc tế, khiến ta dễ bị lỡ nhịp và lỡ thời cơ với quốc tế. Các nhà đầu tư nước ngoài, các hãng quốc tế có quan hệ làm ăn và có cơ sở, văn phòng ở Việt Nam quả là sợ vãi linh hồn khi Việt Nam nghỉ Tết quá lâu trong khi mọi hoạt động chung toàn cầu của họ vẫn tiếp diễn.

Cũng chưa bao giờ Việt Nam có nhiều lễ hội với danh xưng dân gian như hiện nay. Cao trào phục hồi lễ hội hừng hực khắp thôn làng, người ta có, mình cũng phải có kẻo bị thua thiệt về…. văn hóa. Ước tính có hơn 8.000 lễ hội trên khắp cả nước, trong đó đa phần tập trung trong tháng Giêng. Tôi không có ý xúc phạm tới niềm tin tâm linh và nỗi tự hào nguồn cội cá nhân của mọi người, nhưng hàng ngàn lễ hội đáng buồn đang làm cho thời gian nghỉ Tết bị kéo dài thêm gây tốn thời gian và lãng phí tiền của.

Tết chỉ là cái cớ và chính thời gian nghỉ Tết quá dài lại là điều kiện để các tệ nạn xã hội và tai nạn giao thông thêm nghiêm trọng hơn.

Ngày Tết cổ truyền của dân tộc Việt không phải chỉ đơn thuần là một dịp để nghỉ ngơi và ăn chơi. Lễ Tết lớn nhất và quan trọng nhất này là một ý niệm về tâm linh và về cội nguồn dân tộc. Tôi nghĩ rằng: Tết cổ truyền còn, dân tộc Việt còn. Trong quá trình phát triển (kể cả nhân danh hiện đại hóa), người ta đã xóa sổ quá nhiều những dấu ấn, di tích lịch sử và dân tộc chân chính. Với Tết cổ truyền của người Việt, tôi xin mượn câu thơ 356 trong Truyện Kiều của Nguyễn Du mà rằng: "Của tin gọi một chút này làm ghi."

Theo tôi, vấn đề mà cả xã hội người Việt ngày nay cần phải chung tâm góp trí là nghĩ coi làm thế nào để ăn Tết cổ truyền một cách hợp tình hợp lý nhất, vừa bảo đảm gìn giữ được một di sản văn hóa dân tộc, vừa phù hợp với thực tế hiện đại phát triển. Nói nôm na là nghĩ cách để ăn Tết chứ không phải tìm cách để xóa bỏ Tết!

[poll width="400px" height="192px"]200[/poll]

PHẠM HỒNG PHƯỚC