Chuyện người con gái Nam Xương HSG

PHÒNG GD&ĐT THANH OAI ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9 NĂM HỌC 2014 - 2015Trường THCS Kim ThưMôn: Ngữ văn 9ĐỀ CHÍNH THỨCThời gian: 150 phút (không kể thời gian giao đề)Đề thi gồm có: 01 trangCâu 1:4 điểmNhận xét về vai trò của chi tiết nghệ thuật trong truyện, có ý kiến chorằng: "Chi tiết nhỏ làm nên nhà văn lớn". Hãy phân tích chi tiết "chiếc bóng"trong tác phẩm "Chuyện người con gái Nam Xương" của Nguyễn Dữ đã làmrõ điều đó.Câu 2: 6 điểmViết bài văn ngắn khoản một trang giấy thi trình bày suy nghĩ về câunói sau:Con người sinh ra không phải để tan biến như một hạt cát vô danh.Họ sinh ra để in dấu lại trên mặt đất, in dấu trong tim người khác.Câu 3: (10 điểm)Vẻ đẹp và số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến qua các tácphẩm Bánh trôi nước của Hồ Xuân Hương, Chuyện người con gái NamXương của Nguyễn Dữ, Truyện Kiều của Nguyễn Du, Truyện Lục Vân Tiêncủa Nguyễn Đình Chiểu.------------Hết-----------Họ và tên: ……………………………………………Số báo danh:…………PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO----------------HƯỚNG DẪN CHẤM THI CHỌN HSGMÔN: NGỮ VĂN 9Năm 2014- 2015BIỂU ĐIỂM CHẤM ĐỀ THI HỌC SINH GIỎIMÔN NGỮ VĂN 9Câu 1: 4 điểm.1. Yêu cầu chung:* Hình thức:- Học sinh biết vận dụng kiến thức và kĩ năng nghị luận để suy nghĩ trìnhbày về một vấn đề trong tác phẩm văn học. Đó là vai trò của một chi tiếtnghệ thuật trong một tác phẩm văn học.- Bài viết lập luận chặt chẽ. Văn viết mạch lạc, trong sáng; chuyển ý linhhoạt, không mắc các lỗi.* Về nội dung kiến thức:a. Nêu được vai trò của chi tiết nghệ thuật trong truyện:- Chi tiết là một trong những yếu tố nhỏ nhất tạo nên tác phẩm (...), đểlàm nên một chi tiết nhỏ có giá trị đòi hỏi nhà văn phải có sự thăng hoa vềcảm hứng và tài năng nghệ thuật.- Nghệ thuật là một lĩnh vực đặc thù: Tầm vóc của người nghệ sỹ cóthể được làm nên từ những yếu tố nhỏ nhất. Nhà văn lớn có khả năng sángtạo được những chi tiết nhỏ nhưng giàu giá trị biểu đạt, góp phần đắc lựctrong việc thể hiện chủ đề tư tưởng của tác phẩm.b. Đánh giá giá trị của chi tiết "chiếc bóng" trong "Chuyện người con gáiNam Xương":* Giá trị nội dung:- "Chiếc bóng" tô đậm thêm nét đẹp phẩm chất của Vũ Nương trongvai trò người vợ, người mẹ. Đó là nỗi nhớ thương, sự thuỷ chung, ước muốnđồng nhất "xa mặt nhưng không cách lòng" với người chồng nơi chiến trận;đó là tấm lòng người mẹ muốn khỏa lấp sự trống vắng, thiếu hụt tình cảmngười cha trong lòng đứa con thơ bé bỏng.- "Chiếc bóng" là một ẩn dụ cho số phận mỏng manh của người phụnữ trong chế độ phong kiến nam quyền. Họ có thể gặp bất hạnh bởi bất cứmột nguyên nhân vô lý nào mà không lường trước được. Với chi tiết này,người phụ nữ hiện lên là nạn nhân của bi kịch gia đình, bi kịch xã hội.- "Chiếc bóng" xuất hiện ở cuối tác phẩm "Rồi trong chốc lát, bóngnàng loang loáng mờ nhạt dần mà biến đi mất": Khắc hoạ giá trị hiện thực nhân đạo sâu sắc của tác phẩm.- Chi tiết này còn là bài học về hạnh phúc muôn đời: Một khi đánhmất niềm tin, hạnh phúc chỉ còn là chiếc bóng hư ảo.* Giá trị nghệ thuật:- Tạo sự hoàn chỉnh, chặt chẽ cho cốt truyện: Chi tiết "chiếc bóng" tạo nênnghệ thuật thắt nút, mở nút mâu thuẫn bất ngờ, hợp lý:+ Bất ngờ: Một lời nói của tình mẫu tử lại bị chính đứa con ngây thơđẩy vào vòng oan nghiệt; chiếc bóng của tình chồng nghĩa vợ, thể hiện nỗikhát khao đoàn tụ, sự thuỷ chung son sắt lại bị chính người chồng nghi ngờ"thất tiết" ...+ Hợp lý: Mối nhân duyên khập khiễng chứa đựng nguy cơ tiềm ẩn(Vũ Nương kết duyên cùng Trương Sinh thất học, đa nghi, ghen tuông, độcđoán) cộng với cảnh ngộ chia ly bởi chiến trAanh. Đó là nguy cơ tiềm ẩnbùng phát.- Tạo kịch tính, tăng sức hấp dẫn cho tác phẩm.- Chi tiết này còn là sự sáng tạo của Nguyễn Dữ (so với chuyện cổ tích,"Miếu vợ chàng Trương") tạo nên vẻ đẹp lung linh cho tác phẩm và một kếtthúc tưởng như có hậu nhưng lại nhấn mạnh hơn bi kịch của người phụ nữ.2. Biểu điểm:- Điểm 4: Bài viết đáp ứng tốt các yêu cầu trên, có rõ khả năng hiểu đề, tưduy tốt, văn viết giàu cảm xúc. Diễn đạt trong sáng, mạch lạc. Chữ viết sạchđẹp, không mắc các lỗi.- Điểm 3: Bài viết đáp ứng yêu cầu như điểm 5. Song còn thiếu chặt chẽtrong lập luận và chưa thật cảm xúc.- Điểm 2: Hiểu đề nhưng vận dụng thao tác nghị luận chưa thuần thục. Diếnđạt đôi chỗ chưa thật trong sáng; còn mắc một vài lỗi chính tả hoặc dùng từ.- Điểm 1: Học sinh có chỗ còn sa đà kể lại chuyện; lập luận chưa chặt chẽ,thiếu rõ ràng. Mắc một số lỗi dùng từ, viết câu, chính tả.Bài làm tỏ ra hiểu đề. Nội dung quá nghèo nàn; mắc nhiều lỗi diễn đạt,dùng từ, chính tả.- Điểm 0: Hoàn toàn lạc đề.Câu 2: 6 điểm.1. Yêu cầu cụ thể:* Hình thức:- Học sinh biết vận dụng kiến thức và kĩ năng nghị luận để suy nghĩ về mộtvấn đề của đời sống xã hội. Đó là quan niệm, cách sống có mục đích.- Tuy viết một trang giấy thi nhưng bài viết phải có bố cục 3 phần rõ ràng.Văn viết mạch lạc, trong sáng; không mắc các lỗi.* Về nội dung kiến thức:- Giải thích ý nghĩa câu nói: Bằng cách nói hình ảnh so sánh, ẩn dụ, câu nóikhẳng định con người sinh ra không chỉ để sống một cuộc đời tầm thường,vô vị. Đã sinh ra trong cuộc đời, con người phải khẳng định vai trò tích cựccủa mình với xã hội, những người xung quanh, phải sống có ích, tốt đẹp.- Vận dụng lí lẽ để khẳng định vấn đề:+ Con người sinh ra nếu không có lí tưởng sống, cuộc sống sẽ trở nênnhàm chán, vô vị, sống buông xuôi, thậm chí buông thả, bất cần đời...+ Sống phải có công danh, sự nghiệp, giúp ích cho đời. Vì khi sinh ratrong trời đất là ta đã mang món nợ với cuộc đời. Mỗi người cần trả sòngphẳng món nợ sâu nặng đó.+ Khi có quan niệm sống có ích, sống tốt đẹp ta sẽ thấy cuộc đời đẹp,đáng sống.+ Có cống hiến cho đời bằng những việc làm cụ thể, con người mới cóthể in dấu của mình trong xã hội. Và biết sống cho người khác, vì ngườikhác là yêu tố quan trọng có ý nghĩa quyết định để con người in dấu trongtim người khác.- Nêu dẫn chứng minh họa:+ Cha mẹ in dấu trong tim con cái bằng sự chăm sóc, nuôi dưỡng, tìnhyêu thương, dạy dỗ chu đáo.+ Có những anh hùng dân tộc in dấu trên mặt đất và trong tim chúngta bằng những hành động chiến đấu phi thường và sự hy sinh anh dũng+ Các bậc vĩ nhân in dấu trên mặt đất và trong tim chúng ta bằng sựnghiệp lừng lẫy, sự đóng góp lớn lao cho cuộc đời bằng tấm gương đạo đứcsáng ngời: Bác Hồ, Lê-nin,………+ Những kẻ sống chủ nghĩa cá nhân, những tên bạo chúa, những tênsống với tham vọng điện cuồng....Những người sống mà như chết hay sốnglay lắt trong cuộc đời, ăn bám gia đình và xã hội....không bao giờ in dấu lạitrên mặt đất, in dấu trong tim người khác.- Nhận thức hành động đúng can có:Mỗi người sinh ra cần có quan niệm sống tốt đẹp, tích cực, để lạidanh thơm, tiếng tốt; biết sống vì người khác, biết đóng góp công sức chocuộc đời chung (Như học tập, lao động tốt, giúp đỡ người khác, lên tiếng vớihành động xấu..... chắc chắn sẽ được in dấu lại trên mặt đất, in dấu trong timngười khác.2. Biểu điểm:- Điểm 5-6: Đáp ứng tốt các yêu cầu trên. Bài viết thể hiện được khả năng tưduy, có vốn sống phong phú. Lập luận chặt chẽ, diễn đạt rõ ràng, chữ viếtsạch đẹp, không mắc các lỗi.- Điểm 3-4: Đáp ứng được khoảng 2/3 các yêu cầu trên. Văn viết chưa thậtcảm xúc. Có thể diễn đạt chưa hay.- Điểm 1-2: Bài viết thiếu nhiều ý và vốn sống còn hạn chế. Diễn đạt chưarõ ràng, có mắc lỗi các loại.- Điểm 0: Hoàn toàn lạc đề.Câu 3: (10 điểm)Vẻ đẹp và số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến qua cáctác phẩm Bánh trôi nước của Hồ Xuân Hương, Chuyện người con gáiNam Xương của Nguyễn Dữ, Truyện Kiều của Nguyễn Du, Truyện LụcVân Tiên của Nguyễn Đình Chiểu.a.Yêu cầu về kỹ năng:- Bài làm của học sinh có bố cục rõ ràng, kết cấu chặt chẽ, nắm vững kỹnăng làm bài nghị luận văn học.- Lập luận thuyết phục, văn viết có cảm xúc; không mắc lỗi chính tả, dùngtừ, ngữ pháp; chữ viết cẩn thận.b.Yêu cầu về kiến thức:Học sinh có thể có nhiều cách trình bày khác nhau, song cần đáp ứngđược những yêu cầu cơ bản sau:* Vẻ đẹp của người phụ nữ:- Đẹp về nhan sắc (Người phụ nữ trong Bánh trôi nước – Hồ XuânHương; Thúy Vân, Thúy Kiều trong Truyện Kiều của Nguyễn Du ).- Đẹp về tài năng ( Thúy Kiều trong Truyện Kiều của Nguyễn Du)- Đẹp về tâm hồn, phẩm chất: hiếu thảo, thủy chung son sắt, khao kháthạnh phúc... (Người phụ nữ trong Bánh trôi nước – Hồ Xuân Hương; VũNương trong Chuyện người con gái Nam Xương – Nguyễn Dữ; Thúy Kiềutrong Truyện Kiều – Nguyễn Du; Kiều Nguyệt Nga trong Truyện Lục VânTiên – Nguyễn Đình Chiểu).* Số phận của người phụ nữ:- Long đong, chìm nổi; bị ép duyên, bắt đi cống cho giặc (Người phụ nữtrong Bánh trôi nước – Hồ Xuân Hương; Kiều Nguyệt Nga trong TruyệnLục Vân Tiên – Nguyễn Đình Chiểu).- Đau khổ, oan khuất( Vũ Nương trong Chuyện người con gái Nam xương –Nguyễn Dữ)- Tình yêu tan vỡ, nhân phẩm bị chà đạp (Thúy Kiều trong Truyện Kiều –Nguyễn Du...).(Học sinh lựa chọn những dẫn chứng tiêu biểu trong các tác phẩm để làm rõnhững nội dung trên).* Nhận định, đánh giá:- Người phụ nữ trong xã hội phong kiến là những con người tài hoa nhưngbạc mệnh, bị xã hội phong kiến vùi dập.- Các tác giả trân trọng, ngợi ca vẻ đẹp của người phụ nữ đồng thời cảmthông, xót xa cho thân phận của họ; lên án xã hội phong kiến bất công. . .c. Biểu điểm cụ thể:- Điểm 9 - 10: Đáp ứng tốt các yêu cầu trên, tỏ ra sắc sảo khi có những ýkiến riêng về vấn đề nêu ở đề bài, diễn đạt lưu loát, văn viết giàu cảm xúc,sáng tạo.- Điểm 7 - 8: Đáp ứng phần lớn các yêu cầu trên, diễn đạt khá tốt, văn viếtmạch lạc, trong sáng, còn một vài sai sót về ngữ pháp, chính tả.- Điểm 5 - 6: Hiểu và nắm được yêu cầu của đề, bố cục mạch lạc, văn viếtcó cảm xúc, còn một vài sai sót về diễn đạt, trình bày.- Điểm 3 -4: Hiểu và nắm được yêu cầu của đề, bố cục mạch lạc, songtrình bày chưa có sức thuyết phục, còn một số sai sót về chính tả, diễn đạt,trình bày.- Điểm 2: Hiểu đề song nội dung còn sơ sài, giải quyết vấn đề còn lúngtúng, không xoáy được trọng tâm, diễn đạt lủng củng.- Điểm 1 : Không nắm vững yêu cầu của đề, bài làm sơ sài, mắc nhiều lỗichính tả, diễn đạt, trình bày.- Điểm 0: Hoàn toàn lạc đề, diễn đạt kém hoặc bỏ giấy trắng.

CHUYỆN NGƯỜI CON GÁI NAM XƯƠNG

(Trích Truyền kì mạn lục)

Như phần lớn các tác phẩm tự sự thòi trung đại, Chuyện người con gái Nam Xương cũng được trần thuật theo diễn biến của các sự kiện, biến cố theo dòng thời gian. Vũ Nương là nhân vật trung tâm của truyện, thể hiện tập trung quan niệm nhân sinh và đạo lí của tác giả, đồng thòi là nhân vật tập trung những vẻ đẹp phẩm hạnh của người phụ nữ trong xã hội phong kiến.

Truyện đã đặt Vũ Nương vào nhiều hoàn cảnh để làm bộc lộ mọi vẻ đẹp phẩm chất, đức hạnh của nhân vật: khi lấy Trương Sinh và trong mối quan hệ vợ chồng; khi tiễn chồng đi lính; trong thòi gian xa cách và trong mối quan hệ vói mẹ chồng và cuối cùng là khi Trương Sinh trở về. Ở hoàn cảnh nào và trong mối quan hệ nào, Vũ Nương cũng bộc lộ những phẩm chất tốt đẹp cùng vói niềm khao khát và sự hết lòng vun vén cho hạnh phúc gia đình.

Khi mói về làm vợ Trương Sinh, biết tính chồng hay ghen, nàng “giữ gìn khuôn phép, không từng để lúc nào vợ chồng phải đến thất hoà”.

Khi tiễn chồng đi lính, lời nàng nói vói chồng lúc chia tay cho thấy rõ niềm khát khao hạnh phúc và tấm lòng của nàng đối vói chồng: “Chàng đi chuyến này, thiếp chẳng dám mong đeo được ấn phong hầu, mặc áo gấm trở về quê cũ, chỉ xin ngày về mang theo được hai chữ bình yên, thế là đủ rồi”.

Phẩm hạnh của Vũ Nương càng được bộc lộ trong hoàn cảnh vợ chồng xa cách, nàng phải một mình nuôi dạy con, phụng dưỡng mẹ chồng. Trong thòi gian Trương Sinh đi lính, nàng luôn mong nhớ về người chồng ở nơi chiến trận với bao gian lao khổ ải “ngày qua tháng lại, thoắt đã nửa năm, mỗi khi thấy bướm lượn đầy vườn, mây che kín núi, thì nỗi buồn góc bể’chân tròi không thể nào ngăn được”. Mỗi tối nàng trỏ cái bóng của mình trên vách mà nói với con đó là cha đứa bé. Chi tiết ấy về sau sẽ trở thành đầu mối của tấn bi kịch, nhưng nó cũng cho thấy nỗi nhớ mong chồng và niềm khao khát hạnh phúc gia đình cùng với tấm lòng thuỷ chung của Vũ Nương.

Trong quan hệ với mẹ chồng, Vũ Nương tận tình săn sóc, lo liệu thuốc thang những lúc đau yếu, rồi khi bà qua đòi, “nàng hết lời thương xót, phàm việc ma chay tế lễ, lo liệu như đối với cha mẹ đẻ mình”. Vũ Nương quả là một người vợ hiền, dâu thảo, một hình mẫu về phẩm hạnh của người phụ nữ truyền thống.

Khi Trương Sinh trở về, những tưởng có được hạnh phúc trong sum họp thì Vũ Nương lại bị chồng nghi oan, hạnh phúc tan vỡ, nàng phải tìm đến cái chết. Chính trong tình huống nghiệt ngã như thế, vẻ đẹp phẩm hạnh của Vũ Nương càng ngời sáng.

Nỗi oan khuất và tấn bi kịch của Vũ Nương ập đến thật bất ngờ và cũng thật cay đắng. Ay là ngay lúc Trương Sinh vừa trở về sau chiến tranh, hạnh phúc mà bấy lâu Vũ Nương mỏi mòn trông đợi, tưởng đã nắm được trong tay, thì tai hoạ ập xuống bất ngờ. Cái nguyên nhân trực tiếp dẫn đến nỗi oan trái và tấn bi kịch của Vũ Nương là sự hiểu lầm do rất nhiều cái ngẫu nhiên đưa đến: Trong thời gian chồng đi lính, Vũ Nương vì-thương con, nhớ chồng mà chỉ cái bóng của mình trên tường bảo là cha đứa bé, khiến cho nó lầm tưởng như vậy; Trương Sinh trở về khi con mới học nói cũng là một ngẫu nhiên; Trương Sinh một mình bế con đi thăm mộ mẹ cũng là một ngẫu nhiên; đứa trẻ quấy khóc, khiến Trương Sinh phải dỗ nó và những lòi ngây thơ của đứa trẻ vô tình đã gây ra sự hiểu lầm. Nhưng mọi tình tiết ngẫu nhiên gây hiểu lầm ở đây lại rợi vào tình thế của người chồng vốn tính cả ghen, lại vừa trở về sau một thời gian xa cách. Bởi thế, Trương Sinh đã không nghe những lời phân trần và cũng không nói ra nguyên cớ của sự nghi ngờ. Như thế, tình huống hiểu lầm chỉ là nguyên nhân trực tiếp bên ngoài, nguyên nhân sâu xa dẫn đến sự đổ vỡ hạnh phúc và tấn bi kịch của người phụ nữ chính là lòng ghen tuông của người chồng. Nguyên nhân ấy tiềm ẩn ngay từ những ngày đầu trong cuộc sống gia đình của họ. Ớ đoạn đầu truyện, người kể đã cho biết: Trương Sinh “có tính đa nghi, đối với vợ phòng ngừa quá sức”. Tính đa nghi, lòng ghen tuông quá mức ở Trương Sinh còn được hỗ trợ thêm từ phía xã hội phong kiến đề cao nam quyền, phụ quyền. Hơn nữa, giữa hai người có sự chênh lệch về đẳng cấp: Trương Sinh là con nhà hào phú còn Vũ Nương là con nhà nghèo. Sự cách bức ấy đã cộng thêm một cái thế cho Trương Sinh, bên cạnh cái thế của người chồng, người đàn ông trong chế độ gia trưởng phong kiến. Nguyên nhân sâu xa ấy khi gặp những cái ngẫu nhiên gây hiểu lầm từ lời đứa trẻ đã dẫn đến sự mất lòng tin của Trương Sinh, đưa đến tan vỡ hạnh phúc. Trương Sinh trở thành một kẻ vũ phu, thô bạo “mắng nhiếc nàng, và đánh đuổi đi”, dẫn đến cái chết oan nghiệt của Vũ Nương. Bi kịch của Vũ Nương cho thấy số phận thật bấp bênh của người phụ nữ, phải gánh chịu nhiều bất công, oan trái trong xã hội chỉ coi trọng nam quyền, dù người phụ nữ ấy có đầy đủ đức hạnh, phẩm giá. Truyện cũng bộc lộ khát vọng hạnh phúc bình dị, đời thường của con người, nhất là người phụ nữ. Nhưng hạnh phúc ấy cũng thật mong manh, dề tan vỡ, nhiều khi chỉ bởi những nguyên cớ dường như nhỏ nhặt, ngẫu nhiên.

Yếu tố kì ảo là một phần không thể thiếu của loại truyện truyền kì. Đưa yếu tố ấy vào truyện này, ngoài việc tăng sức hấp dẫn bằng sự li kì và trí tưởng tưọng phong phú, tác giả còn muốn thể hiện quan niệm, tư tưởng của mình đối vói nhân vật và vấn đề đặt ra trong truyện; khẳng định thêm phẩm chất đẹp đẽ của nhân vật Vũ Nương, đáp úng ước vọng và niềm tin của mọi người về lẽ công bằng. Cuối cùng thì Vũ Nương đã đưọ’c chiêu tuyết, nỗi oan của nàng được giải, nàng đuực sống ở cõi tiên, noi không có những nỗi buồn khổ như ở cõi trần gian. Khi Vũ Nương tự vẫn nàng chỉ có một mình, chỉ có dòng sông Hoàng Giang chứng kiến nỗi đau của nàng. Khi nàng trở về trên dòng sông, GÓ Trương Sinh đứng đợi bên đấn giải oan, phẩm giá, danh dự của nàng được chiêu tuyết, vợ chồng nàng lại thấy mặt nhau, nhưng tất cả vẫn chỉ như ảo ảnh, Vũ Nương chỉ có thể từ giữa sông nói vọng vào với chồng và cuối cùng “bóng nàng loang loáng mờ nhạt dần mà biến đi mất”.

Yếu tố kì ảo ở phần cuối truỹện tuy có đem lại niềm an ủi cho nhân vật và cho người đọc nhưng không lấn át, làm mất đi chất thực và sắc thái bi kịch của truyện. Bởi vì suy cho cùng, cái kết của truyện vẫn không phải là cái kết có hậu như trong truyện cổ tích. Dù được chiêu tuyết thì bi kịch của Vũ Nưong, của Trương Sinh cũng không vì thế mà được hoá giải. Vũ Nương được cứu sống bằng nghệ thuật kì ảo, nhưng hạnh phúc thì không sao lấy lại được. Cảnh trở về của Vũ Nương vẫn chỉ là một ảo ảnh, giữa nàng và Trương Sinh vẫn là một khoảng cách không thể vượt qua, “nàng vẫn ở giữa dòng mà nói vọng vào: “…Đa tạ tình chàng, thiếp chẳng thể trở về nhân gian được nữa”. Hình ảnh của nàng giờ đây cũng chỉ còn là cái bóng hư ảo: “Rồi trong chốc lát, bóng nàng loang loáng mờ nhạt dần mà biến đi mất”. Nếu cái bóng trên tường từng là nguyên cớ dẫn đến tấn bi kịch chia lìa, tan vỡ hạnh phúc gia đình Vũ Nương, thì lúc này, dù có gặp lại Trương Sinh, Vũ Nương cũng chỉ còn là cái bóng mờ ảo, để rồi tan biến đi nhanh chóng, như là một ảo ảnh về hạnh phúc thoáng hiện ra rồi vĩnh viễn biến mất. Kết thúc của truyện để lại dư vị xót xa, ngậm ngùi, chứ không hề là một kết thúc viên mãn “ở hiền gặp lành”, theo niềm tin và mơ ước của dân gian.

Qua câu chuyện về cuộc đời và cái chết thương tâm của Vũ Nương, tác phẩm bộc lộ tinh thần nhân đạo thể hiện ở niềm cảm thương sâu sắc với số phận oan nghiệt, ngang trái của người phụ nữ, khẳng định vẻ đẹp về phẩm chất và nhân cách của họ. Chuyện người con gái Nam Xương tiêu biểu cho thành công nghệ thuật của Nguyễn Dữ trong thể loại truyện truyền kì của văn học trung đại Việt Nam.

LUYỆN TẬP

Bài tập

So với nguyên mẫu (truyện Vợ chàng Trương), trong Chuyện người con gái Nam Xương, Nguyễn Dữ đã sáng tạo đoạn cuối truyện để Vũ Nương được một lần trở lại trần thế gặp Trương Sinh. Em có nhận xét gì về phần kết của truyện? Yếu tố kì ảo có vai trò như thế nào ở đoạn truyện này?

Gợi ý

So với nguyên mẫu truyện dân gian, đoạn kết Chuyện người con gái Nam Xương là một sáng tạo đặc sắc của Nguyễn Dữ, mang nhiều ý nghĩa về nội dung, tư tưởng và nghệ thuật.

Sự kiện Vũ Nương được trở về vói “kiệu hoa”, “cờ tán, võng lọng, rực rỡ đầy sông” là một sự chiêu tuyết, chứng minh được lòng trong trắng và rửa nỗi oan tày trời của nàng trước Trương Sinh và mọi ngưòi. Nhưng sự trở về ấy chỉ như một ảo ảnh, chỉ hiện ra trong chốc lát rồi tất cả lại tan biến và ngay cả trong những giây phút được nhìn thấy Trương Sinh, hai người vẫn ở khoảng cách xa, nàng chỉ có thể nói vọng vào từ giữa sông. Như vậy, dưới cái kết thúc tưởng như có hậu, lại là sự dang dở mà nỗi đau chia lìa không sao có thể xoá đi được. Vũ Nương vẫn một lòng thương nhớ Trương Sinh, vẫn khao khát được trở về cuộc đời trần thế, nhưng không sao có thể đạt được. Kết thúc truyện vì thế nhuốm màu bi kịch chứ không phải là một kết thúc có hậu như trong truyện cổ tích.

Yếu tố kì ảo đã tham gia vàó cốt truyện, không chỉ tạo thêm sức hấp dẫn mà còn làm sâu sắc thèm cho tư tưởng của tác phẩm. Tác giả đã sử dụng một số mô típ kì ảo của truyện dân gian: người cứu linh vật được linh vật trả ơn, người sống ở thuỷ phủ được trở về dương gian, lập đàn giải oan để oan hồn được trở về. Nhưng những mô típ ấy không dẫn đến kết thúc có hậu như trong các truyện dân gian mà càng làm sâu sắc thêm hiện thực đen tối, số phận bi kịch của nhân vật.

Tải về file word >> tại đây

Xem thêm

Hoàng Lê Nhất Thống Chí