Chất nào sau đây khi đun nóng với dung dịch NaOH có sản phẩm là anđehit

Chất nào sau đây khi đun nóng với dung dịch NaOH thu được sản phẩm có anđehit?

Câu hỏi mới nhất

Xem thêm »

  • Chất nào sau đây khi đun nóng với dung dịch NaOH có sản phẩm là anđehit

  • Chất nào sau đây khi đun nóng với dung dịch NaOH có sản phẩm là anđehit

  • Chất nào sau đây khi đun nóng với dung dịch NaOH có sản phẩm là anđehit

  • Chất nào sau đây khi đun nóng với dung dịch NaOH có sản phẩm là anđehit

  • Chất nào sau đây khi đun nóng với dung dịch NaOH có sản phẩm là anđehit

  • Chất nào sau đây khi đun nóng với dung dịch NaOH có sản phẩm là anđehit

  • Chất nào sau đây khi đun nóng với dung dịch NaOH có sản phẩm là anđehit

  • Chất nào sau đây khi đun nóng với dung dịch NaOH có sản phẩm là anđehit

    Cho X là axit cacboxylic đơn chức, mạch hở, Y là ancol no, đa chức, mạch hở. Đun hỗn hợp gồm 2,5 mol X, 1 mol Y với xúc tác H2SO4 đặc (giả sử chỉ xảy ra phản ứng este hóa giữa X và Y) thu được 2,5 mol hỗn hợp E gồm X, Y và các sản phẩm hữu cơ (trong đó có chất Z chỉ chứa nhóm chức este). Tiến hành các thí nghiệm sau:

    Thí nghiệm 1: Cho 0,5 mol E tác dụng với Na dư, sau phản ứng hoàn toàn thu được 0,35 mol khí H2.

    Thí nghiệm 2: Cho 0,5 mol E vào dung dịch brom dư thì có tối đa 0,5 mol Br2 tham gia phản ứng cộng.

    Thí nghiệm 3: Đốt cháy hoàn toàn 0,5 mol E cần vừa đủ 2,95 mol khí O2 thu được CO2 và H2O. Biết có 12% axit X ban đầu đã chuyển thành Z. Phần trăm khối lượng của Z trong E là

  • Chất nào sau đây khi đun nóng với dung dịch NaOH có sản phẩm là anđehit

  • Chất nào sau đây khi đun nóng với dung dịch NaOH có sản phẩm là anđehit


Xem thêm »

Đáp án chính xác nhất của Top Tài Liệu cho câu hỏi trắc nghiệm: “Chất nào sau đây khi đun nóng với dung dịch NaOH thu được sản phẩm có andehit?” cùng với những kiến thức mở rộng thú vị về Anđêhit là tài liệu ôn tập dành cho thầy cô giáo và các bạn học sinh tham khảo.

A. CH3–COO–CH2–CH=CH2

B. CH3–COO–C(CH3)=CH2

C. CH2=CH–COO–CH2–CH3

D. CH3–COO–CH=CH–CH3

Trả lời: 

Đáp án đúng: D. CH3–COO–CH=CH–CH3

CH3–COO–CH=CH–CH3 khi đun nóng với dung dịch NaOH thu được sản phẩm có andehit

Giải thích

CH3–COO–CH=CH–CH3 + NaOH → CH3COONa + CH3CH2CHO.

Bổ sung thêm kiến thức cùng Top Tài Liệu thông qua bài mở rộng về andehit nhé

– Các định nghĩa có thể dùng với anđehit:

+ Anđehit là HCHC mà phân tử có nhóm – CHO liên kết với gốc hiđrocacbon, với H hoặc với nhau.

Chất nào sau đây khi đun nóng với dung dịch NaOH có sản phẩm là anđehit

+ Anđehit là sản phẩm thu được khi thay nguyên tử H trong hiđrocacbon hoặc H2 bằng nhóm -CHO.

+ Andehit là HCHC mà phân tử có nhóm -CHO liên kết trực tiếp với C hoặc H

– Công thức tổng quát của anđehit:

+ CxHyOz (x, y, z là các số nguyên dương; y chẵn; 2 ≤ y ≤ 2x + 2 – 2z; z ≤ x): thường dùng khi viết phản ứng cháy.

+ CxHy(CHO)z hay R(CHO)z: thường dùng khi viết phản ứng xảy ra ở nhóm CHO.

+ CnH2n+2-2k-z(CHO)z (k = số liên kết p + số vòng): thường dùng khi viết phản ứng cộng H2, cộng Br2…

– Tên thay thế: Tên hiđrocacbon no tương ứng với mạch chính + al

– Tên thông thường: anđehit + tên axit tương ứng.

Chất nào sau đây khi đun nóng với dung dịch NaOH có sản phẩm là anđehit

Anđehit Tên thay thế Tên thông thường
HCH=O

CH3CH=O

CH3CH2CH=O

(CH3)2CHCH2CH=O

CH3CH=CHCH=O

metanal

etanal

propanal

3-metylbutanal

but-2-en-1-al

fomanđehit (anđehit fomic)

axetanđehit (anđehit axetic)

Propionanđehit (anđehit propionic)

isovaleranđehit (anđehit isovaleric)

crotonanđehit (anđehit crotonic)

– Chỉ có HCHO, CH3CHO là chất khí. Các anđehit còn lại đều là chất lỏng.

– Anđehit có nhiệt độ sôi thấp hơn Ancol có khối lượng phân tử tương đương nhưng cao hơn so với hidrocacbon có cùng số nguyên tử C trong phân tử.

1. Phản ứng với hiđro

R(CHO)x + xH2 → R(CH2OH)x (xúc tác Ni, t0)

Chú ý:

– Trong phản ứng của anđehit với H2: Nếu gốc R có các liên kết pi thì H2 cộng vào cả các liên kết pi đó.

– Phản ứng với H2 chứng tỏ anđehit có tính oxi hóa.

2. Phản ứng với AgNO3/NH3 (phản ứng tráng bạc)

R(CHO)x + 2xAgNO3 + 3xNH3 + xH2O → R(COONH4)x + xNH4NO3 + 2xAg

– Phản ứng chứng minh anđehit có tính khử và được dùng để nhận biết anđehit.

– Riêng HCHO có phản ứng:

HCHO + 4AgNO3 + 6NH3 + 2H2O → (NH4)2CO3 + 4NH4NO3 + 4Ag

Chú ý:

– Phản ứng tổng quát ở trên áp dụng với anđehit không có nối ba nằm đầu mạch. Nếu có nối ba nằm ở đầu mạch thì H của C nối ba cũng bị thay thế bằng Ag.

– Các đặc điểm của phản ứng tráng gương của anđehit:

+ Nếu nAg = 2nanđehit → anđehit thuộc loại đơn chức và không phải HCHO.

+ Nếu nAg = 4nanđehit → anđehit đó thuộc loại 2 chức hoặc HCHO.

+ Nếu nAg > 2nhỗn hợp các anđehit đơn chức thì hỗn hợp đó có HCHO.

+ Số nhóm CHO = nAg/2nanđehit (nếu trong hỗn hợp không có HCHO).

– Một số loại chất khác cũng có khả năng tham gia phản ứng tráng gương gồm:

+ HCOOH và muối hoặc este của nó: HCOONa, HCOONH4, (HCOO)nR. Các chất HCHO, HCOOH, HCOONH4 khi phản ứng chỉ tạo ra các chất vô cơ.

+ Các tạp chức có chứa nhóm chức CHO: glucozơ, fructozơ, mantozơ…

3. Phản ứng oxi hóa không hoàn toàn

HCHO + 2AgNO3 + H2O + 3NH3 −tº→ H-COONH4 + 2NH4NO3 + 2Ag

TQ: R-CH=O + 2AgNO3 + H2O + 3NH3 −tº→ R-COONH4 + 2NH4NO3 + 2Ag

Pư trên còn được gọi là pư tráng bạc.

Hay: 2CH3-CH=O + O2 −tº, xt→ 2CH3-COOH

2R-CHO + O2 −tº, xt→ 2R-COOH

Nhận xét: Anđehit vừa thể hiện tính oxi hóa vừa thể hiện tính khử.

4. Phản ứng với Cu(OH)2 ở nhiệt độ cao

R(CHO)x + 2xCu(OH)2↓ → R(COOH)x + xCu2O↓ + 2xH2O

xanh                             đỏ gạch

→ Phản ứng này được dùng để nhận biết anđehit.

Chú ý: Phản ứng với Cu(OH)2 thường được thực hiện trong môi trường kiềm nên có thể viết phản ứng dưới dạng:

R(CHO)x + 2xCu(OH)2 + xNaOH → R(COONa)x + xCu2O + 3xH2O

HCOOH, HCOOR, HCOOM, glucozơ, fructozơ, mantozơ cũng có phản ứng này.

5. Phản ứng với dung dịch Br2

R(CHO)x + xBr2 + xH2O → R(COOH)x + 2xHBr

Nếu anđehit còn có liên kết pi ở gốc hiđrocacbon thì xảy ra đồng thời phản ứng cộng Br2 vào liên kết pi đó.

a. Điều chế

– Từ ancol: Oxi hóa ancol bậc I.

R-CH2OH + CuO −tº→ R-CHO + H2O + Cu

– Fomanđehit được điều chế trong công nghiệp bằng cách oxi hoá metanol nhờ oxi không khí ở 600ºC – 700ºC với xúc tác là Cu hoặc Ag :

Chất nào sau đây khi đun nóng với dung dịch NaOH có sản phẩm là anđehit

– Từ hiđrocacbon

CH4 + O2 −tº, xt→ HCHO + H2O

2CH2=CH2 + O2 −tº, xt→ 2CH3-CHO

CH=CH + H2O −HgSO4→ CH3-CHO

b. Ứng dụng

– Fomanđehit :

Fomanđehit được dùng chủ yếu để sản xuất poli(phenolfomanđehit) (làm chất dẻo) và còn được dùng trong tổng hợp phẩm nhuộm, dược phẩm.

Dung dịch 37- 40% fomanđehit trong nước gọi là fomalin (còn gọi là fomol) được dùng để ngâm xác động vật, thuộc da, tẩy uế, diệt trùng…

– Axetanđehit : Axetanđehit chủ yếu được dùng để sản xuất axit axetic.