Chất nào giúp bảo vệ cơ thể và chuyển hóa một số vitamin cần thiết

Nhóm các vitamin B rất quan trọng cho sự trao đổi chất. Các vitamin B đóng nhiều vai trò thiết yếu trong chuyển hóa năng lượng trong cơ thể bao gồm:

  • B12
  • Biotin
  • Folate
  • B6
  • Axit pantothenic hoặc B5
  • Niacin hoặc B3
  • Riboflavin hoặc B2
  • Thiamine hoặc B1

Sự thiếu hụt một trong các vitamin B có thể ảnh hưởng đến các vitamin B khác, gây gián đoạn trong hoạt động trao đổi chất của một người.

B12, B6 rất cần thiết cho quá trình chuyển hóa protein. Chất béo cần B6 và folate để hoạt động hiệu quả. Thiamine giúp cơ thể chuyển hóa chất béo, protein và carbohydrate. Sự trao đổi chất hiệu quả giúp cơ thể sử dụng các chất dinh dưỡng này tạo ra năng lượng thay vì lưu trữ chúng dưới dạng chất béo. Thường xuyên ăn thực phẩm có chứa vitamin B để đáp ứng nhu cầu cần thiết của cơ thể hàng ngày. Những thực phẩm có chứa vitamin B bao gồm:

  • Thịt nạc và hải sản;

  • Ngũ cốc nguyên hạt, bao gồm lúa mạch, gạo lức;

  • Sản phẩm từ sữa, trứng;

  • Một số loại trái cây như chuối, táo, nho và dưa hấu;

  • Các loại hạt ;

  • Một số loại rau như bina, khoai tây và bí

B12 chỉ có trong thực phẩm có nguồn gốc động vật, vì vậy người ăn chay có nguy cơ thiếu hụt loại vitamin này. Ngoài các sản phẩm từ sữa, các loại thực phẩm sau đây có thể chứa B12:

  • Sữa tăng cường từ thực vật

  • Men dinh dưỡng

  • Ngũ cốc

  • Thịt giả

2. Vitamin D

Hai nghiên cứu đã theo dõi sự tương quan vitamin D và cân nặng ở phụ nữ lớn tuổi và trẻ em. Cả hai đều thấy những người nhiều chất béo có mức vitamin D thấp hơn so với những người có ít chất béo. Các nhà nghiên cứu hiên chưa có kết luận về việc liệu vitamin D thấp có góp phần gây béo phì hay không. Chế độ ăn uống, lượng đường trong máu và thời gian tiếp xúc với ánh sáng mặt trời đều có thể đóng vai trò trong việc kiểm soát cân nặng của một người.

Nhiều nghiên cứu cho thấy vitamin D có thể giúp kiểm soát lượng đường trong máu và cải thiện tình trạng kháng insulin ở những người mắc bệnh tiểu đường.

Không giống như các vitamin thiết yếu khác, vitamin D có thể được cơ thể tự tổng hợp từ ánh sáng mặt trời. Tiếp xúc với ánh sáng mặt trời trong khoảng thời gian an toàn là cách nhanh nhất để tạo ra vitamin D. Ngoài ra các thực phẩm có chứa vitamin D bao gồm:

  • Lòng đỏ trứng

  • Cá hồi, cá thu và cá mòi

  • Dầu gan cá

  • Gan bò

  • Sữa thực vật

  • Ngũ cốc.

  • Một số loại nấm

​     

Chất nào giúp bảo vệ cơ thể và chuyển hóa một số vitamin cần thiết

Nếu thừa cân, việc bổ sung vitamin có thể không cải thiện cân nặng, cần phải có những thay đổi chế độ sinh hoạt phù hợp. Tuy nhiên, một nghiên cứu vào năm 2016 cho thấy phụ nữ sau mãn kinh mắc bệnh tiểu đường loại 2 khi ăn sữa chua tăng cường vitamin D giúp cải thiện lượng đường trong máu và giảm viêm.  Một nghiên cứu khác cho thấy uống canxi có bổ sung vitamin D giúp giảm nhẹ nguy cơ tăng cân ở phụ nữ mãn kinh.

Nên kiểm tra mức vitamin D định kỳ đồng thời tham khảo ý kiến bác sĩ về việc bổ sung các chất nếu mức độ vẫn còn thấp.

3. Canxi

Canxi có vai trò quan trọng đối với quá trình trao đổi chất và kiểm soát lượng đường trong máu, cũng như xương khỏe mạnh.

Một nghiên vào năm 2007 cho thấy chế độ ăn nhiều canxi sữa giúp giảm cân ở những người mắc bệnh tiểu đường loại 2. Tuy nhiên, cần có nhiều nghiên cứu thêm để xác định xem đây có phải là một biện pháp hỗ trợ giảm cân hiệu quả hay không.

Trước khi sử dụng các chất bổ sung canxi tổng hợp, tốt nhất nên cung cấp cho cơ thể canxi từ các nguồn thực phẩm đầu tiên. Một số thực phẩm giàu canxi là:

  • Sữa, sữa chua;
  • Ngũ cốc;
  • Nước cam ;
  • Rau xanh đậm màu;
  • Các loại hạt.

4. Sắt

Cơ thể cần sắt để tăng trưởng, phát triển và trao đổi chất. Sắt cũng rất quan trọng đối với hoạt động của tế bào và sản xuất một số hormone. Sắt rất cần thiết để cấu tạo nên huyết sắt tố chứa trong các tế bào hồng cầu – có nhiệm vụ mang oxy đến các mô trong cơ thể.

Nếu có mức độ sắt thấp có thể gây nên tình trạng oxy đến các mô. Sắt thấp cũng ảnh hưởng rất lớn đến quá trình trao đổi chất tối ưu trong cơ thể. Nguồn thực phẩm chứa sắt bao gồm:

  • Thịt, đậu, hạt.
  • Ngũ cốc
  • Gạo lức
  • Các loại rau xanh đậm
  • Đậu nành

Mặc dù sắt rất quan trọng nhưng khi sử dụng ở liều cao có thể gây độc cho cơ thể. Do đó, nên nói chuyện với bác sĩ về tình trạng thiếu sắt trước khi sử dụng thực phẩm bổ sung.

5. Magiê

Magiê rất cần thiết cho quá trình trao đổi chất và sản xuất năng lượng của cơ thể. Magiê có chứa trong nhiều loại thực phẩm bao gồm:

  • Các loại hạt và cây họ đậu;
  • Rau bina (chân vịt);
  • Chuối, khoai tây;
  • Cá hồi và cá bơn;
  • Các loại ngũ cốc.

Có thể bổ sung magiê bằng đường uống. Tuy nhiên nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng vì chúng có thể có tác dụng phụ với một số người có các bệnh lý tiềm ẩn.

     

Chất nào giúp bảo vệ cơ thể và chuyển hóa một số vitamin cần thiết

Tổng kết

Bổ sung vitamin hoặc khoáng chất mới để tăng cường trao đổi chất và giảm cân cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.

Việc sử dụng các vitamin và khoáng chất này sẽ không nhất thiết cải thiện sự trao đổi chất. Tuy nhiên chúng sẽ giúp đảm bảo đủ dinh dưỡng và điều chỉnh sự thiếu hụt nếu có, điều này có thể giúp ngăn ngừa tăng cân không chủ ý và duy trì sự trao đổi chất ổn định.

Một số chất bổ sung có thể gây ra tác dụng phụ ở liều cao, làm cho tình trạng sức khỏe xấu hơn hoặc tương tác với loại thuốc đang dùng.

Cách an toàn nhất để dung nạp nhiều vitamin và khoáng chất là có một chế độ ăn uống cân bằng, lành mạnh, đa dạng và bổ dưỡng.

Có thể bạn quan tâm: Những ngộ nhận về vitamin và chất bổ sung

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

Chất nào giúp bảo vệ cơ thể và chuyển hóa một số vitamin cần thiết
  facebook.com/BVNTP

Chất nào giúp bảo vệ cơ thể và chuyển hóa một số vitamin cần thiết
  youtube.com/bvntp

Vai trò của vitamin và khoáng chất vô cùng quan trọng đối với các hoạt động sống cơ thể. Thiếu hụt chúng sẽ ảnh hưởng ít nhiều đến sức khỏe. Trang bị đầy đủ kiến thức, nắm vững vai trò của từng loại vitamin, khoáng chất sẽ giúp bạn có một cơ thể khỏe mạnh, tràn đầy năng lượng mỗi ngày ở mọi lứa tuổi.

1. Tầm quan trọng, vai trò của vitamin, khoáng chất đối với sức khỏe Các vi chất dinh dưỡng là một trong những nhóm dinh dưỡng chính mà cơ thể cần để vận hành các chức năng sống. Vi chất dinh dưỡng bao gồm vitamin và khoáng chất.

Vitamin cần thiết cho việc sản xuất năng lượng, chức năng miễn dịch…Trong đó, khoáng chất đóng vai trò quan trọng trong việc tăng trưởng, sức khỏe của xương, cân bằng máu và một số quá trình khác.

2. Các loại vitamin cần biết

Chất nào giúp bảo vệ cơ thể và chuyển hóa một số vitamin cần thiết

Hầu hết các loại vitamin đều tan trong nước, chúng thông thường rất khó để lưu trữ bên trong cơ thể, nếu dung nạp vitamin quá nhiều, chúng sẽ được đào thải qua đường bài tiết.

Vai trò của vitamin tan trong nước đều khác nhau. Ví dụ: Hầu hết các vitamin B hoạt động như các coenzyme giúp kích hoạt phản ứng hóa học quan trọng.

Chức năng, vai trò của vitamin tan trong nước:

Vitamin B1 (thiamine): Giúp chuyển đổi chất dinh dưỡng thành năng lượng.

Vitamin B2 (riboflavin): Cần thiết cho sản xuất năng lượng, chức năng tế bào, chuyển hóa chất béo.

Vitamin B3 (niacin): Thúc đẩy quá trình sản xuất năng lượng từ thực phẩm.

Vitamin B5 (acid pantothenic): Cần thiết cho quá trình tổng hợp acid béo.

Vitamin B6 (pyridoxine): Giúp cơ thể giải phóng đường tử carbohydrate dự trữ để lấy năng lượng, tạo ra tế bào hồng cầu.

Vitamin B7 (biotin): Chuyển hóa acid béo, acid amin và glucose.

Vitamin B9 (folate): Quan trọng đối với sự phân chia tế bào thích hợp, tham gia vào quá trình sản xuất máu.

Vitamin B12 (cobalamin): Cần thiết cho sự hình thành tế bào hồng cầu, hệ thống thần kinh, chức năng não bộ.

Vitamin C (acid ascorbic): Cần thiết cho việc tạo ra các chất dẫn truyền thần kinh, collagen, protein chính trong da.

  • Vitamin tan trong chất béo

Thực đơn dinh dưỡng cho mẹ bầu trong 3 tháng đầu thai kỳ

Giai đoạn đầu của thai kỳ, mẹ phải thay đổi nhiều thói quen ăn uống. Đây sẽ là khoảng thời gian cơ thể mẹ trải qua những thay đổi để phù hợp và bao bọc cho bé cưng trong bụng, đồng thời đây cũng là “chặng đường nhạy cảm” nhất…

Vitamin tan trong chất béo thì không thể tan trong nước. Các loại vitamin này được hấp thu tốt nhất khi được tiêu thụ cùng 1 nguồn thực phẩm chất béo. Sau khi được cơ thể tiêu thụ, các vitamin tan trong chất béo được dự trữ trong gan, các mô mỡ để sử dụng sau này.

Chức năng, vai trò của vitamin tan trong chất béo:

Vitamin A: Cần thiết cho phát triển thị lực, chức năng các cơ quan khác.

Vitamin D: Thúc đẩy chức năng miễn dịch của cơ thể, hỗ trợ hấp thu canxi, phát triển xương.

Vitamin E: Tăng cường chức năng hệ miễn dịch, hoạt động như một chất chống oxy hóa, giúp bảo vệ tế bào da khỏi lão hóa, hư tổn.

Vitamin K: Cần thiết cho quá trình đông máu, phát triển xương.

3. Các loại khoáng chất cần thiết cho cơ thể

Chất nào giúp bảo vệ cơ thể và chuyển hóa một số vitamin cần thiết

Cũng giống như vitamin, khoáng chất đa lượng đóng vai trò quan trọng cho các hoạt động sống của cơ thể. Cơ thể cần chúng với số lượng nhiều.

Canxi: Cần thiết cho cấu trúc và chức năng của xương, răng, hỗ trợ cơ, co thắt mạch máu.

Phốt pho: Một phần của cấu trúc màng xương, tế bào.

Magie: Hỗ trợ hơn 300 phản ứng enzyme, bao gồm cả điều hòa huyết áp.

Natri: Chất điện giải giúp cân bằng chất lỏng và duy trì huyết áp.

Clorua: Chúng thường kết hợp và natri, giúp duy trì sự cân bằng chất lỏng, hỗ trợ tiêu hóa.

Kali: Chất điện giải duy trì trạng thái chất lỏng trong các tế bào và giúp truyền dẫn thần kinh, chức năng cơ bắp.

Lưu huỳnh: Một phần của mọi mô sống và có trong acid amin methionine và cysteine.

Top 5 thực phẩm giúp tay đẹp móng khỏe

Móng tay dễ gãy khiến bạn buồn phiền nhưng không biết làm thế nào để khắc phục. Muốn thay đổi tình trạng tồi tệ này bạn cần bổ sung dưỡng chất từ bên trong, nuôi dưỡng giúp bạn có một bộ móng tay đẹp, khỏe mạnh. Bài viết này sẽ…

Khoáng chất vi lượng cũng cần thiết cho cơ thể, tuy nhiên cơ thể chỉ cần một số lượng nhỏ.

Sắt: Giúp cung cấp oxy cho cơ bắp, hỗ trợ trong việc tạo ra một số hormone, tạo máu.

Mangan: Hỗ trợ tiêu hóa carbohydrate, acid amin, cholesterol.

Đồng: Cần thiết cho sự hình thành mô liên kết, chức năng não, hệ thần kinh.

Kẽm: Cần thiết cho sự tăng trưởng, chức năng miễn dịch, chữa lành vết thương.

Iốt: Hỗ trợ điều hòa tuyến giáp.

Fluoride: Cần thiết cho sự phát triển của xương, răng.

Selenium: Quan trọng đối với sức khỏe tuyến giáp, sinh sản, bảo vệ cơ thể chống lại các tổn thương do oxy hóa.

4. Thiếu hụt vitamin và khoáng chất ảnh hưởng sức khỏe như thế nào?

Chất nào giúp bảo vệ cơ thể và chuyển hóa một số vitamin cần thiết

Việc thiếu hụt vitamin, khoáng chất có thể gây ra các rối loạn chức năng sống của cơ thể. Hầu hết, những người khỏe mạnh đều nhận đủ lượng vi chất dinh dưỡng từ thực phẩm, chế độ ăn uống dinh dưỡng. Tuy nhiên, tùy theo độ tuổi, chế độ ăn uống, vị trí địa lý khác nhau mà việc thiếu hụt vitamin, khoáng chất có thể ảnh hưởng nặng nề đến sức khỏe.

Thiếu vitamin D: Tăng nguy cơ bệnh tim mạch, suy giảm nhận thức ở người lớn tuổi, hen suyễn, suy giảm hệ miễn dịch thậm chí ung thư da.

Thiếu vitamin A: Suy giảm thị lực, chức năng sinh sản, suy giảm hệ miễn dịch, tăng khả năng nhiễm trùng.

Thiếu vitamin B9: Suy giảm tế bào hồng cầu, ảnh hưởng khả năng sản xuất DNA, gây dị tật bẩm sinh, ảnh hưởng sự phát triển của thai nhi.

Thiếu vitamin B12: Có thể gây thiếu máu ác tính nếu cơ thể giảm khả năng hấp thụ loại vitamin này.

Thiếu sắt: Nguy cơ thiếu máu, gây mệt mỏi, đau đầu, chóng mắt.

Để có một cơ thể khỏe mạnh, bạn cần bổ sung đầy đủ vitamin, khoáng chất cần thiết cho cơ thể. Điều này sẽ giúp bạn ngăn ngừa bệnh tật hiệu quả, chống lão hóa hiệu quả.

Chia sẻ bài viết: Facebook