Cách sắp xếp thiết bị dạy học

Sắp xếp phòng thiết bị trường học (HOT)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây  (110.51 KB, 6 trang )

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM NĂM HỌC: 2008 - 2009
SẮP XẾP HỢP LÝ, KHOA HỌC THIẾT BỊ DẠY HỌC
MÔN HOÁ HỌC TRONG PHÒNG THIẾT BỊ
Tác giả: Kiều Quốc Phương - NVTB - Trường THCS Đức Long
NỘI DUNG
1. Đặt vấn đề
a) Lý do chọn đề tài:
Đất nước ta đang bước vào giai đoạn CNH - HĐH với mục tiêu đến năm
2020 Việt Nam sẽ từ một nước nông nghiệp về cơ bản trở thành nước công
nghiệp, hội nhập quốc tế. Nhân tố quyết định thắng lợi của công cuộc CNH -
HĐH đó là con người, là nguồn lực người Việt Nam được phát triển về số lượng
và chất lượng trên cở sở mặt bằng dân trí được nâng cao. Việc này cần được bắt
đầu từ giáo dục phổ thông mà trước hết là phải bắt đầu từ việc xác định mục tiêu
đào tạo, đó là xác định được những gì cần đạt được (đối với người học) sau một
quá trình đào tạo. Mục tiêu giáo dục trong thời đại mới là không chỉ dừng lại ở
việc truyền thụ những kiến thức, kỹ năng có sẵn cho học sinh mà điều đặc biệt
quan trọng là phải bồi dưỡng cho HS năng lực sáng tạo, năng lực giải quyết vấn
đề, để từ đó có thể sáng tạo ra những tri thức mới, phương pháp mới, cách giải
quyết vấn đề mới, góp phần làm giàu thêm nền kiến thức của nhân loại. Vì vậy
việc dạy học nói chung và dạy học Hoá học nói riêng cần phải đổi mới mạnh mẽ
về nội dung và phương pháp, nhất là đổi mới phương pháp dạy và học sao cho
vai trò tự chủ của học sinh trong hoạt động xây dựng kiến thức ngày một nâng
cao, để từ đó năng lực sáng tạo của họ được bộc lộ và ngày càng phát triển. Để
đạt được điều đó, trong quá trình dạy học ở trường phổ thông cần phải tổ chức
sao cho học sinh được tham gia vào quá trình hoạt động nhận thức, qua đó ngoài
SẮP XẾP HỢP LÝ, KHOA HỌC THIẾT BỊ DẠY HỌC
MÔN HOÁ HỌC TRONG PHÒNG THIẾT BỊ
1
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM NĂM HỌC: 2008 - 2009
việc có thể giúp học sinh trang bị kiến thức cho mình, đồng thời còn cho HS
được tập luyện hoạt động sáng tạo khoa học, rèn luyện năng lực giải quyết vấn


đề để sau này họ đáp ứng được những đòi hỏi cao trong thời kỳ mới.
Trong dạy học Hoá học, một trong các phương pháp được chú trọng nhất
là phương pháp trực quan, nghĩa là sử dụng thiết bị dạy học Hoá học khi lên lớp.
Hiện nay, ở các trường phổ thông được trang bị gần như đầy đủ các thiết bị dạy
học cần thiết cho môn hoá học. Tuy nhiên việc sắp xếp hợp lí, khoa học thiết bị
dạy học môn Hoá học sẽ góp phần tiết kiệm được thời gian, công sức (GV) và
tiền bạc của nhà nước.
Để nâng cao việc sử dụng thiết bị dạy học nói chung và của bộ môn Hoá
học nói riêng, tôi mạnh dạn chọn đề tài: "Sắp xếp hợp lý, khoa học thiết bị dạy
học môn Hoá học trong phòng thiết bị ".
b) Mục đích nghiên cứu:
+ Tìm hiểu thực trạng sử dụng thí nghiệm hóa học vào dạy học
+ Xây dựng kế hoạch sử dụng thiết bị dạy học môn Hoá học.
+ Sắp xếp thiết bị dạy học môn Hoá học hợp lý, khoa học nhằm tiết kiệm
thời gian công sức (GV), và tiền bạc của nhà nước.
c) Đối tượng nghiên cứu:
Các thiết bị dạy học bộ môn Hoá học trong phòng thiết bị trường học.
d) Phạm vị nghiên cứu:
Trường THCS Đức Long huyện Nho Quan tỉnh Ninh Bình.
e) Phương pháp nghiên cứu:
+ Phương pháp nghiên cứu các tài liệu liên quan đến chương trình Hoá
học phổ thông và thiết bị dạy học
+ Phương pháp nghiên cứu cách thức sắp xếp hợp lý, khoa học các thiết bị
dạy học bộ môn Hoá học.
SẮP XẾP HỢP LÝ, KHOA HỌC THIẾT BỊ DẠY HỌC
MÔN HOÁ HỌC TRONG PHÒNG THIẾT BỊ
2
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM NĂM HỌC: 2008 - 2009
2. Giải quyết vấn đề
a) Cơ sở lí luận của sắp xếp các thiết bị dạy học môn Hoá học

Hóa học là một môn khoa học thực nghiệm, nên có nhiều khả năng trong
việc phát triển năng lực nhận thức cho HS nếu việc dạy và học bộ môn hoá học
được tổ chức đúng đắn. Trong giảng dạy Hoá học, một trong các phương pháp
được quan tâm là phương pháp trực quan, đặc biệt là sử dụng thí nghiệm hoá
học (TNHH). Khi sử dụng thí nghiệm hoá học, tức là đã phát huy được tính chủ
động của HS, cũng như rèn luyện cho HS các thao tác tư duy như quan sát, phân
tích, tổng hợp, để từ đó tìm ra mối liên hệ nhân quả giữa các tác nhân và sản
phẩm của thí nghiệm, thực hiện những suy lí, quy nạp, diễn dịch để đi tới kết
luận khái quát hoá từ nhiều sự kiện riêng lẻ. Thí nghiệm hoá học còn giúp hình
thành ở HS những kĩ năng, kĩ xảo thực nghiệm, do đó nó có một ý nghĩa thực
tiễn và kĩ thuật tổng hợp rất lớn giúp HS hình dung quá trình thí nghiệm trong tư
duy. TNHH cùng với công tác tự lập của HS sẽ làm phát triển ở các em hứng thú
nhận thức tính cực, tự giác, óc sáng kiến, những phẩm chất quý báu về học tập
và lao động sản xuất, xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
b) Cơ sở thực tế của cách sắp xếp thiết bị dạy học môn Hoá học trong trường
phổ thông.
Hiện nay ở các trường phổ thông đã và đang được đầu tư khá nhiều trang
thiết bị cho thí nghiệm, nhưng thiết bị dạy học bộ môn hoá học thường xếp theo
lớp học, mỗi khi GV lên lớp thường lấy ở các góc của các lớp. Tuy nhiên, đặc
thù của chương trình hoá học là được sắp xếp theo nguyên tắc đồng tâm, có
nghĩa là các kiến thức được nhắc lại ở các cấp học với các mức độ làm quen và
nâng cao dần dần. Vì vậy, các dụng cụ và hoá chất của bộ môn hoá học nếu
được sắp xếp một cách khoa học hợp lý thì sẽ tiết kiệm được thời gian, tiền bạc
và cả công sức.
SẮP XẾP HỢP LÝ, KHOA HỌC THIẾT BỊ DẠY HỌC
MÔN HOÁ HỌC TRONG PHÒNG THIẾT BỊ
3
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM NĂM HỌC: 2008 - 2009
c) Giải quyết vấn đề:
Hoá học là môn khoa học thực nghiệm, được chia ra các phân môn cơ bản

trong phổ thông gồm: Hoá học đại cương, Hoá học vô cơ và hoá học hữu cơ. Vì
vậy các hoá chất nên sắp xếp theo các phân môn thì sẽ rất thuận lợi cho GV khi
sử dụng trong dạy học. Trong chương trình THCS, học sinh được học môn Hoá
là học sinh các lớp 8, lớp 9. Các hoá chất nên được sắp xếp trên giá, hoá chất
nên chia ra theo các nhóm của các phân môn trên.
VD: Các dung dịch thì để ở dưới cùng của giá vì nó có thể đổ ra và dây ra
các hoá chất khác. Các hoá chất là dung dịch cũng chia ra các nhóm khác nhau
như: Vô cơ (Axit, bazơ, muối ), Hữu cơ (Axit, muối ). Các hoá chất là chất
rắn nên để ở bên trên và cũng chia ra các nhóm: Vô cơ (Phân bón hoá học, phi
kim, kim loại, mẫu quặng ), Hữu cơ (Các polime, nhựa ).
Các dụng cụ thì để riêng mỗi loại ra một góc riêng nhau:
VD: Các ống đong chia ra các hàng dọc theo chiều rộng của giá cũng có
nhãn để dễ nhận ra: Ống đong, Các giá đựng ống nghiệm, đèn cồn, cốc đong,
bình thuỷ tinh, các ống hút
Trên đây là một số cách sắp xếp hợp lý và khoa học các thiết bị dạy học
môn Hoá học trong trường phổ thông đã được áp dụng tại phòng thiết bị của
trường THCS Đức Long. Qua đó được GV Hoá học rất hoan nghênh, đã góp
phần giúp GV Hoá học tiết kiệm được thời gian và công sức khi phải mất nhiều
thời gian để tìm các dụng cụ Hoá chất theo từng lớp và tiết kiệm được ngân sách
của Nhà nước khi mà dụng cụ và Hoá chất đó có ở lớp 8 lại có mặt trong dụng
cụ và hoá chất ở lớp 9.
Qua đây tôi cũng đề nghị với các cấp và các trường có liên quan cần đầu tư
kinh phí để xây dựng các trường chuẩn trong đó tiêu chí các phòng chức năng:
phòng thí nghiệm, kho thiết bị, phòng thư viện được đánh giá hàng đầu.
SẮP XẾP HỢP LÝ, KHOA HỌC THIẾT BỊ DẠY HỌC
MÔN HOÁ HỌC TRONG PHÒNG THIẾT BỊ
4
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM NĂM HỌC: 2008 - 2009
3. Kết thức vấn đề:
Có thể nói đây là đề tài đầu tiên nghiên cứu về lĩnh vực này, nên đề tài có

thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo cho các trường THCS hoặc THPT để
các cán bộ có thể tìm ra các cách sắp xếp hợp lí cho phòng thiết bị (thí nghiệm)
của trường cho họp lý, khoa học nhằm góp phần nhỏ bé của mình vào sự nghiệp
giáo dục và công cuộc đổi mới đất nước hiện nay.
Tuy rằng đã rất cố gắng nhưng không tránh khỏi những thiếu sót, rất
mong nhận được sự góp ý của đông đảo các đồng chí đồng nghiệp gần xa và các
giáo viên Hoá học để cá nhân tôi được đúc rút kinh nghiệm nhiều hơn nữa, góp
phần nhỏ bé của mình vào sự nghiệp trồng người của đất nước.
Đức Long, ngày 13 tháng 4 năm 2009
Tác giả
Kiều Quốc Phương
SẮP XẾP HỢP LÝ, KHOA HỌC THIẾT BỊ DẠY HỌC
MÔN HOÁ HỌC TRONG PHÒNG THIẾT BỊ
5
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM NĂM HỌC: 2008 - 2009
SẮP XẾP HỢP LÝ, KHOA HỌC THIẾT BỊ DẠY HỌC
MÔN HOÁ HỌC TRONG PHÒNG THIẾT BỊ
6