Bệnh carnitine là bệnh gì

L-carnitine là một dẫn xuất axit amin tự nhiên thường được dùng dưới dạng thực phẩm bổ sung nhằm bổ trợ chức năng não bộ hoặc ứng dụng để giảm cân. Hãy cùng tìm hiểu những thông tin thú vị về L-Carnitine trong bài viết dưới đây nhé.

L-carnitine là dạng carnitine hoạt động sinh học tiêu chuẩn, được tìm thấy trong cơ thể, thực phẩm và hầu hết các chất bổ sung. Carnitine giúp tạo ra năng lượng cho cơ thể, hỗ trợ cho sức khỏe tim mạch, thần kinh

1L-Carnitine là gì?

Bệnh carnitine là bệnh gì

L-carnitine là một dẫn xuất axit amin giúp vận chuyển axit béo vào tế bào

L-Carnitine là một axit amin tự nhiên đóng một vai trò quan trọng trong việc sản xuất năng lượng bằng cách vận chuyển các axit béo vào ty thể của tế bào. Cơ thể chúng ta có thể sản xuất L-carnitine từ các axit amin lysine và methionine.

Ngoài nguồn chính sản xuất trong cơ thể, có thể nhận được một lượng nhỏ L-carnitine bằng cách ăn các sản phẩm động vật như thịt hoặc cá. Những người ăn chay trường hoặc những người có vấn đề di truyền nhất định có thể không thể sản xuất hoặc có đủ L-carnitine. Điều này làm cho L-carnitine trở thành một chất dinh dưỡng thiết yếu có điều kiện.

Các nguồn thực phẩm tốt nhất của L-carnitine là:

- Thịt bò: 81 mg mỗi 3 ounce (~85 gam)

- Thịt lợn: 24 mg mỗi 3 ounce (~85 gam)

- : 5 mg mỗi 3 ounce (~85 gam)

- Thịt gà: 3 mg mỗi 3 ounce (~85 gram)

Vai trò chính của L-carnitine trong cơ thể liên quan đến chức năng sản xuất năng lượng của ti thể, liên hệ đến bệnh tật và quá trình lão hóa của cơ thể người. Khoảng 98% lượng L-carnitine dự trữ được chứa trong cơ bắp, cùng với một lượng vi lượng trong gan và máu.

Dưới đây là một số loại carnitine:

- D-carnitine: Dạng không hoạt động này có thể gây ra sự thiếu hụt carnitine trong cơ thể bằng cách ức chế sự hấp thụ của các dạng hữu ích khác.

- Acetyl-L-carnitine: Thường được gọi là ALCAR, đây là dạng có tác động lớn nhất lên chức năng não, có thể có lợi cho những người mắc bệnh thoái hóa thần kinh.

- Propionyl-L-carnitine: Dạng này rất thích hợp cho các vấn đề về tuần hoàn, chẳng hạn như bệnh mạch máu ngoại vi và huyết áp cao. Lý do là bởi nó có thể thúc đẩy sản xuất oxit nitric, giúp cải thiện lưu lượng máu.

- L-carnitine L-tartrate: Chất này thường được thêm vào các chất bổ sung thể thao do tốc độ hấp thụ nhanh, có thể giúp giảm đau cơ và phục hồi khi tập thể dục.

2Lợi ích của L-Carnitine đối với sức khỏe

Hỗ trợ giảm cân

Bệnh carnitine là bệnh gì

L-carnitine có ích trong việc giảm cân

Về lý thuyết, L-carnitine được sử dụng như một chất bổ sung để giảm cân có ý nghĩa. Vì L-carnitine giúp di chuyển nhiều axit béo hơn vào tế bào để đốt cháy năng lượng nên có thể sẽ làm tăng khả năng đốt cháy chất béo và giảm cân. Một phân tích chủ yếu ở những người béo phì hoặc người lớn tuổi cho thấy rằng người trong nghiên cứu giảm trung bình thêm 2,9 pound (1,3 kg) trọng lượng khi dùng L-carnitine.[1]

Mặc dù nó có thể hỗ trợ giảm cân cho những người béo phì hoặc người lớn tuổi, nhưng trước tiên phải có một chế độ ăn kiêng và tập thể dục kỹ lưỡng. Và cần có nhiều nghiên cứu hơn để xác nhận lợi ích này của L-carnitine.

Có lợi cho chức năng não

Một số nghiên cứu trên động vật cho thấy rằng dạng acetyl-L-carnitine (ALCAR), có thể giúp ngăn ngừa sự suy giảm tinh thần do tuổi tác và cải thiện các vấn đề liên quan đến chức năng học tập và ghi nhớ. Ngoài ra, dùng acetyl-L-carnitine hàng ngày giúp đảo ngược sự suy giảm chức năng não liên quan đến bệnh Alzheimer và các bệnh não khác. [2][3]

Trong một nghiên cứu kéo dài 90 ngày, những người nghiện rượu uống 2 gam acetyl-L-carnitine mỗi ngày đã có những cải thiện đáng kể trong tất cả các phép đo chức năng não.[4]

Cần có nhiều nghiên cứu hơn về lợi ích lâu dài của L-Carnitine đối với những người khỏe mạnh.

Tăng cường sức khỏe tim mạch

L-carnitine liên quan đến sự cải thiện chức năng ở những bệnh nhân bị rối loạn tim nặng, chẳng hạn như bệnh mạch vành và suy tim mãn tính.

Ngoài ra, một số nghiên cứu chứng minh khả năng làm giảm huyết áp và quá trình viêm liên quan đến bệnh tim của L-Carnitine: Trong một nghiên cứu, 2 gam acetyl-L-carnitine mỗi ngày làm giảm gần 10 điểm huyết áp tâm thu - con số cao nhất của chỉ số huyết áp và là một chỉ số quan trọng về sức khỏe tim mạch và nguy cơ bệnh tật.[5]

Cải thiện hiệu suất tập thể dục

Bệnh carnitine là bệnh gì

L-carnitine hỗ trợ cải thiện hiệu suất tập thể dục

Lợi ích của L-carnitine đối với hiệu suất tập thể dục có thể là gián tiếp và mất vài tuần hoặc vài tháng để có thể cảm nhận được sự thay đổi. Điều này khác với các chất bổ sung như caffein hoặc creatine, có thể nâng cao hiệu suất thể thao một cách tức thời. L-carnitine có thể có những lợi ích như:

- Cải thiện quá trình phục hồi khi tập thể dục

- Tăng cường cung cấp oxy cho cơ

- Hỗ trợ tăng lưu lượng máu và sản xuất oxit nitric, giúp trì hoãn sự khó chịu và giảm mệt mỏi

- Giảm đau nhức cơ sau khi tập thể dục

- Có thể tăng sản xuất các tế bào hồng cầu, vận chuyển oxy đi khắp cơ thể và cơ bắp

Giảm triệu chứng bệnh tiểu đường

L-carnitine cũng có thể làm giảm các triệu chứng của bệnh tiểu đường loại 2 và các yếu tố nguy cơ liên quan.

Nó cũng có thể chống lại bệnh tiểu đường bằng cách tăng một loại enzym quan trọng được gọi là AMPK, giúp cải thiện khả năng sử dụng carbohydrate của cơ thể.

Một nghiên cứu về những người mắc bệnh tiểu đường loại 2 dùng thuốc chống tiểu đường chỉ ra rằng bổ sung carnitine làm giảm đáng kể lượng đường trong máu, so với giả dược. [6]

3Liều dùng và lưu ý khi sử dụng L-Carnitine

Bệnh carnitine là bệnh gì

Liều dùng và lưu ý khi sử dụng L-Carnitine

Liều tiêu chuẩn của L-carnitine là 500–2.000 mg mỗi ngày. Dưới đây là tổng quan về cách sử dụng và liều lượng cho từng dạng:

- Acetyl-L-carnitine: Dạng này tốt nhất cho sức khỏe và chức năng của não. Liều thay đổi từ 600–2.500 mg mỗi ngày.

- L-carnitine L-tartrate: Dạng này có hiệu quả nhất đối với việc tập thể dục. Liều thay đổi từ 1.000-4.000 mg mỗi ngày.

- Propionyl-L-carnitine: Dạng này tốt nhất để cải thiện lưu lượng máu ở những người bị huyết áp cao hoặc các tình trạng sức khỏe liên quan. Liều thay đổi từ 400–1,000 mg mỗi ngày.

Đối với hầu hết mọi người, 2 gam L-Carnitine hoặc ít hơn mỗi ngày là tương đối an toàn và không có bất kỳ tác dụng phụ nghiêm trọng nào. Tuy nhiên, có một số tác dụng phụ nhẹ, bao gồm buồn nôn, tiêu chảy, khó chịu ở dạ dày và chuột rút.

Các chất bổ sung L-carnitine có thể làm tăng nồng độ trimethylamine-N-oxide (TMAO) trong máu theo thời gian. Mức độ TMAO cao có liên quan đến việc tăng nguy cơ xơ vữa động mạch.

Nếu bạn bị bệnh Alzheimer, rối loạn co giật, bệnh thận hoặc đang dùng bất kỳ loại thuốc nào thường xuyên hãy nói chuyện với bác sĩ trước khi sử dụng chất bổ sung L-carnitine.

Do thiếu bằng chứng về tính an toàn, không khuyên dùng L-carnitine cho phụ nữ mang thai.

L-Carnitine là một axit amin mang lại nhiều lợi ích sức khỏe, nếu bạn muốn bổ sung nó thông qua thực phẩm bổ sung thì tốt nhất nên tham khảo ý kiến của nhân viên y tế và mua ở những cửa hàng uy tín để có được những lợi ích sức khỏe tốt nhất nhé.

Nguồn: Healthline, WebMD

Những sản phẩm chứa L-Carnitine hiện có ở nhà thuốc An Khang

Nguồn tham khảo
  • https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/27335245/

    https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/27335245/
  • Enhancement of learning capacity and cholinergic synaptic function by carnitine in aging rats

    https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/11592123/
  • Double-blind parallel design pilot study of acetyl levocarnitine in patients with Alzheimer's disease

    https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/1444880/
  • Role of acetyl-L-carnitine in the treatment of cognitive deficit in chronic alcoholism

    https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/2201652/
  • Ameliorating hypertension and insulin resistance in subjects at increased cardiovascular risk: effects of acetyl-L-carnitine therapy

    https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/19620516/
  • Effect of L-carnitine on plasma glycemic and lipidemic profile in patients with type II diabetes mellitus

    https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/15741989/

3 tháng trước 12

Bệnh carnitine là bệnh gì
0