5 bước chia sẻ sách lớp 4

Hãy chia sẻ câu chuyện về bác Hồ gồm 5 bước chia sẻ sách. Mọi người giúp em với

Sách hay trong tuần: BỘ SÁCH: KỂ CHUYỆN BÁC HỒ

Bác Hồ - vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc Việt Nam. Bác đã đi xa nhưng hình ảnh hiền từ, kính yêu của Bác vẫn còn sống mãi trong lòng thiếu nhi và nhân dân cả nước.
Với thiếu nhi Việt Nam, có một câu hát mà các em luôn nhớ, luôn hát vang hơn nửa thế kỉ qua vẫn được các em hát lên, hát mãi để tỏ lòng kính yêu Bác Hồ vô hạn: "Ai yêu Bác Hồ Chí Minh hơn thiếu niên nhi đồng..."

Bác yêu thiếu niên, nhi đồng và kì vọng rất nhiều ở các em:"Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em".

Trong buổi chào cờ đầu tuần hôm nay, thay mặt tập thể lớp 6B, chúng em xin trân trọng được giới thiệu bộ sách "Kể chuyện Bác Hồ". Bộ sách in màu, khổ 14,3 x 20,3 cm do các tác giả Trần Ngọc Linh - Lương Văn Phú - Nguyễn Hữu Đảng sưu tầm và tuyển chọn, NXB Giáo dục năm 2008.

Bộ sách gồm hai tập, là tập hợp những câu chuyện về cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh- vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam. Bộ sách nhằm tuyên truyền sâu rộng tư tưởng, đạo đức cách mạng "cần, kiệm, liêm, chính, chí công, vô tư" và tấm gương đạo đức sáng ngời của Bác Hồ đến với độc giả, nhất là với các bạn học sinh - chủ nhân tương lai của đất nước.

Tập một bao gồm 26 câu chuyện cảm động về cuộc sống đời thường, về những kỉ niệm chiến đấu bên Bác, đặc biệt là những câu chuyện về tình cảm, sự quan tâm của Người với thế hệ trẻ như:"Quà của Bác Hồ tặng các cháu","Bác Hồ thăm vườn hoa nghìn việc tốt", "Bác Hồ đến với các cháu mồ côi ở trại Kim Đồng",...

Đến với tập hai, ngay ở trang bìa cuốn sách đã tạo cho bạn đọc một cảm xúc lớn khi nhìn vào bức ảnh Bác Hồ với các cháu học sinh: Bác vẫn với khuôn mặt sáng và nụ cười hiền từ, vây xung quanh Người là các bạn học sinh đang cười vui rạng rỡ. Một bức ảnh thật giản dị nhưng cũng thật ý nghĩa. Nó không chỉ ý nghĩa với các bạn học sinh được ở bên Bác lúc đó mà còn là tình cảm, là niềm vui của các thế hệ học sinh Việt Nam.

Cũng như ở tập một, tập hai bao gồm 26 chuyện kể về Bác trong kháng chiến, những tình cảm của Người dành cho các chiến sĩ như:"Mang nước cho bộ đội uống", "Chú ngã có đau không?", "Bác Hồ với nữ chiến sĩ pháo binh",...Trong truyện, Bác không chỉ là người lãnh đạo tài ba mà đối với những người lính Bác còn là một người cha, người anh kính yêu. Đặc biệt, trong câu chuyện "Từ dạy chữ, Bác dạy chúng tôi làm cách mạng" thì Bác Hồ còn là một người thầy dạy cho các chiến sĩ biết chữ. Dù chiến tranh ác liệt, dù đời sống khó khăn nhưng Bác luôn mong mỏi các chiến sĩ của mình ai cũng được học hành. Chỉ với một hòn đá cuội làm phấn viết, lấy mặt đá làm bảng Bác đã dạy cho các chiến sĩ biết bao điều ý nghĩa.... Đến với tập 2 của bộ sách, các bạn sẽ được cảm nhận thêm về tình cảm của Bác Hồ dành cho thế hệ trẻ qua các câu chuyện: "Bác Hồ đến với trẻ em mồ côi", "Bác quan tâm tới chị em phụ nữ và các cháu thiếu nhi", "Bác đến thăm bệnh viện",...

Bộ sách "Kể chuyện Bác Hồ" tuy nhỏ bé nhưng sẽ là một tài liệu quý giá, sinh động giúp ích nhiều cho việc giáo dục tình cảm biết ơn và lòng kính trọng. Ý nghĩa của cuốn sách còn là lòng biết ơn của tuổi trẻ Việt Nam, đặc biệt là tuổi trẻ học đường, đối với Bác Hồ kính yêu.

CHÚC BẠN LÀM TỐT NHA!

YÊU BẠN NHIỀU!!!

Năm 1945, mở đầu bài nói chuyện tại lễ tốt nghiệp khóa V Trường huấn luyện cán bộ Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh thẳng thắn góp ý: Trong giấy mời tới đây nói 8 giờ bắt đầu, bây giờ là 8 giờ 10 phút rồi mà nhiều người vẫn chưa đến. Tôi khuyên anh em phải làm việc cho đúng giờ, vì thời gian quý báu lắm.Cũng về giờ giấc, trong kháng chiến chống Pháp, một đồng chí sĩ quan cấp tướng đến làm việc với Bác chậm 15 phút, tất nhiên là có lý do: Mưa to, suối lũ, ngựa không qua được.

Bác bảo:

- Chú làm tướng mà chậm đi mất 15 phút thì bộ đội của chú sẽ hiệp đồng sai bao nhiêu? Hôm nay chú đã chủ quan không chuẩn bị đủ phương án, nên chú không giành được chủ động.

Một lần khác, Bác và đồng bào phải đợi một đồng chí cán bộ đến để bắt đầu cuộc họp.

Bác hỏi:

- Chú đến muộn mấy phút?

- Thưa Bác, chậm mất 10 phút ạ!

- Chú tính thế không đúng, 10 phút của chú phải nhân với 500 người đợi ở đây.

Năm 1953, Bác quyết định đến thăm lớp chỉnh huấn của anh em trí thức, lúc đó đang bước vào cuộc đấu tranh tư tưởng gay go. Sắp đến giờ lên đường bỗng trời đổ mưa xối xả. Các đồng chí làm việc bên cạnh Bác đề nghị cho hoãn đến một buổi khác. Có đồng chí còn đề nghị tập trung lớp học ở một địa điểm gần nơi ở của Bác Nhưng bác không đồng ý:

- Đã hẹn thì phải đến, đến cho đúng giờ, đợi trời tạnh thì đến bao giờ? Thà chỉ mình bác và vài chú nữa chịu ướt còn hơn để cả lớp phải chờ uổng công!.

Thế là Bác lên đường đến thăm lớp chỉnh huấn đúng lịch trình trong tiếng reo hò sung sướng của các học viênBác Hồ của chúng ta quý thời gian của mình bao nhiêu thì cũng quý thời gian của người khác bấy nhiêu. Chính vì vậy, trong suốt cuộc đời Bác không để bất cứ ai đợi mình. Sự quý trọng thời gian của Bác thực sự là tấm gương sáng để chúng ta học tập.

Em rút ra được bài học là: phải biết quý thời gian.

Chúc bạn học tốt!