Vì sao vết thương có mủ

Dù là vết thương lớn hay nhỏ, nếu không biết cách chăm sóc thì đều có thể bị nhiễm trùng. Vết thương bị nhiễm trùng thường xuất hiện nhiều triệu chứng, trong đó tình trạng nhiễm trùng có mủ là trường hợp phổ biến nhất. Vậy, nếu bạn gặp tình huống này thì phải làm sao? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu bài viết dưới đây để biết được cách xử lý khi có vết thương nhiễm trùng bị mủ.

1. Vết thương nhiễm trùng chảy mủ xảy ra như thế nào?

Vì sao vết thương có mủ
Vết thương mưng mủ là dấu hiệu cho thấy vết thương bị nhiễm trùng

Cơ thể vốn là một thể thống nhất và da đóng vai trò là lớp phòng thủ, bảo vệ đầu tiên. Bình thường, trên bề mặt da chúng ta luôn có một hệ sinh vật ký sinh bao gồm cả vi khuẩn có lợi và vi khuẩn gây hại. Hai loại vi khuẩn có mặt trên da sẽ kiểm soát lẫn nhau để tạo nên sự cân bằng vi sinh, giúp cơ thể chống lại các mối đe dọa từ bên ngoài.

Tuy nhiên, khi da có bất kỳ một vết thương hở hoặc vết trầy xước nào, cấu trúc của da sẽ lập tức bị phá vỡ, từ đó các vi sinh vật ký sinh trên da dễ dàng xâm nhập qua vết thương khiến cho da bị nhiễm trùng. Ban đầu, cơ thể sẽ chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn bằng phản ứng viêm. Đó là lý do vì sao bạn thường thấy, tại các vị trí bị thương, da thường hơi sưng đỏ và tiết dịch lỏng, trong suốt.

Xong nếu tình trạng chảy dịch này không cải thiện mà ngược lại còn tiến triển nặng hơn thì đồng nghĩa với việc vết thương đã bị nhiễm trùng. Lúc này dịch tiết ra không còn lỏng nữa, chúng đặc hơn và có dấu hiệu chuyển biến thành màu xanh hoặc vàng đục. Tình trạng này còn gọi là mủ, tệ hơn có thể kèm theo mùi hôi khó chịu. Thông thường, chúng ta cũng sẽ dựa vào hiện tượng chảy mủ để làm dấu hiệu nhận biết nhiễm trùng ở vết thương.

2. Nguyên nhân khiến vết thương nhiễm trùng có mủ

Tình trạng vết thương nhiễm trùng có mủ xuất phát từ nhiều nguyên nhân:

Nguyên nhân trực tiếp

Vì sao vết thương có mủ
Tự ý bôi nguyên liệu chưa rõ nguồn gốc lên vết thương khiến chúng dễ bị nhiễm trùng và mưng mủ

Nguyên nhân trực tiếp khiến cho vết thương bị nhiễm trùng và có mủ đó là việc không biết cách chăm sóc và vệ sinh vết thương chưa được sạch sẽ. Cụ thể đó là những hành động như:

  • Không khử trùng sạch sẽ các dụng cụ y tế.
  • Trực tiếp dùng tay động vào vết thương khi chưa vệ sinh hay sát khuẩn.
  • Trong khi tiến hành sơ cứu để sót lại dị vật trong vết thương.
  • Người bệnh tự ý bôi một số nguyên liệu tự nhiên phản khoa học, chưa được kiểm chứng lên vết thương.

Tất cả những điều này vô tình tạo điều kiện cho vi khuẩn dễ dàng xâm nhập vào vết thương gây nhiễm trùng và mưng mủ.

Nguyên nhân gián tiếp

Có thể bạn chưa biết, cơ thể của chúng ta được bảo vệ bởi hai có chế đó là làn da và hệ miễn dịch bên trong. Do đó, khi bạn đã có một vết thương hở trên người thì việc thêm hệ miễn dịch yếu càng góp phần khiến nguy cơ nhiễm trùng vết thương cao hơn.

Những đối tượng có hệ miễn dịch yếu bao gồm: Người cao tuổi, người nhiễm HIV, người mắc bệnh tiểu đường, người có tiền sử mắc bệnh liên quan đến các cơ quan nội tạng như tim, phổi, gan,… Những trường hợp này khi có vết thương hở thì chúng có xu hướng khó lành hơn người bình thường. Vì vậy, dễ bị nhiễm trùng dẫn đến mưng mủ.

3. Triệu chứng của nhiễm trùng vết thương có mủ

Vì sao vết thương có mủ
Vết thương nhiễm trùng thường đau đớn kéo dai, sưng tấy, mưng mủ kèm theo sốt và mệt mỏi

Ngoài mưng mủ, nhiễm trùng vết thương còn xuất hiện nhiều các triệu chứng khác mà bạn cùng cần chú ý như:

  • Vết thương bị sưng đỏ: Đây là triệu chứng thường xuất hiện khi vết thương mới hình thành. Nếu vết thương bị nhiễm trùng thì tình trạng sưng sẽ xuất hiện sau khoảng 4-6 ngày. Vùng da quanh miệng vết thương sẽ đỏ đậm ở mép và nhạt dần ở xung quanh
  • Vết thương bị đau tăng dần: Bất kỳ tổn thương nào trên da cùng đều gây ra những cơn đau nhất định. Tuy nhiên, với vết thương bị nhiễm trùng thì cơn đau này sẽ không thuyên giảm mà ngược lại có dấu hiệu đau tăng dần theo thời gian.
  • Sốt: Tùy vào vết thương nặng hay nhẹ, người bệnh có thể bị sốt cao hoặc không. Nhưng với vết thương đã bị nhiễm trùng, thông thường người bệnh sẽ có dấu hiệu sốt cao toàn thân, sốt về chiều, mệt mỏi,…
  • Ngoài các triệu chứng kể trên, người có vết thương nhiễm trùng da còn có thể gặp phải một số tình trạng khác như: buồn nôn, chán ăn, ăn không ngon, thường xuyên mệt mỏi, đôi khi bạn sẽ thấy ớn lạnh, xuất hiện cơn đau cơ bắp ở một số vị trí trên cơ thể như bắp tay, bắp chân.

☛  Tham khảo chi tiết: 5 dấu hiệu bị nhiễm trùng vết thương không thể bỏ qua!

4. Nhiễm trùng vết thương có mủ nguy hiểm như thế nào?

Nhiễm trùng vết thương có mủ là tình trạng không thể chủ quan. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, nhiễm trùng không chỉ dừng lại ở tình trạng mưng mủ mà có thể tiến triển nặng hơn, gây ra các biến chứng nghiêm trọng thậm chí đe dọa đến cả tính mạng của người bệnh.

Một số biến chứng nguy hiểm từ nhiễm trùng vết thương có mủ phải kể đến như:

  • Viêm mô tế bào: Nà tình trạng nhiễm trùng ăn mòn sâu vào các mô dưới da gây ra đau đớn, chóng mặt, buồn nôn cho người bệnh. Điển hình của biến chứng này là tình trạng lở loét hay các vết áp xe.
  • Nhiễm trùng huyết: Khi nhiễm trùng lan rộng ra, vi khuẩn có thể xâm nhập sâu hơn vào máu dẫn đến nhiễm trùng máu. Biến chứng này còn có thể gây suy đa tạng (ít nhất hai tạng trở lên), đe dọa tính mạng người bệnh.
  • Viêm tủy xương: Hay còn gọi là nhiễm trùng xương. Tình trạng này xảy ra do vi khuẩn ở vết thương tấn công vào máu gây cản trở máu lưu thông trong xương dẫn đến chết xương, kéo theo nhiễm trùng khớp gần đó. Biến chứng này có thể là tiền đề dẫn đến ung thư da.
  • Cắt cụt chi: Đối với những vết thương ở chân tay bị nhiễm trùng nặng, bị hoại tử, bác sĩ buộc phải yêu cầu cắt cụt chi để ngăn chặn nhiễm trùng lan rộng, bảo toàn tính mạng cho người bệnh.

☛  Chi tiết hơn đọc tại bài viết: Nhiễm trùng vết thương có nguy hiểm không?

5. Xử lý vết thương nhiễm trùng có mủ đúng cách

Thực tế những vết thương bị nhiễm trùng có mủ, nếu được phát hiện sớm, kịp thời xử lý sẽ giảm thiểu nguy cơ gặp biến chứng nguy hiểm. Do đó, người bệnh cần tiến hành xử lý vết thương càng sớm càng tốt.

Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của vết thương, vị trí của vết thương và sức khỏe của người bệnh trong thời gian bị thương mà cách chăm sóc sẽ khác nhau. Song dưới đây là các bước cơ bản nhất:

Bước 1: Rửa sạch vết thương nhiễm trùng

Đối với vết thương bị nhiễm trùng có mủ, việc rửa sạch vết thương để loại bỏ bụi bẩn và tiêu diệt vi khuẩn trong ổ viêm nhiễm là rất quan trọng. Bước này bạn cần đến một loại dung dịch rửa vết thương có tính sát khuẩn để tránh trường hợp tình trạng nhiễm trùng tiến triển nặng hơn.

Lúc này, dung dịch rửa làm sạch da hư tổn Nacurgo được các chuyên gia khuyên dùng bởi trong thành phần của Nacurgo (chai xanh) có nước điện hóa chứa các ion như HClO, HO*, ClO– giúp tiêu diệt vi khuẩn, làm sạch bề mặt vết thương. Đồng thời, các chiết xuất từ thiên nhiên như trà xanh, lá trầu không, trà trà ,… có tác dụng giúp chống viêm, kháng khuẩn và khử mùi hiệu quả khi có dịch mủ chảy ra từ vết thương.

Bước 2: Loại bỏ các mô, dịch mủ ở vết thương

Vì sao vết thương có mủ
Dùng nhíp đã khử trùng để loại bỏ dịch mủ ở vết thương

Khi xử lý vết thương bị nhiễm trùng có mủ thì việc loại bỏ dịch mủ ở vết thương là vô cùng quan trọng. Bởi mủ ở vết thương không chỉ cản trở Nacurgo thấm vào vết thương để phát huy công dụng làm sạch mà còn chứa đầy vi khuẩn làm tình trạng nhiễm trùng trở nên trầm trọng hơn.

Loại bỏ dịch mủ chính là loại bỏ nguyên nhân khiến bạn nhiễm trùng, tránh tình trạng nhiễm trùng lan rộng. Bạn có thể gắp bỏ chúng một chiếc nhíp đã được khử trùng sạch sẽ. Sau khi xử lý được dịch mủ đồng nghĩa với vết thương nhiễm trùng đã được vệ sinh sạch sẽ, từ đó thúc đẩy quá trình lành thương diễn ra nhanh hơn.

Bước 3: Bôi thuốc kháng sinh theo yêu cầu của bác sĩ

Tùy vào tình trạng nhiễm trùng nặng hay nhẹ mà bác sĩ có thể cân nhắc cho bạn sử dụng kháng sinh dạng bôi trực tiếp trên da. Trong quá trình sử dụng, người bệnh cần tuyệt đối tuân thủ đúng theo liều lượng và chỉ dẫn mà bác sĩ đưa ra để tránh xảy tác dụng phụ đáng tiếc

Bước 4: Bảo vệ vết thương nhiễm trùng bằng màng sinh học Nacurgo

Mặc dù đã vệ sinh và bôi thuốc kháng sinh, xong vết thương vẫn có nguy cơ bị nhiễm trùng lại bởi vi khuẩn từ bên ngoài môi trường nếu không được bản vệ cẩn thận. Vì vậy, bước cuối cùng trong quá trình xử lý vết thương nhiễm trùng là sử dụng Xịt màng sinh học Nacurgo để bảo vệ bảo vệ chúng.

Vì sao vết thương có mủ
Xịt Nacurgo giúp che phủ bảo vệ vết thương khỏi bị nhiễm trùng lại bởi các tác động bên ngoài

Xịt bảo vệ vết thương (Nacurgo chai vàng) với ưu điểm vượt trội là công nghệ màng sinh học Polyesteramide có vai trò như một hàng rào ngăn cản sự xâm nhập của vi khuẩn, chống thấm nước, bảo vệ vết thương và tạo điều kiện cho quá trình lành thương diễn ra nhanh hơn.

Đặc biệt, màng sinh học Polyesteramide siêu thoáng với khả năng tự phân hủy sau 4-5 tiếng, điều này khiến vết thương dù bị nhiễm trùng nhưng vẫn được che phủ lại không bị bí bách, ngược lại còn thông thoáng, làm tăng khả năng phục hồi, tái tạo vùng da bị hư tổn.

Ngoài ra, trong thành phần của Nacurgo còn chứa tinh nghệ nano Cucurmin và tinh chất trà xanh có tác dụng sát khuẩn, chống viêm, kích thích sự tăng sinh của tế bào, từ đó thúc đẩy vết thương nhanh lành hơn.

Bạn có thể mua bộ sản phẩm Nacurgo tại các điểm bán chi tiết trên toàn quốc “TẠI ĐÂY”

hoặc “BẤM VÀO ĐÂY” Để đặt hàng online giao tận nhà với giá niêm yết

Bước 5: Theo dõi tình trạng vết thương

Trong quá trình chăm sóc vết thương cần thường xuyên theo dõi tiến triển của vết thương. Nếu xuất hiện các dấu hiệu bất thường, tình trạng nhiễm trùng nặng hơn thì cần đến gặp ngay bác sĩ để có hướng xử trí kịp thời.

6. Lưu ý khi vết thương bị nhiễm trùng có mủ

Đối với tình trạng vết thương nhiễm trùng có mủ, trong quá trình chăm sóc bạn cần đặc biệt lưu ý về hai yếu tố bao gồm thực đơn dinh dưỡng và chế độ sinh hoạt. Điều này vừa giúp hạn chế nguy cơ tình trạng nhiễm trùng tiến triển nặng, vừa giúp vết thương nhanh lành, hạn chế để lại sẹo thâm. Cụ thể:

Chế độ dinh dưỡng

Kiêng: Đồ nếp, thịt gà, hải sản hoặc những thực phẩm mà trước đó ăn vào bạn sẽ bị dị ứng ( sưng tay chân, nổi mề đây, ngứa ngáy, khó thở,…) bởi các loại thực phẩm này khiến cho vết thương tạo ra mủ nhiều hơn.

Bổ sung nhiều vitamin và chất xơ từ rau củ và trái cây để ăng cường sức đề kháng, chống lại vi khuẩn gây ra nhiễm trùng, mưng mủ. Thay thế thịt đỏ bằng các loại thịt nạc trắng là nguồn cung cấp protein giúp tạo ra các tế bào mới. Ngoài ra còn cần ăn nhiều các thực phẩm chứa sắt (gan, sữa, những loại rau có màu xanh đậm) tốt cho quá trình tạo máu, giúp vết thương nhanh lành.

Tham khảo chi tiết: Nhiễm trùng vết thương nên ăn gì kiêng gì?

Chế độ sinh hoạt

  • Hạn chế vận động nhiều ở vị trí có vết thương xảy ra.
  • Với vết thương xảy ra ở chân thì nên kê cao chân khi nghỉ ngơi giúp máu lưu thông tốt, từ đó vết thương nhanh lành hơn.
  • Tránh chạm hoặc gãi quá nhiều vào vết thương.
  • Nghỉ ngơi đầy đủ, tránh làm việc quá sức hoặc quá stress.
  • Vệ sinh thay băng vết thương ít nhất 1 lần/ngày.

Kết luận: Hy vọng bài viết trên đã cung cấp cho bạn những thông tin bổ ích về vết thương nhiễm trùng có mủ cũng như cách xử lý tình trạng này. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào hãy liên hệ với chúng tôi qua hotline 1800 6626 để được tư vấn miễn phí.