Vì sao tỉ lệ bản đồ càng lớn thì biểu hiện các đối tượng Địa lí trên bản đồ càng chi tiết

- Tỉ lệ bản đồ cho ta biết khoảng cách trên bản đồ đã thu nhỏ bao nhiêu lần so với kích thước thực của chúng trên thực tế.

b. Ý nghĩa 

-Tỉ lệ bản đồ cho biết bản đồ đó được thu nhỏ bao nhiêu so với thực địa.

-Tỉ lệ bản đồ càng lớn thì mức độ chi tiết của bản đồ càng cao.

c. Các dạng biểu hiện của tỉ lệ bản đồ 

+ Biểu hiện ở 2 dạng- Tỉ lệ số: là một phân số luôn có tử là 1. Mẫu số càng lớn thì tỉ lệ càng nhỏ và ngược lại.- Tỉ lệ thước: Là tỉ lệ được vẽ dưới dạng thước đo tính sẵn, mỗi đoạn đều ghi số đo độ dài tương ứng trên thực địa.

Ví dụ : mỗi đoạn 1cm trên thước bằng 1km hoặc 10km trên thực địa.

- Tỉ lệ số là : một phần số luôn có tử số bằng 1. Mẫu số càng lớn thì tỉ lệ càng nhỏ và ngược lại

- Bản đồ có tỉ lệ càng lớn thì số lượng các đối tượng địa lí đưa lên bản đồ càng nhiều.

- Tiêu chuẩn phân loại 

     + Lớn : tỉ lệ trên 1 : 200.000

     + Trung bình : từ 1: 200.000 → 1:1000.000

     + Nhỏ : dưới  1:1000.000

- Tỉ lệ thước : là tỉ lệ được vẽ cụ thể dưới 1 dạng thước đo đã tính sẵn, mỗi đoạn đều ghi số đo độ dài tương ứng trên thực địa.

2. Đo tính các khoảng cách thực địa dựa vào tỉ lệ thước hoặc tỉ lệ số trên bản đồ

a,Cách tính khoảng cách trên thực địa dựa vào tỉ lệ thước 

- Đánh dấu khoảng cách hai điểm vào cạnh một tờ giấy hoặc thước kẻ.- Đặt cạnh tờ giấy hoặc thước kẻ đã đánh dấu dọc theo thước tỉ lệ và đọc trị số khoảng cách trên thước tỉ lệ.

- Nếu đo khoảng cách bằng compa thì đối chiếu khoảng cách đó với khoảng cách trên thước tỉ lệ, rồi đọc trị số.

b, Nếu dùng tỉ lệ số thì tính khoảng cách như đã nói ở mục 1.

 

Những câu hỏi liên quan

Tỉ lệ bản đồ càng lớn thì mức độ chi tiết của bản đồ càng     

A. nhỏ.     

B. thấp.     

C. cao.     

D. vừa.

Quan sát bản đồ trong các hình 8 và 9, cho biết:

+ Mỗi xăngtimét trên mỗi bản đồ ứng với bao nhiêu mét trên thực địa?

+ Bản đồ nào trong hai bản đồ có tỉ lệ lớn hơn? Bản đồ nào thể hiện các đối tượng địa lí chi tiết hơn?

Vì sao tỉ lệ bản đồ càng lớn thì biểu hiện các đối tượng Địa lí trên bản đồ càng chi tiết
Vì sao tỉ lệ bản đồ càng lớn thì biểu hiện các đối tượng Địa lí trên bản đồ càng chi tiết

Cho biết bản đồ A có tỉ lệ: 1 : 500.000, bản đồ B có tỉ lệ 1 : 2000.0000. So sánh tỉ lệ và mức độ thể hiện các đối tượng địa lí giữa bản đồ A với bản đồ B ?

A. Bản đồ A có tỉ lệ bé hơn và các đối tượng địa lí được biểu hiện ít hơn.

B. Bản đồ A có tỉ lệ lớn hơn và các đối tượng địa lí được biểu hiện ít hơn.

C. Bản đồ A có tỉ lệ bé hơn và các đối tượng địa lí được biểu hiện chi tiết hơn.

D. Bản đồ A có tỉ lệ lớn hơn và các đối tượng địa lí được biểu hiện chi tiết hơn.

Trong các tỉ lệ bản đồ sau đây, tờ bản đồ nào có mức độ chi tiết thấp nhất?     

A. 1: 7.500     

B. 1: 15.000     

C. 1: 200.000     

D. 1: 1.000.000

Bản đồ thể hiện các đối tượng địa lí có độ chi tiết cao, có độ chính xác và đầy đủ nhất là:     

A. Bản đồ có tỉ lệ 1: 250.000     

B. Bản đồ có tỉ lệ 1: 50.000     

C. Bản đồ có tỉ lệ 1: 150.000     

D. Bản đồ có tỉ lệ 1: 5.000.000

Trong các tỉ lệ bản đồ sau đây, tờ bản đồ nào có mức độ chi tiết cao nhất?     

A. 1: 7.500     

B. 1: 15.000     

C. 1: 200.000     

D. 1: 1.000.000

Tỉ lệ của một bản đồ là tỉ số giữa một khoảng cách đo trên bản đồ và khoảng cách ngoài thực địa. Nó chỉ rõ mức độ thu nhỏ của khoảng cách được vẽ trên bản đồ so với thực tế trên mặt đất, nếu tỉ lệ bản đồ càng lớn thì mức độ chi tiết của nội dung trên bản đồ càng cao.

Mục lục

  • 1 Giới thiệu
  • 2 Ký hiệu
  • 3 Tỉ lệ xích
  • 4 Biến đổi tỉ lệ trong phép chiếu Mercator
  • 5 Xem thêm
  • 6 Tham khảo
  • 7 Liên kết ngoài

Giới thiệuSửa đổi

Tỉ lệ của một bản đồ địa lý là tỉ số giữa một khoảng cách đo trên bản đồ và khoảng cách ngoài thực địa. Ở góc bên dưới của một bản đồ Việt Nam có ghi: (xem hình đầu tiên ở mục "Các bản đồ cho phép dùng tỉ lệ"):
-Tỉ lệ 1:10 000 000 hay cho biết hình nước Việt Nam được vẽ thu nhỏ lại 10 000 000 lần.Chẳng hạn:Độ dài 1cm ứng với độ dài ngoài thực địa là 10 000 000cm hay 100km.

Ký hiệuSửa đổi

Ký hiệu của tỉ lệ có dạng 1:M, trong đó số M chỉ khoảng cách thực tế lớn gấp bao nhiêu lần khoảng cách tương ứng đo trên bản đồ. Chẳng hạn nếu 1cm trên bản đồ ứng với 1km ngoài thực địa thì bản đồ đó có tỉ lệ 1:100000 vì 1km = 100.000cm.

Bản đồ có tỉ lệ lớn thì càng chi tiết và tương ứng với số M nhỏ. Bản đồ tỉ lệ nhỏ kém chi tiết hơn và có số M lớn.

Tỉ lệ xíchSửa đổi

Một số ví dụ:

1:100.000.000 1:800.000 1:700.000.000 1:200.000.000

Dưới dòng số tỉ lệ là một đường kẻ có hai màu trắng và đen. Hai màu này có ý nghĩa như nhau, đó là biểu thị một centimét tương ứng với bao nhiêu kilômét ngoai thuc dia

Biến đổi tỉ lệ trong phép chiếu MercatorSửa đổi

Tỉ lệ điểm Mercator là đồng nhất trên xích đạo do đường này là nơi tiếp xúc giữa hình cầu (trái đất) và hình trụ. Tỉ lệ biến đổi theo vĩ độ . Vì tiến đến vô cực khi chúng ta càng đến gần các cực,bản đồ Mercator bị bóp méo cực độ ở các vĩ độ cao và do đó, phép chiếu này hoàn toàn không phù hợp với các bản đồ thế giới (trừ khi chúng ta xét đến việc định hướng và các rhumb line - là các đường mà chúng cắt qua tất cả các kinh tuyết với cùng một góc). Tuy nhiên, ở vĩ độ khoảng 25 độ, giá trị đạt khoảng 1,1 vì vậy Mercator là chính xác với sai số 10% trong một dải có độ rộng 50 độ có lấy xích đạo làm đường ranh giới. Các dải hẹp hơn thì độ chính xác tăng lên: một dải có độ rộng 16 độ (có xích đạo làm đường chính giữa) thì độ chính xác của phép chiếu nằm trong 1%.

Tiêu chí tiêu chuẩn đối với các bản đồ tỉ lệ lớn tốt là độ chính xác phải đạt tối thiểu 0.04%, tương ứng . Vì đạt đến giá trị này tại độ (xem hình bên dưới, đường đỏ). Do đó, tiếp tuyến Mercator có độ chính xác rất cao trong dải 3,24 độ lấy xích đạo làm trung tâm. Dải này theo phương bắc nam dài khoảng 360km (220mi). Trong dải này Mercator là rất tốt, có độ chính xác cao và bảo tồn được hình dạng do nó được bảo tồn góc. Các quan sát này cho phép phát triển các phép chiếu biến đổi Mercator mà theo đó kinh tuyến được xem 'là xích đạo' của phép chiếu do đó chúng ta có thể tạo ra một bản đồ có độ chính xác cao bên trong một khoảng cách hẹp của kinh tuyến đó. Các bản đồ như thế này là tốt đối với các quốc qua trải dài gần kinh tuyến (như Anh) và có một bộ gồm 60 bản đồ như thế này đã sử dụng phép chiếu UTM. Do đó, trong cả hai phép chiếu (dựa trên các ellipsoid khác nhau) các phương trình chuyển đổi tọa độ x và y và phương trình chuyển đổi hệ số tỉ lệ là các hàm phức tạo theo cả kinh tuyến và vĩ tuyến.

Biến đổi tỉ lệ gần xích đạo đối với tiếp tuyến (đỏ) và cát tuyến (lục) của các phép chiếu Mercator.

Xem thêmSửa đổi

  • Bản đồ

Tham khảoSửa đổi

Liên kết ngoàiSửa đổi

  • Bản đồ trực tuyến thành phố Hồ Chí Minh Lưu trữ 2009-07-09 tại Wayback Machine
  • Bản đồ trực tuyến Lưu trữ 2006-05-24 tại Wayback Machine của Bộ Tài nguyên và Môi trường Việt Nam
  • Bản đồ chi tiết địa hình Việt Nam Lưu trữ 2011-01-04 tại Wayback Machine thực hiện bởi Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ năm 1965
  • Bản đồ chi tiết địa hình Việt Nam nguyên khổ, tỷ lệ 1:50.000 và 1:250.000 thực hiện bởi Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ thập kỷ 1960