Vẩn đục dịch kính và đục thủy tinh thể

Vai trò của dịch kính trong mắt

Dịch kính là một khối gel trong suốt nằm sau thủy tinh thể, lấp đầy 80% thể tích nhãn cầu, có chức năng tiếp truyền các tia sáng từ ngoài vào đáy mắt, cung cấp dinh dưỡng cho thủy tinh thể và võng mạc. Đồng thời nó cũng tạo áp lực để cố định hình dạng của thấu kính, giúp thấu kính tập trung hình ảnh sắc nét trên võng mạc.

Vẩn đục dịch kính và đục thủy tinh thể

Vẩn đục dịch kính làm xuất hiện những “con ruồi hư ảo” trong tầm nhìn

Vẩn đục dịch kính xảy ra khi nào?

Dịch kính được hình thành từ khi sinh ra và tồn tại vĩnh cửu, không được thay thế, trừ khi có tác động của con người (thay dịch kính). Nó tồn tại và không có mạch máu nuôi dưỡng. Chất dinh dưỡng được vận chuyển bằng cách thẩm thấu qua các mạch máu võng mạc. Vì thế, khi mắt lão hóa hoặc bị tật khúc xạ (cận thị, viễn thị), hay bị bệnh về mắt, chấn thương mắt như: nhiễm khuẩn mắt, xuất huyết dịch kính, viêm màng bồ đào, viêm sau phẫu thuật đục thủy tinh thể, viêm võng mạc, nhiệt lò nung, tia lửa hàn điện… đều gián tiếp hay trực tiếp làm các collagen (cấu tạo dịch kính) mất tính đàn hồi, dễ hóa lỏng. Khi đó chúng bị lắng đọng, co cụm và tạo ra các sợi hoặc bóng lơ lửng trong dịch kính mà không được vận chuyển ra ngoài.

Vẩn đục dịch kính và đục thủy tinh thể có cùng dấu hiệu “ruồi bay”

Đục thủy tinh thể và đục dịch kính đều làm xuất hiện hiện tượng “ruồi bay”. Để phân biệt,  người bệnh dùng tay bịt một mắt, mắt còn lại nhìn cố định tại một điểm:

- Nếu “con ruồi” vẫn bay trước mắt, tức là bị đục dịch kính.

- Nếu “con ruồi” đứng yên một chỗ, nhưng khi liếc mắt lập tức ruồi sẽ bay theo, thì đó là đục thủy tinh thể.

Vẩn đục dịch kính có nguy hiểm không?

Nếu dịch kính bị vẩn đục do thoái hóa, não bộ của chúng ta sẽ liên tục thay đổi để thích nghi với tình trạng này. Tuy nhiên nó có thể gây cảm giác bất tiện, vướng víu trong tầm nhìn. Nhưng nếu nó là hậu quả của một bệnh lý nào đó về mắt, hoặc người bệnh kèm theo tiểu đường, huyết áp cao… thì vấn đề lại hoàn toàn khác, không điều trị sớm có thể bị mất thị lực hoàn toàn.

Vẩn đục dịch kính nên phòng ngừa và điều trị thế nào?

Cho đến nay, vẫn chưa có bất kỳ một loại thuốc nào có thể chữa khỏi hoàn toàn đục dịch kính. Tuy nhiên khi tiến triển của bệnh nặng lên và gây mất thị lực, bác sĩ sẽ cân nhắc một số phương pháp như: phẫu thuật hút bỏ dịch kính, thay thế bằng một dung dịch khác tương tự, hoặc sử dụng tia laser để phá vỡ các đốm đen này.

Thay vì việc có bệnh mới chữa, ngày nay công tác phòng bệnh càng trở nên quan trọng hơn. Nhiều nghiên cứu gần đây cho thấy, bổ sung thêm alpha lipoic acid (ALA) - chất chống oxy hóa với lợi thế thấm rất tốt vào mô mắt. Cùng với ngăn ngừa nguy cơ viêm nhiễm mắt từ các hoạt chất sinh học có trong cây Hoàng đằng, sẽ hiệu quả để giúp phòng ngừa, cải thiện tình trạng đục dịch kính, đục thủy tinh thể, thoái hóa điểm vàng (hoàng điểm).

DS. Lê Hoa

…………………………………….

Thông tin về sản phẩm có ALA, Hoàng đằng:

Thực phẩm chức năng MINH NHÃN KHANG giúp hỗ trợ điều trị đục thủy tinh thể và thoái hóa điểm vàng:

Vẩn đục dịch kính và đục thủy tinh thể

-   Giúp hỗ trợ điều trị và phòng ngừa mù lòa do đục thủy tinh thể, thoái hóa điểm vàng, khô mắt và các bệnh về mắt.

-   Tăng cường thị lực cho mắt.

Công ty Trung Mỹ, số 19A/126 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội

SĐT tư vấn: 04.3775.9051 - 08.3977.1963

GPQC: 1943/2014/XNQC - ATTP

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có thay thế thuốc chữa bệnh


Chào bạn

Đục dịch kính và đục thủy tinh thể rất dễ gây nhầm lẫn bởi có một số triệu chứng gần giống nhau. Tuy nhiên, thực chất, đây là 2 bệnh về mắt hoàn toàn khác nhau, xảy ra tại 2 bộ phận của mắt là:

  • Thủy tinh thể: nằm phía sau mống mắt, thực hiện chức năng điều tiết và tập trung ánh sáng đi vào võng mạc để tạo ra hình ảnh sắc nét, rõ ràng. Khi protein trong thủy tinh thể vốn được sắp xếp theo trật tự nhất định thì nay bị thay đổi cấu trúc, tụ lại với nhau thành từng đám, làm khúc xạ đường truyền của tia sáng và bệnh đục thủy tinh thể xuất hiện.
  • Dịch kính: giống như một khối thạch trong suốt, nằm ngay sau thủy tinh thể cũng thực hiện nhiệm vụ tiếp truyền tia sáng, đồng thời giúp cố định hình dạng của thấu kính, làm hình ảnh thu được sắc nét hơn. Khi các collagen cấu tạo nên dịch kính bị hóa lỏng sẽ lắng đọng, co cụm lại với nhau tạo thành các sợi hoặc bóng lơ lửng trong dịch kính, kết quả là dịch kính bị vẩn đục.

Khi hai bộ phận này đục, gây bệnh đục dịch kính và đục thủy tinh thể sẽ đều làm xuất hiện các bóng mờ hoặc các chấm, đốm đen di chuyển trong tầm nhìn với nhiều hình dạng khác nhau, các nhà khoa học còn gọi đây là hiện tượng ruồi bay. Tuy nhiên, dấu hiệu nhận biết của đục dịch kính và đục thủy tinh thể sẽ không giống nhau. Khi bạn bịt một mắt, mắt còn lại cố định tại một điểm:

  • Nếu con ruồi vẫn đứng yên, chỉ di chuyển khi bạn liếc mắt thì bạn đã bị đục thủy tinh thể.
  • Nếu con ruồi vẫn bay cho dù mắt đứng yên thì bạn bị đục dịch kính.

Tuy nhiên, không phải chỉ có đục dịch kính và đục thủy tinh thể mới làm xuất hiện dấu hiệu ruồi bay, đây có thể là dấu hiệu cảnh báo bạn bị rách hoặc bong võng mạc, nếu không trị kịp thời có thể mù lòa. Do vậy bạn nên đi khám sớm để được chẩn đoán đúng nguyên nhân, từ đó có hướng điều trị cụ thể.

Nguyên nhân làm xuất hiện đục thủy tinh thể và vẩn đục dịch kính chủ yếu là do mắt bị thoái hóa, lão hóa do tuổi. Một số hoạt chất sinh học như Alpha lipoic acid, Quercetin có tác dụng thấm rất tốt vào mô mắt và thần kinh thị giác, nhằm phục hồi các chất chống oxy hóa khác nên giúp làm chậm quá trình lão hóa, tăng dọn dẹp các chất thải ra khỏi mắt. Hiện nay các hoạt chất này đã có mặt trong Tpbvsk Minh Nhãn Khang, vậy bạn có thể tìm hiểu thêm để sử dụng.

Hàng triệu người có biểu hiện giống bạn, dù là mắc đục dịch kính và đục thủy tinh thể hay bệnh nào khác, khi dùng Minh Nhãn Khang cũng đều cải thiện thị lực tốt, giảm hẳn các chấm đen ruồi bay. Bạn có thể tham khảo thêm chia sẻ của họ trong video sau:

Bí quyết loại hẳn ruồi bay do đục dịch kính chỉ sau 3 tháng của chú Được (Sơn La)

Kinh nghiệm trị chấm đen ruồi bay do đục thủy tinh thể của cô Phức (Hải Phòng)

Đọc đến đây, bạn chắc hẳn đã hiểu rõ về đục dịch kính và đục thủy tinh thể. Nếu còn cần hỗ trợ gì thêm, bạn hãy liên hệ qua điện thoại hoặc chat zalo số 0971.003.903 để được tư vấn trực tiếp. Chúc bạn gìn giữ được thị lực tốt!

Vẩn đục dịch kính và đục thủy tinh thể

  • 04:06 19/05/2020
  • Xếp hạng 4.82/5 với 20667 phiếu bầu

Dịch kính và thủy tinh thể là hai phần cấu tạo của nhãn cầu hoàn toàn khác nhau, nhiều người nhầm lẫn giữa bệnh đục thủy tinh thể và đục dịch kính cho là một bệnh. Tuy nhiên đây là hai bệnh hoàn toàn khác nhau, tiên lượng và phương pháp điều trị cũng hoàn toàn khác nhau.

Thủy tinh thể (hay còn gọi là lòng đen) là một bộ phận nằm phía sau mống mắt có dạng thấu kính trong suốt hai mặt lồi. Thủy tinh thể không chứa mạch máu và thần kinh nên dinh dưỡng bằng cách thẩm thấu. Chức năng của thủy tinh thể là điều tiết, cho ánh sáng đi qua và hội tụ tại võng mạc giúp ta có thể nhìn thấy mọi vật một cách rõ nét.

Bệnh đục thủy tinh thể là tình trạng mà phần protein trong thủy tinh thể bị thay đổi cấu trúc làm ảnh hưởng tới đường truyền tia sáng vì nguyên nhân nào đó. Tình trạng này dẫn đến việc thủy tinh thể bị mờ không còn trong suốt giống như tấm gương bị mờ, làm cho ánh sáng khó đi qua không hội tụ được tại võng mạc hình ảnh trở nên mờ hơn.

Do ánh sáng khó đi vào võng mạc nên người bệnh bị đục thủy tinh thể bị giảm thị lực, nhìn mờ và có nguy cơ bị mù lòa.

1.2 Bệnh đục dịch kính

Dịch kính là một khối dạng gel trong suốt nằm ngay phía sau thủy tinh thể và trước võng mạc, dịch kính chiếm đến 80% thể tích của nhãn cầu. Chức năng của dịch kính là tiếp truyền cho các tia sáng từ ngoài vào võng mạc, cung cấp dinh dưỡng cho thủy tinh thể và võng mạc, duy trì áp lực ở trong mắt để võng mạc không bị bong rách và giúp tập trung hình ảnh rõ nét hơn trên võng mạc.

Đục dịch kính là do tình trạng lắng đọng hoặc ngưng tụ trong dịch kính, phần bị lắng đọng nằm lơ lửng trong dịch kính làm cho người bị bệnh thấy các hình ảnh vẩn đục và trôi nổi trong mắt.


Như vậy thủy tinh thể và dịch kính là hai phần hoàn toàn khác nhau và có chức năng khác nhau trong nhãn cầu. Bệnh đục thủy tinh thể và đục dịch kính là hai bệnh hoàn toàn khác nhau thường do tình trạng mắt bị lão hóa gây ra. Hai bệnh có tiên lượng khác nhau và phương pháp điều trị bệnh không giống nhau.

Để phân biệt hai bệnh này có thể dựa vào dấu hiệu lâm sàng, khám mắt.

Dấu hiệu bệnh đục thủy tinh thể:

  • Suy giảm thị lực là dấu hiệu điển hình và quan trọng nhất ở bệnh đục thủy tinh thể. Mắt nhìn mờ hơn hay mỏi mắt khi tập chung nhìn vào một vật nào đó. Nhìn mờ cảm giác như có tấm màn che trước mắt
  • Nhạy cảm hơn với ánh sáng, hay bị lóa mắt. Nhìn ở ngoài sáng thường khó hơn khi nhìn ở nơi có bóng râm.
  • Nhìn đôi, nhìn một vật thành nhiều hình ảnh khác nhau.
  • Có hiện tượng ruồi bay, chấm đen hay đốm đen xuất hiện phía trước mắt.
  • Các triệu chứng có thể thấy ở cả hai mắt hoặc một mắt.
  • Khám mắt thấy hiện tượng thủy tinh thể không còn trong suốt mà mờ và đục.

Dấu hiệu đục dịch kính:

Vẩn đục dịch kính và đục thủy tinh thể

Dấu hiệu đục dịch kính

Dấu hiệu chính của đục dịch kính xuất hiện các vết dạng hạt, dây, chấm tròn có màu đen hoặc xám như các vật chất trôi nổi trong tầm nhìn. Những vệt đen này giống như con ruồi bay trước mắt và có đặc điểm:

  • Di chuyển khi thay đổi hướng nhìn, nếu cố gắng để nhìn chúng, chúng sẽ di chuyển nhanh ra khỏi tầm nhìn hơn.
  • Những vệt đen này sẽ dễ nhận thấy khi nhìn vào một nền sáng trống, chẳng hạn như bầu trời màu xanh hoặc một bức tường trắng.
  • Khi nằm các vẩn đục này có xu hướng rơi xuống phía dưới đáy mắt, rơi về gần hoàng điểm nên nhìn dễ hơn.
  • Những điểm thường lơ lửng và có xu hướng di chuyển theo trọng lực. Có xu hướng biến mất khi tập trung nhìn vào chúng. Bệnh này thường không mất đi nhưng sẽ giảm dần theo thời gian.
  • Ngoài ra còn có thể xuất hiện các triệu chứng như mắt bị chớp sáng, giảm thị lực ngoại biên, có thị lực hình ống.
  • Khám mắt sẽ thấy tình trạng vẩn đục dịch kính.

Như vậy cả hai bệnh đều xuất hiện dấu hiệu ruồi bay: Sự khác nhau của dấu hiệu này là

  • Nếu có hiện tượng con ruồi đứng yên, chỉ di chuyển khi bệnh nhân liếc mắt thì là dấu hiệu của đục thủy tinh thể.
  • Nếu con ruồi vẫn bay cho dù mắt đứng yên không di chuyển thì là bị đục dịch kính.

Một số trường hợp bệnh nhân sau khi phẫu thuật thay thủy tinh thể lại thấy hiện tượng ruồi bay nặng hơn, thông thường tình trạng này do đục dịch kính gây ra. Do trước đây có hiện tượng đục thủy tinh thể nên lương ánh sáng đi vào không nhiều nên không thấy rõ tình trạng đục dịch kính. Khi phẫu thuật thay thủy tinh thể nhân tạo, lượng ánh sáng đi vào buồng dịch kính nhiều hơn nên những vẩn đục dịch kính này xuất hiện rõ và nhiều hơn.

Tuy nhiên không phải chỉ có đục dịch kính và đục thủy tinh thể mới xuất hiện dấu hiệu ruồi bay, tình trạng này cũng gặp trong bệnh rách hoặc bong võng mạc, nếu không điều trị kịp thời có thể dẫn đến mù lòa. Do vậy không thể dựa vào triệu chứng này để tự chẩn đoán bệnh.

Vẩn đục dịch kính và đục thủy tinh thể

Phẫu thuật thường được chỉ định để giải quyết tình trạng đục thủy tinh thể

  • Đục thủy tinh thể: Tiên lượng xấu hơn đục dịch kính, lâu dần sẽ làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới thị lực. Thậm trí bệnh nhân bị mù lòa.
  • Đục dịch kính: Đa số lành tính, không gây ảnh hưởng tới thị lực. Chỉ có số ít do một số nguyên nhân gây ra và rất hiếm khi xuất hiện biến chứng rách hoặc bong võng mạc.
  • Đục thủy tinh thể: Phẫu thuật thường được chỉ định để giải quyết tình trạng này, phương pháp phẫu thuật cũng được chứng minh là an toàn và hiệu quả cao trong điều trị bệnh. Tránh nguy có mù lòa do đục thủy tinh thể.
  • Đục dịch kính: Nếu nhẹ đa số không cần điều trị, chỉ cần cố gắng làm quen với tình trạng đó. Trường hợp nặng có thể được chỉ định điều trị thay dịch kính hoặc dùng laser để phá bỏ vẩn đục.

Tóm lại dù có dấu hiệu ruồi bay gần giống nhau nhưng bệnh đục thủy tinh thể và đục dịch kính là hai bệnh khác nhau hoàn toàn. Khi có dấu hiệu bệnh nên tưới cơ sở y tế để được khám và chẩn đoán xác định bệnh.

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec là một trong những bệnh viện không những đảm bảo chất lượng chuyên môn với đội ngũ y bác sĩ đầu ngành, hệ thống trang thiết bị công nghệ hiện đại mà còn nổi bật với dịch vụ khám, tư vấn và chữa bệnh toàn diện, chuyên nghiệp; không gian khám chữa bệnh văn minh, lịch sự, an toàn và tiệt trùng tối đa.

Khách hàng có thể trực tiếp đến hệ thống Y tế Vinmec trên toàn quốc để thăm khám hoặc liên hệ hotline tại đây để được hỗ trợ.

XEM THÊM: