Tỷ gia trung bình ngân hàng hsbc

HSBC Holdings plc là một ngân hàng đầu tư đa quốc gia và công ty cổ phần dịch vụ tài chính của Anh. Đây là ngân hàng lớn thứ hai ở châu Âu sau BNP Paribas, với tổng vốn chủ sở hữu là 206,777 tỷ USD và tài sản là 2,958 nghìn tỷ USD tính đến tháng 12 năm 2021. Năm 2021, HSBC có 10,8 nghìn tỷ USD tài sản đang được lưu ký và 4,9 nghìn tỷ USD tài sản được quản lý, tương ứng. HSBC có nguồn gốc từ một ngân hàng hong ở Hồng Kông thuộc Anh, và hình thức hiện tại của nó được thành lập tại Luân Đôn bởi Tập đoàn Ngân hàng Hồng Kông và Thượng Hải, nhằm hoạt động như một công ty cổ phần mới vào năm 1991; tên của nó bắt nguồn từ tên viết tắt của công ty đó. Tập đoàn Ngân hàng Hồng Kông và Thượng Hải đã mở chi nhánh tại Thượng Hải vào năm 1865 và chính thức được thành lập vào năm 1866. HSBC có văn phòng tại 64 quốc gia và vùng lãnh thổ trên khắp Châu Phi, Châu Á, Châu Đại Dương, Châu Âu, Bắc Mỹ và Nam Mỹ, phục vụ khoảng 40 triệu khách hàng. Tính đến năm 2020, đây là ngân hàng lớn thứ sáu thế giới tính theo tổng tài sản và vốn hóa thị trường. HSBC là công ty đại chúng lớn thứ 40 trên thế giới, theo một thước đo tổng hợp của tạp chí Forbes. Wikipedia

Ngày thành lập

3 thg 3, 1865

HSBC: Việt Nam có thể sẽ chứng kiến một cú hích mạnh hơn từ du lịch quốc tế

31/05/2023 13:30

Trong báo cáo nhận định về kinh tế vĩ mô mới đây của HSBC, các chuyên gia nhận định, mùa du lịch hè sắp tới và khả năng nới lỏng các hạn chế về thị thực, Việt Nam có thể sẽ chứng kiến một cú hích mạnh hơn từ du lịch quốc tế, một nguồn hỗ trợ rất cần thiết đối với nền kinh tế đang chững lại hiện nay.

Tỷ gia trung bình ngân hàng hsbc

HSBC: Tốc độ gia tăng tài sản của phụ nữ châu Á đứng đầu thế giới

28/03/2023 16:08

Theo báo cáo mới nhất do bà Fan Cheuk Wan, Giám đốc Đầu tư khu vực Châu Á, Khối Dịch vụ Quản lý Tài sản và Tài chính cá nhân của HSBC, biên soạn, phụ nữ châu Á đang ngày càng độc lập tài chính. Việc gia tăng tài sản của họ đang hỗ trợ rất lớn đối với hoạt động đầu tư bền vững.

Tỷ gia trung bình ngân hàng hsbc

Tỷ gia trung bình ngân hàng hsbc

Tỷ gia trung bình ngân hàng hsbc

Tỷ gia trung bình ngân hàng hsbc

Tỷ gia trung bình ngân hàng hsbc

Tỷ gia trung bình ngân hàng hsbc

Tỷ gia trung bình ngân hàng hsbc

Tỷ gia trung bình ngân hàng hsbc

Tỷ gia trung bình ngân hàng hsbc

Bắt tạm giam Tổng giám đốc Công ty HSBC Việt Nam

21/06/2022 20:56

Công an xác định Trần Quang Sơn, Tổng giám đốc Công ty HSBC Việt Nam có hành vi giúp sức cho hai đối tượng khác lừa đảo chiếm đoạt số tiền 1,5 tỷ đồng của Chủ tịch HĐQT một công ty khác nên khởi tố, bắt tạm giam về tội ‘lừa đảo chiếm đoạt tài sản’.

Ông Ngô Đăng Khoa, Giám đốc toàn quốc Khối ngoại hối, thị trường vốn và dịch vụ chứng khoán của HSBC Việt Nam

(ĐTCK) Nhận định về thị trường tài chính trong nước trong những ngày vừa qua, ông Ngô Đăng Khoa, Giám đốc toàn quốc Khối ngoại hối, thị trường vốn và dịch vụ chứng khoán của HSBC Việt Nam cho rằng, tâm điểm là những biến động trên thị trường ngoại hối.

Sau một quý II tương đối "yên ả" khi cặp tỷ giá USD/VND dao động trong vùng giá tương đối ổn định, thì ngay trong nửa đầu tháng 8, thị trường đã chứng kiến đà tăng mạnh mẽ của cặp tỷ giá.

Theo đó, tỷ giá USD/VND trên thị trường liên ngân hàng đã bật tăng mạnh từ mức giá 23.700 - 23.750 lên mức 23.950 - 24.000, tương đương với mức mất giá 1,2% của VND và là mức tăng là mức cao nhất trong vòng 10 tháng trở lại đây. Biên độ giao dịch trong phiên của cặp tỷ giá cũng chứng kiến những bước tăng mạnh mẽ cả về bước giá cũng như độ rộng của biên độ giữa giá mua và giá bán. Về phía Ngân hàng Nhà nước, tỷ giá trung tâm cũng được đặt lên mức cao nhất từ trước tới nay là 23.951 vào ngày 17/8.

“Điều đó phần nào cũng phản ánh những áp lực của tỷ giá trong những ngày vừa qua”, ông Khoa nói.

Lý giải cho đà tăng của tỷ giá, ông Khoa cho rằng, nguyên nhân chính phần lớn đến từ những biến động trên thị trường quốc tế. Với những lo ngại về lạm phát của Mỹ chưa hạ nhiệt nhanh như kỳ vọng, trong khi các số liệu kinh tế khác của Mỹ vẫn không cho thấy dấu hiệu suy thoái, mặt bằng lãi suất của Mỹ đã tăng trở lại trong tuần vừa qua, chỉ số USD index cũng tăng trở lại.

Ở phía ngược lại, đối tác thương mại lớn khác của Việt Nam là Trung Quốc lại cho thấy những dấu hiệu chậm lại đáng kể của đà hồi phục kinh tế sau mở cửa, khiến đồng nhân dân tệ (CNY) đã mất giá mạnh trong tuần vừa qua. Tương tự, đà mất giá của CNY cùng sự mạnh lên của đồng bạc xanh đã khiến những ngoại tệ khác trong khu vực cũng mất giá đáng kể.

Ông Khoa nói: “Đứng trước xu hướng đó, VND cũng không phải là ngoại lệ”.

Ở phương diện trong nước, ông Khoa nhận định, sự đối lập về chính sách tiền tệ giữa Việt Nam và Mỹ cũng là một trong những nguyên nhân tạo áp lực chung cho tỷ giá trong nước. Tăng trưởng trong nước chậm lại, lạm phát hạ nhiệt nhanh chóng và sự ổn định của thị trường ngoại hối trong những tháng đầu năm đã cho thấy ưu tiên chính sách của Việt Nam tập trung vào hỗ trợ tăng trưởng. Điều này hoàn toàn trái ngược với Mỹ, nơi số liệu kinh tế vẫn tích cực và lạm phát cơ bản chưa hạ nhiệt về mức mục tiêu đã khiến Fed vẫn duy trì xu hướng thắt chặt.

“Trong bối cảnh Fed vẫn chưa hoàn toàn chấm dứt chu kỳ tăng lãi suất của mình thì ở phía ngược lại, Ngân hàng Nhà nước là một trong những ngân hàng trung ương đầu tiên ở châu Á đã cắt lãi suất để hỗ trợ nền kinh tế. Tính từ đầu năm, Ngân hàng Nhà nước đã tổng cộng 4 lần hạ lãi suất điều hành, đưa mức chênh lệch lãi suất giữa Việt Nam và Mỹ lên mức kỷ lục từ trước tới nay. Sự chênh lệch lãi suất cũng là một yếu tố tạo tâm lý găm giữ ngoại tệ khiến tỷ giá bật tăng trong thời gian qua”, ông Khoa nhận định.

Đánh giá về xu hướng tỷ giá trong thời gian sắp tới, ông Khoa cho rằng, những biến động tăng đột biến của tỷ giá USD/VND chỉ mang tính chất ngắn hạn. Mặc dù những áp lực hiện hữu lên tỷ giá kể trên là tương đối rõ ràng, trong trung và dài hạn VND vẫn có khả năng tăng giá trở lại.

Thứ nhất, trên thị trường quốc tế đồng USD được dự báo sẽ suy yếu trở lại trong những tháng cuối năm trong bối cảnh Fed đã đạt tới gần cuối chu kỳ thắt chặt chính sách tiền tệ của mình.

Thứ hai, những yếu tố nội tại của Việt Nam vẫn đưa ra những dấu hiệu tích cực. Mặc dù thương mại chịu ảnh hưởng bởi sự sụt giảm đơn hàng, cán cân thương mại hàng hóa Việt Nam trong 7 tháng đầu năm vẫn ước tính xuất siêu 15,23 tỷ USD (cùng kỳ năm trước xuất siêu 1,34 tỷ USD). Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tại Việt Nam tăng trưởng ổn định, với mức vốn thực hiện trong 7 tháng đầu năm ước đạt 11,58 tỷ USD, tăng 0,8% so với cùng kỳ năm trước.

Ông Khoa nhấn mạnh: “Trong khi đó, những nỗ lực của Chính phủ để hỗ trợ hồi phục kinh tế thông qua chính sách tiền tệ và tài khoá trên diện rộng cũng có thể giúp xây dựng lại niềm tin của các nhà đầu tư vào các lĩnh vực khác, cũng như tạo ra kết quả tích cực. Đây là những cơ sở để có thể tin tưởng vào việc tỷ giá sẽ ổn định trở lại trong thời gian sắp tới. Nhóm Nghiên cứu của HSBC giữ nguyên dự báo mức tỷ giá bình quân 23.450 cuối quý III và 23.350 vào cuối năm nay”.