Toán lớp 6 tập hợp các số tự nhiên sách mới

Tập hợp các số tự nhiên toán lớp 6

 1. Tập hợp N và tập hợp N*

Các số tự nhiên là 0, 1, 2, 3, …
• Tập hợp các số tự nhiên được ký hiệu là N.
Ta có N = {10, 1, 2, 3, …}
• Tập hợp các số tự nhiên khác 0 được ký hiệu là N*.
Ta có N* = {1, 2, 3, …}
Thứ tự trong tập hợp số tự nhiên
a) Mỗi số tự nhiên được biểu diễn bởi một điểm trên tia số. Điểm
biểu diễn số tự nhiên a trên tia số gọi là điểm a (tia số nằm
ngang, chiều mũi tên ở tia số đi từ trái sang phải).

Toán lớp 6 tập hợp các số tự nhiên sách mới

b) Trong hai số tự nhiên a và b khác nhau, có một số nhỏ hơn số kia.
Khi a nhỏ hơn b, ta viết a < b hoặc b > a.
Chú ý:

1. Khi a nhỏ hơn hoặc bàng b, ta viết a ≤ b hay b ≥ a.
2. Trên tia số, điểm ở bên trái biểu diễn số nhỏ hơn, chẳng hạn điểm 2 ở bên trái điểm 3, điểm 3 ở bên trái điểm 4, …

Toán lớp 6 tập hợp các số tự nhiên sách mới

c) Ba số a, b, c là các số tự nhiên Nếu a < b và b < c thì a < c
d)

• Một số tự nhiên có duy nhất một số liền sau.
• Một số tự nhiên có duy nhất một số liền trước, trừ số 0.
• Hai số nguyên liên tiếp thì hơn kém nhau một đơn vị.

e) Tập hợp các số tự nhiên có vô số phần tử.
g) Số 0 là số tự nhiên nhỏ nhất ; không có số tự nhiên lớn nhất.

Xem thêm Ghi số tự nhiên sách giáo khoa toán lớp 6

tại đây.

BÀI TẬP

Bài 6.

a) Viết số tự nhiên liền sau mỗi số 17 ; 99 ; a (với a ∈ N)
b) Viết số tự nhiên liền trước mỗi số 35 ; 1000 ; b (với b ∈ N*)

GIẢI

a) Số tự nhiên liền sau của :
• Số 17 là sô 18
• Số 99 là số 100
• Số a (a ∈ N) là số a + 1
b) Số tự nhiên liền trước của :
• Số 35 là số 34
• Số 1000 là số 999
• Số b (b ∈ N*) là số b – 1
Chú ý: b ∈ N* nên b ≠ 0. Lúc đó, b mới có số liền trước. Nếu b ∈ N, nghĩa là b có thể bằng 0 ; lúc đó b không có số liền trước.
Bài 7.Viêt cấc tập hợp sau bằng cách liệt kê các phần tử :
a) A = {x ∈ N / 12 < x < 16}
b) B = {x ∈ N* / .x < 5}
c) c = {x ∈ N / 13 ≤ x ≤ 15}

GIẢI

Theo đề bài, ta có :
a) A = {x ∈ N / 12 < x < 16}. Đó là các số 13, 14, 15. Vậy A = 113, 14, 151
b) B = {x ∈ N* / X < 51 nên x là số tự nhiên khác sô 0 (x ∈ N*) và nhỏ hơn 5. Đó là các số 1, 2, 3, 4. Vậy B = {I, 2, 3, 4}
c) c = {x ∈ N / 13 ≤ x ≤ 15}. Đó là các số 13, 14, 15. Vậy c = (13, 14, 15)
Bài 8.

Viết tập hợp A các số tự nhiên không vượt quá 5 bằng hai cách.
Biểu diễn trên tia số các phần tử của tập hợp A.

GIẢI

Ta biết rằng các số tự nhiên không vượt quá 5 gồm 0, 1, 2, 3, 4.
• Cách 1. Liệt kê : A = {0, 1, 2, 3, 4} 
• Cách 2. Tính chất đặc trưng: A={x ∈ N / x < 5}
• Biểu diễn trên tia số các phần tử của tập hợp A

Toán lớp 6 tập hợp các số tự nhiên sách mới

Bài 9. Điền vào chỗ trống để hai số ở mỗi dòng là hai sô tự nhiên liên tiếp
tăng dần 8; a, …

GIẢI

Để có hai số tự nhiên liên tiếp tăng dần, ta phải :
* Điền vào chỗ trống số liền trước của 8 là 7 (7, 8)
* Điền vào chỗ trống số liền sau của a là a + 1 (a, a + 1)
Bài 10. Điền vào chỗ trông để ba số ở mỗi dòng là ba số tự nhiên liên tiếp
giảm dần 4600, … ; a.

GIẢI

Theo đề bài, ta có
4601 ;  4600  ; 4599
a + 2  ;  a + 1 ;  a
Chẳng hạn:    7   ;   6   ;  5

Loạt bài Giải bài tập Toán 6 Chương 1: Tập hợp các số tự nhiên bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống hay, chi tiết được biên soạn bám sát chương trình sách giáo khoa Toán lớp 6 giúp bạn dễ làm làm bài tập về nhà và học tốt hơn môn Toán 6.

Toán lớp 6 tập hợp các số tự nhiên sách mới

Giải Toán 6 Kết nối tri thức Bài 1: Tập hợp

Luyện tập 1 trang 6 Toán lớp 6 Tập 1: Gọi B là tập hợp các bạn tổ trưởng trong lớp em. Em hãy chỉ ra một bạn thuộc tập B và một bạn không thuộc tập B.

Lời giải:

Giả sử trong lớp em có 4 tổ trưởng có tên là: Mai, Linh, Trang, Nhung

Khi đó: Tập hợp B gồm các bạn: Mai, Linh, Trang, Nhung

+) Bạn Linh thuộc tập hợp B.

+) Bạn Dũng không thuộc tập hợp B.

Câu hỏi trang 7 Toán lớp 6 Tập 1: Khi mô tả tập hợp L các chữ cái trong từ NHA TRANG bằng cách liệt kê các phần tử, bạn Nam viết:

L = {N; H; A; T; R; A; N; G}

Theo em, bạn Nam viết đúng hay sai?

Lời giải:

Bạn Nam viết sai vì theo cách mô tả của tập hợp thì mỗi phần tử chỉ được viết một lần nhưng ở đây chữ cái A, N xuất hiện hai lần.

Cách viết đúng là: L = {N; H; A; T; R; G}.

Luyện tập 2 trang 7 Toán lớp 6 Tập 1: Viết các tập hợp sau bằng cách liệt kê các phần tử của chúng:

Toán lớp 6 tập hợp các số tự nhiên sách mới

Lời giải:

+) Ta có: A = { x ∈ ¥ | x < 5 }

Trong tập hợp A, ta thấy x ∈ ¥ và x < 5 nên x là các số tự nhiên nhỏ hơn 5 đó là: 0; 1; 2; 3; 4

Do đó ta viết: A = {0; 1; 2; 3; 4}.

+) Ta có: B =

Toán lớp 6 tập hợp các số tự nhiên sách mới

Trong tập hợp B, ta thấy

Toán lớp 6 tập hợp các số tự nhiên sách mới
nên x là các số tự nhiên lớn hơn 0 và nhỏ hơn 5 đó là: 1; 2; 3; 4

Do đó ta viết: B = {1; 2; 3; 4}.

Luyện tập 3 trang 7 Toán lớp 6 Tập 1: Gọi M là tập hợp các số tự nhiên lớn hơn 6 và nhỏ hơn 10.

a) Thay dấu “?” bằng dấu ∈ hoặc ∉:

Toán lớp 6 tập hợp các số tự nhiên sách mới

b) Mô tả tập hợp M bằng hai cách. 

Lời giải:

a) Nhận thấy các số tự nhiên lớn hơn 6 và nhỏ hơn 10 là các số: 7; 8; 9

Nên tập hợp M gồm các số: 7, 8, 9

Do đó:

Toán lớp 6 tập hợp các số tự nhiên sách mới

b) Do đó ta có mô tả tập hợp M theo hai cách như sau:

Cách 1: Liệt kê các phần tử

M = {7; 8; 9}.

Cách 2: Nếu dấu hiệu đặc trưng

M =

Toán lớp 6 tập hợp các số tự nhiên sách mới

..............................

..............................

..............................

1. Tập hợp số tự nhiên

Tập hợp các số tự nhiên được kí hiệu là N. Như vậy N = {0; 1; 2; 3...}.

Tập hợp các số tự nhiên khác 0 được kí hiệu là N*, N* = {1; 2; 3;...}

Các số tự nhiên được biểu diễn trên một tia số. Mỗi số được biểu diễn bởi một điểm. Điểm biểu diễn số tự nhiên a được gọi là điểm a.

Toán lớp 6 tập hợp các số tự nhiên sách mới

2. Thứ tự trong tập hợp số tự nhiên

a) Trong hai số tự nhiên khác nhau có một số nhỏ hơn số kia. Khi số a nhỏ hơn số b, ta viết a < b hoặc b > a.

Ta viết a  ≤ b để chỉ a < b hoặc a = b; viết b ≥ a để chỉ b > a hoặc b = a.

Trong hai điểm trên tia số như hình vẽ trên, điểm bên trái biểu diễn số nhỏ hơn.

b) Nếu a < b và b < c thì a < c.

c) Mỗi số tự nhiên có một số liền sau. Chẳng hạn, số 1 là số liền sau của số 0, số 6 là số liền sau của số 5; khi đó ta cũng nói số 0 là số liền trước của số 1, số 5 là số liền trước của số 6.

d) Số 0 là số tự nhiên nhỏ nhất. Không có số tự nhiên lớn nhất.

e) Tập hợp số tự nhiên có vô số phần tử. 

Loigiaihay.com