Thế nào là cách mạng tư sản lớp 8 năm 2024

- Giữa thế kỉ XVIII, nền nông nghiệp Pháp vẫn lạc hậu, công cụ canh tác rất thô sơ (chủ yếu dùng cày, cuốc) nên năng suất thấp. Nạn mất mùa, đói kém thường xuyên xảy ra, đời sống nhân dân rất khổ cực.

- Trong lĩnh vực công thương nghiệp, kinh tế TBCN đã phát triển nhưng bị chế độ phong kiến cản trở, kìm hãm. Nước Pháp bấy giờ chưa có sự thống nhất về đơn vị đo lường và tiền tệ.

2. Tình hình chính trị, xã hội

- Pháp vẫn là nước quân chủ chuyên chế do vua Lu-i XVI đứng đầu.

Chế độ quân chủ chuyên chế: Chế độ chính trị của một nước, có triều đình phong kiến do vua đứng đầu và mọi quyền lực tập trung trong tay nhà vua. Chế độ quân chủ lập hiến: Chế độ chính trị của một nước, trong đó quyền lực của vua bị hạn chế bằng một Hiến pháp do Quốc hội tư sản định ra... Nhà vua tuy ở ngôi (trị vì) nhưng không nắm thực quyền cai trị.

- Xã hội tồn tại ba đẳng cấp là Tăng lữ, Quý tộc và Đẳng cấp thứ ba.

+ Đẳng cấp Tăng lữ, Quý tộc có trong tay mọi quyền lợi, không phải đóng thuế.

+ Đẳng cấp thứ ba (tư sản, nông dân và dân nghèo thành thị):

/ Không có quyền lợi gì.

/ Phải đóng nhiều thứ thuế.

/ Nông dân chiếm 90% dân số, là giai cấp nghèo khổ nhất.

Đẳng cấp: Là những tầng lớp xã hội được hình thành dưới chế độ phong kiến, do luật pháp hoặc tập tục quy định về vị trí xã hội, quyền lợi và nghĩa vụ phác nhau.

\=> Mâu thuẫn giữa Đẳng cấp thứ ba với các Đẳng cấp Tăng lữ, Quý tộc ngày càng gay gắt.

\=> Dưới sự lãnh đạo của giai cấp tư sản, nông dân Pháp hăng hái tham gia cách mạng để lật đổ chế độ phong kiến.

3. Cuộc đấu tranh trên mặt trận tư tưởng:

- Đại diện cho trào lưu triết học Ánh sáng Pháp là: Mông-te-xki-ơ, Vôn-te, Giăng Giắc Rút-xô đã:

+ Ủng hộ những tư tưởng tiến bộ của giai cấp tư sản.

+ Kịch liệt tố cáo và lên án chế độ quân chủ chuyên chế của Lu-i XVI.

- Cuộc đấu tranh trên mặt trận tư tưởng đã thúc đẩy cách mạng sớm bùng nổ.

II. Cách mạng bùng nổ

Sự phát triển của Cách mạng tư sản Pháp diễn ra qua ba giai đoạn chính:

1. Nền quân chủ lập hiến

- Thời gian: 14/7/1789 - 10/8/1792.

- Lực lượng cầm quyền: phái lập hiến (đại tư sản).

Phái Lập hiến, phái Gi-rông-đanh, phái Gia-cô-banh: Phái Lập hiến gồm tầng lớp đại tư sản để phân biệt với phái Gi-rông-đanh gồm tầng lớp tư sản công thương và phái Gia-cô-banh gồm những người dân chủ cách mạng được quần chúng ủng hộ.

- Sự kiện chính:

+ Tháng 8/1789, thông qua “Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền”.

+ Tháng 9/1791, Hiến pháp được thông qua, chế độ quân chủ lập hiến được thiết lập.

+ Ngày 10/8/1792, nền quân chủ lập hiến sụp đổ.

2. Bước đầu của nền công hòa

- Thời gian: 21/9/1792 – 2/6/1793.

- Lực lượng cầm quyền: phái Gi-rông-đanh (Tư sản công thương).

- Sự kiện:

+ Tháng 9/1792, Quốc hội thông qua Hiến pháp, thành lập nền Cộng hòa.

+ Ngày 21/1/1793, vua Luis XVI bị xử tử.

+ Tháng 6/1793, nhân dân đứng lên lật đổ phái Gi-rông-đanh.

3. Nền chuyên chính dân chủ cách mạng Gia-cô-banh

- Thời gian: 2/6/1793 – 27/7/1794

- Lực lượng cầm quyền: pháp Gia-cô-banh.

- Những việc làm:

+ Lập Ủy ban cứu quốc, Rô-pe-spie đứng đầu.

+ Tịch thu ruộng đất của thế lực phong kiến đem chia cho dân.

+ Trưng thu lúa mì bán cho dân.

+ Ban hành luật giá tối đa, luật tương tối đa.

- Ngày 27/7/1794, phái Gia-cô-banh bị lật đổ.

\=> Cách mạng Pháp kết thúc.

4. Kết quả và ý nghĩa lịch sử

  1. Đối với nước Pháp

- Lật đổ chế độ quân chủ chuyên chế, xóa bỏ những tàn tích phong kiến.

\=> Mở đường cho kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển.

- Đáp ứng được nhiều yêu cầu của quần chúng nhân dân.

- Quần chúng nhân dân là động lực chính của cách mạng.

\=> Cách mạng Pháp là cuộc cách mạng dân chủ điển hình nhất.

  1. Đối với thế giới

- Ảnh hưởng to lớn phong trào dân tộc, dân chủ ở các nước châu Âu.

*Hạn chế: tiếp tục duy trì chế độ tư hữu, không xóa bỏ triệt để áp bức…

Ý nghĩa lịch sử của các cuộc CÁCH MẠNG TƯ SẢN ĐẦU TIÊN

- Xác lập sự thắng lợi của Chủ nghĩa tư bản đối với chế độ phong kiến:

- Tạo điều kiện mở đường cho nền sản xuất mới Tư bản chủ nghĩa phát triển (dẫn chứng).

- Thể hiện vai trò của quần chúng nhân dân

- Là những cuộc cách mạng không triệt để, thể hiện Chủ nghĩa tư bản có mặt tiến bộ nhưng cũng có những hạn chế:

+ Chưa đáp ứng đầy đủ quyền lợi của quần chúng nhân dân

+ Không hoàn toàn xoá bỏ chế độ bóc lột phong kiến, mà chỉ thay thế hình thức bóc lột này bằng hình thức bóc lột khác

Với tóm tắt lý thuyết Lịch Sử lớp 8 Bài 1: Cách mạng tư sản Anh và chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ sách Kết nối tri thức hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn Lịch Sử 8.

Lý thuyết Lịch Sử 8 Kết nối tri thức Bài 1: Cách mạng tư sản Anh và chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ

Quảng cáo

1. Cách mạng tư sản Anh

  1. Nguyên nhân

* Nguyên nhân sâu xa:

- Đầu thế kỉ XVI, kinh tế Anh phát triển nhất châu Âu.

- Xã hội có nhiều biến động:

+ Nhiều quý tộc vừa và nhỏ chuyển sang kinh doanh theo lối tư bản chủ nghĩa, đuổi tá điền, rào đất, biến ruộng đất thành đồng cỏ để chăn nuôi cừu,... từ đó, hình thành nên tầng lớp quý tộc mới.

+ Nông dân bị mất ruộng đất, cuộc sống vô cùng khổ cực.

+ Trong xã hội tồn tại nhiều mâu thuẫn, như: mâu thuẫn giữa nông dân với địa chủ, quý tộc; mâu thuẫn giữa giai cấp tư sản, quý tộc mới với chế độ quân chủ chuyên chế,…

+ Xã hội Anh dần có sự phân chia thành hai phe đối lập: một bên là vua và các thế lực phong kiến; một bên là giai cấp tư sản, tầng lớp quý tộc mới, nông dân và bình dân thành thị.

- Nền cai trị chuyên chế của vua Sác-lơ I cũng tạo ra nhiều bất ổn về chính trị.

\=> Những chuyển biến trong đời sống kinh tế - chính trị - xã hội ở Anh chính là nguyên nhân sâu xa dẫn tới cuộc cách mạng lật đổ chế độ phong kiến, xác lập quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa.

* Nguyên nhân trực tiếp:

- Năm 1640, do cần tiền để đàn áp cuộc khởi nghĩa của người Xcốt-len, vua Sác-lơ I triệu tập Quốc hội, đặt vấn đề tăng thêm các khoản thuế mới, tuy nhiên, yêu cầu này của nhà vua bị từ chối.

Quảng cáo

- Đầu năm 1642, vua Sác-lơ I chạy lên phía bắc Luân Đôn, ráo riết chuẩn bị lực lượng để tấn công phe Quốc hội.

\=> Mâu thuẫn giữa tư sản, quý tộc mới với thế lực phong kiến ngày càng gay gắt.

Vua Sác-lơ I (đứng thứ 2 từ bên trái sang) đang bàn bạc kế hoạch chống lại Nghị viện

  1. Diễn biến chính

- Tháng 8/1642, vua Sác-lơ I tuyên chiến với Quốc hội, cách mạng bùng nổ.

- Ngày 30/1/1649 Vua Sác-lơ l bị xử tử. Nền cộng hòa được thành lập. Cách mạng Anh đạt đến đỉnh cao.

Quảng cáo

- Năm 1653 - 1658, Ô.Crôm-oen thiết lập chế độ độc tài quân sự.

- Năm 1658 - 1688, nền quân chủ phục hồi

- Năm 1688 - 1689, Quốc hội tiến hành chính biến. Chế độ quân chủ lập hiến ra đời.

  1. Kết quả, ý nghĩa, tính chất và đặc điểm chính

- Kết quả:

+ Chế độ quân chủ chuyên chế bị lật đổ.

+ Chế độ quân chủ lập hiến được thiết lập ở Anh.

- Ý nghĩa: mở đường cho chủ nghĩa tư bản ở Anh phát triển nhanh chóng.

- Tính chất:

+ Cách mạng Anh mang tính chất của một cuộc cách mạng tư sản.

+ Tuy nhiên, đây là cuộc cách mạng không triệt để, do: không xóa bỏ tận gốc chế độ phong kiến (vẫn duy trì ngôi vua và thế lực của quý tộc mới,…); chưa giải quyết vấn đề ruộng đất cho nông dân.

- Đặc điểm chính:

+ Lực lượng lãnh đạo: giai cấp tư sản và tầng lớp quý tộc mới.

Quảng cáo

+ Hình thức: nội chiến

+ Thể chế chính trị sau cách mạng: quân chủ lập hiến

2. Chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ

  1. Nguyên nhân chiến tranh và sự thành lập Hợp chúng quốc Mỹ

- Nguyên nhân sâu xa: thực dân Anh ban hành nhiều đạo luật hà khắc nhằm kìm hãm sự phát triển kinh tế của 13 thuộc địa ở Bắc Mỹ, khiến quan hệ giữa chính quốc với thuộc địa ngày càng căng thẳng.

\=> Các tầng lớp nhân dân thuộc địa (bao gồm tư sản, chủ nô, công nhân, nô lệ…) đều đấu tranh chống ách thống trị của thực dân Anh, đòi giải phóng, tự do phát triển kinh tế và văn hoá.

- Nguyên nhân trực tiếp:

+ Tháng 12/1773, nhân dân cảng Bô-xtơn tấn công ba tàu chở chè của Anh. Chính phủ Anh lập tức ra lệnh phong tỏa cảng Bô-xtơn và ban hành thêm các đạo luật ngăn cản sự phát triển của kinh tế thuộc địa.

+ Đại biểu các thuộc địa Bắc Mỹ đã họp, đòi vua Anh xoá bỏ các luật cấm vô lí, nhưng không được vua Anh chấp thuận.

\=> Tháng 4/1775, chiến tranh bùng nổ giữa thực dân Anh với 13 thuộc địa ở Bắc Mỹ.

Tranh vẽ minh họa về sự kiện chè Bô-xtơn (16/12/1773)

  1. Diễn biến chính

- Tháng 12/1773, Nhân dân cảng Bô-xtơn tấn công ba tàu chở chè của Anh

- Tháng 4/1775, Chiến tranh bùng nổ

- Tháng 7/1776, Hợp chúng quốc Mỹ được thành lập

- Tháng 10/1777, quân đội thuộc địa giành chiến thắng tại Xa-ra-tô-ga, tạo ra bước ngoặt của cuộc chiến tranh

- Tháng 10/1781, quân đội thuộc địa giành chiến thắng tại I-oóc-tao. Quân Anh đầu hàng. Chiến tranh kết thúc.

- Năm 1783, Hiệp ước Véc-xai được kí kết, Anh buộc phải công nhận nền độc lập của 13 thuộc địa.

Đại biểu 13 thuộc địa Bắc Mỹ thông qua bản Tuyên ngôn Độc lập (tranh vẽ)

  1. Kết quả, ý nghĩa, tính chất và đặc điểm chính

- Kết quả:

+ Lật đổ ách thống trị của thực dân Anh.

+ Đưa đến sự thành lập Hợp chúng quốc Hoa Kì.

- Ý nghĩa:

+ Mở đường cho kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển mạnh mẽ ở Mỹ.

+ Cổ vũ cuộc đấu tranh giành độc lập, tự do của nhân dân thuộc địa ở nhiều nước vào cuối thế kỉ XVIII - đầu thế kỉ XIX.

- Tính chất:

+ Chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ là mang tính chất của một cuộc cách mạng tư sản.

+ Tuy nhiên, đây là cuộc cách mạng tư sản không triệt để do: không thủ tiêu được chế độ nô lệ; thành quả cách mạng không đáp ứng quyền lợi của phần đông nhân dân lúc đó.

- Đặc điểm chính:

+ Lực lượng lãnh đạo: giai cấp tư sản và tầng lớp chủ nô.

+ Hình thức: chiến tranh giải phóng.

+ Thể chế chính trị sau cách mạng: cộng hòa tổng thống

  1. Oa-sinh-tơn là Tổng thống đầu tiên của Hợp chúng quốc Hoa Kì

Xem thêm tóm tắt lý thuyết Lịch Sử lớp 8 Kết nối tri thức hay khác:

  • Lý thuyết Lịch Sử 8 Bài 2: Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII
  • Lý thuyết Lịch Sử 8 Bài 3: Cách mạng công nghiệp
  • Lý thuyết Lịch Sử 8 Bài 4: Đông nam á từ nửa sau thế kỉ XVI đến giữa thế kỉ XIX
  • Lý thuyết Lịch Sử 8 Bài 5: Cuộc xung đột nam - bắc triều và trịnh - nguyễn
  • Lý thuyết Lịch Sử 8 Bài 6: Công cuộc khai phá vùng đất phía nam từ thế kỉ xvi đến thế kỉ XVIII
  • Thế nào là cách mạng tư sản lớp 8 năm 2024
    Gói luyện thi online hơn 1 triệu câu hỏi đầy đủ các lớp, các môn, có đáp án chi tiết. Chỉ từ 200k!

Săn SALE shopee Tết:

  • Đồ dùng học tập giá rẻ
  • Sữa dưỡng thể Vaseline chỉ hơn 40k/chai
  • Tsubaki 199k/3 chai
  • L'Oreal mua 1 tặng 3

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, GÓI THI ONLINE DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 12

Bộ giáo án, đề thi, bài giảng powerpoint, khóa học dành cho các thầy cô và học sinh lớp 8, đẩy đủ các bộ sách cánh diều, kết nối tri thức, chân trời sáng tạo tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Thế nào là cách mạng tư sản lớp 8 năm 2024

Thế nào là cách mạng tư sản lớp 8 năm 2024

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Soạn, Giải bài tập Lịch Sử 8 hay, ngắn gọn của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung sgk Lịch Sử và Địa Lí 8 Kết nối tri thức (NXB Giáo dục).

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.

Thế nào là cách mạng tư sản lịch sử lớp 8?

Khái niệm “cách mạng tư sản”: Cuộc cách mạng do giai cấp tư sản lãnh đạo (ở Anh là quý tộc mới) nhằm đánh đổ chế độ phong kiến đã lỗi thời, mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển, xác lập sự thống trị của giai cấp tư sản.

Thế nào là cách mạng tư sản lớp 11?

- Cách mạng tư sản là cuộc cách mạng do giai cấp tư sản lãnh đạo nhằm chống lại chế độ phong kiến, thiết lập nhà nước tư sản, mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển. - Cách mạng tư sản có thể bùng nổ và giành được thắng lợi dựa trên các tiền đề về kinh tế, chính trị, xã hội và tư tưởng.

Cuộc cách mạng tư sản đầu tiên trên thế giới diễn ra ở đâu?

Cách mạng Hà Lan là cuộc cách mạng đầu tiên trên thế giới đã dọn đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển, thể hiện sự thắng thế của giai cấp tư sản đối với giai cấp phong kiến, báo hiệu sự suy vong của giai cấp phong kiến.

Ai là người lãnh đạo cuộc cách mạng tư sản Anh?

- Hình thức Cách mạng tư sản Anh: là một cuộc nội chiến giữa quân đội nhà vua Sác-lơ I với quân đội của Quốc hội, đứng đầu là Ô. Crôm-oen. - Kết quả: Ngày 30/1/1649, Sác-Lơ 1 bị xử tử. Anh trở thành nước cộng hòa.