Các di sản văn hóa của tỉnh đồng nai năm 2024

Cho đến thời điểm tháng 10 năm 2010, tỉnh Đồng Nai có 40 di tích lịch sử văn hoá được xếp hạng quốc gia và cấp tỉnh.

Cho đến thời điểm tháng 10 năm 2010, tỉnh Đồng Nai có 40 di tích lịch sử văn hoá được xếp hạng quốc gia và cấp tỉnh. Di tích căn cứ Tỉnh uỷ Biên Hoà có 2 địa điểm cấu thành một ở huyện Trảng Bom và một ở huyện Long Thành. Các loại hình di tích khá phong phú như: Di tích khảo cổ, di tích lịch sử, di tích kiến trúc và di tích truyền thống đấu tranh cách mạng.

Di tích được xếp hạng cấp quốc gia có 24 di tích (xếp theo thứ tự thời gian xếp hạng), gồm: Mộ cự thạch Hàng Gòn (1982), Địa điểm chiến thắng La Ngà (1986), Nhà Xanh (1986), Đài Chiến sĩ/Đài Kỷ Niệm (1988), Danh thắng Đá chồng Định Quán (1988), Toà Hành chánh Long Khánh (1988), Đình An Hoà (1989), Danh thắng Bửu Long (1990), Chùa Đại Gíac (1990), Lăng mộ Trịnh Hoài Đức (1990), Đình Tân Lân (1991), Đền thờ và Mộ Nguyễn Hữu Cảnh (1991), Chùa Long Thiền (1991), Nhà hội Bình Trước (1991), Quảng trường Sông Phố (1991), Đền thờ Nguyễn Tri Phương (1992), Nhà lao Tân Hiệp (1994), Mộ Nguyễn Đức Ứng và 26 nghỉa binh (1994), Căn cứ Khu uỷ miền Đông Nam Bộ (1997), Mộ - đền thờ Đoàn Văn Cự và 16 nghĩa binh (1998), Địa đạo Suối Linh (1999), Căn cứ Trung ương Cục miền Nam (2001), Chùa Ông/Thất phủ cổ miếu (2001), Địa đạo Nhơn Trạch (2001)

Di tích được xếp hạng cấp tỉnh có 16 di tích ((xếp theo thứ tự thời gian xếp hạng), gồm: Bửu Hưng tự/chùa Cô hồn (1979), Toà bố Biên Hoà (1979), Địa điểm Ngã ba Giồng Sắn (2001), Đình Bình Quan (2004), Đình Phú Mỹ (2005), Nhà cổ Trần Ngọc Du (2005), Địa điểm Căn cứ Tỉnh uỷ Biên Hoà (2005), Địa điểm thành lập chi bộ Đảng cộng sản Bình Phước Tân Triều và Tỉnh uỷ Lâm thời Biên Hoà (2007), Đình Phước Lộc (2007), Thành Biên Hoà (2008), Đình Xuân Lộc – chùa Xuân Hoà (2008), Miếu Tổ sư/Thiên hậu cổ miếu (2008), Đình Hưng Lộc (2008), Đình Phước Thiền (2009), Núi Chứa Chan (2009), Vườn Cao su đầu tiên, sân điểm đồn điền cao su Dầu Giây (2009).

Di tích phân bố trên các địa bàn hành chánh như sau:

Biên Hoà có 21 di tích, gồm: Bửu Hưng tự/chùa Cô hồn (phường Quang Vinh), Toà bố Biên Hoà, Nhà hội Bình Trước, Quảng trường Sông Phố (phường Thanh Bình), Nhà Xanh (phường Thống Nhất), Đài Chiến sĩ, Lăng mộ Trịnh Hoài Đức (phường Trung Dũng), Danh thắng Bửu Long, Miếu Tổ sư/Thiên hậu cổ miếu (phường Bửu Long), Chùa Đại Giác, Đền thờ - mộ Nguyễn Hữu Cảnh, Chùa Ông/Thất phủ cổ miếu, Đình Bình Quan (xã Hiệp Hoà), đình Tân Lân (phường Hoà Bình), Chùa Long Thiền, Đền thờ Nguyễn Tri Phương (phường Bửu Hoà), Nhà lao Tân Hiệp (phường Tân Tiến), Mộ - đền thờ Đoàn Văn Cự và 16 nghĩa binh (phường Long Bình và phường Tam Hiệp), Nhà cổ Trần Ngọc Du (phường Tân Vạn), Thành Biên Hoà (phường Quang Vinh), Đình An Hoà (xã An Hoà)

Thị xã Long Khánh có 03 di tích, gồm: Mộ Cự thách Hàng Gòn (xã Hàng Gòn), Toà hành chánh Long Khánh, Đình Xuân Lộc – chùa Xuân Hoà (phường Xuân An).

Huyện Định Quán có 02 di tích: Địa điểm chiến thắng La Ngà (xã Phú Ngọc), Danh thắng Đá chồng (thị trấn Định Quán)

Huyện Long Thành có 03 di tích, gồm: Mộ Nguyễn Đức Ứng và 26 nghĩa binh (xã Long Phước), Đình Phước Lộc (thị trấn Long Thành), Căn cứ Tỉnh uỷ Biên Hoà (xã Bình Sơn)

Huyện Vĩnh Cửu có 04 di tích, gồm: Căn cứ khu uỷ miền Đông Nam Bộ, Địa đạo Suối Linh (xã Hiếu Liêm), Căn cứ Trung ương Cục miền Nam (xã Phú Lý), Địa điểm thành lập chi bộ Bình Phước – Tân Triều và Tình uỷ lâm thời Biên Hoà (xã Tân Bình).

Huyện Nhơn Trạch có 04 di tích, gồm: Địa điểm Ngã ba Giồng Sắn (xã Phú Đông), Địa đạo Nhơn Trạch (xã Long Thọ), Đình Phú Mỹ (xã Phú Hội), Đình Phước Thiền (xã Phước Thiền).

Huyện Thống Nhất có 02 di tích, gồm: Đình Hưng Lộc (xã Hưng Lộc), Vườn cao su đầu tiên, sân điểm đồn điền cao su Dầu Giây (xã Bàu Hàm 2).

Huyện Xuân Lộc có 01 di tích, gồm: Núi Chứa Chan trên địa bàn các xã Xuân Trường, Xuân Thọ, Suối Cát, Xuân Hiệp và thị trấn Gia Ray.

Với kho tàng di sản văn hóa độc đáo, những di tích lịch sử gắn với hệ sinh thái đặc sắc, do cấu tạo về địa chất, địa hình tự nhiên khá đặc biệt cùng chiều dài phát triển lịch sử - văn hóa, Đồng Nai được biết đến là tỉnh giàu tiềm năng phát triển du lịch gắn liền với tài nguyên tự nhiên và tài nguyên nhân văn.

Nhắc đến Đồng Nai, chúng ta không thể nhắc tới Vườn quốc gia Cát Tiên. Vườn quốc gia Cát Tiên được đánh giá cao về tiềm năng đa dạng sinh học với hàng ngàn động, thực vật quý hiếm. Đây là 1 trong 8 khu dự trữ sinh quyển thế giới của Việt Nam được tổ chức UNESCO công nhận. Vườn quốc gia Cát Tiên là một trong những điểm đến hấp dẫn với du khách trong và ngoài nước…

Các di sản văn hóa của tỉnh đồng nai năm 2024

Vườn quốc gia Cát Tiên

Văn Miếu Trấn Biên cũng là 1 địa chỉ văn hóa được du khách quan tâm khi đến với Đồng Nai. Được xây dựng năm 1715 tại huyện Phước Chánh (nay thuộc thành phố Biên Hòa) dưới thời chúa Nguyễn Phúc Chu và phục dựng lại vào năm 1998 – 2002.

Văn Miếu Trấn Biên được xem như "Văn Miếu Quốc Tử Giám" của Nam Bộ, là biểu trưng cho truyền thống học tập, hào khí và văn hóa của người Việt phương Nam. Với không gian và kiến trúc đặc sắc, đậm truyền thống văn hóa, Văn Miếu Trấn Biên được công nhận là Di tích lịch sử Quốc gia năm 2016.

Các di sản văn hóa của tỉnh đồng nai năm 2024

Văn Miếu Trấn Biên được xem như "Văn Miếu Quốc Tử Giám" của Nam Bộ

Bên cạnh những giá trị mang tính lịch sử, để phát huy tiềm năng và thế mạnh nhằm phát triển du lịch, người Đồng Nai đang cố gắng vực dậy những làng nghề truyền thống.

Các làng gốm Biên Hòa với lịch sử hơn 300 tuổi từng tạo ra những sản phẩm vang danh trên làng gốm thế giới vào những năm cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20. Và cho đến nay, các loại gốm Biên Hòa thời đó vẫn được xem là thứ của hiếm đối với những người chơi gốm cổ.

Trải qua hàng trăm năm, dòng gốm Biên Hòa có lúc thăng, lúc trầm. Các kỹ thuật men truyền thống như trắng tàu, đỏ đá và đặc biệt là men xanh trổ đồng và loại gốm đất đen ở Biên Hòa xưa giờ đây đang có nguy cơ bị mai một, rất cần được tập hợp, nghiên cứu và lưu giữ.

Các di sản văn hóa của tỉnh đồng nai năm 2024

Các làng gốm Biên Hòa có lịch sử hơn 300 tuổi

Sản phẩm gốm Biên Hòa đặc trưng nhất bởi màu sắc đa dạng. Với lối đi riêng biệt, không thể tìm thấy ở bất kỳ một loại gốm nào khác, gốm Biên Hoà chủ yếu tập trung vào các dòng trang trí đương đại với nhiều gam màu nổi bật, hoa văn khắc chìm đặc sắc, men sử dụng là từ thiên nhiên thân thiện môi trường được chế tạo từ: tro rơm, mảnh thủy tinh, cát… Đi thăm làng gốm, được trải nghiệm làm gốm và đem về những sản phẩm mang dấu ấn làng nghề là điều mà rất nhiều du khách yêu thích.

Bên cạnh các sản phẩm gốm thủ công, nhiều lò gốm công nghiệp ở Biên Hòa cũng đang dần phát huy thế mạnh với tính ứng dụng cao, đem lại nhiều giá trị kinh tế và du lịch.

Với định hướng phát triển du lịch thành ngành kinh tế quan trọng, du lịch Đồng Nai đang tập trung nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch hiện có, đồng thời đa dạng hóa và phát triển các sản phẩm du lịch mới, hấp dẫn du khách trong và ngoài nước.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!

Đồng Nai có những di sản văn hóa gì?

Trong đó, có 5 di tích cấp quốc gia gồm: Thành Biên Hòa; Nhà xanh; đình Tân Lân; đền thờ Nguyễn Hữu Cảnh; Căn cứ Khu ủy miền Đông Nam bộ và 3 di tích cấp tỉnh: đền thờ quốc Tổ Hùng Vương (TP. Biên Hòa); đình Phú Mỹ, đình Phước Thiền (H. Nhơn Trạch).

Đồng Nai có bao nhiêu di tích quốc gia đặc biệt?

Đồng Nai hiện có 67 di tích đã được xếp hạng. Trong đó có 2 di tích cấp quốc gia đặc biệt, 29 di tích cấp quốc gia, 36 di tích cấp tỉnh và hơn 1,5 ngàn di tích được kiểm kê phổ thông.

Khu du lịch Bửu Long Văn Miếu Trấn Biên chưa ông là những khu di tích lịch sử danh lam thắng cảnh nổi tiếng ở đâu?

Khu di tích Danh thắng Bửu Long nằm về phía Tây Bắc thành phố Biên Hòa, bên tả ngạn dòng sông Đồng Nai hiền hòa thơ mộng, thuộc phường Bửu Long – nơi có nghề điêu khắc đá truyền thống nổi tiếng trong cả nước. Từ trung tâm thành phố Biên Hòa du khách đi theo đường Huỳnh Văn Nghệ ( Hướng Biên Hòa – Vĩnh Cửu) khoảng 4km.

Đồng Nai có diện tích tự nhiên là bao nhiêu?

Đồng Nai là tỉnh thuộc Miền Đông Nam, có diện tích 5.903,4 km2, chiếm 1,76% diện tích tự nhiên cả nước và chiếm 25,5% diện tích tự nhiên của vùng Đông Nam Bộ..