Tâm lý đám đông trên Facebook có biểu hiện như thế nào

Đã bao giờ bạn đưa ra quyết định mua 1 món đồ khi thấy xung quanh mình ai ai cũng sử dụng chưa. Rất có thể bạn đang bị ảnh hưởng bởi hiệu ứng đám đông đó. Vậy hiệu ứng đám đông là gì? Nguồn gốc hiệu ứng đám đông từ đâu? Hãy cùng Sapo Blog tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé

Khái niệm hiệu ứng đám đông

Khi tìm hiểu tường tận 1 vấn đề nào đó, trước tiên, chúng ta cần nắm được khái niệm về nó. “Hiệu ứng đám đông là gì” chắc chắn là câu hỏi mà nhiều bạn suy nghĩ ngay lúc này. Hiệu ứng đám đông có tên tiếng Anh là Informational Social Influence.

Tâm lý đám đông trên Facebook có biểu hiện như thế nào
Khái niệm hiệu ứng đám đông

Hiện tượng này mô tả khi một cá nhân hoặc một nhóm người bị ảnh hưởng, chi phối bởi hành vi của đám đông. Hiểu 1 cách đơn giản là chúng ta vẫn thường nói với nhau rằng “chạy theo số đông” vì tin rằng những quyết định được đưa ra bởi đám đông thường có tỷ lệ chính xác rất cao, độ rủi ro cũng thấp. 

Xem thêm: Social media là gì? Tổng hợp các kiến thức cần thiết về social media

Nguyên nhân gây ra hiện tượng tâm lý đám đông

Cá nhân trong đám đông dễ dàng để mình làm theo bản năng và hành động vô thức như mọi người. Điều này trái ngược hoàn toàn khi chúng ta ở một mình thì chúng ta sẽ có những suy nghĩ và quyết định khác.

Tâm lý đám đông trên Facebook có biểu hiện như thế nào
Nguyên nhân gây ra hiện tượng tâm lý đám đông

Đám đông rất dễ bị kích thích, gợi ý : Đám đông được hình thành khi làm chung hoặc suy nghĩ chung mà người nào cũng làm một hành động như thế. Và khi đó suy nghĩ của chúng ta luôn cho hành động đó là đúng là tự làm theo.

Tác động của hiệu ứng đám đông trong kinh doanh 

Đứng về phương diện khách hàng, thì hiệu ứng đám đông mang lại ý nghĩa tiêu cực nhiều hơn là tích cực khi mà nó khiến những quyết định mua hàng được đưa ra thiếu tính cá nhân và người mua có thể mất đi năng lực tự chủ về hành vi. Tuy nhiên, vấn đề nào cũng sẽ có 2 mặt tiêu cực và tích cực, hiệu ứng đám đông tồn tại trong kinh doanh cũng như vậy.

Tác động tích cực 

Dù xét theo chiều tốt hay xấu thì đám đông luôn tỏ ra “lợi hại" trong kinh doanh:

  • Hiệu ứng đám đông có thể là giải pháp hiệu quả để những thương hiệu mới tiếp cận gần hơn đến với người dùng. Họ sẽ lợi dụng các “chim mồi" nói cười huyên náo bằng cách mặc cả để có thể thu hút được sự chú ý của các đối tượng khách hàng xung quanh.
  • Các thương hiệu có thể dễ dàng thu hút cho mình một lượng khách hàng lớn bằng cách tận dụng những comment, lượt like, share và tâm lý tin tưởng của họ vào lượng người tham gia bài viết.

Tác động tiêu cực 

Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cũng bị ảnh hưởng đáng kể bởi những tác động tiêu cực của đám đông. Khi tâm lý bị ảnh hưởng nhiều bởi đám đông, các thương hiệu rất khó để triển khai cũng như kiểm soát mức độ tin tưởng của khách hàng vào sản phẩm. Bằng chứng là, nhiều thương hiệu phải đứng trên bờ vực phá sản, bị người dân tẩy chay đồng loạt do những kết luận thiếu căn cứ tạo ra tâm lý nặng nề cho người tiêu dùng trên thị trường.

Hiệu ứng đám đông trong marketing 

Hiệu ứng đám đông là 1 chiến lược mới nhưng không cũ được đa số các thương hiệu lựa chọn để lôi kéo khách hàng sử dụng sản phẩm của mình. Chắc hẳn nhiều bạn sẽ thường có tâm lý đọc review cũng như số lượng người mua sản phẩm để đưa ra quyết định, đó chính là 1 biểu hiện mà bạn đang tác động của hiệu ứng đám đông. Nhiều người có tâm lý này thường cho rằng họ cảm thấy an tâm khi thấy nhiều người cùng lựa chọn sản phẩm. Với 1 sản phẩm cùng giá tiền, cùng tính năng nhưng số lượng đơn hàng bán ra có sự chênh lệch như 200 và 5.000 thì chắc chắn người tiêu dùng sẽ không ngần ngại xuống tiền để mua sản phẩm có lượt mua là 5.000. 

Xem thêm: Những bí kíp xây dựng thương hiệu cho cửa hàng hoa cực hiệu quả

Từ tâm lý trên, người ta lại nhắc nhiều đến thuật ngữ seeding, seeder. Đây là những đối tượng có nhiệm vụ để lại những bình luận, tương tác có ý nghĩa khen chê với bài viết được hiển thị trên website hay các trang mạng xã hội của doanh nghiệp. Mục đích có thể là thuyết phục người dùng mua sản phẩm, dịch vụ hoặc “hạ bệ” đối thủ các tranh. 

Tâm lý đám đông trên Facebook có biểu hiện như thế nào
Hiệu ứng đám đông trong marketing 

Đó là lý do vì sao rất nhiều thương hiệu sẵn sàng chi ra 1 số tiền lớn để thuê người đánh giá “ảo. Từ đó, họ dần dần thu hút được rất nhiều sự quan tâm của các khách hàng mục tiêu cần thiết cho mình. Những giá trị lợi ích sẽ được chính thức khai thác từ đây

Ví dụ áp dụng chiến lược trong marketing: Nhà hàng, quán cafe khi mới khai trương thường có xu hướng mời bạn bè, người thân,.. thậm chí là còn thuê thêm người đến ngồi vào quán để tạo hiệu ứng đông đúc cho quán.

Tâm lý đám đông trên Facebook có biểu hiện như thế nào
Ví dụ về hiệu ứng đám đông

Có thể thấy, hiệu ứng đám đông vừa mang tác động tích cực cũng như tiêu cực. Nếu đang chủ doanh nghiệp, bạn cần xác định rõ mục tiêu, phương hướng từ đầu để ứng dụng hiệu ứng đám đông hiệu quả nhất. Còn nếu bạn là người mua hàng, hãy giữ cho mình 1 chiếc đầu “lạnh” và đa dạng hóa nguồn tham khảo để đưa ra quyết định đúng đắn nhất nhé. 

  • Trách nhiệm với mạng xã hội
  • Khi nghệ sĩ lão làng dùng mạng xã hội

Với mạng xã hội, bất kỳ một cá nhân nào cũng có quyền cất lên tiếng nói, ngay lập tức, thể hiện quan điểm, suy nghĩ, tình cảm, cảm xúc của riêng mình về mọi vấn đề, mọi sự kiện xảy ra trong đời sống, và thể hiện một cách chủ động chứ không bị phụ thuộc vào các loại hình báo chí truyền thông như trước. Họ có thể đăng bài (status), đăng ảnh, đăng video clip của mình trên trang cá nhân của mình, hoặc chia sẻ (share) bài, ảnh, video clip của những người khác từ các trang cá nhân khác. Và cũng thường thấy nữa, là việc họ thể hiện quan điểm, suy nghĩ của mình bằng cách viết bình luận (comment), tương tác trực tiếp, nhiều khi là ngay lập tức, với các status trên những trang cá nhân khác. Một sự dân chủ hóa gần như tuyệt đối của việc các cá nhân ngôn luận trên mạng xã hội.

Tâm lý đám đông trên Facebook có biểu hiện như thế nào
Tận dụng tâm lý đám đông để thu hút khách hàng.

Dân chủ, nhưng có thực sự tự do hay không? Trong rất nhiều trường hợp, câu trả lời là “không”. Ở đây, thật kỳ lạ, có vẻ như chúng ta đang thấy lặp lại sự lên ngôi của cái mà nhà tâm lý học nổi tiếng người Pháp Gustave Le Bon (1841 – 1931) đã nghiên cứu rất lâu dài, rồi phơi trần nó bằng việc xuất bản công trình “Tâm lý học đám đông” vào năm 1895 (Nguyễn Xuân Khánh dịch, NXB Tri Thức, 2006). “Những đám đông và tâm hồn của chúng”, ấy chính là điều mà Gustave Le Bon nói với chúng ta.

Ông nói điều đó, từ việc quan sát một thực tế lịch sử xã hội mà phương tiện truyền thông mới chỉ phổ biến ở hình thức báo giấy và điện tín, sự can dự của các cá nhân vào truyền thông cộng đồng còn rất hẹp. Thế nhưng những mô tả và phân tích về đám đông của Le Bon ở quãng thời gian gần 130 năm trước dường như đã tiên báo cho những biểu hiện của đám đông bây giờ, vào thời này, khi mà mạng xã hội đã trở nên một kênh truyền thông chủ yếu của đời sống đương đại, khi “lên mạng” đã trở thành một phần nối dài và không thể thiếu trong sinh hoạt hàng ngày của các cá nhân.

Le Bon viết về quy luật tâm lý làm thành sự thống nhất tinh thần của đám đông: “Trong một vài hoàn cảnh đã cho, và chỉ trong những hoàn cảnh này thôi, một quần tụ những con người sẽ có những tính cách mới rất khác những tính cách của những cá nhân hợp thành quần tụ ấy. Cá tính có ý thức biến mất, những tình cảm và tư tưởng của tất cả các đơn vị đều hướng về cùng một hướng. Nó hình thành một tâm hồn tập thể, tuy chỉ nhất thời, nhưng có những tính cách rất rõ” (Sđd, tr40).

Ông mô tả: “Hàng ngàn cá nhân tách riêng, ở một thời điểm nào đó, có thể chịu ảnh hưởng của một vài cảm xúc mãnh liệt, ví dụ một biến cố quốc gia to lớn, cũng có tính cách một đám đông tâm lý. Lúc ấy chỉ cần một ngẫu nhiên nào đó tập hợp họ lại thì những hành động của họ lập tức mang tính cách đặc biệt của hành vi đám đông” (Sđd, tr41).

Cần chú ý rằng Le Bon là học giả thường đặt những nghiên cứu của mình về tâm lý đám đông trên các “vật liệu” có tầm vóc, quy mô lớn, đó là các quốc gia dân tộc, các cuộc chiến tranh, các cuộc cách mạng, chí ít là các cuộc bạo động hay xung đột xã hội gay gắt. Chỉ ở những “vật liệu” này ông mới phát hiện ra sức mạnh của đám đông cùng những đặc điểm tình cảm và đạo đức của nó: tính bốc đồng, tính dễ thay đổi, tính dễ bị kích động, tính nhẹ dạ và dễ bị gợi ý, sự phóng đại và giản đơn trong tình cảm, lòng bất khoan dung, tính chuyên chế và sự bảo thủ v.v... Xét cho cùng thì những đặc điểm này chính là cái làm thành sức mạnh kia.

Dĩ nhiên Le Bon, ở thời điểm công bố “Tâm lý học đám đông”, không cách nào lại có thể tưởng tượng được rằng sau đây hơn 120 năm, trong một hiện thực đời sống vô cùng đặc dị được gọi là “mạng xã hội”, thì những đám đông ấy vẫn tồn tại, vẫn sinh sôi nảy nở, vẫn thể hiện sức mạnh và những đặc điểm tâm lý của mình.

Ngày nay, khi một hiện tượng nào đó trong đời sống được chuyển vị vào mạng xã hội và trở thành một chủ đề khiến nhiều người sử dụng, chủ yếu là các facebookers quan tâm, thì người ta thường chứng kiến những “cơn lên đồng tập thể của các cư dân mạng”. Chủ đề ấy, như đã nói ở trên, có thể là “một biến cố quốc gia to lớn” nào đó, nhưng đa phần thì nó chỉ là những sự vụ “lặt vặt” xảy ra trong khung khổ của đời thường: bạo lực gia đình và học đường; sự xuống cấp đạo đức trong mối quan hệ giữa thầy cô giáo và học trò; lỗ thủng trong cơ chế vận hành của ngành y tế và giáo dục; nạn quấy nhiễu, thậm chí cưỡng ép tình dục nơi công sở; sự gia tăng hành vi tự tử ở lứa tuổi vị thành niên; những tác động tiêu cực của văn hóa, nghệ thuật phẩm đến lối sống của giới trẻ; những khuất tất trong việc các văn nghệ sĩ kêu gọi đóng góp từ thiện v.v và v.v...

Trong những trường hợp này, nói chung, “cơn lên đồng tập thể của các cư dân mạng” đã trình hiện một đám đông phẫn nộ, một đám đông bị chính tình cảm phẫn nộ của mình, như một làn sương mù, che mờ sự tỉnh táo, bình tĩnh, năng lực quan sát, phân tích, đánh giá sự việc một cách điềm tĩnh, theo những chỉ dẫn của lý trí lành mạnh. Chỉ cần một status hay một hình ảnh được đăng lên, một bài báo hay một video clip được chia sẻ, kèm theo vài bình luận có định hướng theo một cách tiêu cực, thậm chí ác ý, là đã đủ khiến cho vấn đề từ một mồi lửa nhỏ biến thành cả một đại hỏa hoạn.

Đám đông trên mạng, do được “gợi ý” và theo cơ chế “lây nhiễm” - những chữ của Le Bon - thường làm lan tỏa cực nhanh các thông tin gây sốc mà không cần phải đắn đo, suy xét, kiểm chứng, bởi vì họ đã sẵn có niềm tin rằng những thông tin ấy là sự thực, thậm chí là chân lý. Niềm tin ấy dẫn đến tính bảo thủ, sự chuyên chế và lòng bất khoan dung, như là những đặc điểm của đám đông trên mạng xã hội bây giờ, chẳng khác là bao so với những đám đông mà Le Bon đã nhận thấy từ gần 130 năm trước, qua các cuộc cách mạng đẫm máu mà ông từng nghiên cứu. Quá dễ dàng để chúng ta có thể chứng kiến một hiện tượng phổ biến trên mạng xã hội: Khi một ai đó bị đám đông coi là thủ phạm, là tội đồ, thì người ấy sẽ vĩnh viễn là thủ phạm, là tội đồ, bất chấp những chứng cứ và lý lẽ có thể đưa đến kết luận trái ngược. Đám đông trên mạng không đủ bình tĩnh để tranh luận một cách thích đáng, và nói chung thì họ cũng không ưa tranh luận: trong cao trào của cuộc ''đấu tố'' được dẫn dắt bởi “cá tính có ý thức biến mất”, như Le Bon từng nhận định, nếu có ý kiến trái chiều xuất hiện, thì dù nó hợp lý và đúng đắn đến mấy, nó cũng bị đám đông gạt ra, thậm chí bị nhấn chìm xuống bằng cả một thác lũ những bình luận chế giễu, công kích, vu cáo, thóa mạ.

Sự việc không có gì đáng để bàn thêm, đám đông trên mạng xã hội vẫn cứ là đám đông trên mạng xã hội với tất cả sức mạnh bản năng mù mờ và bạo ngược của nó, chẳng có gì xảy ra cả, nếu mạng xã hội chỉ là một “thế giới ảo” như nhiều người vẫn tưởng. Không hề như thế. Mạng xã hội chính là một phần của thế giới thực, nó gắn với thế giới thực một cách hữu cơ và tác động vào đời sống bằng những hệ quả trực tiếp, sống động nhất.

Trong những sự vụ “lặt vặt” đời thường như đã nói ở trên, nếu định hướng ban đầu là tích cực và hợp lý trên cơ sở của những dữ liệu khả tín, có thể kiểm chứng được, thì “cơn lên đồng tập thể của các cư dân mạng” lại mang ý nghĩa là nhân tố tốt cho cuộc đấu tranh để thanh lọc xã hội, đấu tranh vì lẽ phải ở đời. Nhưng nếu ngược lại, đám đông trên mạng xã hội sẽ đích thực là đao phủ của những sự việc và con người đang nằm vùng sáng/ tối, tốt/ xấu, có tội/ vô tội còn chưa được phân định.

Đã có nhiều “án oan” xảy ra khi đám đông trên mạng xã hội thực hành quyền lực của nó, hậu quả thì không chỉ thanh danh hay đời sống riêng tư của một vài cá nhân bị tổn hại, mà đó còn là sự bình yên của những gia đình, uy tín của những cơ quan hay tổ chức liên đới. Trên thực tế, pháp luật không mấy có hiệu năng trong việc điều chỉnh những xung động trong tâm hồn và trí tuệ của đám đông trên mạng xã hội. Đại đa phần phải phó mặc vào sự thận trọng và sáng suốt của mỗi “cư dân mạng”, vào trách nhiệm với chính kiến của mỗi cá nhân khi đăng bài, chia sẻ hay bình luận về những con người và sự việc còn chưa đủ chứng lý để phân định một cách thuyết phục. Hay nói cách khác, đành phải trông chờ sức mạnh văn hóa để cưỡng chống bị hút vào đám đông của mỗi cá nhân sử dụng mạng xã hội mà thôi.

Hoài Nam