Tại sao tôi luôn cảm thấy cô đơn

Hôn nhân và cô đơn dường như không phải là hai khái niệm nên đi đôi với nhau. Tuy nhiên, đây vẫn luôn là một trường hợp hay xảy ra. Cảm thấy cô đơn trong chính mối quan hệ của mình không phải là một điều mới. Chúng ta thường tự hỏi bản thân lý do tại sao trong cuộc hôn nhân mà ta tưởng rằng sẽ là nơi trú ẩn yên bình và hạnh phúc, sự cô đơn lại xuất hiện. Dưới đây là một số câu trả lời giúp bạn lí giả sự mâu thuẫn này.

Tại sao tôi luôn cảm thấy cô đơn
Tại sao tôi luôn cảm thấy cô đơn

1. Cảm thấy sợ hãi trước người vợ/chồng của mình

Một trong những trường hợp xấu nhất là khi bạn kết hôn với một người không thật sự tôn trọng cảm xúc của bạn, bằng một cách nào đó, họ khiến bạn sợ sệt về những hành vi của mình khi ở bên cạnh người ấy. Bạn đời là người sẽ đồng hành, hỗ trợ và khiến cho chúng ta tin tưởng vào bản thân mình, chứ không phải dè chừng, sợ hãi rằng những hành động của mình sẽ làm họ bỏ đi. Chính vì nỗi sợ này, chúng ta sẽ luôn cảm thấy cô đơn. Đặc biệt là khi họ chi phối toàn bộ cuộc sống của bạn, mọi thứ xung quanh chỉ liên quan đến họ, và bạn chẳng còn một ai để tin tưởng và giãi bày.

2. Lịch trình dày đặc

Bạn và người ấy đều có công ăn việc làm ổn định, nhưng luôn phải thực hiện theo lịch trình riêng dày đặc của mình. Điều này khiến cho một trong hai người về nhà sau khi người kia đã ngủ hoặc rời đi trước khi người kia thức dậy. Những ngày dài liên tiếp như vậy sẽ khiến khoảng cách giữa hai người ngày một lớn dần, và hai bạn bắt đầu ngừng chia sẻ những câu chuyện nhỏ bé hàng ngày. Cuối cùng, điều này tạo ra một vết rách trong mối quan hệ mà bạn cảm thấy quá lớn để vá lại.

Khi bạn ưu tiên sự nghiệp và / hoặc con cái của mình hơn người bạn đời của mình, sự vững chắc của mối quan hệ của bạn có thể trở nên khó đạt được. Tất nhiên, cả sự nghiệp và con cái đều cần được quan tâm, nhưng đừng để bản thân đánh mất cuộc hôn nhân, cũng chính là nền móng của những điều bạn đang có. Bạn cần phải có sự cân bằng trong tất cả các khía cạnh của cuộc sống.

3. Thiếu hỗ trợ về mặt tinh thần

Những điều tệ nhất và bất ngờ nhất có thể cùng xảy ra một lúc trong cuộc sống của bạn. Vào thời điểm đó, bạn mong đợi người bạn đời của mình luôn ở bên cạnh, hỗ trợ và nâng đỡ bạn khi bạn gặp khó khăn. Nếu hết lần này đến lần khác bạn không cảm thấy được hỗ trợ về mặt tinh thần, điều đó có thể, và thường tạo ra khoảng cách và sự cô đơn trong mối quan hệ.

Trong các mối quan hệ thành công, sự hỗ trợ tinh thần được đưa ra từ cả hai cá nhân và mang họ đến gần nhau hơn. Nó cũng giúp bạn thiết lập nền tảng cho một tương lai bền vững. Ngoài ra, thực hành hỗ trợ tinh thần cung cấp nền tảng để có thể giải quyết xung đột một cách trọn vẹn và giúp hai bạn gắn bó trên một mức độ sâu sắc hơn.

4. Mất đi sự thân mật về thể xác

Bạn có thường xuyên thân mật với vợ/chồng của mình không? Trong những cuộc hôn nhân mà một hoặc cả hai người đều cô đơn, các cặp đôi thường cảm thấy việc ân ái là một thứ gì đó vô cùng gượng ép. Thêm vào đó, những màn thể hiện tình cảm nhỏ có thể xuất hiện thường xuyên khi hai bạn mới quen nhau, chẳng hạn như nụ hôn chào buổi sáng, cái vuốt ve trên má, và sau lưng, v.v., có thể đã biến mất hoàn toàn.

Những thể hiện tình cảm đó có vẻ không đáng kể, nhưng thực tế chúng là một trong những dấu hiệu bạn cần phải chú ý. Nếu bạn không còn cảm nhận được ngọn lửa những ngày đầu đó nữa, thì rất có thể bạn đang cảm thấy cô đơn.

5. Dành ít thời gian chất lượng cho nhau

Nếu bạn và vợ/chồng của bạn chỉ nhìn thấy nhau 20 phút mỗi ngày vì bận rộn công việc và con cái, thì sự cô đơn nghiêm trọng có thể xảy ra. Việc không dành đủ thời gian cho nhau có thể là một con đường tắt dẫn đến sự đi xuống của tình cảm trong hôn nhân

Dù bạn có quen biết nhau như thế nào, cùng với thời gian, con người đều sẽ thay đổi và có điều gì đó mới mẻ để khám phá. Do đó, giao tiếp hiệu quả và tạo ra thời gian chất lượng cho nhau đóng một vai trò quan trọng trong việc duy trì mối quan hệ, và tránh cho nó trở nên nhàm chán.

Không cần thiết phải dành toàn bộ thời gian cho nhau, nhưng đừng để nó chỉ là một vài chục phút. Hãy biến những giây phút bên nhau trở nên thật ý nghĩa, cùng nhau chia sẻ về những thứ nhỏ nhặt nhất, vì những mảnh kí ức đó tạo ra một cuộc sống muôn màu./.

Đôi khi tôi tự hỏi mình rằng tại sao tôi luôn thấy cô đơn, ngay cả khi tôi có rất nhiều bạn, ngay cả khi tôi ở giữa chốn đông người?

Tôi cũng giống như nhiều người trẻ bây giờ. Ngày đi làm, đêm về trăn trở với nhiều suy nghĩ không tên giữa thành phố hoa lệ này. Hoa cho người giàu và lệ cho người nghèo. Mà tôi không thuộc hai tầng lớp này, nên hoa hay lệ cũng không quan trọng cho lắm. Nhưng tất nhiên là tôi luôn thích hoa hơn. Có ai muốn mình phải rơi lệ đâu cơ chứ? Bản năng của con người là đi tìm hạnh phúc.

Quay lại vấn đề, vì sao chúng ta luôn thấy mình cô đơn, lạc lõng giữa thế giới đầy rẫy người?

 Bạn có nhiều bạn bè không? Có! rất nhiều nữa là đằng khác. Cùng tôi làm một phép thống kê nhé! Bước vào cấp 1, bạn có khoảng 40 đứa bạn. Lên cấp 2, bạn sẽ có thêm 40 đứa bạn nữa. Lên cấp 3, bạn lại có thêm 30 - 40 đứa nữa. Lên đại học, bạn sẽ có 50 - 80 đứa bạn nữa. Tổng cộng khoảng trên 250 đứa bạn. Đó là tôi chưa tính bạn bè ở hội, nhóm, câu lạc bộ hay đội sinh viên tình nguyện, bạn bè ở chỗ làm thêm,... Sau khi tốt nghiệp đại học, bạn sẽ có khoảng 300 bạn. Khoan đã, chưa hết đâu. Bạn bè nhiều là thế, nhưng đến khi đi làm, số lượng bạn bè mà bạn có thể nói chuyện được chỉ có thể đếm trên đầu ngón tay. Nó đã rơi rớt dần từ khi bạn lên cấp 3 và rớt cực nhiều khi bạn học xong đại học. Đứa lấy chồng sớm, đứa đi du học, đứa đi lập nghiệp chỗ này chỗ nọ, đứa thì tự nhiên nó xa lánh mình cũng chẳng biết lý do là gì...Có thể bây giờ số bạn bè mà bạn có thể trò chuyện được chỉ 2-3 đứa. Mà nhiều khi có nhiều chuyện tế nhị cũng không thể nói được với 2-3 đứa đấy. Thế là bạn cô đơn! Bạn ôm những chuyện của bạn và nuốt nó vào bụng. Đôi khi nuốt không trôi nhưng cũng vẫn phải cố mà nuốt. Cảm giác đó thật khó chịu, chẳng có ai để trút hết nỗi lòng.

Tại sao tôi luôn cảm thấy cô đơn

Càng trưởng thành, chúng ta càng cảm thấy cô đơn. Vì càng lớn lên chúng ta càng nhận thức được sự khác biệt. Bạn nhớ không, khi còn bé, học lớp 5, chúng ta có thể trò chuyện hầu như với tất cả các bạn trong lớp. Còn khi lên cấp 3, chúng ta chỉ chơi với một nhóm người hợp cạ. Trong nhận thức của bản thân đã có sự phân biệt, bạn này khó tính quá mình không thích chơi, bạn kia keo kiệt quá cũng không thích chơi, bạn đó chảnh quá cũng không thích chơi luôn. Trong não bộ của chúng ta đã nhận thức được những gì mình muốn, những gì mình thích. Còn lúc nhỏ, chúng ta chưa ý thức được điều ấy, chúng ta giao tiếp với tất cả mọi người mà không cần phân biệt gì cả.

Và khi chúng ta đi làm, chúng ta lại ở những "nhóm" khác nhau do tính chất công việc và cuộc sống khác nhau của mỗi người. Nhóm "vượt khó", nhóm "vượt sướng", nhóm "học cao", nhóm "thi rớt tốt nghiệp rồi nghỉ", nhóm "con ông cháu cha", nhóm "thất nghiệp", nhóm "làm trong những cao ốc sang trọng", nhóm "đã có người yêu nhưng đợi mãi chẳng thấy cưới", nhóm "FA sắp sáp nhập hội người già neo đơn vì ế quá lâu"...sự phân hóa càng ngày càng lớn. Đến một ngày nào đó, người bạn có thể dốc hết lòng mình có thể sẽ chẳng còn ai cả. Đồng nghiệp ư? Cũng chỉ có vài người thôi, đôi khi thì họ cũng không thể ngồi để nghe bạn nói hết được. Họ cũng có cuộc sống riêng và nỗi cô đơn của họ. Mọi người tập trung vào công việc và thời gian nghỉ ngơi cũng dần trở nên quý hiếm, chuyện cô đơn hay không cô đơn không còn là vấn đề quan trọng nữa. Thậm chí bạn đã quen với nó mất rồi. Đôi khi chẳng có thời gian để mà cô đơn nữa.

Thực ra không cần vì bạn có ít bạn bè hay bạn không ở cùng với ai thì bạn mới cảm thấy cô đơn. Cô đơn có sẵn ngay trong tâm thức của bạn. Như lời của Phạm Lữ Ân trích từ một bài thơ haiku của Nhật:

"Những lỗ trống trong củ sen
Khi ăn,
Ta ăn luôn cả nó"

Cô đơn cũng giống như những lỗ trống của củ sen, nó đã có sẵn ở đó, ngay trong tâm thức của bạn. Và bạn không cần phải cố gắng lấp đi những khoảng trống đó, vì vốn dĩ nó không cần phải lấp đầy. Nó ở đó để bạn có thể cảm nhận chính bản thân mình. Có ai hiểu bạn hơn chính bản thân bạn? Bố mẹ, anh chị em, bạn bè? Không, sự thật là không có ai hiểu rõ bạn cả. Nên đừng cố tìm kiếm một người hiểu hết bạn, nếu có họ cũng chỉ nắm được 70% tâm hồn bạn thôi. Nên đừng bao giờ đòi hỏi ai đó phải hiểu hết mình. Đơn giản vì họ không phải là bạn.

Nếu bạn đang cảm thấy cô đơn, thay vì tự thấy tủi thân hoặc buồn bã thì hãy chủ động trò chuyện với bạn bè, nếu thực sự bạn muốn nói chuyện, còn không thì đừng ép bản thân mình phải giao tiếp với ai đó một cách gượng gạo, lục lọi hết danh bạ điện thoại, danh sách bạn bè facebook và cuối cùng không biết nên nói chuyện với ai. Hãy đọc một quyển sách hoặc làm một việc gì đó mà bạn thích: nấu nướng, thêu thùa, vẽ vời, hoặc viết lách, như tôi chẳng hạn. Thật ra khi tôi viết bài này là lúc tôi đang cảm thấy rất cô đơn. Vậy mà khi viết xong tôi đã cảm thấy thoải mái hơn rất nhiều... Nhớ rằng tất cả mọi người đều cảm thấy cô đơn, không phải chỉ riêng mình bạn, chỉ khác nhau lúc này hoặc lúc kia mà thôi. Nhưng khi bạn bận rộn hoặc tập trung nghĩ về điều gì đó, bạn sẽ không còn cảm thấy mình cô đơn nữa.

Những nỗi cô đơn, những khoảng lặng đôi khi là liều thuốc có thể khiến bạn trở nên an yên và thanh thản.

Tại sao tôi luôn cảm thấy cô đơn

Mỹ Hằng

Xem thêm các bài viết khác của tôi tại đây.