Tại sao nói văn hóa La một mặt trận

Văn hoá là một mặt trận; xây dựng và phát triển vh là một sự nghiệp CM lâu dàiđòi hỏi phải có ý chí CM và sự kiên trì, thận trọng”Trong bối cảnh hiện nay, xây dựng nền vh tiên tiến, đạm đà bản sắc dân tộc là một cuộcđấu tranh phức tạp trên nhiều lĩnh vực như tư tưởng, đạo đức, lối sống, phong tục tậpquán … Sự kiện khủng hoảng, tan rã và sụp đổ hệ thống chính trị ở Đông Âu và Liên Xô,cùng với những diễn biến phức tạp của tình hình thế giới. Bên cạnh đó, trên đất nước ta,từ khi chuyển qua cơ chế thị trường, cùng với sự tăng trưởng về ktế, trên lĩnh văn hoá- xhcó nhiều biểu hiện đáng lo ngại. Kinh tế thi trường đã tác động, làm thay đổi nhữngchuẩn mực giá trị trong xh. Hội nghị BCHTW Đảng khoá VIII đã nêu ra một trong nhữngquan điểm chỉ đạo là : “ Văn hoá là một mặt trận; xây dựng và phát triển vh là một sựnghiệp CM lâu dài đòi hỏi phải có ý chí CM và sự kiên trì, thận trọng” nhằm đề raphương hướng, nhiệm vụ, giải pháp xây dựng và phát triển vh Việt NamSinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn khẳng định: “Văn hoá là một mặt trận”. Tưtưởng ấy của Người là hiện thân những khát vọng của cả dân tộc ta trong việc khẳngđịnh bản sắc của mình.Trong suốt hơn nửa thế kỷ qua, theo tinh thần ấy, Đảng, Nhà nước ta đã có chínhsách và những quyết sách liên quan đến việc xây dựng đời sống văn hoá mới, bảo tồn disản văn hoá và luôn coi văn hoá vừa là mục tiêu, vừa là động lực thúc đẩy sự phát triểnkinh tế- xã hội. Và hiện nay, khi chúng ta bước vào thời kỳ hội nhập kinh tế và văn hoáquốc tế, hơn lúc nào hết, quan điểm này lại càng phát huy giá trị và tính chính xác củanó.Có thể nói, tư tưởng “Văn hoá là một mặt trận” của Chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn sẽluôn toả sáng, trường tồn theo thời gian và luôn đồng hành cùng dân tộc.* Văn hoá là một mặt trận:Mặt trận vh cần được hiểu là có tính chất độc lập, ngang hàng các mặt trận khác; đồngthời phản ảnh cuộc đấu tranh khó khăn phức tạp, không thể hoàn thành một sớm mộtchiều. Cuộc đấu tranh đó bao hàm cả mặt “ xây” và “ chống” trong đó lấy “xây” làmchính, là nhiệm vụ chủ yếu, lâu dài.Mặt trận văn hoá được vận dụng trong tình hình mới ở nước ta là một nhiệm vụ nặngnề, không kém cam go so với các thời kỳ trước, có mặt còn phức tạp hơn. Một mặt, vhphải góp phần chống lại các thế lực thù địch với nhiều thủ đoạn nham hiểm như chiếnlược “ diễn biến hoà bình”. Cuộc đấu tranh này có lúc công khai, có lúc ngấm ngầmnhưng dai dẳng và quyết liệt. Mặt khác, vh phải tích cực tham gia vào cuộc đấu tranhchống giặc nội xâm, phanh phui, lên án những tiêu cực như quan liêu, tham nhũng, lãngphí. Trong những cái “ khó hơn nhiều” trong cuộc đấu tranh chống bần cùng lạc hậu sovới cuộc đấu tranh chống đế quốc, phong kiến, có cuộc đấu tranh chống lại “ giặc tronglòng”. để làm được điều này đòi hỏi trí tuệ, bản lĩnh của toàn dân, trong đó những vănnghệ sỹ giữ vai trò quan trọng.Để khắc phục những hạn chế, yếu kém, tiếp tục giữ gìn và phát huy bản sắc vh dtộc,đáp ứng yêu cầu ptriển của xh và con người trong điều kiện đẩy mạnh cnh- hđh và hộinhập kinh tế quốc tế, do đó cần phải :Đấu tranh khẳng định các giá trị chân - thiện- mỹ, chống lại cái giả, cái ác và cáixấu: Nền vh mới xhcn là nền vh phải đưa con người đến chủ nghĩa anh hùng CM. Đó lànền vh hướng con người về chân, thiện, mỹ, về hoà bình và hữu nghị giữa các dtộc, mộtnền vh thức tỉnh lương tâm thời đại chống lại chủ nghĩa cá nhân, lối sống ham hưởng lạc,coi nhẹ đời sống tinh thần, coi nhẹ lợi ích cộng đồng.Đấu tranh cho chân - thiện - mỹ cũng là đấu tranh cho mục tiêu “ dân giàu, nướcmạnh … văn minh”, chống lại các thế lực phản động: Trong điều kiện toàn cầu hoá,mặt trận vh còn bao hàm việc bảo vệ bản sắc dtộc, các giá trị truyền thống chống lại cácảnh hưởng xấu từ bên ngoài; mở rộng hợp tác giao lưu vh quốc tế. Tiếp thu có chọn lọccác gtrị nhân văn, khoa học, tiến bộ của nước ngoài. Công cuộc xd và đổi mới đã cónhững thành công to lớn, mục tiêu vì một quốc gia” dân giàu, nước mạnh, xh công bằng,dân chủ, văn minh” ngày càng thể hiện rõ bản chất văn hoá của chế độ xhcn mà Đảng,NN và nhân dân ta đang vươn tới.VH là một mặt trận nên người hoạt động trên lĩnh vực vh phải là chiến sỹ: Lựclượng nòng cốt trong xd vh, nghệ thuật là văn nghệ sỹ. HCM gọi họ là chiến sĩ trên mặttrận vh, vnghệ. Là chiến sỹ CM, văn nghệ sỹ phải “ biết xung phong” và xung phong làsứ mạng của văn nghệ sỹ. Với vũ khí là cây bút, trang giấy, tài năng nghệ thuật, ngườinghệ sỹ phải đấu tranh cho sự nghiệp cách mạng, vì cuộc sống ấm no, hạnh phúc củanhân dân. Điều quan trọng đối với văn nghệ sỹ - chiến sỹ là phải có dũng khí, không đểcho ngòi bút của mình phụ thuộc vàp tiền tài, danh vọng, quyền lực không bẻ cong ngòibút và điều chính yếu là phải có lập trường chính trị vững chắc, phải trau dồi nghệ thuật,nghiệp vụ, đi sát thực tế, tôn trọng sự thật … Đồng thời Đảng và NN phải quan tâm bồidưỡng, giáo dục, xây dựng đạo đức cho họ, đào tạo họ trở thành những nghệ sỹ chânchính. Đội ngũ cb văn hoá ở cơ sở cần phải được tiếp tục đào tạo để đáp ứng được yêucầu xây dựng và phát triển vh trong thời kỳ mới, đủ bản lĩnh chống lại âm mưu, thủ đoạncủa tuyên truyền, chống phá của các thế lực phản động trong và ngoài nước, góp phầnquan trọng vào công cuộc đổi mới toàn diện của đất nước.*Vì vậy, xây dựng vh là sự nghiệp lâu dài, cần có ý chí cm, sự kiên trì, thận trọng:chẳng hạn như phương thức lãnh đạo, qlý vh hay cách ứng xử với các di sản vh; Chútrọng bảo tồn và phát triển và phát triển các gtrị vh, bản sắc văn hoá. Coi trọng, sưu tầm,khai thác các gtrị vh vật thể và phi vật thể. Tiếp tục tổ chức ngày hội vh của một số dtộcthiểu số có bản sắc vh tiêu biểu nhằm nâng cao ý thức giữ gìn và tôn vinh gtrị ch truyềnthống của dân tộc trong cộng đồng các dtộc VN. Giữ gìn các tác phẩm nghệ thuật, bảovật, cổ vật và di vật có gtrị đặc sắc. Có kế hoạch đầu tư cho khâu sáng tác, dàn dựngchương trình, vỡ diễn, đào tạo tài năng nghệ thuật; tổ chức các cuộc thi sáng tác các tácphẩm nghệ thuật để có những tác phẩm đỉnh cao, các chương trình nghệ thuật hấp dẫn, cótính giáo dục tư tưởng thẩm mỹ cao phục vụ ndân, đẩy lùi các hoạt động tiêu cực.*Liên hệ với thực tiến vh nước ta hiện nay:Trước những biến động chính trị phức tạp trên thế giới, không ít người còn dao độngvề chính trị, niềm tin vào cnxh, phủ nhận thành quả của cnxh hiện thực trên thế giới, phủnhận con đường đi lên cnxh ở nước ta. một số người mơ hồ, bàng quan hoặc mất cảnhgiác trước luận điệu thù địch, xuyên tạc, bôi nhọ chế độ ta. Tệ sùng bái nước ngoài, coithường những giá trị vh dtộc, chạy theo lối sống thực dụng, cá nhân, vị kỷ .. đang gây hạicho thuần phong mỹ tục của dân tộc, không ít trường hợp vì đồng tiền và danh vị mà chàđạp lên tình nghĩa gia đình, quan hệ thầy trò, đồng chí, đồng nghiệp. Nghiêm trọng hơn làsự suy thoái về đạo đức, lối sống ở một bộ phận không nhỏ cb, đviên, trong đó có cả cbcó chức quyền.Giáo dục cùng có những mặt tiêu cực: suy thoái đạo lý trong quan hệ thầy trò; lối sốngthiếu lý tưởng, ăn chơi, nghiện ngập … ở một bộ phận sinh viên, học sinh, coi nhẹ giáodục đạo đức thẩm mỹ và các bộ môn chính trị, khxh – nhân văn.Đời sống vh-nghệ thuật còn những mặt bất cập. trong sáng tác, lý luận và phê bình cólúc nảy sinh khuynh hướng phủ nhận thành tụ văn học CM kháng chiến. Xu hướngthương mại hoá, chạy theo những thị hiếu thấp kém là chức năng giáo dục tư tưởng vàthẩm mỹ của căn học - nghệ thuật suy giảm. Một số ngành nghệ thuật như điện ảnh, sânkhấu, đặc biệt là sân khấu truyền thống còn gặp nhiều khó khăn. Việc giáo dục thẩm mỹ,thị hiếu nghệ thuật cho thanh niên, thiếu niên .. chưa được coi trọng.Giao lưu vh với nước ngoài chưa tích cực, chủ động, còn nhiều sơ hở. Số vh phẩm độchại, phản động thẩm thấu vào nước ta quá lớn, trong khi đó nhiều tác phẩm vh có giá trịcủa nước ta đưa ra bên ngoài quá ít. Chúng ta còn thiếu các biện pháp tích cực giúp đồngbào Việt Nam ở nước ngoài tìm hiểu sâu bản sắc vh dtộc, liên hệ mật thiết với quê nhà,góp phần đấu tranh với những hoạt động chống phá của các thế lực thù địch đối với nướcta.Trong những giải pháp lớn xây dựng và phát triển văn hoá, có giải pháp nâng cao hiệuquản lãnh đạo của Đảng trên lĩnh vực vh. Với giải pháp này, Đảng ta nhấn mạnh việc “thường xuyên chăm lo việc nâng cao nhận thức, hiểu biết về lý tưởng cm, chủ nghĩa M-Ln, tư tưởng HCM, đường lối, chính sách của Đảng và tình hình đất nước cho đội ngũ tríthức, văn nghệ sỹ, cán bộ văn hoá”. “Để đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng về ch, phải xâydựng vh từ trong Đảng, trong bộ máy NN như Bác Hồ đã dạy: “ Đảng là đạo đức, là vănminh”.Phải đẩy mạnh việc giáo dục tư tưởng, đạo đức HCM trong toàn Đảng, toàn dân, toànquân. Văn hoá đạo đức và lối sống lành mạnh phải được thể hiện trước hết trong mọi tổchức đảng, NN, đoàn thể, trong cán bộ, viên chức nn, trong từng đảng viên, hội viên, ởcác bậc cha mẹ, các thầy cô giáo”.Nghị quyết TW 5 (khóa 8) của Đảng xác định rõ đường lối phát triển nền văn hóacủa ta là xây dựng một nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc mà cốt lõi của nềnvăn hóa ấy là tư tưởng độc lập và cnxh theo thế giới quan Mác Lênin, tư tưởng đạo đứcHồ Chí Minh, nhằm mục tiêu tất cả vì con người, vì hạnh phúc và sự phát triển phongphú, toàn diện, tự do của con người trong mối quan hệ hài hoà giữa cá nhân với cộngđồng, giữa xã hội và tự nhiên. Nghị quyết TW 5 cũng đề ra 10 nhiệm vụ chủ yếu củađường lối phát triển nền văn hóa Việt Nam là :1. Xây dựng hệ tư tưởng của gccn trên nền tảng chủ nghĩa M-Ln và TT HCM2. Xây dựng con người mới - con người xhcn với các tiêu chí phát triển về trí tuệ,cường tráng về thể chất, phong phú về tinh thần và trong sáng về đạo đức.3. Xây dựng lối sống mới - lối sống có văn hóa chú ý đến tất cả các thành tố cơbản của lối sống như mức sống, chất lượng sống, nếp sống, phong cách sống và lý tưởngsống.4. Xây dựng gia đình văn hóa, hướng vào các tiêu chí gia đình no ấm, thuận hòa,dân chủ, bình đẳng, tiến bộ và hạnh phúc.5. Xây dựng môi trường văn hóa trong lành bao gồm cả sinh thái tự nhiên và sinhthái xã hội. Bảo đảm đời sống văn hóa được duy trì, phát triển liên tục và không ngừnggắn kết nhân tố con người văn hóa, hoạt động văn hóa và sản phẩm văn hóa.6. Xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở nhằm thỏa mãn nhu cầu hoạt động sáng tạocũng như hưởng thụ các giá trị, các sản phẩm văn hóa cho quần chúng nhân dân ở cơ sở.7. Giữ gìn và phát huy các giá trị, các di sản văn hóa của các dân tộc ít người trongcộng đồng dân tộc Việt Nam8. Xây dựng các thiết chế văn hóa đủ mạnh để tổ chức các hoạt động văn hóa, xâydựng nền văn hóa dân tộc.9. Tăng cường mở rộng giao lưu hợp tác quốc tế về văn hóa trên cơ sở để pháttriển nền văn hóa dân tộc, giữ gìn độc lập tự chủ với phương châm mở cửa phải có điềukiện, giao lưu phải giữ vững nguyên tắc10. Phát triển văn hóa khoa học, văn hóa giáo dục và văn hóa nghệ thuật đáp ứngyêu cầu của công cuộc đổi mới của đất nước. Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, sự quảnlý của nhà nước trên lĩnh vực văn hóa và văn nghệ.Tóm lại, trong sự nghiệp đổi mới đất nước theo định hướng xhcn trên cơ sở nhậnthức, vận dụng sáng tạo và phát triển chủ nghĩa M- Ln, tư tưởng HCM, tầm quan trọnghàng đầu và ý nghĩa lớn lao của vh, vai trò nền tảng tinh thần của vh đối với sự phát triểncủa xh bền vững là điều luôn được khẳng định. Thực tiễn của hơn 20 năm đổi mới đấtnước đã cho chúng ta thấy, xây dựng và phát triển vh, giữ gìn và phát huy bản sắc vhdtộc, giải quyết đúng đắn và hợp lý mqhệ giữa kt và vh trong quá trình ptriển chính là cơsở, nền tảng cho sự phát triển lâu bền, sự phát triển không chỉ là vì thế hệ chúng ta hômnay, mà còn vì tương lai dân tộc ta mai sau, vì tiềm năng sáng tạo của con người VN./.Xây dựng, phát triển văn hóa là sự nghiệp cách mạng lâu dàiNgày 21/9, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã đến thăm, làm việc với Đảng đoànLiên hiệp các hội văn học, nghệ thuật Việt Nam. Đài VOV trân trọng giới thiệu toàn vănphát biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại cuộc làm việc:Thưa các bác, các anh, các chị cùng toàn thể các đồng chí,Hôm nay, tôi và lãnh đạo một số Bộ, ban, ngành rất vui mừng đến thăm và làm việcvới Đảng đoàn Liên hiệp các Hội Văn học - nghệ thuật Việt Nam và đại diện lãnh đạo cácHội văn học, nghệ thuật chuyên ngành ở Trung ương; được gặp gỡ các đồng chí, nhữngngười hoạt động sáng tạo văn học nghệ thuật - một lĩnh vực tinh tế và đặc biệt quan trọng- trong đời sống tinh thần của đất nước ta.Trước hết, tôi xin gửi tới các bác, các anh, các chị và các đồng chí lời thăm hỏi chântình và lời chúc tốt đẹp nhất.Mới đây, nhân kỷ niệm trọng thể 65 năm Ngày thành lập Hội Văn nghệ Việt Nam, tổchức tiền thân của Liên hiệp các Hội Văn học - nghệ thuật Việt Nam ngày nay, tôi đãcùng một số đồng chí lãnh đạo các cơ quan của Đảng, Nhà nước tham dự buổi lễ và gửilời chúc mừng nồng nhiệt về chặng đường vẻ vang; những thành tựu to lớn mà Liên hiệphội cũng như các hội văn học, nghệ thuật chuyên ngành và toàn thể anh chị em văn nghệsĩ cả nước đã đạt được trong mấy chục năm qua.Hôm nay, được nghe Báo cáo của Đảng đoàn Liên hiệp các Hội Văn học - nghệ thuậtViệt Nam do đồng chí Hữu Thỉnh, Bí thư Đảng đoàn, Chủ tịch Liên hiệp các Hội Vănhọc - nghệ thuật Việt Nam trình bày, và nghe ý kiến phát biểu đầy tâm huyết của các bác,các đồng chí, tôi càng hiểu thêm về tình hình văn học nghệ thuật nước ta và công tác củaĐảng đoàn.Tôi nhiệt liệt hoan nghênh những nỗ lực lớn lao, những sáng tạo bền bỉ, những kếtquả nổi bật của các đồng chí và xin chia sẻ, thông cảm với những khó khăn, thách thức vàcả những hạn chế, bất cập mà Đảng đoàn cùng cán bộ, hội viên và toàn thể anh chị emvăn nghệ sĩ nước ta đã và đang trải qua.Qua thực tiễn hoạt động văn hóa, văn học, nghệ thuật, nhất là sau 15 năm thực hiệnNghị quyết Trung ương 5 khóa VIII, 5 năm thực hiện Nghị quyết 23-NQ/TW của BộChính trị khóa X về lĩnh vực công tác này, nền văn hóa, văn học, nghệ thuật nước ta tiếptục có bước phát triển, đạt được những kết quả quan trọng.Các hoạt động văn học nghệ thuật từ Trung ương đến địa phương, với sự quan tâmcủa cấp ủy đảng và chính quyền, đã có sự chuyển biến tích cực.Tuy nguồn kinh phí còn hạn hẹp, đời sống của đa số anh chị em văn nghệ sĩ còn khókhăn, nhưng với lòng say mê, tâm huyết sáng tạo, đã có nhiều tác phẩm đáng trân trọng.Nhiều cuộc triển lãm mỹ thuật, nhiếp ảnh, nhiều tiết mục sân khấu, điện ảnh, côngtrình nghiên cứu lý luận, văn hóa, văn nghệ... thu hút được người xem, người đọc.Quyền tự do sáng tạo và điều kiện hoạt động của văn nghệ sĩ được bảo đảm và cảithiện; tiềm năng và cảm hứng sáng tạo được khơi dậy. Văn học, nghệ thuật nước ta tiếptục kế thừa, phát huy các giá trị bền vững của dân tộc được hun đúc, chắt lọc qua hàngnghìn năm lịch sử.Đó là chủ nghĩa yêu nước, chủ nghĩa nhân văn; là bản sắc văn hóa dân tộc và tinh hoavăn hóa nhân loại; là độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội; là trọng trách xâydựng nhân cách, đạo đức, lối sống, tâm hồn, cốt cách con người Việt Nam.Các sản phẩm văn hóa, văn học, nghệ thuật ngày càng phong phú, đa dạng, phần lớntrong số đó có nội dung lành mạnh, tích cực; hình thức thể hiện có nhiều đổi mới. Đề tàilịch sử hào hùng của đất nước; những trang sử vẻ vang chống các kẻ thù xâm lược, xâydựng và bảo vệ Tổ quốc tiếp tục thu hút các văn nghệ sĩ, cả cao niên và trẻ tuổi tham gia.Đề tài về công cuộc đổi mới đất nước, ca ngợi Đảng quang vinh, Bác Hồ vĩ đại, nhân dânanh hùng cũng được anh chị em văn nghệ sĩ trân trọng và có những thành công trong tácphẩm của mình. Văn học, nghệ thuật tích cực phát hiện, cổ vũ cái mới, cái tốt đẹp, tiếnbộ; biểu dương, nêu gương những nhân tố mới, điển hình tiên tiến trong lao động, họctập, rèn luyện, phấn đấu; phê phán thói hư, tật xấu, những tiêu cực và tệ nạn xã hội.Lĩnh vực nghiên cứu lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật cũng có những chuyểnbiến rõ nét, góp phần tiếp tục xây dựng, từng bước hoàn thiện hệ thống lý luận văn nghệViệt Nam, đặc biệt là định hướng phát triển văn học, nghệ thuật trong công cuộc côngnghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế. Đã củng cố, xây dựng được độingũ các cây bút trẻ trong lý luận, phê bình; tham gia đấu tranh phản bác các khuynhhướng, hành vi sai trái, cực đoan, bảo vệ và phát triển đường lối văn hóa, văn học, nghệthuật của Đảng.Đảng đoàn và lãnh đạo Liên hiệp các Hội Văn học - nghệ thuật Việt Nam, lãnh đạocác hội thành viên đã phát huy vai trò là tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp, tập hợp,đoàn kết, động viên hội viên và đông đảo văn nghệ sĩ nâng cao nhận thức chính trị, nănglực sáng tạo, trách nhiệm công dân, sáng tác, quảng bá nhiều tác phẩm có giá trị.Đã tổ chức nhiều đợt sinh hoạt chính trị học tập, quán triệt và thực hiện các Nghịquyết của Đại hội Đảng; Nghị quyết của Trung ương Đảng; tổng kết 15 năm thực hiệnNghị quyết Trung ương 5 khoá VIII về xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiêntiến, đậm đà bản sắc dân tộc; góp ý kiến vào Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992; kỷniệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội, 70 năm Đề cương Văn hóa Việt Nam, 70 năm tácphẩm "Nhật ký trong tù" của Bác Hồ; 55 năm Bác Hồ gửi thư cho các họa sĩ và giới vănnghệ nước nhà; động viên văn nghệ sĩ tham gia các Giải thưởng sáng tác, quảng bá tácphẩm văn học, nghệ thuật, báo chí về chủ đề "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức HồChí Minh"...Liên hiệp hội và các hội văn học, nghệ thuật chuyên ngành ở Trung ương và các địaphương đã tổ chức nhiều trại sáng tác, hội diễn, liên hoan, triển lãm, tọa đàm, gặp gỡ,giao lưu trong nước và quốc tế, trao thưởng, quảng bá các tác phẩm xuất sắc. Nhiều đơnvị, nhiều văn nghệ sĩ được Đảng, Nhà nước trao các loại huân chương bậc cao, trao Giảithưởng Hồ Chí Minh, Giải thưởng Nhà nước về văn học, nghệ thuật và phong tặng danhhiệu Nghệ sĩ nhân dân, Nghệ sĩ ưu tú.Công tác đối ngoại của Liên hiệp hội và các hội thành viên có nhiều khởi sắc; tíchcực, chủ động tham gia các hội nghị, hội thảo, liên hoan quốc tế về văn hóa, văn nghệ. Sựphối hợp công tác giữa Liên hiệp Hội và các hội chuyên ngành ở Trung ương với cácban, bộ, ngành Trung ương và các địa phương ngày càng tốt hơn.Bên cạnh những nỗ lực và kết quả đạt được, phải thừa nhận rằng, lĩnh vực văn học,nghệ thuật nước ta vẫn còn nhiều hạn chế, yếu kém. Đó là văn học, nghệ thuật phát triểnchưa tương xứng với tiềm năng sáng tạo và nhu cầu hưởng thụ của nhân dân; chưa cónhiều tác phẩm có giá trị cao về nội dung và nghệ thuật, chưa phản ánh sâu sắc, sinhđộng những hiện thực lớn lao của đất nước trong những giai đoạn lịch sử quan trọng,nhất là trong công cuộc đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập quốctế.Điều đáng lưu ý là, trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường và mở cửa hội nhập,đã và đang xuất hiện xu hướng "thương mại hoá" cùng những biểu hiện "bắt chước, laicăng"... trên nhiều phương diện, làm hạ thấp hoặc méo mó những giá trị đích thực củavăn học nghệ thuật, ảnh hưởng đến việc giáo dục tư tưởng, thẩm mỹ trong công chúngngười đọc, người xem; không động viên, khuyến khích được những văn nghệ sĩ tâmhuyết với nghề, gắn bó với những giá trị văn học nghệ thuật chân chính.Hoạt động lý luận phê bình nhìn chung còn thụ động, thiếu tính chiến đấu, tính địnhhướng. Công tác lãnh đạo, quản lý văn hóa, văn học, nghệ thuật còn nhiều hạn chế, bấtcập. Cấp ủy, chính quyền, các cơ quan liên quan ở Trung ương, các địa phương, lãnh đạoLiên hiệp hội và các hội chuyên ngành có lúc, có việc còn thiếu quán xuyến và sâu sát.Việc tham mưu để thể chế hóa, cụ thể hóa quan điểm, chủ trương của Đảng còn chậm vàthiếu đồng bộ.Công tác lãnh đạo, quản lý ở một số hội còn nhiều bất cập, còn thiếu cán bộ lãnh đạovăn nghệ có năng lực, uy tín, khả năng tập hợp, đoàn kết hội viên. Việc phát triển hộiviên, nhất là hội viên trẻ, gặp nhiều khó khăn. Bên cạnh số đông văn nghệ sĩ gắn bó máuthịt và cống hiến hết mình cho sự nghiệp chung, cũng có những người phai nhạt mục tiêulý tưởng cách mạng, xem nhẹ trách nhiệm xã hội và nghĩa vụ công dân.Tác phẩm của họ thường xa rời thực tiễn đời sống của đất nước, của nhân dân. Một sốphát ngôn, viết hồi ký, sách báo, trang điện tử có nội dung thiếu xây dựng, thậm chí cựcđoan, phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng, con đường đi của dân tộc. Cá biệt, có ngườicòn lên tiếng đòi "hạ bệ", "giải thiêng", "bôi đen" các giá trị to lớn, thiêng liêng của đấtnước, của chế độ.Thưa các bác, các đồng chí,Hiện nay, toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta đang nỗ lực phấn đấu thực hiện đường lốiđổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa theo tư tưởng của Cương lĩnh xây dựngđất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011) vàChiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011 - 2020, nhằm mục tiêu đến năm2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại và đến giữa thếkỷ này trở thành nước công nghiệp hiện đại theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Đây làmột sự nghiệp to lớn, vĩ đại.Bên cạnh thuận lợi cơ bản, đất nước ta cũng đang đứng trước không ít khó khăn,thách thức lớn. Tình hình thế giới và khu vực có những diễn biến phức tạp, khó lường.Hiện thực phong phú, sôi động của đất nước đang mở ra chân trời rộng lớn cho sự sángtạo, đồng thời cũng đặt ra những vấn đề lớn và mới mà những người hoạt động văn hóa,nghệ thuật thông qua những tác phẩm sáng tạo của mình phải cắt nghĩa, trả lời và địnhhướng đi lên cho xã hội. Phải làm sao sáng tạo ra những tác phẩm, công trình văn hóa,nghệ thuật tương xứng với tầm vóc của dân tộc và đất nước. Đảng, Nhà nước và nhândân chờ đợi, hy vọng ở những người hoạt động văn học nghệ thuật, và biết rằng các đồngchí cũng rất day dứt và đầy khát vọng về điều này.Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng căn dặn: "Văn hóa , nghệ thuật cũng là một mặt trận,anh chị em văn nghệ sĩ là chiến sĩ trên mặt trận ấy". Người lưu ý: "văn hóa, nghệ thuậtcũng như mọi hoạt động khác, không thể đứng ngoài, mà phải ở trong kinh tế và chínhtrị".Đó cũng là quan điểm nhất quán, xuyên suốt của Đảng và Nhà nước ta đối với vănhóa, văn học, nghệ thuật. Nghị quyết Trung ương 5 khóa VIII khẳng định: "Văn hóa làmột mặt trận; xây dựng và phát triển văn hóa là một sự nghiệp cách mạng lâu dài, đòi hỏiphải có ý chí cách mạng và sự kiên trì, thận trọng".Thực tế những năm qua, lĩnh vực văn hóa, văn học, nghệ thuật đang đứng trướcnhững cơ hội và thách thức mới, trong đó có cuộc đấu tranh quyết liệt về tư tưởng, vănhóa. Đó là cuộc đấu tranh giữa chân, thiện, mỹ với cái giả dối, cái ác, cái xấu xa; giữa cáitiến bộ và cái lạc hậu.Nhận rõ vị trí, vai trò, đóng góp to lớn của văn hóa, văn học, nghệ thuật, Đảng và Nhànước ta luôn coi trọng công tác xây dựng, bổ sung hoàn thiện đường lối, chủ trương,chính sách, pháp luật về lĩnh vực này, cố gắng tạo điều kiện để anh chị em văn nghệ sĩphát huy hết tài năng.Định hướng đúng đắn cho văn học nghệ thuật phát triển phù hợp với con đường đi lêncủa dân tộc; đề ra chính sách đầu tư, bảo đảm tự do sáng tác đi đôi với nêu cao tráchnhiệm công dân, trách nhiệm xã hội của văn nghệ sĩ, các nhà văn hóa; đồng thời chămsóc đời sống vật chất và tinh thần, tạo môi trường, điều kiện thuận lợi cho văn nghệ sĩlàm việc; chú ý bồi dưỡng, đào tạo lớp văn nghệ sĩ trẻ...Thực hiện Nghị quyết 23-NQ/TW của Bộ Chính trị, Chính phủ đã ban hành Nghị định45/2010/NĐ-CP; Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định "Hỗ trợ cho các công trìnhvăn học, nghệ thuật và báo chí giai đoạn 2011 - 2015". Nguồn kinh phí tuy chưa nhiều(khoảng 80 tỉ/năm) nhưng đã góp phần tháo gỡ khó khăn trong hoạt động của các hội vănhọc nghệ thuật cả nước. Ngày 09-4-2013, Ban Bí thư ra Kết luận số 59-KL/TW về việctạm thời thực hiện việc hỗ trợ cho một số nhân sĩ, trí thức, văn nghệ sĩ tiêu biểu có khókhăn trong cuộc sống.Chính phủ tiếp tục phê duyệt "Dự án Công bố, phổ biến tài sản văn hóa, văn nghệ dângian Việt Nam". Mới đây, Ban Bí thư Trung ương Đảng đã ban hành Chỉ thị về đại hộicác hội văn học - nghệ thuật chuyên ngành Trung ương và Đại hội Liên hiệp các Hội Vănhọc - nghệ thuật Việt Nam nhiệm kỳ sắp tới...Nhưng dẫu sao, đó vẫn chỉ là những yếu tố khách quan. Với văn học nghệ thuật thìkhông gì có thể thay thế được tài năng và tâm hồn chủ thể những người trực tiếp sángtạo, tức là các văn nghệ sĩ.Văn nghệ sĩ là những người có năng khiếu đặc biệt, lại có khả năng thu nhận tri thức,tiếp cận thực tiễn cuộc sống, trau dồi bản lĩnh chính trị và nghề nghiệp, là người sáng tạora tác phẩm.Sự nghiệp sáng tạo văn học nghệ thuật đòi hỏi phải có những người có tài năng, cótâm hồn, có nhân cách, bản lĩnh, đặc biệt là có chỗ đứng và cách nhìn đúng đắn, kháchquan, khoa học.Nhân đây, tôi có đôi điều muốn trao đổi tâm tình thêm với anh chị em văn nghệ sĩ trẻ.Chúng ta đều đã biết, thời đại chúng ta, cuộc sống quanh ta có rất nhiều để nói, để viết,nhưng quan trọng là nói như thế nào, viết như thế nào? Nhiều người thường bảo văn nghệphải chiếu sáng cuộc sống, chứ không chỉ là nơi cuộc sống hiện hình; văn nghệ bồidưỡng, nâng cao con người chứ không phải chỉ là nơi giãi bầy tâm trạng cá nhân, hạ thấpcon người.Mong sao các văn nghệ sĩ thể hiện thật rõ điều đó để xứng đáng là niềm hy vọng mớicủa nhân dân; đừng để cho sự tầm thường dễ dãi ám ảnh mình. Các đồng chí cần thườngxuyên học hỏi, rút những bài học tốt từ những thế hệ trước để tiếp tục đi xa.Bài học đó là: Khát vọng lớn lao, lý tưởng cao cả, hòa nhịp đập trái tim mình với nhịpđập trái tim toàn dân tộc, lăn lộn với thực tiễn vĩ đại của cuộc sống nhân dân, chứ khôngphải chỉ đi vào tâm trạng cá nhân, gặm nhấm tâm tư, yếm thế, lấy tiểu xảo thay cho tàinăng, nhìn đời bằng góc nhìn chật hẹp, thậm chí coi văn nghệ như là thú vui, giải trí hoặcmột cuộc chơi, một đam mê tầm thường.Thực tế đời sống văn học ở nước ta và trên thế giới cho thấy, những tác gia lớn lànhững tác gia có khát vọng và hoài bão lớn, có tầm nhìn xa rộng, có tư duy sâu sắc.Chỉ có khát vọng và hoài bão lớn về sự sáng tạo thì mới đi xa và bền vững được. Mụcđích cuối cùng là tác phẩm hay, tác phẩm có giá trị tư tưởng và nghệ thuật cao. Nó phảnánh tâm hồn và tính cách dân tộc, những điều lớn lao, mạnh mẽ của con người.Văn học - nghệ thuật vốn có chức năng cao quý là khám phá, sáng tạo, phản ánh chânthực, sinh động, hấp dẫn hiện thực cuộc sống - hiện thực vĩ đại của dân tộc; phản ánhhiện thực có chiều sâu, từ trong bản chất của nó. "Nhà văn là kỹ sư tâm hồn", "là ngườithư ký của thời đại" (Ban-dắc).Mỗi văn nghệ sĩ cần bám sát hiện thực cuộc sống để sáng tạo, làm sao cho mỗi tácphẩm của họ phản ánh chân thực cuộc sống, làm sao cho người đọc sau khi gấp sách lạiđều cảm thấy "mạch đời đập dưới bìa sách như mạch máu đập dưới làn da" (Ka-li-nin).Với tài năng và tâm huyết của đội ngũ văn nghệ sĩ, chúng ta tin là sẽ có nhiều tácphẩm phản ánh chân thực cuộc sống, ngợi ca cái tốt, cái thiện, cái tích cực; đồng thời phêphán, đấu tranh với cái ác, cái xấu, những tư tưởng sai trái đi ngược lại truyền thống đạolý và lợi ích của Tổ quốc và dân tộc, những thói tệ nảy sinh từ mặt trái của kinh tế thịtrường và mở cửa hội nhập quốc tế.Nghiên cứu lý luận, phê bình cần phải thẳng thắn, trung thực, khách quan, tinh tế, gópphần định hướng, giới thiệu cho công chúng tiếp nhận những giá trị văn hóa trong vàngoài nước, loại trừ những cái phi văn hóa, phản văn hóa; chống xu hướng "lai căng",thương mại hóa hoặc chạy theo thị hiếu thấp kém của một bộ phận công chúng, đảm bảosự phát triển lành mạnh của đời sống văn học nghệ thuật, nâng cao trình độ nhận thức vàthị hiếu thẩm mỹ của nhân dân.Đảng đoàn Liên hiệp các Hội Văn học - nghệ thuật Việt Nam, Đảng đoàn Hội Nhàvăn Việt Nam, các hội văn nghệ cần giúp Đảng đoàn kết, tập hợp đông đảo anh chị emvăn nghệ sĩ, tạo điều kiện để anh chị em làm tốt thiên chức sáng tạo của mình. Đồng thờicũng cần quan tâm hơn nữa đến công tác xây dựng Đảng, công tác cán bộ, công tácchuyên môn ở Liên hiệp hội và các hội thành viên từ Trung ương đến các địa phương.Đặc biệt là công tác quy hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, bố trí cán bộ các cấp hội;chăm lo việc nâng cao nhận thức chính trị, năng lực sáng tạo, kỹ năng nghề nghiệp, tráchnhiệm công dân cho anh chị em văn nghệ sĩ.Đoàn kết, cổ vũ, tạo điều kiện để văn nghệ sĩ bám sát cuộc sống, đẩy mạnh các hoạtđộng sáng tạo, có thêm nhiều tác phẩm hay, có chất lượng cao về nội dung và nghệ thuật,phản ánh sâu sắc hiện thực của đất nước ta, nhân dân ta, sự nghiệp xây dựng và bảo vệTổ quốc thân yêu của chúng ta.Tôi đề nghị Ban cán sự đảng Chính phủ, đại diện lãnh đạo các ban, bộ, ngành có mặthôm nay, trên cơ sở ý kiến góp ý và kiến nghị của Đảng đoàn Liên hiệp các Hội Văn học- nghệ thuật Việt Nam và lãnh đạo các hội văn học, nghệ thuật thành viên, ghi nhận đầyđủ, quan tâm sâu sắc, tập trung tháo gỡ các khó khăn, các bất cập về chính sách, cơ chế,điều kiện hoạt động cho Liên hiệp hội, các hội chuyên ngành và của anh chị em văn nghệsĩ.Đảng, Nhà nước, các cấp, các ngành sẽ cùng Đảng đoàn và lãnh đạo Liên hiệp cácHội Văn học - nghệ thuật Việt Nam, các hội văn học, nghệ thuật chuyên ngành tiếp tụclãnh đạo, chỉ đạo, quản lý; tạo điều kiện để văn học nghệ thuật và anh chị em văn nghệ sĩcó thêm điều kiện hoạt động, sáng tạo, có nhiều tác phẩm xứng đáng với dân tộc, đấtnước, nhân dân, với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, tất cả vì dângiàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.