Tại sao bà bầu không được lội nước lụt

Tại sao bà bầu không được lội nước lụt
Tại sao bà bầu không được lội nước lụt

Bà bầu bị ngấm nước mưa phải làm sao

Bị ngấm nước mưa trong thời kỳ mang thai là tình trạng có thể xảy ra với bất cứ ai, kẻ cả đối với các mẹ bầu. Trong điều kiện thời tiết thất thường như hiện nay, việc dính mưa là chuyện rất hay gặp. Cơ thể bị ngấm nước mưa sẽ ảnh hưởng không tốt chút nào đến sức khỏe của mẹ và bé . Vậy bà bầu bị ngấm nước mưa phải làm sao?

Mẹ bầu bị ngấm nước mưa là tình trạng có thể xảy ra trong thời kỳ mang thai. Bà bầu được khuyến cáo nên bổ sung các thực phẩm giữ ấm cơ thể, xử lý ngay để tránh tình trạng bị cảm, sốt.

Tại sao bà bầu không được lội nước lụt

Nguyên nhân bà bầu bị ngấm nước mưa

Trong thời gian mang thai, thường thì cơ thể của chị em phụ nữ sẽ biến đổi thất thường, sức đề kháng cũng trở nên yếu đi do hệ miễn dịch và các hormone không còn hoạt động mạnh mẽ. Đặc biệt vào mùa mưa, khi đi ra đường những ngày này sẽ rất dễ dính mưa. Với những mẹ bầu có sức đề kháng yếu, thì sau khi gặp mưa dù rất ít thôi cũng rất dễ nhiễm lạnh. Để phòng tránh sốt cảm, các biến chứng nguy hiểm đến sức khỏe thì mẹ bầu cần phải chú ý giữ ấm cơ thể ngay tức thì.

Tại sao bà bầu không được lội nước lụt

Cách khắc phục cho bà bầu bị ngấm nước mưa

1. Tắm nước ấm và lau khô người

Nước mưa ngấm vào cơ thể sẽ rất dễ gây các bệnh như cảm lạnh, viêm phổi… Vì thế, ngay sau khi đi mưa về bạn nên tắm nước ấm để giúp cơ thể ấm lên và để loại bỏ bụi bẩn, vi khuẩn và các yếu tố gây bệnh theo nước mưa bám vào người. Nếu chưa tắm ngay được, bạn cần dùng khăn mềm lau khô người, đặc biệt là cần lau khô lòng bàn tay, lòng bàn chân.

2. Làm ấm cơ thể

Làm ấm cơ thể sau khi đi mưa về giúp bạn ngăn chặn cảm lạnh. Các bạn có thể uống trà gừng, nước chanh mật ong ấm, hay đơn giản chỉ cần một cốc nước ấm.

Ngay khi có các dấu hiệu của cảm lạnh, các bạn có thể giải cảm bằng các cách đơn giản như uống nước gừng, đánh cảm, xông hơi bằng các loại lá hay ăn cháo nóng…

Bà bầu bị ngấm nước mưa có ảnh hưởng đến thai nhi không?

Sau khi dính mưa, lúc đầu mẹ sẽ không cảm thấy gì chỉ thấy hơi lạnh dọc sống lưng. Lúc này thân nhiệt cơ thể bạn đang giảm xuống. Nếu không làm ấm cơ thể kịp thời thì bạn có thể gặp những triệu chứng như đau đầu, sổ mũi, nghẹt mũi, ho, khô cổ họng. Người vừa nóng lại vừa lạnh, mệt mỏi, tay chân bủn rủn, đứng không vững. Những triệu chứng này kéo dài sẽ dễ dẫn đến cảm lạnh nặng, nôn ói, sốt cao, viêm họng, viêm phổi, tiểu chảy, mất ngủ, người mất sức, bần thần, đứng không vững. Đây là những yếu tố ảnh hưởng nghiêm trong đến sức khỏe của cả mẹ và thai nhi.

Một số lưu ý cho bà bầu bị ngấm nước mưa

Bà bầu bị ngấm nước mưa nên ăn gì

Phụ nữ mang thai bị ngấm nước mưa nên bổ sung :

  • Bổ sung các loại thực phẩm giàu vitamin C như trái cây họ cam chanh, ổi…
  • Ăn nhiều rau củ như súp lơ, cà rốt, cà chua, các loại rau lá xanh, bắp cải đỏ, đậu Hà Lan,…
  • Uống nhiều nước, nước ấm hoặc nước sôi để nguội
  • Uống mật ong thêm gừng hoặc chanh nóng
  • Ăn cháo nấu với trứng, thêm nhiều hành hoặc tía tô
  • Súp gà thêm nhiều tỏi và rau xanh như rau bina (cải bó xôi), đậu Hà Lan

Bà bầu bị ngấm nước mưa không nên ăn gì

Mẹ bầu nên hạn chế các thực phẩm sau:

  • Ăn hoặc uống các thực phẩm lạnh, thực phẩm để qua đêm
  • Thực phẩm chế biến sẵn: đồ hộp. xúc xích, lạp xưởng,…
  • Thực phẩm chiên rán, nhiều dầu mỡ
  • Thức uống chứa cồn
  • Cà phê, trà đặc

Qua những thông tin Medplus đã tổng hợp, mong rằng sẽ có thể giúp các mẹ giải đáp những thắc mắc về bà bầu bị ngấm nước mưa phải làm sao? Bà bầu bị ngấm nước mưa có ảnh hưởng đến thai nhi không? Cũng như cần phải lưu ý những gì khi bị ngấm nước mưa trong thai kỳ?

Medplus hy vọng các bà bầu đã có thêm những kiến thức cần thiết để có được một thai kỳ khỏe mạnh, thai nhi hạnh phúc. Đừng quên ghé thăm Medplus hàng ngày để cập nhật những thông tin mới nhất về sức khỏe bạn nhé.

Xem thêm bài viết:

Nguồn: Tổng hợp

Tại sao bà bầu không được lội nước lụt

Chúng ta đều biết môi trường trong tử cung mẹ là vô cùng quan trọng cho sự phát triển của thai nhi vì mẹ sẽ không thể chờ đến 5 tháng, 7 tháng mới quan tâm đến những gì mình ăn hay lối sống thế nào cho khoa học, tốt cho bé. Việc chăm sóc thai nhi cần được thực hiện ngay từ khi mẹ mới mang thai, thậm chí là trước khi mang bầu từ 3-6 tháng.

Và để con yêu phát triển tốt nhất, mẹ cần tránh xa 7 lỗi lớn dưới đây:

Sống trong môi trường ô nhiễm

Một nghiên cứu của các chuyên gia Mỹ đã khẳng định phụ nữ mang thai hít nhiều không khí ô nhiễm như khói bụi, đi lại trên đường dài… có thể làm tăng nguy cơ sinh con nhẹ cân. Vì vậy chị em nên hạn chế tham gia giao thông nhiều hoặc tiếp xúc với các chất ô nhiễm quá lâu.

Ăn đồ chế biến sẵn

Thịt được chế biến sẵn có ưu điểm là dễ ăn và thuận tiện nhưng nó cũng tiềm ẩn nguy cơ nhiễm khuẩn listeria – rất nguy hiểm với mẹ bầu, thậm chí gây sinh non hoặc thai chết lưu. Cũng theo các chuyên gia, điều đáng buồn là vi khuẩn listeria có ở bất cứ nơi nào.

Tại sao bà bầu không được lội nước lụt

Mẹ thiếu hụt vitamin D, ăn nhiều đồ chế biến sẵn, tăng cân không kiểm soát... sẽ làm tăng nguy cơ sảy thai, sinh non. (ảnh minh họa)

Thiếu hụt vitamin D

Bạn cứ nghĩ rằng mình đi ra đường, tắm nắng thường xuyên sẽ hấp thụ đủ vitamin D nhưng không phải hoàn toàn như thế. Vitamin D là dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển của bào thai và không dễ dàng có sẵn trong thực phẩm. Một nghiên cứ tại Đại học Calgary đã khẳng định phụ nữ bị mang thai nếu thiếu hụt vitamin D sẽ tăng nguy cơ bị tiền sản giật, sinh con nhẹ cân và dễ mắc tiểu đường thai kỳ.

Sử dụng thuốc chống trầm cảm

Theo các chuyên gia, thuốc chống trầm cảm có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hại cho mẹ bầu và thai nhi. Điều đáng nói là có tới 1/10  bà mẹ dùng thuốc chống trầm cảm khi mang thai. Vì vậy các chuyên gia cho rằng bà mẹ cần có nhiều kiến thức và cần được tư vấn chi tiết về vấn đề này.

Tiếp xúc thụ động với khói thuốc

Ngoài việc không được hút thuốc lá, phụ nữ mang thai cũng cần tránh hít phải khói thuốc thụ động từ môi trường xung quanh. Một nghiên cứu cho thấy trẻ em sinh ra từ các bà mẹ tiếp xúc thường xuyên với khói thuốc dễ bị nhẹ cân. Thậm chí người mẹ có thể bị sảy thai, sinh non.

Tại sao bà bầu không được lội nước lụt

Ngoài việc không được hút thuốc lá, phụ nữ mang thai cũng cần tránh hít phải khói thuốc thụ động từ môi trường xung quanh. (ảnh minh họa)

Uống quá nhiều cà phê

Một ly cà phê có thể mang lại cho chị em cảm giác tỉnh táo, làm việc hiệu quả hơn nhưng đó chỉ là cái lợi trước mắt. Nếu mẹ đang mang bầu, hãy đừng uống nhiều hơn 2 ly cà phê mỗi ngày. Mẹ uống nhiều cà phê sẽ dễ gây sảy thai hoặc sinh con nhẹ cân.

Tâng cân không kiểm soát

Béo phì khi mang thai có thể dẫn đến rất nhiều nguy cơ xấu như làm tăng nguy cơ em bé béo phì trong tương lai hay tăng nguy cơ con bị hen suyễn. Vì vậy, dù bầu bí, mẹ cũng không nhất thiết phải ăn cho 2 người để cân nặng tăng mất kiểm soát.

Nếu bạn đang nghĩ rằng mình nằm trong những đối tượng có thế gây nguy hại cho con, hãy tham khảo thêm ý kiến chuyên gia sản khoa để có thêm những lời khuyên hữu ích nhất. 

Xem thêm chủ đề Dấu hiệu sảy thai

Theo Nguyệt Minh (Khám phá)