Tác dụng của biện pháp so sánh trong bài quê hương

Trong bài thơ Quê hương tác giả đã sử dụng một số các biện pháp tu từ gồm có:

  • Biện pháp so sánh: “Cánh buồm giương to (như) mảnh hồn làng” .Cánh buồm trắng hình ảnh quen thuộc được so sánh như là linh hồn của quê hương đang nằm trong cánh buồm. Hình ảnh “Chiếc thuyền nhẹ hăng (như) con tuấn mã” sự so sánh chiếc thuyền như tuấn mã đã giúp người đọc có cảm giác được sự mạnh mẽ của chiếc thuyền vượt qua mọi sóng gió biển cả. Động từ “hăng” được sử dụng thể hiện sự hiên ngang, sức sống mãnh liệt của chiếc thuyền.
  • Biện pháp tu từ nhân hóa: cánh buồm: “rướn thân trắng bao la thâu góp gió” và hình ảnh “Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm”.
  • Sử dụng ẩn dụ chuyển đổi cảm giác: “Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ”.
Bài thơ quê hương có nhiều yếu tố nghệ thuật cùng với sự sáng tạo trong các hình ảnh thể hiện sự quan sát, cảm nhận vô cùng sắc sảo của nhà thơ về cuộc sống miền biển. Hình ảnh thơ chân thực, gần gũi khiến cho bài thơ thêm phần thi vị, bay bổng.
Bài thơ Quê hương có sử dụng phương thức miêu tả và biểu cảm, chủ yếu yếu tố miêu tả giúp các yếu tố biểu cảm, trữ tình thêm phần rõ nét. Với sự kết hợp các phương thức miêu tả và biểu cảm, trữ tình giúp bài thơ Quê hương thể hiện được tinh tế và đầy chân thực cuộc sống con người nơi đây.

Soạn VNEN ngữ văn 8 tập 2

Soạn VNEN ngữ văn 8 tập 1

Soạn siêu hay văn 8 tập 1

Soạn siêu hay văn 8 tập 2

Tác dụng của biện pháp so sánh trong bài quê hương

80 điểm

truonghoa

Biện pháp tu từ trong bài thơ Quê hương?

Tổng hợp câu trả lời (1)

Tế Hanh nhà thơ tạo nên bức tranh đầy màu sắc và sinh động về một làng quê ven biển, qua đó cũng là hình ảnh quê hương khỏe khoắn và thể hiện tình cảm của chính tác giả về quê hương vô cùng gần gũi và trong sáng. Trong bài thơ Quê hương tác giả đã sử dụng một số các biện pháp tu từ gồm có: Biện pháp so sánh: “Cánh buồm giương to (như) mảnh hồn làng” .Cánh buồm trắng hình ảnh quen thuộc được so sánh như là linh hồn của quê hương đang nằm trong cánh buồm. Hình ảnh “Chiếc thuyền nhẹ hăng (như) con tuấn mã” sự so sánh chiếc thuyền như tuấn mã đã giúp người đọc có cảm giác được sự mạnh mẽ của chiếc thuyền vượt qua mọi sóng gió biển cả. Động từ “hăng” được sử dụng thể hiện sự hiên ngang, sức sống mãnh liệt của chiếc thuyền. Biện pháp tu từ nhân hóa: cánh buồm: “rướn thân trắng bao la thâu góp gió” và hình ảnh “Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm”. Sử dụng ẩn dụ chuyển đổi cảm giác: “Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ”. Bài thơ quê hương có nhiều yếu tố nghệ thuật cùng với sự sáng tạo trong các hình ảnh thể hiện sự quan sát, cảm nhận vô cùng sắc sảo của nhà thơ về cuộc sống miền biển. Hình ảnh thơ chân thực, gần gũi khiến cho bài thơ thêm phần thi vị, bay bổng. Bài thơ Quê hương có sử dụng phương thức miêu tả và biểu cảm, chủ yếu yếu tố miêu tả giúp các yếu tố biểu cảm, trữ tình thêm phần rõ nét. Với sự kết hợp các phương thức miêu tả và biểu cảm, trữ tình giúp bài thơ Quê hương thể hiện được tinh tế và đầy chân thực cuộc sống con người nơi đây.

Câu hỏi hay nhất cùng chủ đề

  • Đặc điểm của nhân vật trữ tình thể hiện trong hai tác phẩm Tức cảnh Pác Bó và Ngắm trăng của Bác Hồ là gì ? A. Là một người yêu thiên nhiên tha thiết và luôn khát khao được sống chan hoà với thiên nhiên. B. Là một người kiên cường, bất khuất, luôn giữ vững phẩm chất của người chiến sĩ trong những hoàn cảnh khó khăn, khắc nghiệt. C. Là một người giàu lòng nhân ái, luôn quên mình vì người khác. D. Là một người có trí tuệ lớn, có tầm nhìn xa trông rộng.
  • Trong các đề bài sau, đề nào dùng để thuyết minh về một danh lam thắng cảnh? A. Thuyết Minh về Hồ Hoàn Kiếm và Đền Ngọc Sơn ở Hà Nội B. Thuyết minh về chiếc bút máy C. Giới thiệu về món ăn truyền thống của dân tộc D. Thuyết minh về cách làm một chiếc diều giấy
  • Hành động "Nhưng gần đến ngày giỗ đầu thầy tôi, tôi không viết thư gọi mẹ tôi cũng về" trong văn bản Trong lòng mẹ cho em hiểu gì về mẹ bé Hồng? A. Là người có trách nhiệm với chồng, với con. B. Là người có tình với gia đình nhà chồng. C. Là người cam chịu hoàn cảnh của số phận. D. Là người hành động theo bản năng.
  • Nhận định nào nói đúng nhất ý nghĩa của nhan đề bài thơ “Khi con tu hú”? A. Gợi ra sự việc được nói đến trong bài thơ. B. Gợi ra tư tưởng được nói đến trong bài thơ. C. Gợi ra hình ảnh nhân vật trữ tình trong bài thơ. D. Gợi ra thời điểm được nói đến trong bài thơ.
  • Chủ đề của văn bản là gì? Thế nào là tính thống nhất về chủ đề của văn bản? Làm thế nào để đảm bảo tính thống nhất đó?
  • Viết đoạn văn nêu cảm nhận về nhân vật ông Giuốc-đanh qua đoạn trích ông Giuốc-đanh mặc lễ phục
  • Tiêu biểu trong bài thơ có thể nhận thấy hình ảnh con thuyền và cánh buồm hiện lên vô cùng sinh động và giàu ý nghĩa Hình ảnh chiếc thuyền diễn tả sức mạnh mang màu sắc huyền thoại, cổ tích. Nó thể hiện sự dũng mãnh của con thuyền khi lướt sóng ra khơi, sự hồ hởi và hơn cả con thuyền là biểu tượng cho sức mạnh tráng sĩ của trai làng biển Cánh buồn là biểu tượng của làng chài quê hương, biểu trưng cho hồn cốt, thần thái của người dân miền biển, thể hiện vẻ đẹp mang tầm vóc, ý nghĩa lớn lao
  • Có thể thực hiện các hành động nói bằng những kiểu câu nào? A. Dùng câu trần thuật có chứa các động từ biểu thị hành động nói như: hỏi, yêu cầu, đề nghị, mời, hứa, cảm ơn, xin lỗi, báo cáo,… B. Dùng các kiểu câu phân loại theo mục đích nói (câu nghi vấn, câu cầu khiến, câu cảm thán và câu trần thuật) theo mục đích đích thực của chúng – cách dùng trực tiếp. C. Dùng câu phân loại theo mục đích nói không đúng với mục đích đích thực của chúng – cách dùng gián tiếp. D. Cả ba cách trên.
  • Văn học chữ nôm phát triển đỉnh cao thể hiện rõ nhất qua tác phẩm nào
  • Hãy lí giải vì sao nhà văn bỏ qua không kể sự việc của cụ đã vẽ chiếc lá trên tường trong đêm mưa tuyết. Vì sao có thể nói chiếc lá cuối cùng cụ vẽ là một kiệt tác?

Tham khảo giải bài tập hay nhất

Loạt bài Lớp 8 hay nhất

xem thêm

- Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã

Biện pháp tu từ so sánh: chiếc thuyền với con tuấn mã. Tác dụng: gợi được vẻ đẹp khỏe khoắn, hăng hái rắn rỏi của con thuyền giống như tuấn mã. Từ đó gợi ra được vẻ đẹp hình thể của những người dân làng chài

- Phăng mái chèo mạnh mẽ vượt trường giang

Biện pháp nhân hóa: được thể hiện qua từ "phăng", "vượt" diễn tả được tư thế, hào khí phăng phăng, tràn ngập sức sống của con thuyền cũng như người dân làng chài đang hăm hở về 1 chuyến đi đánh cá thắng lợi và thành công.

- Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng 

Biện pháp tu từ so sánh, ẩn dụ. So sánh, ẩn dụ cánh buồm với mảnh hồn làng là để hình tượng hóa mảnh hồn làng cũng như linh thiêng hóa cánh buồm. Cánh buồm ra khơi mang theo những ước mơ khát vọng của những người dân làng chài ra khơi. Mảnh hồn làng chính là những tâm tư, ước mơ, khát vọng của người dân làng chài. Biện pháp này làm cho hình ảnh cánh buồm trở nên sinh động và thiêng liêng.

- Rướn thân trắng bao la thâu góp gió

Biện pháp tu từ nhân hóa được thể hiện qua từ “rướn" , "thâu góp" làm cho con thuyền trở nên sinh động chân thực như 1 con người

- Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm / Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ 

Biện pháp tu từ nhân hóa cùng ẩn dụ chuyển đổi cảm giác. Biện pháp nhân hoá làm con thuyền giống như 1 con người đang nghỉ ngơi sau 1 chuyến đi chăm chỉ. Chất muối bình thường được cảm nhận bằng vị giác nhưng được cảm nhận bằng nghe--> ẩn dụ chuyển đổi cảm giác, làm cho những mệt nhọc trong con thuyền trở nên tinh tế hơn.